Đánh máy : BacQuai
Hồi 14
Tạng Tăng Nhất Xuất Nhân Gian Tiếu
Tú Sĩ Đăng Đàn Khiếp Võ Lâm.

Khoảng giữa tháng mười, quần hùng tràn ngập thành Đăng phong, chở tham dự đại hội võ lâm. Chẳng một ai than phiền vì phái chờ đợi cả tháng trời.
Cổ Quí Sinh đã mở cửa bảy tòa trang viện trong thành Lạc Dương, mời họ vào trú ngụ và bao luôn ngày ba bữa cơm ngon lành. Sáng mười một, mười hai họ mới rời những tổ ấm ấy để đi Đăng Phong, Cách Lạc Dương trăm dặm. Dĩ nhiên, quần hào hết lời ca ngợi tính hào phóng của Hí Nhân Cư Sĩ.
Nhưng Cổ Quí Sinh lại chẳng hề có mặt ở Lạc Dương mà túc trực tại thành Đăng Phong từ hồi đầu tháng mười.
Họ Cổ đã thuyết phục được hội đồng võ lâm rằng lão thanh y bịt mặt kia là đại họa của võ lâm, cần phải bị tiêu diệt bằng mọi cách, kể cả hoả dược.
Và chắc chắn rằng lão quỷ ấy có liên quan với Kỳ Lân Bang đúng như lời của Giả Đan Quỳnh đã tiết lộ. Có thể lão ta sẽ để lộ chân diện mục thượng đài tranh chức Minh Chủ, hoặc hóa thân dưới lai lịch khác. Dẫu cho không phải hai điều ấy thì sự tồn tại của một Huyền Băng Thần Quân thứ hai, sau lưng Kỳ Lân Bang, cũng vô cùng tai hại cho võ lâm Trung Nguyên.
Hí Nhân Cư Sĩ, tức Tây Môn Giới được sự ủng hộ của Trương Thiên Sư, Hắc Bì Cái và Hạo Dương Chân Quân nên ba vị còn lại cũng phải xuôi theo.
Lần này, Tây Môn Giới cho khoét sâu ba lỗ tròn, đường kính nửa sải tay trên mảnh đất dưới gầm lôi đài. Lão thả xuống mỗi lỗ một chiếc thùng bằng đồng rất dầy, miệng thùng ngửa lên, trong chứa ba mươi cân thuốc nổ.
Nhờ có những chiếc thùng bằng đồng ấy mà sức công phá sẽ tập trung vào đúng vị trí, không hề gây hại cho Ban giám đài lẫn khán giả.
Tây Môn Giới đã thừa hưởng của Cổ Quí Sinh quyển Hỏa Dược Thần Kinh nên giờ đây rất lành nghề.
Hố chôn hỏa dược được lấp từ đầu tháng nên đến rằm thì mặt cỏ bên trên đã xanh trở lại, chẳng ai có thể phát hiện ra. Tây Môn Giới đã mua cả toà khách sạn bốn tầng ớ thành Đăng Phong để làm mới trú ẩn cho mình và cả thủ hạ.
Tầng trên cùng dành riêng cho người nhà, hai tầng giữa là phòng trọ còn tầng trệt là quán ăn kiêm tửu điếm.
Tây Môn Giới còn nuôi hy vọng mơ hồ rằng biết đâu kẻ thù tình cờ dẫn xác đến trọ trong Đăng phong Đệ nhất khách điếm, lúc đó hung thủ giết Tư Đồ Sảng sẽ được nếm chất độc tuyệt thế của Bát Tý Độc Vương.
Không phải Tây Môn Giới chỉ căm ghét mình lão áo xanh, mà cả Kỳ Lân Bang lẫn Hải Hoa Bang nữa. Ông thề sẽ tiêu diệt họ bằng bất cứ thủ đoạn nào.
Sau Đại hội võ lâm, Tây Môn Giới sẽ đưa lực lượng xuống Hồ Nam để sống mái với Kỳ Lân Bang, rồi đến Hải Hoa Bang. Hạo Thiên Cung thì đã im hơi lặng tiếng sau cái chết của Cung chủ Lãng Song Tường.
Bẩy gã Thất Tinh Hình Sứ và một số kiếm thủ nhà Tư Đồ đã trở thành tiểu nhị trong khách điếm, có nhiệm vụ chính là phát hiện lai lịch người vào trọ hoặc ăn uống.
Tây Môn Giới, Mạc Chiêu Hương, Huyết Báo và Trại Tôn Tử thì ru rú trên tầng chót, uống rượu, đánh cờ hoặc xót thương người đã khuất.
Mạc Chiêu Giương đã bình tâm trở lại với ý nghĩ rằng mình phải sống để báo thù chồng. Nàng chăm chỉ đọc quyển Bát Tý Độc Kinh, cố học cho được nghệ thuật giết người vô ảnh. Xế chiều ngày mười hai, Tây Môn Lục, gã thứ sáu trong Thất Tinh Hình Sứ hộc tốc chạy lên, mặt mày tái mét, run giọng báo cáo:
- Bẩm lão gia! Có một lão đeo kiếm đến mướn phòng trọ khai tên là Tề Thanh Tuyệt, sau mươi ba tuổi, quê quán huyện Thanh Oai, phủ Hứa Xương.
Gã leo một mạch lên tầng bốn bốn nên khát khô cả cổ, vòi chụp lấy rượu trên bàn nốc cạn rồi nói tiếp:
- Bẩm lão gia! Dung mạo của lão họ Tề ấy giống hệt Thiếu chủ, thân hình lão cũng cao lớn, tráng kiện!
Cả nhà giật bắn mình vì một viễn ảnh mơ hồ nào đấy! Tây Môn Giới nóng nẩy hỏi:
- Ngươi thứ nói rõ ta xem nào! Có dấu hiệu gì của sự hóa trang hay không?
Tây Môn Lục gãi đầu đáp:
- Bẩm lão gia, Tề Thanh Tuyệt tóc bạc như mây xoã dài dài chứ không búi, râu quai nón bó cằm cũng trắng phau. Da mặt, da cổ, da tay dều nhăn và trổ đồi mồi rất tự nhiên! Bọn đệ tử đà quan sát kỹ càng mà không hề phát hiện điều trá ngụy.
Tây Môn Giới hiểu rõ khả năng của học trò nên hơi thất vọng:
- Vậy chắc là người giống người! Thế ngươi bố trí phòng lão ở đâu?
Tây Môn Lục kính cẩn đáp:
- Bẩm lão gia! Đệ tử đã đưa họ Tề lên tầng ba. Lãc đặt một mâm cơm chay và sẽ ăn tại phòng.
Tây Môn Giới gật gù:
- Tốt lắm! Ngươi xuống dưới làm nhiệm vụ đi! Lát nữa lão phu sẽ thử  quan sát đối phương!
Tây Môn Lục đi rồi. Trại Tôn Tử Hồ Sĩ Tuệ lên tiếng:
- Lão phu đã bấm thử một quẻ bói xem hung cát của Tư Đồ Thiếu hiệp! Tượng quẻ rất kỳ lạ, c ó cả quỉ khí lẫn sinh khí. không sao hiểu nổi.
Tây Môn Giới nóng ruột đứng phắt dậy:
- Để lão phu xuống nhìn là rõ ngay!
Lão đang cải trang thành chủ nhân khách điếm nên có thể ung dung xuất hiện trước mọi người. Tầng ba ngay sát tầng chót. Tây Môn Giới chỉ xuống hết cầu thang gỗ là đến căn phòng đang mở rộng cửa. Tấm lưng rắn chắc quen thuộc làm lão chấn động tâm thần, rảo bước vào chào hỏi:
Lão phu họ Hoàng, là chưởng quỹ của khách điếm này rất vinh hạnh được tiếp đón ngọc giá! Dám hỏi tôn huynh là cao nhân của giáo phái nào mà lại ăn chay?
Tư Đồ Sảng nghe giọng nói biết ngay là nghĩa phụ của mình, liền giả vờ lạnh lùng đáp:
- Tại hạ là người của Thánh Hoả giáo, tôn giá hài lòng chưa?
Thánh Hỏa Giáo tức Ma giáo, một Giáo phái đã từng một thời hùng mạnh nhất võ lâm. Đến giữa thời nhà Minh thì yếu đi, chỉ còn lại vài ngàn giáo chúng ở quanh vùng núi Hoàng Sơn, thuộc phủ An Khánh.
Tây Môn Giới nghe giọng đối phương khàn khàn, già nua rất chân thực và cũng đủ thơi gian nhìn ngắm kỹ lưỡng nên chăng còn nghi hoặc, lặng lẽ bỏ lên lầu
Bọn Chiêu Hương xúm lại hỏi han thì lão bực bội bảo:
- Lão họ Tề này đúng là hình dánh của Sảng nhi sau bốn mươi năm nữa! Tổ bà nó, chẳng lẽ Tư Đồ lão Trang chủ có con rơi?
Lúc này Tư Đồ Sảng đã ăn xong, đóng chặt cửa, đi qua tấm bình phong gỗ vào chỗ đặt giường ngủ.
Trên giường có một nữ lang áo trắng đang ngồi bó gối đợi chờ. Bạch Phụng cười khúc khích:
- Tướng công đóng địch giỏi đấy!
Tư Đồ Sảng ngồi xuống giường thở dài bảo:
- Nhìn đôi mắt đỏ ngầu và dáng đi thiểu não của can gia, ta biết người đã rất thống khổ nên chỉ muốn thú thực.
Bạch Phụng ôn tồn can gián:
- Tướng công hãy cố ẩn nhẫn thêm một thời gian nữa. Gia phụ bảo rằng vận hạn chàng đang hồi u ám, nếu gần gũi người thân sẽ mang tai họa đến cho họ.
Tư Đồ Sảng cười buồn:
- Nàng chẳng phải ái thê của ta đấy sao?
Bạch Phụng dịu dàng đáp:
- Thiếp đã ở ngoài luân hồi, khác với loài người. Chàng quên thiếp là chồn sao?
Dường như có chút gì cay đắng, xót xa thân phận trong câu nói ấy khiến Tư Đồ Sảng bất nhẫn. Chàng kéo nàng ngồi vào lòng mình rồi hôn hít, Bạch Phụng yêu chàng say đắm, khao khát được trở thành người bình thường để làm vợ Tư Đồ Sảng mà không được nên xem trọng từng phút giây gần gũi. Nàng thè chiếc lưỡi thơm tho mềm mại, liếm mắt môi tình quân, mời gọi ái ân.
Xiêm y rơi vãi trên sàn phòng và thân thể mượt mà, tuyệt diệu của Bạch Phụng hiện ra trọng mùi hương thơm quyến rũ.
Tư Đồ Sảng từng có ba cô vợ đẹp nên không mê đắm vì nhan sắc của Bạch Phụng mà là vì tấm lòng chân thành của nàng, cũng như sắc mầu huyền ảo của mối tình yêu mị. Chàng thức ngộ rằng mình ngày càng thêm yêu mến ả hồ ly tinh này.
Chàng biết sự gần gũi, ôm ấp lâu ngày sẽ giúp Bạch Phụng đủ dương khí mà lột xác ngay cả lúc ban ngày, nên không hề tiếc sức cho những cuộc mây mưa liên tiếp, thường xuyên. Hơn nữa, Tư Đồ Sảng lại là một nam nhân có bản năng tính dục rất mạnh mẽ, xem giao hợp là điều tự nhiên, không thể thiếu.
Chàng rất biết ơn Bạch Phụng khi nàng luôn biến hóa thành Phi Tuyết hoặc Phi Hồng để chàng thỏa lòng thương nhớ.
Và đêm nay, khi tỉnh giấc vu sơn, chàng lại nghe Bạch Phụng nói:
- Tướng công! Thiếp chắc rằng Mạc Chiêu Hương đang có mặt ở tầng trên, cuối canh ba, thiếp sẽ dùng phép Mộng Du Thần Pháp đưa nàng xuống đây tương hội với chàng.
Tư Đồ Sảng băn khoăn đáp:
- Ta cũng rất nhớ Hương muội, song chỉ sợ có ai phát hiện thì lộ chuyện mất. Vả lại, vận mạng ta đang hồi xui xẻo, liệu có nên gần gũi Chiêu Hương hay không?
Bạch Phụng gạt bàn tay chàng khỏi ngực mình rồi ngồi lên, nói với giọng tự tin:
- Tướng công chớ lo! Thiếp đã ra tay thì không thể sơ xuất được! Còn việc vạ lây thì gặp nhau vài lần cũng không đến nỗi nào!
O0o
Sáng ngày rằm tháng mười, nửa vạn hào kiệt Trung Thổ lại hội ngộ trên bình đài đỉnh núi Thấp Vô Danh Sơn, bên cạnh núi Ngũ Nhũ.
Trời Thu tháng mười không đẹp như ngày Trùng cửu. Trên cao lững lờ mây xám, cúc dại nơi bãi cỏ đã héo tàn, thôi nở hoa.
Lôi đài đã được dựng lại như mới và không còn tấm ván bít quanh chân. Quần hùng yên tâm, cho rằng chẳng ai có thể gài hỏa dược được nữa. Tuy nhiên, nếu họ chú tâm quan sát một chút sẽ nhận ra hàng ghế đầu tiên, của các bô lão, nhân sĩ, đã lùi xa lôi đài hơn trước nửa trượng.
Qua đầu giờ Thìn, quần hùng xôn xao vì sự xuất hiện của Hạo Thiên Cung. Đi đầu đoàn người là một lão nhân áo vàng, râu ba chòm đen nhánh, ngũ quan đoan chính, anh tuấn và đầy nét văn nhã.
Những hào kiệt Tứ Xuyên nhận ra ngay Thiên Thư Tú Sĩ Lăng Quân Vĩnh, bậc danh sư ở núi Thiên Thư, phía Bắc Phủ Quảng Nguyên, gần ranh giới Thiểm Tây.
Họ Lăng tính tình thanh đạm, lấy sách vở và cầm kỳ thi họa làm lẽ sống, nổi tiếng là người tài ba, uyên bác nhất vùng Tây Thục. Nhưng lão chưa hề giao đấu với ai nên thiên hạ không biết rõ bản lãnh võ công cao cường đến đâu.
Giờ đây, cứ xem cách đối xử cung kính của đám đệ tử Hạo Thiên Cung thì người ta cũng đoán ra rằng Lăng Quân Vĩnh đã trở thành Cung chủ Hạo Thiên Cung. Quần hùng vô cùng thắc mắc và có người không chịu nổi đã bước đến hỏi ngay khi Thiên Thư Tú Sĩ vừa an tọa:
- Này Lăng thí chủ! Ba năm trước bần đạo vân du đất Quảng Nguyên, từng ghé núi Thiên Thư quấy quả thí chủ mấy ngày, lòng vẫn cứ áy náy mãi! Hôm nay, thấy lại tôn nhan, bần đạo vui mừng khôn xiết, vội đến để vấn an!
Lăng Quân Vĩnh đã sớm đứng lên thủ lễ. Lão vòng tay vui vẻ đáp:
- Vài chén rượu nhạt chẳng đáng để Chân Nhân phải bận tâm! Sau này có dịp, kính thỉnh Chân Nhân ghé qua Hạo Thiên Cung để cùng nhau đối ẩm!
Tam Dương Chân Nhân giả vờ kinh ngạc:
- Sao lại là Hạo Thiên Cung? Chẳng hay Lăng thí chủ quan hệ thế nào với họ?
Lăng Quân Vĩnh lộ sắc buồn, ôn tồn giải thích:
- Tại hạ chính là tình lang của cố Cung chủ Lăng Song Tường và là thân phụ của Lăng Khải Trạch. Do Môn qui khắc nghiệt của Hạo Thiên Cung nên tại hạ phải xa lìa thê tử, và không được nhìn nhận mối quan hệ ấy! Nay nghe tin vợ con đều chết thảm, tại hạ đành phải xuất đầu lộ diện, đảm đương cơ nghiệp Hạo Thiên Cung để vong thê nơi chín suối được an lòng!
Quần hùng xôn xao bàn tán và tỏ vẻ thông cảm hoàn cảnh đáng thương của Thiên Thư Tú Sĩ. Nhưng Hí Nhân Cư Sĩ lại đứng lên hỏi với giọng diễu cợt:
- Này Lăng Tú sĩ! Bí mật này chỉ có Tôn giá và Lăng Cung chủ biết! Vậy tôn giá lấy gì để chứng minh thân phận ấy với đệ tử Hạo Thiên Cung? Hay là Lăng Cung chủ đã viết cho tôn giá giấy chứng nhận Nhất dạ Trượng phu!
Cử tọa cười ồ lên tán thành mặc dù câu nói của Cổ Quí Sinh hơi tàn nhẫn. Sau cuộc phát chẩn Thủy tai sông Hoài, danh tiếng của Hí Nhân Cư Sĩ và Trương Thiên Sư đã nổi như cồn, người người ca tụng.
Thiên Thư Tú Sĩ không hề lộ sắc giận điềm đạm đáp:
- Cổ lão huynh thắc mắc cũng phải! Nhưng thực ra việc chứng minh mối quan hệ kia chẳng hề khó khăn vì tại hạ chính là kẻ đã dạy cho vong thê công phu Lô Hoả Thần Chỉ!
Toàn trường kinh ngạc, không ngờ Lăng Quân Vĩnh lại khéo giấu bản lãnh như vậy! Lão dám dạy nghề cho Lăng Song Tường thì bản thân phải đạt trình độ cao hơn!
Đúng lúc này, phái đoàn Hải Hoa Bang tiến vào khiến mọi người chú ý mục tiêu mới. Họ hơi ngạc nhiên khi chỉ thầy một mình Bang Chủ Giáp Vô Yên thống lĩnh đệ tử chứ không có Nam Hải Tiên Ông Ninh Hoàng Lạc.
Tây Môn Giới, trong vai Hí Nhân Cư Sĩ muốn nắm rõ cục diện võ lâm nên bước đến chào và vui vẻ hỏi:
- Giáp Bang Chủ! Vì sao Lệnh sư không có mặt ở thịnh hội này? Phái chăng Tiên Ông pháp thể bất an sau lần chạm trán lão thanh y Mông Diện ở Đại Hồ Sơn?
Giáp Vô Yên nghiêm nghị đáp:
- Đa tạ Cổ cư sĩ đã có dạ quan hoài! Gia sư vẫn khang kiện nhưng chán cảnh hồng trần nên tìm đảo hoang yên tịnh và ẩn tu rồi!
Hí Nhân Cư Si nói giả lả:
- Thiện tai! Thiện tai!
Rồi ông quay về chỗ ngồi, lòng thắc mắc vì sao Kỳ Lân Bang chưa đến, dù đã đến giờ khai mạc Đại hội?
Đàm Vân Tử, Trưởng lão phái Võ Đang, thượng đài nói qua loa về mục đích của đại hội võ lâm và công bố danh sách ban giám khảo. Lần này, ngoài sáu vị chưởng môn còn có thêm bậc danh sĩ đất Tín Dương là Hí Nhân Cư Sĩ Cổ Quí Sinh, ân nhân của mấy chục vạn tai dân vùng phía Bắc sông Hoài! Tất nhiên, quần hùng đồng thanh tán thành và còn cất lời ca ngợi bậc Đại thiện nhân!
Bẩy vi giám đại cúi chào khán giả rồi tựu vị. Sau đó, Đàm Vân Tử tiến hành thủ tục đăng ký danh sách ứng cử viên. Người đầu tiên lên báo danh Hải Hoa Bang Chủ Giáp Vô Yên, kế đến là Tân Cung chủ Hạo Thiên Cung, Thiên Thư Tú Sĩ Lăng Quân Vĩnh.
Quần hùng rất phấn khởi, cho rằng cuộc chạm trán giữa hai đại cao thủ này sẽ vô cùng quyết liệt và hấp dẫn.
Nhưng người thứ ba đã làm cho họ phải ôm bụng cười bò! Ứng viên này là một nhà sư áo vàng cao lêu nghêu, đầu đội mũ dẹp, chóp mũ viền những chùm tơ, trông như bờm lừa! Nhờ vậy, người ta mới biết vị Hoà Thượng ấy là một nhà sư Tây Tạng!
Ông ta tuổi độ bốn mươi, da đen sạm, mang đủ tướng Ngũ lộ, song không có nét gì thông thái trí tuệ, như đức Khổng Phu Tử và ngược lại, nghĩa là kẻ ngốc nghếch hiện ra lỗ lộ!
Nhưng chẳng ai nhẫn tâm cười cợt những người có dung mạo khờ khạo như thế. Quần hùng cười vì hành vi của vị khách phương xa.
Thay vì đường bệ nện gót trên những cầu thang gỗ mà thượng đài thì nhà sư Tây Tạng ấy lấy đà, tung mình nhẩy lên để khoe tài! Khổ thay, khi đáp xuống sàn gỗ, nhà sư lại ngã chỏng gọng, dơ bốn vó lên trời, trước cái cảnh vẽ Hổ thành Chó ấy ai mà chẳng tức cười?
Vị tạng tăng xui xẻo ấy gượng ngùng đứng dậy xoa mông, toét miệng cười hề hề và phân bua bằng tiếng Bắc Kinh ngượng nghịu nhưng giọng nói vang rền như chuông đống:
- A di đà Phật! Bình thường bần tăng chẳng bao giờ bị ngã cả! Song hôm nay, bần tăng quên mình là đang cõng cái của nợ nặng hai mươi cân trên vai nên bị nó làm cho mất thăng bằng.
Nói xong, ông ta tháo tay nải nơi vai trái xuống, đưa lên cao để chứng minh. Đương nhiên, quần hùng chẳng hề biết trong bọc hành lý bằng vuông vải màu đen ấy có cái gì và nặng hay nhẹ? Họ chỉ nhìn thấy bàn tay như nải chuối cùng với đoạn cẳng tay to khoẻ. Té ra nhà sư này có khung xương rất lớn nên dù người không béo mập mà dáng vóc vẫn lực lưỡng. Xương to là biểu hiện của một sức khoẻ bẩm sinh.
Quần hùng đang định đòi nhà sư thích khoe mẽ kia trương ra cái gọi là của nợ nhưng Đàm Vân Tử đã lên tiếng trước, ông tủm tỉm bảo:
- Phiền Đại sư báo danh tính, niên kỷ và sư thừa để bần đạo ghi chép.
Vị Tạng tăng lộ vẻ đắc ý, thay vì nói với Đàm Vân Tử thì lại quay xuống nhìn cử toạ:
- A di đà Phật! Kính cáo toàn thể anh hùng hào kiệt Trung Nguyên, bần tăng chính là một thiền sư đạo hạnh cao thâm của chùa Bố Đà La Thành Lã Sa. Năm nay bần tăng vừa tròn tứ thập và xuất gia đã hơn bốn mươi năm.
Nghe đến đây, cử tọa không còn nhịn nổi, vừa cười vừa thét lên:
- Nói láo!...
Vị tạng tăng ngơ ngác hỏi lại:
- Bần tăng suốt đời không dám vong ngữ, sao chư vị thí chủ lại nói oan cho bần tăng như thế?
Một người ngồi ở hàng ghế đầu bực bội đứng lên mắng:
- Con bà nó! Hòa thượng ngươi bảo rằng mới tròn tứ thập thì sao lại có thể xuất gia đã hơn bốc chục năm?
Nhà sư Tây Tạng thản nhiên giải thích:
- Té ra chư vị thí chủ thắc mắc về điểm ấy! Bần tăng dám nói như thế vì gia phụ là hòa thượng còn gia mẫu là ni cô, họ lấy nhau mà sinh ra bần tăng. Do đó, ngay từ lúc còn là bào thai, bần tăng đã ở đong chùa rồi, có thể gọi là xuất gia từ trong bụng mẹ.
Quần hùng ôm bụng cười đến nôn ruột, chẳng khác gì Đại hội năm ngoái có gã dốt Triển Phi Hoan.
Đàm Vân Tử cố nín cười, tằng hắng rồi bảo:
- Phiền Đại sư báo ngay danh tính và pháp hiệu, đừng làm mất thì giờ của Đại hội nữa.
Như kẻ háo danh có cơ hội đứng trước đám đông, nhà sư Tây Tạng chẳng hề gấp gáp, tiếp tục dài dòng huênh hoang với cử tọa:
- Kính cáo chư vị thí chủ! Bần tăng tu hành từ trong bụng mẹ nên không có tục danh, chi có pháp danh là Thiện Đề đại sư. Nhưng là người võ nghệ cao cường nên bần đăng đã chọn cho mình một mĩ hiệu là “Thần Phủ Lang Quân!”.
Lập tức, mấy ngàn hào kiệt trẻ tuổi đùng đùng nổi giận, ngoác miệng chửi rủa Thiện Đề. Sau khi giết Hạo Thiên Cung chủ Lăng Song Tường và bị ám toán chết oan dưới vực sâu. Tư Đồ Sảng đã trở thành thần tượng của lớp thanh niên trong võ lâm. Họ ca ngợi chàng và vô cùng thương tiếc! Nay có kẻ đám xúc phạm đến Tư Đồ Sảng, bằng cách chiếm đoạt danh hiệu bảo sao mọi người không tức tối!
Thiên Đề sợ hãi và hoang mang. Chẳng hiệu vì sao, cứ trố đôi mắt lồi ra nhìn cứ tọa với vẻ ngạc nhiên tột độ?
Đàm Vân Tử vội ra hiệu cho quần hùng im tiếng rồi nghiêm nghị hỏi Thiện Đề:
- Bần đạo muốn biết vì sao đại sư lại chọn mĩ hiệu “Thần Phủ Lang Quân”?
Thiện Đề thản nhiên đáp:
- Bần tăng đùng búa làm vũ khí! Dứt lời, gã mở tay nải, lấy ra chiếc túi da hươu hình tròn, trong chứa một khối thép đen sì. Gã loay hoay một lúc thì khối thép hóa thành một cây búa hai lưỡi rồi dơ cao lên.
Đàm Vân Tử thảng thốt hỏi lớn:
- Vì sao đại sư lại có cây Giáng Ma Phủ này?
Quần hùng cũng nghe rõ nên rất kinh ngạc, lắng nghe nhà sư Tây Tạng giải thích. Thiện Đề dường như đã lấy lại sự tự tin, nói oang oang:
- Kính cáo chư vị thí chủ? Thanh Giáng Ma Thần Phủ này vốn là bảo vật của Bố Đà La Tự, bị một cao thủ người Hán là Trung Nguyên Nhất Kiếm Võ Hồng lấy trộm đã hơn trăm năm. Sau này, Thần Phủ thuộc về cháu ngoại năm đời của Võ Hồng là một vị thí chủ họ Tư Đồ! Trưởng lão Bổn tự, Trát Thập Thiền sư, nhờ Phật Tổ giáng mộng mà biết được việc ấy, vào Trung Thổ truy tìm và gặp được Tư Đồ thí chủ. Vị thí chủ nọ là người chính trực nên đã hoàn trả Thần Phủ cho bổn tự.
Trương Thiên Sư liền ngắt lời Thiện Đề:
- Bần đạo xác nhận là có chuyện đó! Nhưng ngày ấy Trát Thập thiền sư bảo rằng Pháp bảo của nhà Phật phải được đem về gắn vào bàn tay của pho tượng Kim Cương, đặt cạnh cửa chính đại điện. Vậy, nay vì lẽ gì mà Đại sư mang vào Trung Nguyên làm vũ khí tùy thân?
Quần hào nghe xong càng bội phần cảm phục nhân cách của Tư Đồ Sảng. Trăm năm là quãng thời gian khá dài, đủ để chàng từ chối không hoàn trả bảo vật. Trong khi, Thần Phủ lại là vũ khí thành danh của chàng!
Thiên Đễ lộ vẻ bẽn lẽn, ấp a ấp úng:
- Bẩm lão Đạo trưởng! Bần tăng bị đuổi khỏi Bố Đà La Tự, chẳng biết đi đâu nên lần vào Trung Thổ. Bần tăng rất uất ức vì bị kết án oan nên lấy trộm thanh Giáng Ma Thần Phủ, đem giao lại cho Tư Đồ thí chủ để kiếm vài trăm lượng làm vốn mưu sinh! Nào ngờ, khi đến Lạc Dương thì nghe tin y đã từ trần, lòng vô cùng thương xót. Bần tăng liền nẩy ra ý định kế nghiệp Tư Đồ thí chủ mà giáng ma vệ đạo. Sẵn dịp có đại hội võ lâm này, bần tăng quyết lên làm Minh chủ để thanh danh của Thần Phủ Lang Quân được rạng rỡ.
Sắc diện của Thiện Đề rất thành thực khiến mọi người cảm động, không còn ghét gã nữa.
Đàm Vân Tử cười hỏi:
- Thế Đại sư đã phạm lỗi gì mà bị Bố Đà La Tự trục xuất vậy?
Thiện Đề bị hàm oan nên giờ đây tức tối biện bạch:
- Bẩm lão Đạo trưởng! Bần tăng làm phúc mà phải tội! Hôm rằm tháng ba, khách thập phương đến lễ chùa rất đông, xả rác bừa bãi. Bần tăng thấy thế liền mang chổi ra quét sân. Nào ngờ, có một nữ thí chủ đi ngang qua, vô ý vấp phải chổi mà ngã xuống, bần tăng sợ nạn nhân bể đầu, vì sàn chùa lát toàn đá núi, nên buông chổi đỡ lấy! Chỉ có thế mà các tăng lữ trong chùa kết tội bần tăng phạm sắc giới, thế có ức không chứ?
Đàm Vân Tử cau đôi mày bạc:
- Lạ thực! Chẳng lẽ chư tăng ở quí tự lại hẹp hòi đến thế sao?
Ông chợt nhận ra vẻ lấm lét của đối phương, liền hỏi thêm:
- Đại sư hãy kể rõ xem đã đỡ người bị nạn như thế nào?
Thiện Đề khổ sở đưa hai tay đặt lên vú mình rồi ngượng ngùng biện bạch:
- Bần tăng chẳng hề cố ý nhưng không hiểu sao song chưởng lại chụp trúng phóc hai quả tuyết lê to tướng của vị nữ thí chủ ấy.
Nửa vạn người phá lên cười sặc sụa, không sao nín được. Cả những bậc trang nghiêm, đạo mạo cỡ phương trượng Thiếu Lâm Tự hay chưởng môn nhân phái Võ Đang cũng vậy.
Đàm Vân Tử ôm bụng thở hổn hển, vừa cười vừa nói đứt đoạn:
- Được rồi! Đại sư có... thể hạ...đài!
Thiện Đề xuống rồi, những thí sinh khác tiếp tục đăng ký. Đến giữa giờ Thìn thì Ban giám khảo đã chọn ra được ba mươi tám đối thủ đủ tư cách đạo đức chưa hề có tiếng xấu. Người thứ ba mươi tám chính là Tề Thanh Tuyệt, một kẻ vô danh tiểu tốt chưa hề được ai biết đến.
Hí Nhân Cư Sĩ, tức Tây Môn Giới vô cùng thất vọng khi nhận ra trong ba mươi tám ứng viên kia không ai có thể là lão áo xanh bịt mặt cả. Tuy nhiên, phải chờ đến lúc họ giao đấu thì mới có thể khẳng định được. Kẻ nào thi triển Ngưng Huyết Huyền Băng Thần Chưởng sẽ chính là hung thủ! Sự xuất hiện bất ngờ của Thiên Thư Tú Sĩ Lăng Quân Vĩnh có vẻ đáng nghi. Nhưng lão ta lại giỏi môn Lô Hoả Thần Chỉ, một loại công phu hoàn toàn trái ngược với Huyền Băng Chân Khí! Hơn nữa, người áo xkính yêu và hối tiếc khôn nguôi. Chàng nguyện sẽ thay cha mà báo hiếu.
Nhưng Linh Hối Tử đã khiến chàng phải bối rối:
- Bẩm sư thúc! Có lẽ việc sư thúc muốn nhận lại tông môn sẽ không hề đơn giản! Vì hiện nay, Hải Hoa Bang đã mở một phân đàn ở vị trí rất gần với Tư Đồ Gia trang. Mảnh đất ấy trước đây thuộc về Vương Gia trang, một nhà đại phú trong ngành sản xuất tượng gỗ, đối thủ cạnh tranh của họ Tư Đồ! Có lẽ Vương Trang chủ muốn dựa vào thế lực của Hải Hoa Bang để loại Tư Đồ Gia trang ra khỏi thương trường! Sản phẩm Tượng thần của nhà họ Vương vẫn không được thị trường ưa chuộng bằng hàng của họ Tư Đồ! Tóm lại, nếu Ngũ sư thúc để cho Hải Hoa Bang biết mình là cháu đích tôn của Tư Đồ lão thái thì rất nguy hiểm cho quí trang!
Nghe xong, Tư Đồ Sảng đăm chiêu suy nghĩ rất lâu rồi trình bày với Linh Hối Tử kế sách của mình!
Sáng sớm hôm sau, Linh Hối Tử chễm chệ trên cỗ xe độc mã của Đạo quán, rời thành Phúc Châu đi về hướng Đông. Đánh xe cho lão không phải là tên đạo sĩ trẻ cấp dưới mà là một chàng trai tuổi đôi mươi  áo vải nghèo nàn, thân hình cao lớn rắn chắc. Dưới chiếc nón tre rộng vành cũ kỹ là gương mặt rám nắng, đen đúa nhưng khá anh tuấn.
Chàng ta có đôi bàn tay thô ráp, sần sùi đầy những vết chài, vết sẹo, biểu hiện của kẻ phải lao động rất vất vả.
Quả đúng vậy, Tư Đồ Sảng đã phải phơi mình dưới nắng hạ gay gắt, cật lực đào bới suốt mười ngày trời để tìm hài cốt người thân ở đáy Thúy Phong Cốc, nên giờ đây có đầy đủ dáng vẻ của một kẻ nghèo hèn, cơ cực.
Chàng rất ít khi để lộ chân diện mục nên không sợ phe Hải Hoa Bang nhận ra. Ngay cả Nam Hải Tiên Ông và Giáp Vô Yên dẫu có gặp chàng chẳng thể ngờ rằng Thần Phủ Lang Quân lại có mặt ở Phúc Châu, trong vai chàng trai nghèo nàn, lam lũ.
Và tấu xảo thay, Linh Hối Tử cũng mang họ Tư Đồ nên chàng có thể dùng tên thực, giả làm cháu của lão, đến xin việc ở xưởng tạc tượng trong Tư Đồ Gia trang!
Quê hương chính của họ Tư Đồ ở đâu thì thật khó mà xác định được. Vì ba cái họ Tư Đồ, Tư Không, Tư Mã vốn là ba chức quan xuất hiện từ thời nhà Chu.
Có sách cho rằng ba chức ấy là Tam Công, quan đầu triều đình của Tây Chu. Nhưng sách khác lại bảo rằng Tam Công gồm thái sư, thái phó, thái bảo, còn Tư Đồ, Tư Không, Tư Mã chỉ là ba vị trưởng quan dưới quyền của khanh sĩ. Tư Đồ là quan phụ trách ruộng đất công, núi rừng, thuế má, bổ sưu dịch. Tư Mã quản lý ngựa chiến, quân sự hành chính, phụ tá chủ soái quản lý quân đội khi tác chiến, trưng thu thuế về quân sự. Tư Không là quan quản lý xây dựng công trình.
Gốc gác của ba chức quan ấy là thế, song chúng biến thành họ của người Trung Hoa từ lúc nào thì chẳng ai biết cả! Có lẽ con cháu tự hào bởi quan tước của ông cha nên lấy làm họ cho sang. Nhưng tại sao không có ai mạng họ Thái sư hay thừa tướng nhỉ? Và dường như cũng chẳng có hai có họ  Tư khấu, chức quan Tư pháp mà Khổng Tử đã từng đảm nhiệm ở nước Lỗ!
Tóm lại, sau hơn hai ngàn năm, từ thời Chu đến thời Minh thì con cháu ba đời họ ấy đã đông nhung nhúc, có mặt khắp Trung Hoa, gồm nhiều chi nhánh, tuy cùng là Tư Đồ nhưng chẳng hề có dây mơ rễ má gì cả!
Song dân Trung Hoa lại có tập quán xem những người đồng tính (cùng họ) là thân thích, dù kẻ Bắc người Nam không chút liên quan. Do vậy, Linh Hối Tử rất được Tư Đồ Gia trang quí mến, kính trọng.
Núi Cổ Sơn nằm cách thành Phúc Châu độ gần hai chục dặm về hướng Đông. Nó nổi tiếng nhất là nhờ ngôi chùa Dũng Tuyền Tự cổ kính, tráng lệ nhất vùng sông Mân Giang. Cửa chùa có hai tòa tháp bằng đất nung, xây từ thời nhà Tống. Đôi tháp này cao đến gần hai mươi trượng (bảy mươi hai mét), gồm chín tầng hình bát giác, trên tháp có bảy mươi hai chiếc chuông đồng và một ngàn lẻ ba mươi tám pho tượng Phật. Các tầng của thân tháp đều được mô phỏng theo kiến trúc gỗ, vô cùng tinh xảo và đẹp mắt. Xung quanh chùa có nhiều phong cảnh đẹp như lầu các, hang động, vách núi...  Hơn hai trăm năm sau, hoàng đế Khang Hy nhà Mãn đã làm tăng giá trị của ngôi cổ tự bằng cách tự tay viết lên bức hoành phi cổng chùa ba chữ Dũng Tuyền Tự.
Nhưng giờ đây giang sơn vẫn còn là của Đại Minh và dù không có nét bút của cái gã người Mãn ấy thì Dũng Tuyền Tự vẫn thu hút rất nhiều tín đồ và du khách.
Tư Đồ gia trang lại nằm gần chân Cổ Sơn trên con đường mà khách thập phương dập dìu lai vãng, nên việc bán tượng Phật rất thịnh vượng. Phật Tử mua tượng xong, đưa ngay lên chùa Dũng Tuyền Tự tiến hành nghi thức cúng bái, sau đó họ thỉnh vị Phật Tổ Linh thiêng ấy về thà mà thờ phụng!
Tất nhiên là họ phải cúng dường cho chùa Dũng Tuyền để trả công nên cả hai bên bán tượng và nhà chùa đều có lợi.
Giờ chúng ta vào Tư Đồ Gia trang để xem cảnh Tư Đồ Sảng hội ngộ với người thân. Cuối giờ Thìn, chàng và Linh Hối Tử có mặt trong khách sảnh của toà gia trang cổ kính.
Ngoài Tư Đồ lão thái, còn có cả vợ và hai con gái của Tư Đồ Xán ra tiếp khách. Đã lâu lắm rồi, Linh Hối Tử mới đến đây! Tư Đồ Sảng bồi hồi nhìn lão phụ tóc bạc da mồi, mặt mũi phúc hậu, ngồi trên cỗ ghế đại ỷ, nghe lòng dạt dào cảm xúc. Và cả dung mạo hiền lành, héo hắt của người đàn bà bất hạnh, đã làm vợ một kẻ đầy tham vọng như Tư Đồ Xán cùng khiến chàng bất nhẫn. Đã sáu bảy năm nay, bà sống cảnh không chồng vì trượng phu mê bả lợi danh, đi mãi chẳng về.
Hai biểu muội của chàng đều đã trên dưới ba mươi. Thân hình nhỏ nhắn, nhan sắc trung bình nhưng phong thái tươi vui, hoạt bát. Có lẽ họ rất thông minh, tháo vát và khéo buôn bán thì mới có thể quán xuyến được cơ nghiệp của họ Tư Đồ. Tư Đồ Sảng nghe nói họ còn rất giỏi dạy chồng, biến hai gã người dưng ấy trở thành trợ thủ đắc lực cho việc kinh doanh của Tư Đồ gia trang! Cô em họ thứ ba chỉ mới hai mươi, chưa xuất giá và đang phụ trách cửa hàng trong thành Phúc Châu.
Chàng ngượng ngập thi lễ với phe chủ nhà trong lúc Linh Hối Tử giới thiệu:
- Bẩm lão thí chủ! Chàng trai quê mùa này là cháu họ của bần đạo, từ Thiểm Tây đến Phúc Châu tìm kế sinh nhai! Y cũng thạo nghề tạc tượng gỗ nên bần đạo mới mạo muội! Mong lão thí chủ thu nhận cho.
Tư Đồ Lão Thái đã hiểu mục đích cuộc viếng thăm của Linh Hối Tử, liền chú mục nhìn gã trai trẻ tha hương cầu thực. Bà bất giác nhận ra sống mũi Thông Thiên Đình và đôi mắt ấy rất quen thuộc. Đấy là đặc điểm của đứa con lãng tử đã bỏ bà mà đi biền biệt ba mươi mấy năm. Ngoài miệng bà luôn trách móc Tư Đồ Quát là bất hiếu nhi song trong lòng lúc nào cũng nhớ thương. Trưởng nam của bà tính tình rộng rãi, khoáng đạt chứ không nhỏ nhen, hẹp hòi như đứa thứ hai. Việc Tư Đồ Xán trở thành Minh chủ võ lâm, khiến bà hãnh diện song không vì thế mà đánh giá gã ta cao hơn Tư Đồ Quát!
Càng nhìn lâu, lão thái càng thấy mến chàng trai mộc mạc, khoẻ mạnh có gương mặt thuần hậu kia. Bà mỉm cười hòa ái và hỏi:
- Tiểu hài tử danh tính là gì, niên kỷ được bao nhiêu, và gia đình thế nào?
Tư Đồ Sảng cố nén xúc động ấp úng thưa:
- Bẩm Lão thái! Tiểu tôn tên gọi Tư Đồ Sảng, năm nay hai mươi ba tuổi! Tiểu tôn chẳng may nên mồ côi cả cha lẫn mẹ!
Mối thương tâm trong lòng đã khiến nước mắt chàng  long lanh như sắp khóc, trông rất đáng thương.
Tư Đồ Lão Thái thấy vậy thở dài bảo:
- Tội nghiệp cho ngươi quá! Thôi được rồi! Lão thân chẳng thể để một kẻ mang họ Tư Đồ phải sống vất vưởng nơi xứ lạ! Ngươi cứ ở lại đây mà làm việc, nếu chăm chỉ tất sẽ có dư mà cưới vợ!
Rồi bà quay sang bảo con dâu:
- Trâm nhi! Con xem thử xem có thể bố trí chàng trai tội nghiệp này vào bộ phận nào được?
Nhũ danh của vợ Tư Đồ Xán là Định Thư Trâm. Tuy bà trông có vẻ hiền lành song lại rất có tài kinh doanh, quyết định chiến lược cho ba cô con gái thi hành. Tư Đồ Xán là thứ nam nên người trong trang gọi bà bằng Nhị nương.
Nhị nương nghe mẹ chồng nói vậy liền hòa nhã hỏi Tư Đồ Sảng:
- Chẳng hay hiền diệt có thể làm được việc gì trong qui trình chế tạo tượng gỗ?
Tư Đồ Sảng kính cẩn đáp:
- Bẩm phu nhân! Tiểu điệt có thể làm được bất cứ công đoạn nào, từ việc chọn gỗ cho đến sơn vẽ.
Nhị nương gật gù hài lòng rồi hỏi tiếp:
- Dám hỏi trong khâu sơn vẽ, hiền diệt có thể hoàn thành bao nhiêu tượng mỗi ngày?
Tư Đồ Sảng thực thà đáp:
- Bẩm phu nhân! Đối với những pho tượng có kích thước bằng người thật, tiểu điệt có thể hoàn tất mười pho trong một ngày!
Tư Đồ Lão Thái bật cười chế giễu:
- Tiểu hài tử chớ đại ngôn! Người vẽ nhanh nhất là Trưởng nam của lão thân mà chỉ có thể đạt đến mức bảy pho! Hay ngươi sợ thất nghiệp nên phóng đại tài năng của mình lên? Thực ra, chỉ cần người hoàn tất đủ bốn pho là đã khá lắm rồi!
Tư Đồ Sảng nhìn bà bằng ánh mắt tôn kính và khẳng định lại:
- Bẩm Lão thái! Tiểu diệt quyết chẳng dám ngoa ngôn, xin cứ cho thử sẽ rõ!
Tư Đồ Lão Thái không tin có kẻ giỏi hơn con mình, liền đứng phắt dậy dẫn mọi người xuống xưởng mộc ở phía sau trang.
Bà chỉ một pho tượng Như Lai đang ngồi và những thùng sơn, bảo Tư Đồ Sảng thi thố tài năng. Cạnh bàn vẽ có treo một bức tranh vẻ nhiều mầu sắc để làm mẫu.
Tư Đồ Sảng đã quá quen với công việc này và với yếu quyết nội công Bích Hổ Du Tường, chàng có thể giữ cho sơn không rơi khỏi chùm lông cọ nên mỗi lần nhúng nhiều gấp đôi một thợ vẽ bình thường.
Cánh tay mạnh mẽ của chàng điều khiển cây cọ lớn lướt trên thân tượng với tốc độ nhanh đến chóng mặt, trong hơn khắc đã quét xong mảng mầu lớn nhất là chiếc áo cà sa vàng.
Tư Đồ Sảng đổi qua bút lông để vẽ những chi tiết nhỏ như tóc, da, lông mày, miệng, mắt hoặc những vật bóng của nếp áo. Là kiếm thủ thượng thừa nên nét bút của chàng cực kỳ chuẩn xác, đều đặn, tinh tế, chỉ vẽ một đường là xong, chẳng cần phải tô sửa lại.
Gần hai khắc sau, pho tượng Phật đã được sơn vẽ xong và không có chỗ nào sai sót hay xấu xí cả.
Nhị nương và hai tiểu thư lắc đầu thán phục, còn Tư Đố Lão Thái thì ngẩn người lẩm bẩm:
- Té ra tháng bé này còn giỏi hơn Quát nhi của ta!.
 Bà bỗng nhớ đến đứa con phiêu lãng chân trời, buồn bã quay gót, lưng dường như còng hơn lúc nãy.
o0o
Kể từ lúc ấy, Tư Đồ Sảng trở thành công nhân xưởng sản xuất tượng. Nhưng bộ phận sơn vẽ đã đủ người, chàng bèn làm bất cứ việc gì, quấy hồ giúp cho qui trình chế tác được thông suốt, không ứ đọng. Chàng làm cả công việc nặng nhọc nhất là vác gỗ nên chẳng ai có thể bảo chàng là kẻ lánh nặng tìm nhẹ.
Sản lượng mỗi ngày tăng gấp rưỡi lúc trước khiến các chủ nhân rất hài lòng. Hơn trăm thợ thuyền của xưởng cũng vui lòng vì lương bổng của họ tăng theo sản  phẩm. Vì thế, họ rất yêu mến chàng trai hiền lành, ít nói, siêng năng và giỏi nghề.
Cuối tháng sáu, Tam tiểu thư Tư Đồ Bạch  Ly hồi trang để Nhị tiểu thư ra thay phiên ở cửa hàng trong thành.
Bạch Ly xinh đẹp nhất nhà, thân hình mảnh khảnh, cao hơn hai chị là Tư Đồ Lan và Tư Đồ Huệ. Nàng còn khác họ ở sống mũi Thông Thiên Đình hợp cách, cao và thẳng đều chứ không cong gồ lên. Nàng giống bác ruột là Tư Đồ Quát chứ chẳng giống cha. Và có lẽ vì thế mà Bạch Ly không được Tư Đồ Xán yêu thương cho lắm.
Bạch Ly về đến, cả nhà quây quần lại trong phòng khách nhỏ trong khu hậu viện để hỏi han tình hình buôn bán. Nàng cau đôi mày liễu, bực bội kể:
- Bẩm nội tổ mẫu và mẫu thân, cửa hàng của nhà họ Vương đã bán phá giá để cạnh tranh, khiến chúng ta cũng phải xuống giá theo mà giữ khách hàng. Tuy nhiên, họ còn dùng thủ đoạn đê tiện là ngày ngày cho bọn côn đồ vào cửa hàng nhà ta, giả làm khách mua để quấy rối. Chúng chẳng hề mua gì cả và còn làm ngã đổ các pho tượng hoặc dọa nạt du khách. Hài nhi có nhờ quan nha can thiệp bắt chúng giải đi song hôm sau chúng lại đến. Có lẽ lão Tri huyện Phúc Châu đã bị nhà họ Vương mua chuộc rồi! Nếu tình hình này cứ kéo dài thì e rằng chúng ta phải bỏ hẳn cửa hàng trong thành!
Tư Đồ Lão Thái buồn rầu nói:
- Nhà ta không có đàn ông nên mới bị người ngoài hiếp đáp như vậy. Mong sao cho cha ngươi vẫn an toàn, về đây giải quyết việc này. Trước giờ nhà họ Vương nào dám giở thủ đoạn cạnh tranh bất chính ấy ra.
Bạch Ly bỗng nhớ ra điều gì, phấn khích hỏi:
- Nội tổ mẫu! Phải chăng nhà ta mới thu nhận một gã nhà quê tên Tư Đồ Sảng, cháu của Linh Hối Tử!
Tư Đồ Lão Thái gật đầu:
- Sao Ly nhi biết?
Bạch Ly cười mát:
- Hôm qua đạo trưởng có ghé cửa hàng, nghe tiểu tôn than phiền về sự lộng hành của họ Vương, liền dặn tiểu tôn về bàn với gã Tư Đồ Sảng ấy là sẽ có cách giải quyết êm thắm!
Nàng hừ nhẹ rồi mai mỉa:
- Nếu tiểu tử ấy tài ba như thế thì đâu đến nỗi phải tha hương cầu thực?
Tư Đồ Lan đã vào thành từ sáng, chỉ còn Đại tiểu thư Tư Đồ Huệ. Nàng vui vẻ bảo em:
- Tam muội chớ vội xem thường Tư Đồ Sảng! Từ ngày y vào làm, sản lượng của xưởng đã tăng lên gấp rưỡi đấy! Vả lại dung mạo của y và Ly muội rất giống nhau. Y cũng có kiểu mũi đẹp như Đại bá phụ.
Bạch Ly hiếu kỳ sai ả tỳ nữ hầu trà đi gọi Tư Đồ Sảng đến.
Trong nghề làm tượng thần thánh, thợ thuyền thường được nghỉ mỗi tháng bốn ngày, nhằm các hôm mười bốn, mười lăm cuối tháng, mùng một một ngày trước để nghỉ ngơi, tắm gội, ngày sau đến chùa hay Đạo quán để cúng lễ những vị thần Phật mà họ đã làm ra.
Nghĩa là, hôm nay Tư Đồ Sảng được nghỉ, chàng không vào thành ăn nhậu, vui chơi hoặc về nhà như những người thợ khác mà ngồi rịt ở xưởng, vẽ ra những mẫu mới. Cha chàng, Tư Đồ Quát, phiêu bạt mười năm, có dịp ghé qua nhiều địa phương, ghi nhận được hầu hết những vật tổ mà các dân tộc thiểu số Trung Hoa thờ phượng. Chàng dự định sẽ đề nghị Nhị nương cho sản xuất những loại tượng thần lạ lẫm này để bán cho họ. Tư Đồ Quát đã từng bảo rằng đây là một thị trường rất tiềm năng.
Nghe gọi, Tư Đồ Sảng cố hoàn tất bức vẽ thứ ba mươi rồi đi theo ả nữ tỳ.
Chàng bước vào phòng khách, nhận ra một nữ lang áo trắng xinh đẹp, tuổi độ đôi mươi, liền đoán rằng đấy là Bạch Ly, biểu muội thứ ba của mình. Chàng mơ hồ cảm giác rằng dung mạo kìa mình đã từng gặp qua, nhưng không sao nhớ nổi khi nào, ở đâu?
Tư Đồ Sảng kính cẩn cúi chào cả nhà rồi đứng nghiêm chờ lệnh. Tư Đồ Lão Thái đặc biệt yêu mến cái gã trai giỏi giang, có nét giống trưởng tử của mình, nên đon đả nói:
- Tiểu hài tử ngồi đi! Lão thân vốn không câu nệ bề bậc!
Tư Đồ Sảng vâng dạ rồi ngồi xuống chiếc ghế trống ngoài cùng. Chỗ uống trà của nhà họ Tư Đồ cũng giống như bao nhà khác, gồm những chiếc ghế dựa đặt theo hình chữ Khảm, ba cạnh vuông vức, trước mỗi ghế có kỷ gỗ thấp để đặt chén trà.
Bạch Ly không thể nào dời nhãn tuyến khỏi gương mặt cương nghị nhưng thuần hậu của chàng áo vải mộc mạc kia! Thứ nhất là vì nó đẹp và đầy sức thu hút, hai là, sự giống nhau giữa hai sống mũi khiến nàng xao xuyến tự hỏi phải chăng duyên tiền định? Nhị nương phát hiện ra ánh mắt kỳ lạ của con gái liền kéo áo nhắc nhở rồi giới thiệu nàng với Tư Đồ Sảng:
-  Này hiền diệt! Đây là Bạch Ly, con gái thứ ba của ta! Phụng nhi đang gặp khó khăn ở cửa hàng, muốn nhờ hiền điệt giúp đỡ đấy! Linh Hối Đạo trưởng đã bảo rằng ngươi là kẻ tài trí, có thể giải quyết được mọi vấn đề!
Tư Đồ Sảng ngượng ngùng đáp:
- Chẳng qua gia biểu thúc quá lời đấy thôi! Nhưng nếu quí trang có gì cần sai phái, tiểu diệt nguyện tận lực thi hành!
Bạch Ly có vẻ hài lòng trước thái độ khiêm tốn ấy, dịu giọng kể lại nguồn cơn.
Tư Đồ Sảng nghe xong cau mày suy nghĩ một lúc lâu mới đáp:
- Bẩm Tam tiểu thư! Tiểu nhân sẽ vào thành ngay, thử tìm cách nói chuyện với đám côn quang xem sao!
Tư Đồ Lão Thái lo lắng bảo:
- Sảng nhi chớ liều lĩnh mà nguy đấy! Bọn chúng đã nhận tiền của nhà họ Vương thì chẳng dễ vì lời nói của ngươi mà bỏ cuộc đâu! Hay ngươi cứ thử hỏi chúng xem có thể thương lượng với giá bao nhiêu?
Tư Đồ Sảng cảm động gạt đầu:
- Xin Lão thái cứ yên lòng! Tiểu tôn sẽ làm như lời người dạy.
Chàng đi rồi, Tư Đồ Lão Thái buột miệng khen:
- Nghe y xưng Tiểu tôn mà lòng ta ấm áp phi thường! Giá như già này có được đứa cháu trai như y để kế thừa hương hỏa thì còn gì hạnh phúc nào bằng?
Nhị nương ngập ngừng tiếp lời:
- Lạ thực! Sao hài nhi ngày càng thấy Tư Đồ Sảng giống Đại ca một cách lạ lùng. Ánh mắt gã nhìn chúng ta cũng tràn ngập tình thương và hình như có điều muốn nói mà chẳng dám?
Đại Tiểu thư Tư Đồ Huệ lên tiếng:
- Nội Tổ mẫu! Năm xưa Tiểu tôn nữ từng nghe Đại Bá phụ thổ lộ ước nguyện lấy một người vợ cao lớn để con cháu đời sau thoát cảnh thua thiệt về kích thước cơ thể! Nay Tư Đồ Sảng thân hình khôi vĩ, dung mạo lại khá giống Đại Bá phụ khiến Tiểu Tôn Nữ vô cùng nghi hoặc!
Tư Đồ Lão Thái cười nhạt:
- Huệ nhi chớ hồ đồ! Nếu quả thực cái gã bất hiếu kia có được đứa con trai như Tư Đồ Sảng thì sao không dẫn về đây ra mắt? Quát nhi phải biết rằng lão thân sẽ mừng cháu đích tôn mà by Môn Giới nghi ngờ, ông xuất thân Hắc Đạo nên hiểu rõ lòng dạ và thủ đoạn của kẻ ác. Ông suy nghĩ một lúc rồi nói nhỏ với sáu vị Chướng môn:
- Lão phu đoán rằng Nam Hải Tiên Ông tự lượng không địch lại người áo xanh bịt mặt nên đã hi sinh tính mạng, truyền cho Giáp Vô Yên vài chục năm công lực, chỉ có giả thuyết ấy mới giải thích được lý đo vì sao hiện nay họ Giáp sở hữu đến hơn hoa giáp tu vi.
Trương Thiên Sư nghi hoặc hỏi lại:
- Lẽ nào một kẻ tham lam danh vọng và quyền lợi như Ninh Hoàng Lạc lại dám hi sinh vì người khác như thế?
Tây Môn Giới mỉm cười:
- Lão phu đã điều tra ra một bí mật kinh người! Giáp Vô Yên là cháu gọi Ninh Hoàng Lạc là cậu ruột, nhưng Vô Yên còn là con của Nam Hải Tiên Ông. Thủ hạ lão phu tình cờ gặp được nhũ mẫu của Vô Yên mới biết rằng Ninh lão quỉ loạn luân với bào muội.
Sáu vị chưởng môn lắc đầu thở dài, ngao ngán cho luân thường đạo lý suy đồi.
Nhắc lại, Thiên Thư Tú Sĩ đã đem hết pho Kim Liễu Kiếm Pháp ra sử dụng mà không thắng nối Giáp Vô Yên nên bắt đầu thi triển Lô Hoả Thần Chỉ.
Từ trong đám kiếm ảnh hình lá liễu vàng vọt kia bỗng bắn ra một đạo chỉ phong xanh biếc tựa lửa lò rèn. Nghĩa là, Lăng Quân Vĩnh đã đạt đến cảnh giới Lô Hoả Thuần Thanh, chỉ kình từ đỏ chuyến thanh xanh, có thể làm mềm cả sắt.
Tuy đã cảnh giác đề phòng từ đầu trận mà Hải Hoa Bang Chủ vẫn thất cơ! Theo bản năng, Giáp Vô Yên dùng bàn tay tả thi thố Tán Kình Trào Pháp đế hoá giải đạo Lô Hoả Thần Chỉ của đối phương, che chở cho vùng ngực trái. Nào ngờ, bản lãnh họ Lăng cao thâm hơn cố Cung chủ Hạo Thiên Cung Lăng Song Tường vài bậc nên luồng chỉ phong này như mũi dùi thép nóng bỏng, phá vỡ lực tán kình, xuyên thủng lòng bàn tay Vô Yên.
Cảm giác đau đớn khủng khiếp đã khiến Giáp Vô Yên choáng váng, khiếp sợ phải tung mình nhẩy về phía sau. Nhưng lão chẳng cam tâm nhận bại, quyết lợi dụng ưu thế vế vũ khí mà chiến đấu đến cùng. Pho Cửu Huyền Đao Pháp của lão có uy lực hơn hẳn Kim Liễu Kiếm Pháp của đối phương.
Lúc này, Thiên Thư Tú Sĩ đã bám theo và tấn công quyết liệt, kiếm quang sáng loè và chỉ kình bay ra liên tục.
Giáp Vô Yên không còn dám sử dụng đến bàn tay tả bị thương mà dùng bảo đao đón đỡ những luồng chỉ phong độc ác! Đồng thời, lão thực hiện chiến thuật du đấu, đảo lộn, di chuyển không ngừng để đối thủ không thể nhắm trúng mục tiêu. Kết hợp với chiến thuật ấy là những chiêu đao mãnh hệt như chẻ núi, sẵn lòng đổi mạng với kẻ địch.
Trong võ học dũng khí là yếu tố quan trọng hàng đầu. Do vậy, những người không sợ chết luôn có ưu thế. Giáp Vô Yên sở hữu hơn hoa giáp công lực trừ khi tim, não, hay các tử huyệt bị tổn thương, kỳ dư đều thừa sức lấy mạng Lăng Quân Vĩnh trong một đòn đồng ư qui tận! Cửu Huyền Đao có trọng lượng khá nặng nên vết thương do nó gây ra dễ khiến nạn nhân phải tử vong!
Ban giám đài và quần hùng rợn tóc gáy trước lối đánh cương mãnh và liều lĩnh của Hải Hoa Bang Chủ, tự hỏi vì sao Vô Yên lại xem trọng chức Minh chủ hơn cả sinh mạng như vậy?
Họ không biết rằng Tây Môn Giới đã đoán trúng? Nam Hải Tiên Ông có mẹ là người mông Cổ nên khi được móc nối đã nuôi ảo vọng trở thành Vương Hầu, cai quản các tỉnh Duyên Hải Đông Nam Trung Hoa, từ Chiết Giang đến Quảng Đông, theo như lời hứa của vua Mông.
Tiên Ông muốn con trai mình được hưởng cảnh vinh hoa phú qui ấy chứ phần mình thì đã quá già! Sau lần bị thương dưới tay Thanh y nhân ở Đại Hồ Sơn, Ninh lão đã quyết định hi sinh để thành toàn cho ái tử.
Chính vì tấm lòng cao cả của phụ thân mà Giáp Vô Yên thà chết chứ không chịu bỏ cuộc! Lão khôn khéo tránh né Lô Hoả Thần Chỉ và phản kích bằng những đường đao sấm sét. Mỗi lần như thế, thép chạm thép vang rền, Thiên Thư Tú Sĩ đã phải thoái bộ để tránh cảnh đổi mạng bất đắc dĩ.
Họ Lăng mới vừa khởi đầu sự nghiệp, chẳng dại gì mà chết chung với kẻ dưới cơ! Đấu pháp của Giáp Vô Yên rất tiêu hao sức lực nên sẽ chẳng kéo dài được lâu. Lúc ấy, Tú Sĩ kết liễu đối phương cũng không muộn!
Những bản thân Giáp Vô Yên cũng hiểu điều ấy nên đã “Tiên hạ thủ vi cường”, xuất chiêu Cửu Cửu Tận Dương gồm tám mươi mốt thức. Lăng Quân Vĩnh cử kiếm đón chiêu, lòng thầm mừng rỡ vì lúc này họ Giáp đã từng thi triển qua. Lão là người thông minh đĩnh ngộ, ký ức cường kiện phi thường, dù cho không thể ghi nhận hết các thức trong chiêu đao song cũng nhớ được rằng chiêu này có một thức lia ngay cổ họng!
Do đó, Thiên thư Tú Sĩ ung dung múa kiếm chống đỡ và chờ đợi cơ hội! Quả nhiên, Giáp Vô Yên đã hành động đúng như thế!
Lăng Quân Vĩnh không dùng kiếm gạt đi mà lập tức đảo bộ sang mé trái để né tránh và tả thủ xạ ngay một đạo Thần Chỉ vào sườn phải đối phương. Đòn này rất hiểm vì Vô Yên không thể dùng tay tả hay bản đao để hứng chịu. Lưỡi đao của họ Giáp đang ở vi trí nằm ngang và khá cao, không tài nào hạ xuống kịp. Biết trước thế thức của đối thủ là một lợi thế vô cùng quí giá!
Ngờ đâu, đấy chỉ là cái bẫy của Giáp Vô Yên. Đường đao vừa đi được một nửa thì lão thu đao và chân trái bước sang tả để tránh đạo chỉ phong.
Sau đó, Vô Yên rùn thấp, chân phải thả tấn dài về phía trước, rướn người đâm một nhát cực kỳ thần tốc vào bụng dưới đối thủ. Thiên Thư Tú Sĩ đang ở vị trí người gài bẫy bỗng trở thành kẻ sa bẫy, hốt hoảng phiêu thân né tránh.
Lão giữ được tính mạng song bẹ xương sườn trái bị đâm gãy hai nhánh chót.
Quần hùng thấy Giáp Vô Yên chuyển bại thành thắng thì vô cùng thán phục, hoan hô vang dội. Họ Giáp cũng rất phấn khởi, bám theo tấn công tới tấp không để đối thủ có thời gian điểm huyệt chỉ huyết.
Giáp Vô Yên khổ luyện đao pháp đã năm mươi năm, lại được sự hướng dẫn tận tình của sư phụ kiêm thân phụ nên trở thành một trong những đao thủ số một thiên hạ!
Ngược lại, Thiên Thư Tú Sĩ học kiếm pháp theo bí kíp, không thầy chỉ dẫn nên thành tựu có phần hạn chế! Thanh Kim kiếm của lão ta hoàn toàn bị hạ phong trước Cửu Huyền Đao.
Bị lão già lìeu mạng kia đẩy lùi mãi, Lăng Quân Vĩnh điên tiết gỉơ đến tuyệt học thủ thân. Thiên Thư Tú Sĩ xạ một đạo Chỉ phong cực kỳ hiểm ác khiến Giáp Vô Yên phải nhảy chếch sang bên tả để tránh đòn! Lăng Quân Vĩnh thừa cơ hội này đề khí tung mình lên cao hai trượng rồi sa xuống đầu họ Giáp! Hành động này có thể gọi là bất trí vì họ Lăng sẽ không còn điểm tựa như trên mặt đất để xoay chuyển. Và lão sẽ không tránh được việc đối đầu trực diện với đường đao sấm sét của đối phương, đưa đến cảnh lưỡng lưỡng bại câu thương!
Nhưng không ngờ, Lăng Quân Vĩnh lại nhắm người họ Giáp mà phóng bỏ trường kiếm rồi múa tít song thủ giáng liền năm đạo chưởng kình xanh biếc.
Giáp Vô Yên bị lưới chưởng vây chặt, chẳng còn phương đào tẩu, đành múa đao che chở đầu và thân trên!
Màn đao lệnh mãnh liệt do lão tạo ra đã chịu đựng được ba đạo chưởng phong của họ Lăng nhưng đường đao bị lệch đi nên trúng hai chưởng cuối cùng. Một chưởng đánh gẫy chân phải và chưởng kia đập vỡ xương bả vai bên trái của Vô Yên!
Không chỉ có thế, y phục nạn nhân bốc cháy ngùn ngụt và da thịt cũng đau đớn khôn cùng bởi sức nóng khủng khiếp của Lô Hoả Thần Chưởng!
Giáp Vô Yên thức ngộ rằng mình sẽ chết nếu không mau nhận bại hoặc rời khỏi lôi đài. Nhưng Lăng Quân Vĩnh muốn diệt từ hậu họa nên đã bồi thêm hai chưởng khi vừa hạ thân xuống sàn gỗ!
Trúng đòn vào ngực và bụng, Giáp Vô Yên văng đi, máu phun thành vòi lăn lông lốc trên sàn lôi đài và bốc cháy! Lão lăn lộn, rên siết một lúc rồi đoạn khí!
Cái chết thê thảm của Hải Hoa Bang Chủ Giáp Vô Yên đã khiến toàn trường kinh hãi và sinh lòng khiếp sợ Thiên Thư Tú Sĩ!
Hội đống võ lâm nhìn nhau thở dài rầu rĩ, lo cho chính khí giang hố? Trong lúc các đạo sĩ Võ Đang và tăng lữ Thiếu Lâm lo việc chữa lửa, nhặt xác và tẩy uế lôi đài, Đàm Vân Tử lạnh lùng tuyên bố Cung chủ Hạo Thiên Cung Lăng Quân Vĩnh là người chiến thắng?
Họ Lăng nhặt bảo kiếm, thi lễ với Ban giám đài và cử tọa rồi đi xuống!
Lão biết mình đã thất nhân tâm khi đánh thêm hai chưởng để giết Giáp Vô Yên. Nhưng Lăng Quân Vĩnh cho rằng việc ấy không quan trọng, sau này có thể sửa chữa được! Khi lão đã trở thành Minh chủ võ lâm thì sẽ chẳng còn ai dám hó hé bình phẩm hoặc nhắc lại chuyện cũ nữa! Thiên Thư Tú Sĩ xem Giáp Vô Yên là kình địch số một trong đời nên không thể để lão ta sống sót.
Đã gần giữa giờ Tỵ, Ban giám đài tuyên bố nghỉ trưa, giữa giờ Mùi sẽ đến trận thứ hai!
Quần hùng uể oải hạ sơn để dùng cơm trong những quán lá dưới chân núi, một số chủ quán là kẻ đã từng dựng lều ở Đại Hồ Sơn hồi giữa tháng năm. Đại hội võ lâm lần này chính là cơ hội béo bở để họ hốt bạc. Tuy nhiên, đây là đất Phật nên các nàng kỹ nữ chẳng dám đến hành nghề.
Thực ra, có gần nửa số hào khách lấy ngựa đi thẳng đến thành Đăng Phong, cách đấy vài dặm, để được ngon miệng!
Tư Đồ Sảng đang rối trí nên không để ý đến việc cơm canh ngon hay dở. Chàng vào ngay một quán cơm chay, gọi một mâm lớn. Đồ chay thường thiếu năng lượng nên chàng phải ăn thật nhiều mới có sức mà chiến đấu! Chàng đang đóng vai một người theo Ma Giáo nên không thể ăn mặn được.
Tư Đồ Sảng rất phân vân trước thân phận của Lăng Quân Vĩnh. Chàng chẳng thể khẳng định lão ta có phải là Thanh Y nhân hay không? Thiên Thư Tú Sĩ tinh thông Lô Hoả Thần Chỉ, một công phu đối kháng với Huyền Băng Chưởng Pháp, và trong lịch sử võ lâm chưa hề có ai kiêm luyện một lúc cả hai tâm pháp âm Dương tương phản cả! Chàng càng thêm bối rối khi họ Lăng đem Lô Hoả chân khí phổ vào chưởng pháp, một việc cổ kim chưa hề nhắc đến! Xem ra, Thiên Thư Tú Sĩ đáng được tôn xưng là bậc kỳ nhân đương đại!
Nhưng việc Lăng Quân Vĩnh cố tình sát hại Hải Hoa Bang Chủ biểu lộ một tâm địa tàn nhẫn, gian ác phi thường! Lão ta đã thực hiện rất đúng phương châm “Trảm thảo trừ căn”! Và một kẻ như thế sẽ là đại họa cho võ lâm khi lên ngôi Minh chủ.
Nhớ lời căn dặn của ân sư, Tư Đồ Sảng quyết định ngăn chặn mưu đồ tranh danh đoạt lợi của Thiên Thư Tú Sĩ. Nhưng khi nghĩ đến việc vợ con của Tú Sĩ đều chết bởi tay mình, Tư Đỗ Sảng lại do dự. Trong giao đấu, nhân từ với kẻ địch là tự giết mình, mà chàng thì chưa muốn chết. Bởi vậy, khi thượng đài, chàng có thể vì bản lăng sinh tồn mà hạ sát họ Lăng! Làm như thế quả là nhẫn tâm! Tư Đỗ Sảng buồn bã thở dài, chẳng biết tính sao, tự nhủ rằng cứ ăn cho no cái đã rồi hạ hồi phân giải.
Chợt Tư Đố Sảng nhận ra nhà sư Tây Tạng Thiện Đề đang thận trọng cúi đầu bước vào quán. Ông ta còn cao hơn chàng nửa gang nên đầu có thể va vào thanh ngang phía trên của khung cửa gỗ tạm bợ.
Nhà sư chất phác, ngây ngô ấy không vội ngồi dù vẫn còn bàn trống. Ông đảo mắt nhìn khắp lượt thực khách như để tìm người quen. Khi nhìn thấy Tư ĐồSảng Thiện Đề lộ sắc mừng, rảo bước đến chắp tay lên ngực và nói:
- A di đà Phật! Chẳng hay lão thí chủ có thể bố thí cho bần tăng một bữa cơm chăng? Thú thực là giờ đây trong người bần tăng không có đến một hào!
Tư Đồ Sảng đặc biệt có cảm tình với những người mộc mạc, lão thực nên vui vẻ chìa tay:
- Thỉnh Đại Sư an tọa! Lão phu hoan hỉ được cúng dường bậc cao tăng! Đại sư cứ việc tùy tiện dừng bữa!
Thiện Đế mừng rỡ ngồi xuống ngay, toét miệng cười để lộ hàm răng ngựa ố vàng:
- Gia sư thật chí lý! Người đã dạy bần tăng rằng những người có sống mũi Thông Thiên Đình giống như cố thí chủ Tư Đồ Sảng, đều nhân hậu và rộng lượng! Vì thế nên bần tăng mới chọn lão thí chủ đây mà quyên giáo?
Tố, trừ phi bọn hải tặc có dụng cụ phá thành mới mong vào được! Tuy nhiên, không thể loại trừ trường hợp chúng vượt tường bằng những sợi dây có móc thép ở đầu và bọn cướp biển thì rất giỏi leo trèo!
Hơn trăm thợ thuyền giờ chỉ còn độ ba bốn chục vì số còn lại đã về nhà ngủ với vợ! Dù họ có biết vài đường côn song không thể nào địch lại những tay kiếm Phù Tang gan lì và hiếu sát. Bởi vậy, mang đồ tế nhuyễn, vàng bạc chạy lên núi Cổ Sơn là hợp lý nhất.
Nhưng khổ thay, vốn liếng của Tư Đồ Gia Trang hiện tập trung cả vào hàng ngàn pho tượng còn dang dở và đống gỗ long não cao như núi. Bọn hải tặc không cướp được của, không giết được người tất sẽ phóng hỏa đốt nhà và họ Tư Đồ sạt nghiệp.
Tư Đồ Lão Thái nghẹn ngào nói:
- Lão thân quả là cô phúc, thất đức nên không bảo vệ được cơ nghiệp của nhà chồng, mặt mũi nào mà gặp họ ở chốn suối vàng! Mọi người hãy lên núi trốn hết đi, để ta ở lại đây liều chết với bọn giặc lùn!
Nói xong, bà khóc òa lên và mọi người cũng khóc theo. Nhị nương nức nở:
- Nếu Mẫu thân không đi thì hài nhi cũng ở lại!
Tư Đồ Sảng nóng ruột bước đến điểm huyệt bà nội rồi nghiêm nghị bảo Bạch Ly:
- Nàng hãy trao bảo kiếm cho ta rồi cấp tốc cõng lão Thái và dẫn cả nhà lên núi ngay! Ta xin thề rằng không có một tên cướp biển nào vào nổi nơi đây.
Giọng chàng sang sảng, đầy vẻ uy nghiêm khiến Bạch Ly sợ khiếp vía, mau mắn tuân lệnh.
Mọi người đi cả rồi, Tư Đồ Sảng gài chặt cổng lại, nhảy lên đầu tường ngồi đợi. Đã là giữa canh hai, trời tối đen vì chẳng có trăng sao. Mùa hạ ở Hoa Nam kéo dài từ tháng ba đến tháng bảy, nhiều mưa và đôi khi có bão. Đêm nay mây mù giăng mắc báo hiệu một cơn mưa chưa kịp đến.
Tư Đồ Sảng vuốt ve lưỡi thép lạnh, thầm tiếc rằng không có Giáng Ma Phủ lúc này. Trong cuộc hỗn chiến, cây búa ấy lợi hại hơn trường kiếm bội phần. Chàng cũng tiếc cả sự vắng mặt của thanh Từ Tâm Kiếm vì trọng lượng của nó rất vừa tay. Nhưng Tư Đồ Sảng đã phải gởi bảo kiếm lại Thiên Sư Đạo quán khi giả làm gã trai quê mùa đi tìm việc.
Chỉ nửa khắc sau là một toán hải tặc, đông độ gần trăm, cầm đuốc chạy đến. Chúng không biết thuật khinh công song cước bộ rất mau lẹ, nhẹ nhàng. Tư Đồ Sảng buông mình xuống đất đứng dựa tường vây, lòng thầm chua xót cho dân tộc mình. Người Hán lúc nào cũng vỗ ngực xưng là vĩ đại, văn minh, còn các dân tộc khác chỉ là bọn mán di mọi rợ! Thế mà, suốt mấy trăm năm nay bọn cướp biển Cao Ly và Phù Tang cứ ngang nhiên dong thuyền vào nội địa cướp bóc rồi rút lui an toàn. Thỉnh thoảng mới có được một vị tướng tài giỏi huấn luyện binh sĩ, nên ngăn chặn  được vài cuộc xâm nhập. Còn thường thì Nguyên soái chạy trước, ba quân rút theo sau!
Chàng chỉ ưu thời mẫn thế được bấy nhiêu thì bọn hải tặc đến trước mặt. Chúng xí xô xí xào, chỉ trỏ chàng và cánh cổng gia trang rồi ùa đến.
Có hai tên nhanh chân đi tiên phong, song thủ nắm chắc chuôi của thanh kiếm dài và hơi cong, dựng đứng trước mặt. Chúng hét lên những tiếng man rợ như uy hiếp tinh thần địch thủ.
Tư Đồ Sảng lướt ra nghênh chiến, bảo kiếm loang loáng dưới ánh đuốc gỗ thông của phe địch. Kiếm pháp Phù Tang chủ ở lực đạo, đòn chém nhiều hơn đâm và dùng cả hai tay nên khí thế rất mãnh liệt. Sư phụ  Tư Đồ Sảng là Ly Giang Tiên Ông đã từng giảng giải cho chàng nghe những yếu quyết cơ bản của thứ kiếm pháp này.
 Thép chạm thép vang rền và hai gã cướp biển rú lên ảo não, ôm ngực ngã gục đương trường! Vài tên trong bọn còn lại giận dữ xông vào báo thù cho đồng đảng. Người Phù Tang rất nặng tình nghĩa huynh đệ, bằng hữu, sẵn sàng xả thân tức khắc, chẳng chờ đến ba năm mới phục hận như người Hán.
Nhưng chúng đã quá xui xẻo nên đụng phải một đại sát tinh Tư Đồ Sảng. Chàng vì món nợ của bách tính cả vùng này mà phóng tay chém giết bọn xâm lăng. Chàng biết rằng quanh đây có hàng ngàn gia đình đang bị cướp bóc, hãm hiếp và sát hại!
Tư Đồ Sảng thì triển Truy Tinh thân pháp, di chuyển như làn gió giữa hàng ngũ bọn hải tặc mà gieo rắc cái chết. Cánh tay dũng mãnh của chàng dễ dàng ngăn chặn đường gươm ác liệt của đối phương và thọc những nhát nhanh tựa vó câu qua khe cửa lấy mạng kẻ thù.
Thân thể chàng cao lớn, tay dài hơn bọn giặc lùn kia, nên mũi kiếm luôn chạm mục tiêu trước. Chỉ trong vòng hai khắc, Tư Đồ Sảng đã hạ sát gần ba chục gã hải tặc, càng khiến bọn chúng thêm điên tiết lăn xả vào. Đám cướp biển bắt đầu sử dụng đến ám khí là những thanh tiểu kiếm và những mảnh thép dẹp hình tròn, có răng nhọn hoắt.
Từ Đồ Sảng thản nhiên vung tả thủ chụp lấy hoặc đánh bạt ám khí đi, máu loang đầy bàn tay nhưng xương cốt không hề tổn hại. Khi chàng đạt được mười thành hỏa hầu của môn Khô Mộc Thần Công thì cả da thịt cũng rắn như gỗ, không thể bị thương bởi đao kiếm.
Tiếng kêu rên đau đớn hòa với tiếng thép hận thù làm náo động cả vùng núi Cổ Sơn, chắc là đã đến tai những người trên ấy. Cho nên, sau một bụi cây rậm rạp, cách đấu trường chừng bảy tám trượng, có một người đứng nấp mình xem, mắt phượng tròn xoe, môi run rẩy vì lo lắng. Bạch Ly đã xuống để xem an nguy của Tư Đồ Sảng.
Nàng đau lòng khôn xiết, nước mắt chảy ròng ròng khi thấy Tư Đồ Sảng vấy máu. Chàng đã thọ thương vì những đường gươm ám tập liều lĩnh của bọn cướp biển. Nhưng nàng biết mình có ra cũng làm vướng tay Tư Đồ Sảng mà thôi đành đứng im mà nức nở.
Tuy nhiên, Tư Đồ Sảng vẫn không tỏ ra đau đớn hay kiệt sức, đường gươm vun vút tựa giải lụa, liên tiếp đâm thủng cơ thể hàng chục tên chớp biển. Tổng cộng đã có hơn năm mươi xác người nằm la liệt trên bãi cỏ trước cửa Tư Đồ Gia trang.
Xa xa bỗng vọng lại tiếng cồng dồn dập, nhịp điệu lạ tai, có lẽ là tín hiệu rút quân của thủ lĩnh hải tặc! Quả nhiên đúng vậy vì một tên trong đám đối thủ của Tư Đỗ Sảng quát vang và cả bọn nhất tề bỏ chạy.
Tư Đồ Sảng không đuổi theo, chống kiếm đứng nhìn mấy chục thi thể ở chung quanh và mùi máu tanh nồng nặc bỗng khiến chàng buồn nôn. Chàng tự hỏi mình đúng hay sai khi giết nhiều đến thế!
Chàng giật mình nhận ra Tam Biểu muội đang lao đến, vừa định mở lời chào hỏi thì đã bị Bạch Ly ôm cổ khóc vùi và trách móc:
- Sao ngươi lại phải liều mạng vì cơ nghiệp của Tư Đồ Gia Trang? Ngươi là ai sao chẳng nói thực ra đi? 
Tư Đồ Sảng vỗ về tấm lưng ong mềm mại của nàng rồi cười bảo:
- Ta đã chết đâu mà nàng khóc lóc thảm thiết đến thế? Vài vết thương nhẹ chẳng có gì đáng lo cả.
Bạch Ly chợt nhớ ra, buông cổ chàng rồi nói:
- Ta quên là ngươi đang bị thương! Mau vào trong để ta băng bó cho!
Tư Đồ Sảng gật đầu, đề khí nhẩy lên đầu tường, nhẩy vào trong để mở cổng.
Đêm ấy, Tư Đồ Gia trang chỉ còn có hai người. Được Bạch Ly băng bó xong, Tư Đồ Sảng trở về căn phòng nhỏ trong xưởng mộc nghĩ ngơi. Chàng mệt  mỏi vì cuộc chiến khốc liệt lúc nãy nên thiếp đi rất nhanh! Từ ngày rời Thúy Phong Cốc đi Phúc Châu, chàng không còn mơ thấy hai ái thê hiện về nữa, lòng vô cùng thương nhớ.
Nhưng đêm nay may mắn thay, cố nhân lại đến trong mơ. Lăng Phi Tuyết nhìn chàng âu yếm nói:
 - Tướng công! Đã đến lúc không phải trở lại Lạc Dương rồi đấy! Chàng phải thổ lộ lai lịch ngay trong buổi sáng mai vì hai con rể của Tư Đồ Xán sẽ mang hung tin về vào lúc xế chiều. Vả lại Lạc Dương sắp có sự cố lớn, cần chàng hiện diện.
Tư Đồ Sảng gật đầu, thò tay định kéo nàng vào lòng thì oan hồn biết mất.
Chàng chưa kịp ngủ lại thì mơ màng phát hiện có kẻ ngồi xuống thành giường. Tư Đồ Sảng mừng rỡ mở mắt ra, ôm lấy bóng trắng ấy mà hôn hít. Lăng Phi Tuyết có vẻ ngượng ngùng hơn thường lệ và e ấp khi dâng hiến.
Tư Đồ Sảng quen với cung cách giao hoan nhẹ nhàng, dịu dàng đưa ái thê lên đỉnh Vu Sơn. Những vết thương nơi lưng nhói đau chỉ làm cho cuộc mây mưa thêm dài. Hết hiệp, nữ nhân thẹn thùng mặc y phục rồi bỏ đi như thường lệ và Tư Đồ Sảng không dám lưu lại. Chàng mau chóng thiếp đi vì cảm giác thư thái, hạnh phúc.
Lúc bình mình, chàng thức giấc bởi tiếng cười rộn rã, người trong trang đã trở về.
Tư Đồ Sảng vội rửa mặt, thay áo rồi lên khách sảnh. Cả nhà đều có mặt. Tư Đồ Lão Thái thân thiết vẫy chàng lại ngồi ở ghế cạnh mình và vui vẻ bảo:
- Lão thân nghe Ly nhi kể rằng ngươi thần dũng như thiên tướng, một mình đương cự với hải tặc, giết được hơn năm chục tên, bảo toàn cơ nghiệp họ Tư Đồ! Lão thân quyết định gả Ly nhi cho ngươi đấy! Con nha đầu ấy cũng bằng lòng rồi?
Tư Đồ Sảng vô cùng bối rối, chẳng biết phúc đáp thế nào cả! Nhị nương cẩn thận hỏi han:
- Bát Tự Niên Canh của hiền diệt ra sao, thuộc chi nhánh nào của họ Tư Đồ vậy?
Tư Đồ Sảng nghiêm nghị đáp:
- Bẩm nhị phu nhân! Gia tổ tính danh là Tư Đồ Giáp, còn gia phụ là Tư Đồ Quát!
 Cả nhà sửng sốt như bị sét đánh ngang tai, ngồi ngây ra tựa tượng gỗ. Trong lúc ấy, Tư Đồ Sảng rời ghế, quỳ xuống trước mặt Lão Thái khấu đầu lạy và run rẫy nói:
- Nội Tổ Mẫu! Tiên phụ bị Nhị thúc đánh đuổi, đành phải rời Phúc Châu để tránh cho Tổ mẫu nỗi thương tâm trước cảnh huynh đệ tương tàn! Nhưng dẫu sao Tiên phụ cũng là kẻ bất hiếu, không phụng dưỡng mẹ già! Nay Tiểu tôn xin được thay người mà tạ tội!
Tư Đồ Lão Thái nghẹn ngào hỏi:
- Chẳng lẽ Quát nhi của lão thân chết thực rồi sao?
Thấy chàng gật đầu, bà bật khóc:
- Tội nghiệp cho con trai ta! Thế mà bao nhiêu năm nay lão thân cứ trách y vô tâm bạc hạnh! Thì ra, tên khốn Tư Đồ Xán đã vì cơ nghiệp mà đuổi Quát nhi đi!
Tư  Đồ  Sảng quay sang lạy Nhị nương rồi nói:
- Nhị Thẩm! Tiểu diệt về đây cốt để minh oan cho tiên phụ chứ chẳng phải vì gia sản! Tiểu diệt xin nhường lại quyền thừa kế cho ba biểu muội, quyết chẳng nhận một xu!
Tư Đồ Lão Thái bác ngay:
- Không được! Sảng nhi là cháu đích tôn phải được kế thừa cơ nghiệp họ Tư Đồ! Ba con bé kia sẽ có phần của chúng!
Tư Đồ Sảng mỉm cười, an ủi bà:
- Nội Tồ mẫư! Tiểu tôn hiện có đến cả trăm vạn lượng vàng, còn tranh giành với các em làm gì?
Tư Đồ Lão Thái ngẩn người:
- Ngươi giầu đến thế ư? Nhưng ngươi không làm ăn cướp đấy chứ ?
Tư Đồ Sảng ngượng ngập trước nụ cười của cả nhà, liền biện bạch:
- Tổ Mẫu chớ nghĩ oan cho Tiểu tôn như thế! Tiểu tôn được Thiên Tử phong tước Trung Dũng Bá, Hàm Nhị Phẩm, đương chức Đại Lý Tự Thiếu Khanh, sao lại đi ăn cướp được!
Họ Tư Đồ không ai làm quan lớn nên lão Thái vô cùng sung sướng khi cháu đích tôn vinh hiển tột bực như thế! Bà cười mãi không giấu nổi hàm răng đã mất vài chiếc.
Đại Tiểu thư Tư Đồ Huệ lên tiếng:
- Biểu ca làm quan lớn như thế bảo sao lão Án Sát Sứ họ Hoàng không sợ?
Sau đó, Tư Đồ Sảng kể lại chuyện quá khứ của song thân cũng như ân oán của mình! Chàng yêu cầu người thân giữ kín mối quan hệ để được an toàn.
Cuối cùng, chàng tiết lộ cái chết của Tư Đồ Xán song họ khóc không nhiều, vì từ mấy năm nay lão đã trở thành người dưng, chỉ về nhà lấy vàng rồi lại đi ngay. Tính Tư Đồ Xán độc đoán và lạnh lùng, đối với vợ con chẳng chút tình cảm nên nỗi tiếc thương không lớn! Nhất là khi họ biết Tư Đồ Xán đã nhẫn tâm đánh đuổi bào huynh để giành lấy gia tài!
Tuy là thế song Tư Đồ Lão Thái cũng rất thương tâm. Nếu không có nỗi mừng lớn lao là đứa cháu đích tôn anh hùng, quyền quí thì có lẽ bà đã lâm bệnh rồi! Người đàn bà Trung Hoa sợ nhất là Tông Mạch bên chồng bị gián đoạn nên việc có cháu trai là niềm vui lớn lao nhất đời lão Thái!