Nhìn lại

Bất cứ ai có chú ý qua loa đến các điều khoản của hiệp định đình chiến Paris năm 1973, kể cả người Mỹ đã thương lượng nó dưới sức ép đòi rút quân và đưa tù binh Mỹ về nước, Henry Kissinger hẳn là có thể thấy rõ cái thế bất lợi mà chúng ta đã buộc người Nam Việt Nam phải chịu. Khi tôi nói rõ ràng tôi đã thật sự hoang mang với hiệp định đó cả trong quá trình thương thuyết cũng như sau khi hiệp định đã ký kết, tôi chẳng hề muốn khoe khoang là mình đặc biệt sáng suốt.
Mùa thu năm 1972, trong khi cuộc thương lượng về ngưng bắn đang được tiến hành, tôi đã chuấn bị một bài theo yêu cầu của các chủ bút New York Times, trong đó tôi có bàn tới các khả năng về một giải pháp ở Nam Việt Nam. Sau khi trao đổi ý kiến với văn phòng Henry Kissinger vì sợ rằng những nhận xét của tôi sẽ gây ra vấn đề gì ở Paris, tôi đã giữ lại không đăng bài báo đó; nhưng vì giải pháp cuối cùng ở Nam Việt Nam đã có, tôi thấy một số những điều nhận xét của tôi là đáng chú ý.
Tôi viết: “Theo ý kiến tôi, một nền hòa bình sớm sủa ở Đông Dương là một ảo tưởng. Và tôi cũng cho rằng một cuộc đình chiến có khả năng giữ được không phải là một triển vọng thực tế...”. Tôi nêu rõ ràng không có gì đáng là ngạc nhiên, Bắc Việt Nam sẽ kêu gọi đình chiến sau khi đã giành được những lợi thế trong cuộc tấn công lớn của họ năm 1972. Trừ phi hiệp định buộc phải rút lui, còn không, ít ra họ sẽ giành lấy chủ quyền thục tể đối với các bộ phận đó ở Nam Việt Nam mà họ đã chiếm được và chắc chắn sẽ chuyển quân tới những vùng xa xôi của Nam Việt Nam, đặc biệt là ở cao nguyên Trung phần, lúc đó chưa bên nào chiếm được. Điều này sau đó xảy ra trong thực tế đã tạo điều kiện cho Bắc Việt Nam đánh thọc sườn vào toàn bộ hai phần ba phía Bắc của Nam Việt Nam.
Tôi còn nhấn mạnh, như tôi đã nhấn mạnh khi nói chuyện với tổng thống Nixon hồi tháng 10, là điều có tính chất sống còn là phải làm sao cho tất cả quân đội Bắc Việt Nam rút khỏi Nam Việt Nam. Nếu chúng ta tiếp tục ném bom Bắc Việt Nam và duy trì mìn ở cảng Hải Phòng - điều này đã khiến Bắc Việt Nam đi vào những cuộc thảo luận có ý nghĩa đầu tiên - tôi tin rằng chúng ta có thể làm cho họ rút quân và đạt được mục tiêu của chúng ta là đảm bảo cho Nam Việt Nam một cơ hội hợp lý để sống còn.
Sau khi có thông báo đầu năm 1973 là một hiệp định đình chiến đã được ký kết, tôi đã nhắc lại một số quan điểm đó. Với một nhà báo ở Charleston, bang Carolina, của tờ News and Courier, nhưng yêu cầu không công bố nội dung cuộc phỏng vấu này cho các hệ thống truyền thanh trong nước vì sợ những nhận xét của tôi trên một mức độ nào đó có thể cản trở những việc công chúng chấp nhận cuộc đình chiến. Tôi nói tôi hết sức nghi ngờ là Bắc Việt Nam sẽ ngừng mọi cố gắng của họ chinh phục miền Nam. Tôi nhận xét “Tôi hy vọng là chúng ta dù sao cũng không trói tay người Nam Việt Nam khiến họ không được có những hành động thích đáng để đảm bảo an ninh cho nhân dân Nam Việt Nam.”
Theo ý kiến tôi, nước Mỹ đã ký một hiệp định quốc tế long trọng có liên quan đến vận mệnh của nước khác và khi làm như vậy là đã có một nghĩa vụ tinh thần rõ ràng phải đảm bảo cho hiệp định đó được thi hành. Theo các thủ tục của công pháp quốc tế đã được thừa nhận, lúc một bên vi phạm một hiệp ước thì bên kia sẽ không còn bị hiệp ước ràng buộc nữa và có thể thi hành biện pháp trừng phạt, kể cả việc gây lại xung đột. Chắc chắn đây là điều tổng thống Nixon đã cam kết khi nói rằng nếu Bắc Việt Nam vi phạm hiệp định, Mỹ sẽ “phản ứng mạnh mẽ”, đương nhiên có nghĩa là phản ứng bằng bom đạn của Mỹ.
Nhưng khi cần phải dùng đến thì cái công cụ này đã loại bỏ vì tình trạng bất lực đã gây ra do vụ bê bối Watergate áp đặt lên chính phủ ở Washington và vì năm 1973, Quốc hội đã có quyết định cấm chi tiền cho một hành động chiến đẩu của Mỹ nếu không được Quốc hội chuẩn y. Tổng thống Ford đã không có cố gắng nào để yêu cầu Quốc hội chuẩn y hành động chiến đấu mới và trong số 12 nước ngoài Mỹ và Nam Việt Nam hình thành nên hội nghị quốc tế ở Paris để đảm bảo cho hiệp định đình chiến, cũng không có nước nào thậm chí chịu lên tiếng phản đối những hành động vi phạm của Bắc Việt Nam.
Sau những năm dài chi viện và chi phí rất lớn về sinh mạng và của cải, cuối cùng Mỹ đã bỏ Nam Việt Nam. Không có cách nói nào chính xác hơn thế. Chúng ta chẳng những không phản ứng trước những hành động vi phạm của Bắc Việt Nam đối với một hiệp định quốc tế long trọng mà chúng ta cũng không đọ sức được với sự chi viện vật chất mà các cường quốc cộng sản đã cung cấp cho Bắc Việt Nam. Thậm chí chúng ta cũng không thay thế tất cả các vũ khí và trang bị của Nam Việt Nam đã bị tiêu hủy, điều mà chúng ta có quyền làm theo các hiệp định về đình chiến. Và rõ ràng là khi Nam Việt Nam bắt đầu sụp đổ, quốc hội Mỹ lại triệt bỏ mọi sự giúp đỡ.
Đương nhiên là thể hiện thái độ của đa số nhân dân Mỹ, Quốc hội đã mệt mỏi vì cuộc chiến tranh Việt Nam. Các báo trích lời Thượng nghị sĩ Mike Mansfield nói “Viện trợ thêm có nghĩa là thêm giết nhau, thêm đánh nhau. Chuyện này phải chấm dứt đi thôi”.
Việc giết nhau có thể đã chấm dứt trước khi bắt đầu từ cuối những năm 1950 nếu nhân dân Nam Việt Nam và các nhà lãnh đạo của họ sẵn sàng từ bỏ quyền tự do, quỳ gối trước những chế độ chuyên chế độc tài. Việc giết nhau tiếp diễn chủ yếu vì Bắc Việt Nam tiếp tục hành động xâm lược của họ nhưng cũng vì hàng triệu người Nam Việt Nam thà chấp nhận khả năng bị giết chết còn hơn là quỳ gối trước chủ nghĩa cộng sản.
Kể từ những ngày ký hiệp định Genève năm 1954, người tỵ nạn luôn chạy trốn vào Nam, chứ không ra Bắc và thậm chí có những người Mỹ từ lâu v!!!2312_4.htm!!! Đã xem 166871 lần.


Được bạn: Thái Nhi đưa lên
vào ngày: 28 tháng 7 năm 2004