Chương 3
Nạn nhân kế tiếp

    
ăn Bình trả tiền xe trên đường Nam Kiều (1) - nhìn trước trông sau, rẽ trái, quẹo phải loăng quăng một hồi như người bị lạc trong mê hồn trận rồi tiến vào khu Hoa kiều, một Chợ Lớn của đảo Tân Gia Ba (2).
Kỹ nghệ thực phẩm hiện đại đã chế ra một thứ cà phê khỏi cần rang, khỏi cần lọc thôi, chỉ pha nước sôi hoặc nước lạnh là thành cà phê uống được, tiếng Anh gọi là Instant coffee. Những người dụ lịch mòn gót giày khắp trái đất thường ví von Tân Gia Ba là Á Châu instant, không làm mất thời giờ, song lại thiếu hương vị thơm ngon độc đáo. Tân Gia Ba tức Á Châu instant cũng vậy, dĩ nhiên nó là thành phố lớn ở Châu Á, nhưng nó vẫn nhạt nhẽọ, vô duyên làm sao ấy. Nó là thành phố Tàu như Hồng Kông - với tỷ lệ 80% người Tàu chẵn chòi - Ấy thế nó lại thiếu hẳn chất Tàu nên thơ của thành phố Tàu Hồng Kông.
Trên nhiều phạm vi, nó gần giống Chợ Lớn. Vì vậy, vã lại Văn Bình mới trở lại đảo, nhiều đồi thay trong nếp sống đã xảy ra, nhiều tòa nhà mới được mọc lên mà chàng vẫn có cảm tưởng của kẻ xa nhà được hồi hương. Nếu không theo dõi các bảng tên phố toàn tiếng Anh lạ hoắc, và nếu không có loại xe đạp thùng - tức là xe đạp đeo thêm cái thùng tòng teng một bên để chở khách - thì chàng đã lầm tưởng đang đếm gót trên vỉa hè Chợ Lớn (3).
Sau khi người xẩm già gục chết. Văn Bình tức tưởi vượt biên từ đảo Johore Bahru qua đảo. Chặng đường từ trạm địa đầu tới trung tâm thành phố chỉ dài trên 20 cây số, đường xá lại tốt kinh khủng song Văn Bình thấy nó dài dằng dặc, còn dài dằng dặc hơn cả cuộc hành trình vất vả bằng xe đò cá hộp dọc theo bán đảo Mã Lai.
Đến nơi, chàng vất cái vali det đựng lơ thơ vài bộ quần áo nhẹ rồi thót xuống đường. Khách sạn của chàng tọa lạc trên đại lộ Vườn Cây (4), đại lộ có rất nhiều hàng quán, bán ngay trên vĩa hè nên chàng phải can đảm lắm mới không dừng lại. Như thường lệ, chàng phải tiêu phí một đồng đô la cho xe tắc xi, thay đổi nhiều lần trước khi chuyển sang xe đạp thùng ở đầu mút đường Nam Kiều, đề phòng bị theo. Bà xẩm già chết vì một nguyên nhân nào khác, chàng chưa biết. Nhưng chàng biết chắc địch đang rình rập, địch sẽ không ngần ngại thủ tiêu những người vô tội nhằm ngăn chàng tiến hành điệp vụ Disa...
Văn Bình bước qua một cửa hàng âm nhạc. Nhạc thời trang của giới trẻ nồi tiếng ồn ào, song đó là thứ ồn ào dễ nghe, chứ thứ ồn ào của nhạc Tàu, pha lẫn âm thanh ồn ào của những người qua đường trò chuyện, của những phổ ky bụng phệ mặc áo thung lá cháo lòng nhàu nát kêu thét đầu bếp làm mì và chè phục lệnh, thứ ồn ào này đã làm chàng nhức đầu như búa bồ. Chàng càng nhức đầu thêm vì bên cạnh tiệm bán máy thu thanh là tiệm mì. Đến cuối đường sắp rẽ vào hẻm, chàng lại đụng đầu một tiệm bán máy thu thanh khác và một tiệm mì khác.
Cửa hàng kỷ vật của Cheng Ho tọa lạc gần ngã ba một con đường bậc trung, không lớn bằng những con đường sang trọng cách đó hơn cây số, song cũng không lùi sùi. Theo chỉ thị, chàng phải xuyên qua hai cái hẻm chật chội và ngoằn ngoèo để ra ngã ba. Bên trong hẻm ống, những tiếng động chói tai đã giảm bớt, nhưng chàng lại phải nghe tiếng bài mạc chược xoa lách cách. Một vài bàn mạc chược đã đủ điếc tai, phương chi từ đầu đến cuối hẻm, ngôi nhà nào cũng sáng đèn và ngôi nhà nào cũng mở sát phạt.
Giữa hẻm, đường đi bị thu hẹp như cổ chai, vừa xoắn cho chiếc xe đạp thùng qua lọt, dân chúng ở hai bên lại chơi chua bằng cách gác một dãy sào ngang đường để... phơi quần áo. Không có lối tránh, chàng đành phải chui qua. Quần áo mới giặt vắt không kỹ, nươc rơt lõng thõng xuống xuống đầu chàng.
Đêm đã khuya mà bọn nhóc trong hẽm vẫn còn thức. Con trai con gái đuổi nhau như giặc, nhiều lần suýt đâm phải chàng. Một ông thầy nhổ răng dạo, đồ nghề được trưng diện tênh hênh trên vỉa hè lồi lõm, sát rãnh nước đen ngòm, hàng trăm cái răng xếp thành hình cánh cung, xen kẽ những cây kềm rỉ sét hoen máu khô, những ve thuốc đặc sệt như hắc ín, đang rao hàng ong ỏng bằng tiếng Phúc Kiến phía sau xe thịt bò khô, tiếng kéo xắt thịt kêu sành sạch không ngớt, ông nha sĩ "vườn" thấy Văn Bình như người nghèo bắt được của chồm dậy, nắm tay chàng, líu la líu lường mời chàng ngồi xuống chiếu, dự khán tài nhổ răng không đau.
Chàng gỡ ra, hắn càng đeo cứng lấy chàng. Ế khách, hắn cam đoan nhổ răng cho chàng không lấy tiền, vất vả lắm, chàng mới thoát khỏi sự níu kéo dai như đỉa đói của hắn. Chàng thoáng thấy mấy ả phục sức lõa lồ từ một quầy hàng bán nước sâm đồ ra ùn ùn. Cách quãng xa, mùi phấn sáp rẽ tiền vẫn tạt hừng hực vào mũi chàng. Chàng sắp sửa bị đám "chị em ta" làm thịt. Chàng bèn ba chân bốn cẳng lủi vào mái hiên tối, chờ một lát, tứ phía trở lại an toàn, mới dám ló mặt.
Tấm bảng hiệu bằng đèn ống xanh đỏ rực rỡ đập vào mắt Văn Bình với chữ "Cheng Ho" to tướng. Trong hẻm đông đảo chừng nào, ngoài đường lớn lại thưa vắng chừng nấy. Hai hàng phố đã đóng cửa im ỉm. Phần vì ánh điện không đủ sức chinh phục màn tối, phần khác vì chung quanh có nhiều cây cổ thu to chềnh ềnh nên Văn Bình không thể cả quyết có nhân viên địch lẩn quất gần cửa tiệm bán kỷ vật do Cheng Ho làm chủ hay không.
Đó là một căn phố thương mãi, bề ngang trên dưới 4 mét, bên trên có 2 tầng lầu. Giãy phố này gồm toàn hiệu buôn. Và toàn hiệu buôn bách hóa nhập cảng. Ngoại trừ tiệm của Cheng Ho.
Tiệm do người Tàu làm chủ có khác, vấn đề trang trí bị lãng quên hoàn toàn, các tấm biển tên hiệu và biển quảng cáo treo loạn sà ngầu, cửa hàng kỷ vật của Cheng Ho nom sạch mắt hơn với nước sơn còn mới, cây đèn nê ông trước cửa cũng còn mới, chứ không ám bụi vàng bẩn thỉu như các tiệm bên.
Cẩn tắc vô áy náy, Văn Bình vượt qua nhà Cheng Ho, dáng điệu thản nhiên như khách bộ hành. Ngang thân cây tranh tối tranh sáng, chàng đảo mắt về phía sau. Chàng nghe tiếng bước chân nhẹ, rồi một thằng bé độ 12 tuồi hiện ra, gọi chàng:
- Ông ơi!
Nó gọi bằng tiếng quảng Đông. Chàng giả bộ không nghe, thằng bé kêu tiếp:
- Ông ơi, ông vào đây với cháu, cháu đang chờ ông.
Sau lưng thằng bé là hàng hiên đen xì. Ánh đèn đường quá yếu ớt, không chiếu vào đến đó. Văn Bình hơi khựng. Có thể nhân viên địch núp sẵn trong bóng đêm dầy đặc, đợi chàng trình diện để hạ độc thủ. Nhưng cũng có thể thằng bé làm việc cho Cheng. Chắc có chuyện bất thường xảy ra nên Cheng không muốn chàng vào nhà bằng cửa trước.
Văn Bình bước rảo lại gần thằng bé. Nó mặc cái áo ngắn tay rằn ri và cái quận ống hẹp, lộ đôi cẳng chân gầy. Mặt nó cũng gầy choắt. Biểu hiệu cho sự lanh lợi khác thường của nó là cặp mắt. Cắp mắt sáng như đưọc luyện thôi miên.
Bộng tối đã che kín Văn Bình. Tay chân chàng hoàn toàn chùng dãn, chàng đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mọi bất trắc. Thằng bé đứng cách chàng một sải tay, nó hạ thấp giọng như sợ nói lớn bị ghi âm:
- Cháu là người nhà của ông Cheng.
Văn Bình hỏi nó:
- Tại sao cháu lại đợi ngoài đường?
- Cháu không biết, ông Cheng bị đau.
- Bị đau? Đau gì?
- Cháu không biết, ông Cheng dặn cháu chực sẵn gần ngã ba, thấy ông nào mặc quần sọt trắng có sọc, vớ trắng dài gần đầu gối, sơ mi trắng không cổ, bỏ ngoài quần, thì mời vào.
- Hừ... người khác cũng mặc giống tôi thì sao?
- Ông khỏi lo. Còn giờ giấc nữa chứ. ông đến ngả ba đúng giờ giấc hẹn, không sai một phút, ông Cheng thường thuê cháu rước khách quen như thế này từ lâu. Cháu chưa hề đón lầm ai.
- Giỏi lắm. Ông Cheng đang nằm trong nhà?
- Vâng. Cửa trước bất tiện. Vì có người rình. Mời ông đi cửa sau.
- Người rình ở đâu?
- Hai người ngồi dưới gốc cây me trước tiệm bán đố chụp hình, đối diện nhà ông Cheng, ông hãy nhìn theo ngón tay cháu, ông đã thấy chưa?
Thì ra dưới gốc cây cành lá rậm rạp có hai bóng đen thật! cả hai đều bị thân cây che lấp nên chàng không thể nhìn thấy. Máu nóng chạy rần rần trong thân thể chàng. Họ làm việc cho ai, chàng chưa giáp mặt họ, và họ cũng chưa cung khai song chàng đã biết. Đã thế, chàng sẽ chơi họ một vố.
Chàng đáp lời thằng bé:
- Thấy rồi.
Thằng bé nói tiếp:
- Họ đứng rình ở đó trước khi ông tới. Họ không để ý đến cháu vì họ tưởng cháu chơi trò cút bắt với lũ bạn ở đầu hẻm, nhưng bây giờ họ đã thấy cháu đợi ông, ông cứ đi theo cháu. Trong hẻm có 4 lối ra vào khác nhau, họ không theo kịp đâu. Nào, mời ông...
Thằng bé có dáng đi thoăn thoắt như người am tường phép khinh công, nó dẫn chàng đến một ngõ hẻm kế cận. Hẻm này vừa tối vừa vắng. Khác với những con hẻm chàng qua hồi nãy, quang cảnh ở đây ồn ào, hỗn độn như ong vỡ tổ.
Chàng nhìn sau lưng, hai bóng đen bật dậy, bước theo. Chàng dừng lại. Thằng bé giục chàng:
- Mau lên ông. Họ sắp đến rồi.
Thằng bé không biết chàng cố tình rềnh rang chờ hai bóng đen. Nó trố mắt sững sốt khi thấy chàng men tường hẻm, đi ngược lại. Hai bóng đen vừa trờ tới, Van Bình ló đầu ra khỏi lùm tối, cất tiếng:
- Lại đây hỏi chuyện.
Hai gã đàn ông Tàu mặc đồ tây sẫm chưa kịp trả lời, Văn Bình đã choảng atêmi bằng cả tay lẫn chân, cả hai ngã chồng kềnh. Một tên lồm cồm bò dậy, chàng túm cồ áo, dằn giọng:
- Lần sau không được lộn xộn, nghe không?
Chàng thả hắn ra, hắn loạng choạng thì chàng bồi thêm cái tát trái. Hắn dộng đầu vào tường hẻm. Bạn hắn hốt hoảng vắt giò lên cổ chạy như bay ra đường lớn.
Thằng bé nắm tay Văn Bình:
- Ông gây sự với nhân viên an ninh, ông Cheng Ho sẽ không trả tiền cho cháu nữa đâu.
Văn Bình xoa đầu nó, giọng an ủi:
- Mày đừng ngại, tao sẽ trả tiền thay cho ông Cheng, ông Cheng thuê mày bao nhiêu?
- Mỗi việc một giá khác nhau.
- Hiểu rồi. Lần này bao nhiêu?
- 30 đôn (5)
- Đây, ông mãnh cầm lấy.
- Lạy ông, tại sao ông rủa cháu là ông mãnh? ông mắng cháu, cháu đâu dám nhận tiền.
- Thì thôi. Tao rút lại lời nói, 50 đôn, chịu chưa?
- Có 30 mà ông cho những 50, dĩ nhiên là cháu chịu gấp. ông có cần hỏi cháu gì nữa không?
Thằng bé tỏ ra quá tinh ranh. Hắn biết lý do ông khách lạ cho thêm 20 đôn. Văn Bình cười xòa:
- Tại sao mày biết hai người bị tao đánh ngã là nhân viên an ninh?
Thằng bé đáp:
- Trước khi bị xây xẩm, ông Cheng ra phòng ngoài quan sát qua khe cửa, và sau đó dặn cháu. Không hiểu sao gặp ông cháu quên khuất. Lẽ ra cháu phải báo với ông là nhân viên an ninh vô hại. Họ bị ông tẩm quất thấy ông bà ông vải, cháu mới sực nhớ. Ông thương cháu, đừng mách ông Cheng nha.
Văn Bình pha trò:
- Nhưng tao sẽ mách bà Cheng.
Thằng bé cười rộ:
- Tưởng ai, chứ mách bà Cheng thì cháu không ngán.
- Bà Cheng hiền khô hả?
- Đâu có hiền. Chỉ vì dạo này bà ấy không ở nhà.
- Đi vắng?
- Vâng, nằm bệnh viện.
- Đau lâu chưa?
- Lâu. Từ nửa năm nay, bà ấy ở luôn tại nhà thương. Bà Cheng mắc bệnh điên, ông biết không?
Chàng giật mình, toan đáp không. Song chàng đã tự kiểm được kịp thời. Chàng gật đầu:
- Biết.
Thằng bé chép miệng:
- Cháu rất thương bà Cheng. Người đẹp như tiên, tính tình lại tốt mà ông Trời bắt đau mới lạ. Nè ông, có lần ông Cheng cho cháu uống một hớp Tapai, cháu từ chối thì ông ấy làm mặt giận, nói "thằng ngu, mày còn nhỏ, cứ nhậu say cho sướng, khi nào già như tao sẽ bớt khổ... uống đi mày, đừng sợ gì cả, trên đời mày chỉ nên sợ Trời, nhưng theo điều tao hiểu thì làm đếch gì có Trời mà mày sợ..." Nè ông, ông có đồng ý với ông Cheng là không có Trời không?
Văn Bình chỉ ừ hữ, không đáp rõ thành tiếng. Chàng không theo đạo nào mặc dầu chàng là người hữu thần, chàng tin có Trời. Nhưng nhiều khi chàng lại mâu thuẫn với chính mình. Nhiều khi chàng có ý nghĩ rằng không có Trời.
Thằng bé ra hiệu cho Văn Bình len lỏi vào cái ngõ ống, bề ngang chưa đầy một mét. Ngõ ống này dẫn đến cửa sau nhà Cheng Ho. Thằng bé bước nhanh và gọn, tuy trời tối như hũ nút. Sân sau khá rộng, được lợp ngói đàng hoàng. Ánh đèn từ nhà trên lọt qua khe cửa giúp Văn Bình nhận định được vị trí đồ vật. Chễm chệ giữa sân là cái bàn ping pong, bên trên còn nguyên hai cây vợt đặt chận lên mấy trái banh tròn thắng xóa. Thằng bé mở cửa, mời chàng trèo lên cầu thang gỗ bên tay phải.
Văn Bình vỗ vai thằng bé song nó đã hiểu được ý chàng và đáp:
- Mời ông lên lầu một mình. Trong nhà không có ai, bà quản gia đã về từ 9 giờ tối. Để cháu vặn đèn sáng cho ông thấy đường. Cháu sẽ ra bằng lối khác. Nếu ông cần gặp cháu, xin ông hỏi ông Cheng.
Dưới ánh sáng của ngọn đèn vàng treo lủng lẳng trên trần nhà mới quét vôi trắng toát.Văn Bình chột dạ khi nhìn rõ khuôn mặt của thằng bé. Khôi ngô, thông minh và có thiên bẩm như nó mà không được huấn luyện đúng mức thật uổng. Được đưa vào khuôn phép của Sở Mật Vụ, chắc chắn nó sẽ trở thành điệp viên hành động có hạng.
Nó toan mở cửa ra sân, Văn Bình giữ nó lại:
- Hiện cháu làm nghề gì?
Nó lắc đầu:
- Chẳng làm nghề gì cả. Tiện cái gì cháu làm cái đó. Cháu chỉ huy bọn trẻ giữ xe trong khu vực này.
- Kiếm ăn khá chứ?
- Khá. Nhưng cũng không đi đến đâu. Ông hỏi ông Cheng thì rõ. ông Cheng đã hiểu gia cảnh của cháu. Cha cháu quen biết ông Cheng ngay xưa, và cũng mở một cửa hàng đông khách và phát tài lắm. Cha cháu bỏ mẹ cháu, đi ở với bà kế. Mẹ chảu vứt chúng cháu ở lại, và qua Johore Bahru lấy chồng. Chúng cháu gồm 7 anh chị em. Cháu là anh cả...
- Cháu được mấy tuổi?
- 14.
- Trời!
- Gia đình cháu 7 anh chị em, một mình cháu nuôi sống. Thôi, cháu xin phép ông đi nhé. ông mới đến đây lần đầu, nhưng không hiểu sao cháu lại có cảm tình đặc biệt đối với ông. Trông ông, cháu đoán chắc ông rất giõi võ. Ông dậy thêm cho cháu được không?
- Được. Cháu đang học võ của ai?
- Ông Cheng.
Gió lạnh từ cánh cửa mở hé thổi ùa vào. Như sực nhớ đến nhiệm vụ dẫn đường cho ông khác lạ, sực nhờ đến đàn em đang chờ trong một căn nhà xiêu vẹo nào đó, thàng bé vội băng mình ra sân quên chào Văn Bình lần nữa.
Chàng nhún vai, đặt gót lên bậc thang gỗ. Tuy là cầu thang gỗ, bước chân của chàng không gây ra tiếng ồn vì cỏ tấm thảm bằng len đỏ màu rượu chát, loại thảm dệt tay, không mịn nhưng dầy và êm. Xuất xứ từ A-Phú Hãn. Thảm dệt A-Phu Hãn không đẹp bằng thảm dệt Ba Tư, song bền hơn, và đắt tiền hơn. Cheng Ho là lái buôn đồ cổ, đồ hiếm có khác, không khí trong nhà sặc mùi kỷ vật quý giá.
Tay vịn của cầu thang được tiện trong một thứ gỗ nồi vân tròn đánh vẹt-ni bóng loáng cách quãng một mét lại có một quả nắrn nhô lên. được trạm trồ long phượng cực kỳ tinh vi. Bức tường bên phải cầu thang được treo một giải tranh thủy mạc Yàu. Văn Bình nhận ra 8 bức họa "bát cảnh Tiêu Trương" tương tự 8 bức họa trong nhà của Agong tuy nhiên, nét bút ở đây cỏ vẻ điêu luyện hơn, chắc là của một danh họa Trung quốc.
Căn nhà sâu hơn 50 mét là ít, vì Văn Binh không nghe được một tiếng động nào của con đường phía trước. Quang cảnh lầu nhất vắng lặng đến độ rợn gáy. Tranh Tàu được treo la liệt, một giãy đèn lồng bằng giấy ngũ sắc lủng lẳng trên trần. Pho tượng Phật Di Lặc, bụng phưỡn, nét mặt trầm mặc hiền từ, ngồi kiết già cạnh tường. Đối diện là bức tượng thần ái tình Shiva, từ Ấn độ nhập cảng, miệng cười kín đáo, hai mắt linh dim, vai đeo lòng thòng một lô bộ phận sinh dục nam nữ cũng bằng đồng đen...
Văn Bình bước vào gian phòng hẹp xế cấu thang. Chàng quan sát cánh cửa gỗ lim kiên cố ăn thông sang phòng bên. Cánh cửa này được đóng kín. Chàng gõ bốn tiếng ngắn liên tiếp.
Bên trong có tiếng đàn ông yếu ớt vẳng ra:
- Ai?
Văn Bình đáp
- Tôi cần gặp ông Cheng, vẫn tiếng nói trong phòng ;
- Ông đến mua tranh?
- Vâng.
- Ông định mua bức nào?
- Bức "Sơn thị tình lam."
- Của ai?
- Vương Kiến Túc.
- Hết rồi. Trong số họa bát cảnh Tiêu Tương do Vương Kiến Túc vẽ, tôi chỉ còn lại bức "Ngư thôn tích chiếu." ông chịu mua không?
Văn Bình thở phào một tiếng thật dài. Trừ phi chàng điên, chàng mới đang đêm bỏ rơi giai nhân bọ ngựa, đẩy mình trên phi cơ, xe đò, xe đạp thùng, nơi đồng đất xứ người, để mua một bức tranh vớ vẩn của một hoại sĩ vớ vẩn...
Tiếng nói ở trong phòng lớn hơn:
- Chào anh, tôi là Cheng Ho. Anh vặn quả nắm mà vào, tôi đã ấn nút điện mở cửa.
Phía sau cách cửa sổ lim kiên cố là căn phòng hình vuông được gắn máy điều hòa khí hậu, trang trí sơ sài nhưng đầy đủ, với cái tủ đựng quần áo, cái bàn giấy nhỏ và các giường thấp không buông mùng. Ánh đèn nê ông màu xanh chiếu xuống làm tăng vẻ nhợt nhạt của người đàn ông nằm ngang trên giường, mặt ngoảnh về phía cửa, hai tay duỗi thẳng, một chân buông thõng chấm đất.
Người đàn ông trong phòng là Cheng Ho. So sánh với người anh em cột chèo Agong, Cheng khôi ngô hơn, vì mắt không lé, răng không vàng khè và thân hình không gầy đét như con cá mắm. Đặc điểm của hắn là sự tương phản giữa gương mặt nhỏ và đôi vai rộng như mượn của người khác. Theo tướng thuật, các bộ phận trong con người phải ăn nhịp với nhau, phàm mặt nhỏ mà vai rộng hoặc lưng dài sống không được thọ.
Tóc Cheng đã bạc, hắn đến ngày tận số là đúng. Chỉ tiếc là Cheng bị thiệt mạng một cách lãng nhách. Trước khi bắt tay vào điệp vụ Disa, hắn đã được cấp trên dặn dò chu đáo. Cũng như Văn Bình, hắn được cấp một số hóa chất giải độc đặc biệt. Văn Bình nổi tiếng liều mạng, điệp vụ nguy hiểm bậc nhất chàng đều coi thường, tuy nhiên lần này chàng đã áp dụng mọi biện pháp phòng ngừa, trước khi đến nhà Agong, chàng đã tự chích một phát thuốc vào bắp đùi. Chất thuốc nhờn nhờn như pha dầu nên mũi tiêm làm chàng đau điếng. Chưa đủ, chàng còn đeo găng tay. Trời nóng, đàn ông đeo găng tay là chuyện trái khoáy, nhưng may thay găng này được may bằng da mỏng, giống màu da người, chàng lại luôn luôn thọc một tay vào túi, tay kia vung vẫy điếu thuốc nên không sợ bị để ý...
Nằm trên giường, gối nệm xô lệch, Cheng thở có vẻ mệt mỏi. Dường như hắn bị sưng cuống họng nên tiếng nói trở nên khó nghe. Hắn mặc nguyên bộ com lê sám nhạt, cà vạt kéo khỏi cổ đã mở nút. Đôi giầy đế cao su 4 phân cũng còn nguyên trong chân hắn. Chắc hắn sửa soạn đi đâu hoặc vừa đi đâu về thì bị ma bệnh hành hạ.
Chàng hỏi Cheng:
- Anh bị đau?
Hắn đáp:
- Vâng. Tôi không ngờ bị nhiễm độc. Cơn đau lạ lắm, anh ạ, cách đây một buổi tôi còn khỏe như vâm, nhưng sau khi tôi uống rượu về thì tay chân bỗng bải hoải, trái tim đập láo liên, tôi phải nằm mọp luôn trên giường.
- Hơi độc Disa?
- Chính nó. Sinh ư nghệ, tử ư nghệ, anh ơi, cái gì cũng có số cả, sống chết tại Trời, phải không anh?
Văn Bình toan đáp "phải" song câu nói hồi nãy của thằng bé 14 tuồi bắt chàng nín khe. Thằng bé thuật lại là Cheng Ho không tin có Trời. Cheng vừa mâu thuẫn với chính hắn. Khối óc thường ngày minh mẫn của hắn không còn minh mẫn nữa. Đó là hậu quả của sự nhiễm độc.
Chàng an ủi
- Tôi trông anh chẳng có gì đáng ngại. Rờ da anh, tôi thấy mát. Chắc anh bị cảm nên xương cốt rời rã, trái tim đập mạnh đấy thôi.
- Không, anh ơi, tôi biết lắm. Cám ơn anh đã an ủi. Nhưng đây là độc chất Disa. Mắc phải độc chất Disa thì chỉ có chết.
- Bậy nào. Điện thoại ở đâu, để tôi gọi bác sĩ.
- Vô ích. Tôi chỉ có thể sống được 30 phút nữa là cùng. Nếu bác sĩ đến đây, tôi cũng không có hy vọng bình phục. Vì hơi độc này nhiễm vào hệ thống thần kinh. Vô ích, vô ích... Hơn 20 năm trước, tôi đã chứng kiến tận mắt cái cảnh hàng chục người chết vì nó. Chết ngay trước mặt những y sĩ danh tiếng của đảo Tân Gia Ba. Ngày ấy tôi vuốt mắt cho nạn nhân, tôi không thể ngờ rằng nạn nhân 20 năm sau lại là tôi, Cheng Ho...
Cheng Ho thở dốc một hơi rồi tiếp:
- Agong và tôi là bạn thân của nhau từ ngày xửa ngàỵ xưa, hẳn anh đã biết. Nhưng có lẽ anh không biết rằng hồi ấy tôi có liên hệ xa gần với độc chất Disa... Agong đã kể anh nghe những bí ẩn trong vụ đốt tiền Anh Kim và tiêu hủy các kho rượu mạnh trên đảo trước ngày đầu hàng quân đội Nhật chưa?
Agong chưa có thời giờ nhắc nhở dĩ vãng đầy kỷ niệm trên biển Phong Lan với Văn Bình. Tuy vậy, cuộc đầu hàng của Anh Quốc được coi là kinh nghiệm lịch sử vô cùng đau đớn trên các cơ quan điệp báo quốc tế đã lấy làm đề tài học tập nên Văn Bình không thể không biết chi tiết.
Đêm 30-1-1942, gần 30 ngàn binh sĩ thuộc khối Thịnh Vượng Anh rút lui về đảo, mệt mỏi và chán nản, con đường đúc bê tông nối đảo với Johore Bahru (6) được giựt mìn đồ sụp, trong khi quân đội Phù Tang rầm rộ kéo từ Mã Lai xuống bắt đầu bao vây Tân Gia Ba. Giới chức Anh trên đảo nhận thấy không đủ sức chống cự nên hạ lệnh tiêu hủy các cơ sở quân sự và tài chính, đặc biệt là tiêu hủy tiền bạc trong nhà băng và kho rượu tư nhân (7). sở dĩ phải tiêu hủy các kho rượu vì trước đó không lâu, quân đội Nhật tràn vào Hồng Kông uống rượu thả cửa bị hơi men kích thích đã hiếp dâm đàn bà con gái tại đó...
Cặp mắt sáng quắc của Cheng Ho trở nên lờ đờ. Hắn húng hắng ho rồi gượng ngồi dậy. Văn Bình kê hai cái gối bông lớn sau lưng hắn. Hắn nhìn chàng, biểu lộ sự cảm ơn trước khi giải thích:
- Hồi ấy, tôi có chân trong đọàn dân vệ kháng chiến. Ngày 9-1, thống đốc Tô Mát (8) ban hành chỉ thị tiêu hủy và tôi có mặt trong những ngày đậu tiên. Công cuộc tiêu thồ bị trì chậm vì nhiều lý do, một phần vì nhà cầm quyền hoang mang, không dứt khoát, phần khác cũng vì tham nhũng, một số nhà giầu tìm cách mua chuộc giới chức địa phương để giữ cho cơ xưởng của họ được toàn vẹn. Rốt cuộc chỉ có 47 xí nghiệp do người Anh làm chủ là bị phá hủy. Còn hơn 40 xí nghiệp lớn của người Trung Hoa thì được để yên.
Tướng Sim Sơn (9) yêu cầu thống đốc Tô Mát cho bản danh sách xí nghiệp bị phá hủy nhưng chẳng hiểu sao thống đốc Tô Mát lại gạch tên của 40 xí nghiệp của người Tàu... Tình hình trên đảo rối như vậy, anh em chúng tội có nhiều liên hệ với phe Quốc Dân Đảng của Tưởng thống chế nên tuy là đồng minh với Anh, tuy hậu thuẫn thống đốc Tô Mát, chúng tôj lại kín đáo bất tuân mệnh lệnh của ông ta. Tôi và một số đồng chí trẻ tuồi, hăng say, gan dạ được tuyển chọn để gia nhập ban E. Ban này có nhiệm vụ phá hủy các xí nghiệp mà thống đốc Tô Mát không cho phép thiếu tướng Sim Sơn rờ mó tới.
Và trong những ngày, những đêm cuối cùng trên đảo, hoạt động lén lút, anh em chúng tôi đã vớ nhằm Disa. Độc chất Disa. Gần 50 người bị thiệt mạng. Đó là con số tự tay tôi đếm được. Có thể có nhiều nạn nhân hơn nữa, nhưng tôi không có phương tiện phối kiểm. Những nạn nhân này cũng có triệu chứng như tôi hiện giờ, nghĩa là đột nhiên nằm rụp, ngực bị chặn nghẹt, tim đập thật mạnh, trong mình nồi lên hàng ngàn nốt ruồi đen, thế rồi... thế rồi khi nào nốt ruồi lan ra đến bàn tay là sắp chết. Tôi không muốn anh kêu bác sĩ vì... vì trong lòng bàn tay tôi đã bắt đầu nổi nốt ruồi...
Cheng Ho xòe bàn tay cho Văn Bình quan sát. Hắn nói đúng. Một dãi nốt ruồi nhỏ xíu màu sám đậm che gần kín những đường chỉ tay. Văn Bình nhìn hắn một cách ái ngại. Dù sao hắn đã biết rõ sự tác hại ghê gớm của chất độc Disa từ 20 năm trước. Vậy mà hắn không tránh được lưỡi hái quái ác nghiệt của Tử Thần.
Nằm trên giường, Cheng Ho chép miệng chua chát:
- Tôi là cựu nhân viên ban E, từng lập nhiều thành tích tốt, tôi từng hợp tác mật thiết với tình báo hải ngoại Quốc Dân Đảng Trung Quốc nên người ta đưa tôi vào C.I.A.. Và cũng vì C.I.A. tin cậy tôi và coi tôi là người hội đủ thẩm quyền nhất để tiến hành công cuộc điều đình nên tình báo đồng minh mới đặt hết hy vọng vào tôi. Tôi đã cố gắng hết sức. Tôi đinh ninh sau khi anh đến đây, tôi có thể dẫn anh ra khơi để...
Cheng Ho lại ngừng nói để thở hồng hộc. Mồ hôi vã ra đầy trán. Văn Bình lấy khăn lau trán cho hắn. Hắn nhắm mắt, ngoan ngoãn như đứa trẻ con trong sự nuông chìu của mẹ.
Văn Bình hỏi:
- Dần tôi ra khơi để gặp họ?
Cheng đáp:
- Vâng.
- Điều kiện của họ như thế nào?
- Vẫn như cũ.
- Họ gồm những ai?
- Người cầm đầu vẫn là Hsiang-pen Lih.
- Anh đã tiếp xúc với Hsiang?
- Vâng.
- Tại đâu?
- Trên một đảo nhỏ xíu ngoài khơi gọi là đảo Hồng.
- Tôi muốn ra đảo Hồng.
- Thằng Sue sẽ lo cho anh.
- Thằng bé đón tôi ngoài đường, phải không?
- Phải. Nó rất lanh lợi và đã giúp tôi nhiều việc. Nó có dặn anh đề phòng hai nhân viên của Lim Koon hông?
- Có.
- Lim Koon điều khiển ngành Phản Gián ở Tân Gia Ba. Trên nguyên tắc, điệp vụ Disa được các quốc gia đồng minh chung sức thực hiện, anh và tôi là kẻ thừa hành, nhưng Phản Gián của Lim lại mắc cái tật xía vào công chuyện người khác. Lim Koon đối xử với tôi rất nhã nhặn. Nhưng trong thâm tâm hắn chẳng ưa gì tôi. Mặc cảm mà anh... hồi tôi ngự xe Rolls Royce, có tài xế đội nón mũ két lát, nhà có hồ tắm, có sẵn du thuyền neo ngoài bãi biển thì Lim Koon còn làm công chức quèn trong ngành an ninh, ngày hai bữa lọc cọc đến sở bằng cái mô tô phun khói khét ngẹt... Chó ngáp phải ruồi, giờ đây ngồi ghế ông bự, hắn rình rập cơ hội chơi tôi một mách. Anh không đụng đến lông chân hai thằng nhân viên hạng bét của Lim chứ
- Không.
- Hà, hà... Lim Koon hết đường cựa quậỵ... Nhưng mà anh ơi, Lim xỏ tôi, tôi cũng chẳng cần nữa. Dầu sao tôi cũng sắp đáp chuyến tàu suốt sang bên kia thế giới...
- Này anh... tôi gặp thằng Sue ở đâu?
- Ừ nhỉ, tôi quên. Anh nhớ vị trí ngôi nhà của tôi chứ? Trở ra đường Nam Kiều, quẹo trái đến đường Cái Chùa, anh lại quẹo phải, bỏ một đường sẽ đến con đường thứ hai mang tên Sì-mít. Vào đường Sì-mít, đến hẻm thứ nhất, bên phải, anh quẹo vào, đi 50 mét, gặp cái hẻm cắt ngang, quẹo trái thì đụng các quán bán nước sâm nhị hồng, đó là tổng hành doanh của thằng Sue, nếu nó vắng nhà, anh sẽ gặp em nó. Tôi chết đi, không ai dìu dắt nó, tôi chỉ còn cách ký thác lại với anh.
- Anh yên tâm.
- Một lần nữa, tôi cám ơn anh.
Cheng Ho lóp ngóp bò dậy, mắt nhớn nhác nhìn chung quanh. Văn Bình biết hắn khát nước. Nếu chàng cho hắn uống, hắn sẽ chóng chết. Chàng bèn đỡ hắn nằm xuống:
- Đừng cử động mạnh bị mệt. Gương mặt anh còn sắc nhuận, anh chịu khó nằm yên, tôi sẽ cố gắng vận công tống độc cho anh.
Cheng Ho cười cay đắng:
- Huyệt tôi đã bị bế tỏa, anh không cứu sống tôi được đâu. Nếu thương tôi, xin anh đưa chai rượu Tapai trên bàn cho tôi uống một hớp. Rượu này được ngâm với rễ cây xạ rát (10) và xương lạc đà đực nướng đen tán nhỏ thành bột. Một danh y Ấn Độ trồng được một vườn xa rát trên miền núi Hy Mã Lạp Sơn đã biếu tôi một nắm rễ và dạy cách pha chế. Có 150 toa pha chế rễ cây xa rát. Toa bổ dưởng làm tăng bền bỉ mỗi khi gần đàn bà, già gần xuống huyệt vẫn khỏe như thanh niên ba mươi, nhưng cũng có toa pha chế đặc biệt tạo ra cảm giác tê mê. Anh ơi, tôi cần tê mê để ra đi nhẹ nhõm.
Văn Bình làm thinh, không tỏ phản ứng. Mặt Cheng nhăn nhó, trán hắn ríu lại, hắn đang đau đớn cực độ, chất rượi tapai ngâm rễ xa rát sẽ giúp hắn quên nợ đời chóng vánh. Nhưng chàng không có quyền đồng lõa với Tử Thần. Còn nước, còn tát.
Chàng bèn đứng lên, quay mặt ra cửa, hai tay chắp trước ngực để vận khí. Phải cần ba phút đồng hồ mới tập trung đủ chưởng phong vào đầu ngón tay. Chàng không ngờ nạn nhân nằm mọp trên giường lại còn sức lực chồm dậy, vớ lấy chai rượu ngâm thuốc.
Cheng thọc cổ chai vào miệng tu ồng ộc. Hốt hoảng, Văn Bình giằng ra, ném chai rượu xuống đất, vỡ tang tành. Cheng cười tươi, buông mình xuống nệm. Văn Bình cất tiếng, giận dữ:
- Tại sao anh làm thế?
Cheng đáp:
- Anh tha lỗi cho tôi. Tôi thường tự nhủ nếu chẳng may mắc bệnh nan y thì sẽ mượn thang ma phế của danh sư Hoa Đà để rút ngắn thời khắc hấp hối. Rượu xa rát này là ma phế thang của Hoa Đà đó. Anh có nghe nói đến Hoa Đà không? ông thầy thuốc từng mổ cánh tay của Quan Công, nạo chất độc ở đầu dính trong mũi tên của quân Tào dưới thời Tam Quốc ấy mà... Tào Tháo đa nghi, họ Tào đau đầu, Hoa Đà đòi cho uống ma phế thang rồi cho mổ óc, họ Tào bèn hạ ngục hoa Đà... Chết trong nhà giam, Hoa Đà để lại cho anh cai ngục họ Ngô bộ sách Thanh Nang, tức là bộ cẩm nang về nghề thuốc. Chẳng may, vợ anh cai ngục đem cuốn sách đốt cháy, anh ta chỉ giữ lại được mấy trang chót, dậy nghề thiến súc vật và nghề pha ma phế thang. Nhưng rồi kỷ thuật pha ma chế thang cũng thất truyền, ông thầy thuốc người Ấn Độ học lỏm được rồi truyền lại cho tôi. Có nhiều lối pha, pha nhiều thì mê, pha ít thì tâm thần lâng lâng... ha... ha... tôi sắp thoát được cõi đời bẩn thỉu...
Cheng đang cười ròn rã bỗng ngậm miệng. Rượu xa rát bắt đầu công phạt. Mắt hắn mở ra rồi nhắm lại. Văn Bình vội lay người hắn:
- Cheng Ho, có điều quan trọng hơn hết, anh lại quên nói. Độc chất Disa được cất trên đảo Hồng, nhưng là cất ở đâu?
Cheng thều thào như nói trong cơn mơ:
- Trong bản đồ.
- Bản đồ nào?
- Anh luồn tay xuống dưới nệm thì thấy. Nó rất quý giá. Anh nên cẩn thận vì Disa...
Tiếng nói của Cheng bị chìm lỉm trong cuống họng. Chàng tát má hắn với hy vọng ngăn chặn sự hôn mê:
- Chất độc Disa ấy hả?
Cheng buột ra một tiếng ngắn:
- Không.
- Vậy Disa là gì?
- Nàng.
- Nàng là ai?
- Disa.
- Dĩ nhiên chất độc Disa rất nguy hiểm. Bằng chứng anh bị nó nhiễm vào da và...
- Không... Disa ở đây không phải là hơi độc. Hoặc điệp vụ Disa mà anh có nhiệm vụ tiến hành. Mà là nàng...
- Một người đàn bà?
- Đẹp. Tuyệt đẹp.
- Tên nàng là Disa?
- Phải.
- Cheng, anh còn tỉnh không? Còn tỉnh hay đã mê man? Anh cố nhớ lại coi, Disa là tên của chất độc, Disa là tên của điệp vụ. Disa không phải là tên người...
- Anh tưởng tôi loạn trí hả? Hừ.... tôi sắp chết... chỉ một vài phút nữa, tôi chết. Song tôi vẫn còn sáng suốt kinh khủng. Yêu cầu anh nghe rõ lời tôi nói. Disa là một người đàn bà, một người đàn bà tuyệt đẹp. Disa... Disa... chà... mặt nàng đẹp ghê, thân nàng đẹp ghê... Disa... Disa...
Cheng Ho mở mắt trừng trừng nhìn bức tường trắng hếu trước mặt. Rồi như thể được uống thần dược, hắn chống tay, lấy trớn toan bước xuống giường. Nhưng hắn đã hụt chân ngã nhào, miệng hộc máu tươi đỏ lòm. Văn Bình nắm cườm tay và không tìm thấy linh mạch nữa. Hắn nghểng cổ gọi chàng rồi nói:
- Anh tha lỗi cho tôi. Tha lỗi cho...
Cheng Ho giẫy một cái rồi chết, trước khi sang bên kia cõi thế, hắn vẫn lẩm bẩm:
- Lam... Lam...
Chú thích:
1. South Bridge Road.
2. Khu này là Chinatovvn.
3. Xe đạp thùng được gọi là trishavv có 2 chỗngồi. Xe xích lô rickshavv bị bãi bỏ từ năm 1947 và hiện nay xe đạp thùng cũng biến dần.
4. Tạm dịch tên đường Orchad.
5. Đây là đô la Tân Gia Ba. Tương đương với đô la Mã Lai, đô la Brunei, khoảng 0,33 đô la Mỹ.
6. Cọn đường này rộng 21 mét, dài hơn 1.000 mét.
7. Số tiền giấy bị đốt lên tới 5 triệu Mỹ Kim, khoảng gần 2 triệu đô la Mỹ, còn số rượu mạnh lên tới 240 ngàn lít.
8. Shenton Thomas, thống đốc bán đảo Mã Lai khi ấy nằm trong khối Thịnh Vượng Anh.
9. Tướng Ivan Simoọn, tư lệnh Tân Gia Ba.
10. Xa rát là tinh chất rút từ cây cannabis Indica, được trồng ở Tây bộ Hy Mã Lạp Sơn, Ấn Độ, Phi Châu và Bắc Mỹ. Nhựa cây cannabis là cannabinon. Nhưng nhựa của cây cái, lấy ở trên đỉnh cao, ép ra một chất đỏ nhờn, gọi là cănbinol, tinh chất của nó được người Ấn Độ gọi là xa rát (charas). Ta gọi là cần sa (mặc dầu cần sa nhẹ và khác xa rát)