5.

Nói xong nữ thần Atêna cầm ngọn lao dài phóng mạnh xuống mặt đất. Khi nữ thần rút ngọn lao lên thì kỳ lạ thay, từ kẽ nứt của mặt đất mọc lên một chiếc cây. Chiếc cây cứ lớn lên vùn vụt, tỏa cành, đâm lá xum xuê. Rồi từ những cành lá xum xuê đó mọc ra những quả nho nhỏ thon thon. Đó là cây ôlivơ, một cây mà tuổi thọ có thể tới một ngàn năm. Còn quả ôlivơ chứa chất dầu rất quý. Kêcrốp đến lượt mình lên tiếng phán quyết. Nhà vua coi tặng phẩm của nữ thần Atêna là quý báu hơn cả. Từ đó Atêna là vị nữ thần bảo hộ cho vùng đồng bằng Yttích và tiểu khu Aten. Có chuyện kể, không phải Kêcrốp đóng vai trò người phán định cuộc tranh giành miền Yttích giữa hai vị thần Atêna và Pôdêiđông, mà là hội nghị các vị thần slanhpơ. Có chuyện kể chính những người dân Aten đóng vai trò quyết định. Họ được chứng kiến tài năng thần kỳ của các vị thần trong cuộc đua tài và sau đó họ bỏ phiếu cho Atêna. Số phiếu của Atêna hơn Pôdêiđông một, do đó Atêna thắng cuộc. Người ta còn kể tặng vật của Pôdêiđông không phải là một mạch nước mặn chảy ra từ vách đá, mà là một con ngựa...
Thua cuộc, Pôdêiđông tức giận nhà vua Kêcrốp và con dân của đất Yttích vô cùng. Và đối với các vị thần một khi đã tức giận là phải có sự trừng phạt tiếp theo. Pôdêiđông lại dùng cây đinh ba thần thánh của mình giáng xuống một vùng đất đồng bằng Yttích khiến cho vùng này sụt thấp hẳn xuống và biến thành một vùng đầm lầy nước mặn rộng mênh mông, chẳng thể nào trồng trọt được.  Olive (chúng ta thường phiên âm là "ôliu"), màu ôlivơ xanh nhạt, quả ôlivơ giống quả nhót. Atêna thắng lợi trong cuộc tranh giành quyền bảo hộ cho đất Yttích. Chính từ đây mới ra đời cái tên "Aten" với ý nghĩa là đô thị được nữ thần Atêna bảo hộ hoặc đô thị của nữ thần Atêna. Còn cành ôlivơ trở thành một biểu tượng cho hòa bình và thịnh vượng, hoặc sự hiểu biết sáng suốt.

*

Erichthonloạ, tiếng Hy Lạp: "eri": khỏe mạnh, tốt đẹp; "khteni": đất.
Păngđor truyền lại, cho nên ba người con gái của Kêcrốp không sao mà áp chế nổi cái thói tò mò đang bật dậy trong trái tim họ. Họ đã mở cái vẽi ra xem. ôi chao! Khủng khiếp quá! Khủng khiếp hết chỗ nói! Trong vẽi có một đứa bé nằm, nằm lọt thỏm giữa một lũ rắn đệm, dát ở xung quanh. Ba người con gái của Kêcrốp chỉ kịp thét lên một tiếng rồi ôm đầu chạy. Họ đã hóa điên vì sợ hãi. Có thể nữ thần Atêna làm cho họ mất trí vì họ đã không tuân theo lời căn dặn của thần. Và cả ba người con gái của Kêcrốp đâm đầu từ trên ngọn núi Acrôpôn xuống, kết liễu cuộc đời. Đứa bé trong cái vẽi đó chính là richtôniôx. Nữ thần Atêna đưa chú bé vào trong đền và nuôi dạy chú thành một chàng trai tài giỏi, xứng đáng là con cháu của các vị thần. richtôniôx thừa kế sự nghiệp của Kêcrốp, cai quản vùng đồng bằng Yttích và đô thị Aten. Nhà vua đặt ra nghi lễ thờ cúng nữ thần Atêna và đặt ra "Hội Panatênê", xây đền thờ nữ thần Atêna và Pôdêiđông đặt tên là rêchtêiông (Erichthéion). Nhà vua cũng là người sáng tạo ra chiếc xe tứ mã. Do "dây mơ, rễ má" của chuyện những người con gái của Kêcrốp với Atêna nên nữ thần Atêna thường có những định ngữ kèm theo như Atêna Aglôrôx, Atêna Păngđrôxôx. "Hội Panatênê" lúc đầu chỉ mở ở tiểu khu Aten, giới hạn trong những công xã ở địa phương này. Sau dần nó trở thành ngày hội của toàn thể nhân dân vùng đồng bằng Yttích. Lúc đầu hội được mở mỗi năm một lần vào những ngày cuối của tháng tám (tháng hêcatombơ) đến thời Pidixtơrát mở bốn năm một lần và mở vào trước "Hội slanhpích" một năm gọi là "Hội lớn Panatênê" (Giandes Panathénées). Cũng như các "Hội slanhpích" và "Hội  Acropole, tiếng Hy Lạp: "akrôs”: trên cao; "polis": đô thị. Một đô thị cổ ở Hy Lạp gồm có hai khu vực. Khu vực ở dưới thấp và khu vực ở trên cao. Khu vực trên núi cao gồm các đền, điện thờ các vị thần, và một lâu đài, nơi tiến hành các nghi lễ thiêng liêng.  Pana thénéer, tiếng Hy Lạp: "pan": tất cả, hoàn toàn. (Hội của toàn dân Aten).  Quadrige: xe bốn ngựa chạy song song.  Pisistrale, nhà cầm quyền ở Aten quãng thế kỷ VI trước Công nguyên. Pitích", trong những ngày "Hội Panatênê" người Hy Lạp tổ chức thi đấu võ nghệ, thể dục, thể thao. Từ thời Pidixtơrát đưa thêm các môn thi đọc thơ (kể chuyện thơ) cho các nghệ nhân dân gian rápxôđ (rapshade) đến thời Pêriclex đưa thêm vào môn thi ca hát và biểu diễn âm nhạc. Những người chiếm giải trong cuộc thi được tặng thưởng một vòng hoa ôlivơ và một chiếc bình đựng dầu ôlivơ, thứ dầu thiêng liêng là tặng vật của nữ thần Atêna ban cho con dân Hy Lạp.
Tục lệ ấy ngày nay còn lưu giữ lại trong sinh hoạt thi đấu thể dục thể thao của chúng ta. Giải thưởng cho những cá nhân và tập thể thắng cuộc thường là một chiếc bình, lọ dáng thon thả, thanh thoát có hai quai như chiếc bình đựng dầu ôlivơ của người Hy Lạp xưa kia. Atêna biến Arakhnê thành con nhện Xưa kia ở xứ Liđi, thần Côlôphông có một người con gái tên là Arakhnê. Nàng nổi danh vì sắc đẹp thì ít nhưng về tài dệt vải, dệt lụa thì nhiều. Không một người phụ nữ xứ Liđi nào có thể sánh tài với nàng về nghệ thuật dệt. Nhìn những tấm lụa do bàn tay nàng dệt ra người ta tưởng chừng như Arakhnê đã lấy những tia nắng làm sợi cho nên nó mới óng ả, trau chuốt và mịn mỏng đến như thế. Còn khi những thiếu nữ Liđi mặc những tấm lụa do Arakhnê dệt, tham dự vũ hội thì thật là tuyệt đẹp. Người ta bảo đó là những nàng tiên, những Nanhphơ đang ca múa trong những buổi sớm mai dưới lớp sương mù mờ mờ ảo ảo. Đến cả những vị  Périclèạ, nhà cầm quyền ở Aten, (495-492 trước Công nguyên).  Amphỏe pânthénaique từ "cúp" mà ngày nay chúng ta thường gọi là Việt hóa từ "coupe" trong tiếng Pháp, "Coupe" tiếng Pháp nghĩa là một chiếc cốc to, một chiếc bình đồng thời cũng có nghĩa là phần thưởng trong các nước thi đấu thể dục thể thao.  Arachné, tiếng Hy Lạp: "Con nhện" thần, nam thần và nữ thần cũng phải khâm phục tài dệt khéo léo của nàng và nhiều vị đã từng xuống tận nơi để xem Arakhnê dệt.
Song thói đời kẻ có tài lại dễ mắc cái bệnh kiêu căng. Arakhnê mất tỉnh táo trước những lời khen ngợi, quá say mê, nhấm nHyp tán thưởng những công trình lao động của mình đến nỗi coi rằng trên thế gian này ngoài Arakhnê ra thì không có người thứ hai nào dệt nổi được những tấm vải, tấm lụa đẹp đẽ đến như thế. Có người nhắc nàng đừng quên tài nghệ của nữ thần Atêna, vì một người trần không thể nào có tài sánh ngang với các bậc thần linh được. Nhưng Arakhnê chẳng thèm để ý đến lời khuyên nhủ chân thành ấy mà lại còn ăn nói sỗ sàng hơn:
-Thì ta thách cả nữ thần Panlax tới đây thi tài dệt với ta đấy! Atêna cũng không thắng nổi Arakhnê này đâu. Ta sẵn sàng thử tài một phen với nữ thần. Những lời thách thức ngạo mạn ấy không cánh mà bay đến tai nữ thần: Và bữa kia, một bà già đầu tóc bạc phơ, lưng còng, chống gậy lần bước tới xứ Liđi tìm gặp Arakhnê. Cụ già nói với nàng:
-Ta nghe nói con có ý định thách thức nữ thần Atêna đua tài dệt với con. Con hãy từ bỏ ý định đó đi vì dù sao đây cũng là lời khuyên bảo của một người nhiều tuổi hơn con. Năm tháng trôi đi mang theo của ta sức khỏe và cũng để lại cho ta nhiều kinh nghiệm bổ ích. Những người trần thế chẳng thể nào tài giỏi hơn các vị thần. Con hãy đua tài với các bạn con nhưng đừng có thách thức các vị thần. Con phải dâng ngay lễ vật cầu xin nữ thần Atêna tha thứ cho những lời nói phạm thượng của con. Nghe cụ già nói xong, Arakhnê chẳng cần bình tâm suy nghĩ, nàng trả lời ngay bà cụ:
-Cụ già ơi! Đúng là tuổi tác đã làm cho cụ trở thành lẩm cẩm mất rồi. Thôi cụ hãy trở về nhà và đem những lời khuyên bảo ấy mà dạy cho con cháu của cụ. Còn ta, ta chẳng nghe cụ đâu. Ta vẫn muốn thi tài với nữ thần Atêna một phen cho tỏ tường cao thấp. Lời thách thức của ta chắc rằng đã đến tai nữ thần Atêna từ lâu, thế mà nàng vẫn không đến. Hay nàng không dám thi tài với ta? Arakhnê vừa nói dứt lời thì bà cụ già thét lên một tiếng:
-Ta đây, nữ thần Atêna con của Dớt đấng phụ vương đây! Hỡi Arakhnê, ta sẵn sàng chấp nhận cuộc thi tài dệt với nàng! Và phút chốc bà cụ già lưng còng, tay chống gậy yếu đuối, run rẩy đã hiện lại nguyên hình là nữ thần Atêna mắt sáng long lanh, đầu đội mũ trụ, tay cầm ngọn lao đồng uy nghi, lộng lẫy, ánh sáng tỏa ra ngời ngợi. Các thiếu nữ Liđi đứng xung quanh đó thấy vậy vội đến trước nữ thần Atêna kính cẩn cúi chào. Chẳng mấy chốc từ khắp nơi kéo đến đông nghịt những người. Ai ai cũng muốn được chiêm ngưỡng vị nữ thần danh tiếng lẫy lừng con của Dớt. Riêng có Arakhnê vẫn giữ nguyên thói kiêu căng, chẳng từ bỏ ý định thi tài mà lại tỏ ra bất kính. Nàng không biết rằng nàng đang dấn thân vào cái chết. Còn nữ thần Atêna thì tỏ ra không kìm nổi sự giận dữ. Khuôn mặt xinh đẹp của nữ thần ửng đỏ lên như nàng Bình Minh ôx mỗi sáng chắp đại cánh hồng từ dưới biển bay lên. Cuộc thi bắt đầu. Nữ thần Atêna dệt tấm khăn choàng cảnh vật đô thị Aten. Đây là ngọn đồi Acrôpôn vươn cao lên trên những xóm làng. Theo từng bậc đá đi lên, những thiếu nữ Aten đang nối gót nhau mang lễ vật đến dâng cúng các vị thần ở những đền thờ đẹp đẽ, uy nghi. Nữ thần Atêna dệt cảnh cuộc tranh giành quyền cai quản vùng đồng bằng Yttích và đô thị Aten, giữa nữ thần và thần Pôdêiđông, vị thần cai quản mọi biển khơi suối nguồn, sông nước. Các vị thần slanhpơ dưới quyền điều khiển của thần Dớt tối cao ngồi xem cuộc tranh đua để giám định kết quả. Thần Pôdêiđông, vị thần làm rung chuyển mặt đất, giáng cây đinh ba vào một tảng đá làm nước chảy vọt ra tung tóe. Đến cảnh nữ thần Atêna phóng lao xuống lòng đất, những đường dệt mới nổi bật lên đẹp đẽ làm sao! Cây ôlivơ từ lòng đất sâu, xanh thẳm mọc lên. Thần Dớt tươi cười đưa tay ra chỉ vào cây ôlivơ, quyết định Atêna thắng cuộc. Xung quanh tám khăn choàng nữ thần Atêna dệt những cành lá ôlivơ và cảnh những người trần thế bị các vị thần trừng phạt vì tội kiêu căng, khinh thị thánh thần. Arakhnê quyết không chịu thua kém nữ thần Atêna. Nàng dệt lên tấm thảm của mình biết bao cảnh sinh hoạt của thế giới thần linh. Chỗ này là chiến công của các vị thần slanhpơ đối với những tên Đại Khổng lồ, chỗ kia là cảnh yến tiệc tưng bừng của các vị thần trên đỉnh slanhpơ trong tiếng đàn ca của Apônlông và các nàng Muydơ. Arakhnê còn dệt nên biết bao cảnh các vị thần đắm đuối trong dục vọng ái ân với người trần thế. Nàng cũng không quên dệt cả những cảnh ghen tuông và những thú vui trần tục, những cơn giận dữ gớm ghê và những sự trừng phạt bất công. Xung quanh chiếc thảm Arakhnê còn dệt những vòng dây leo quấn quít, uốn lượn rất khéo léo.
Có thể nói tấm thảm của Arakhnê dệt thật là hoàn mỹ và dù là một vị thần hoặc một người trần thế có đại mắt tinh tế nhất cũng khó mà quyết định được rằng tấm thảm của Arakhnê thua kém chiếc khăn của Atêna ở chỗ nào. Điều đó khiến nữ thần Atêna phật ý. Nhưng điều làm nữ thần bất bình hơn hết là trên tấm thảm dệt khéo léo đó, Arakhnê đã miêu tả thế giới thần linh với một thái độ bất kính. Arakhnê đã phơi bày tất cả những thói xấu của các vị thần, những dục vọng trần tục của các vị mà trong thâm tâm các vị không muốn ai hoặc cho phép ai nói đến. Những người trần thế đoản mệnh phải biết tôn kính, phục tùng các vị thần, phải giữ đúng bổn phận dâng cúng lễ vật đều đều và nhất nhất tuân theo những lời phán truyền của thế giới thần linh. Và tốt hơn hết là ca ngợi. Như vậy là Arakhnê đã phạm tội bất kính đến hai lần đối với thần thánh: dám đua tài với thần thánh và bôi nhọ thần thánh. Nữ thần Atêna không thể chịu được một hành động vô đạo đến như vậy. Nàng xé tan ngay tấm thảm của Arakhnê và cầm con thoi vụt, đánh túi bụi vào mặt Arakhnê, Arakhnê ôm đầu chạy. Uất ức và đau đớn, nàng treo cổ tự tử. Nhưng Atêna đuổi theo và kịp thời gỡ Arakhnê ra khỏi dây treo cổ. Nữ thần bằng một giọng đầy khiêu khích nói với nàng:
-Hỡi cô gái ương bướng, cô không chết được đâu! Cô sẽ phải sống mãi, sống đời đời để dệt tấm thảm của cô. Và con cháu cô đời đời kiếp kiếp cũng sẽ phải dệt mãi, dệt mãi như cô. Nói rồi Arakhnê lấy một thứ nước cỏ thần nhỏ vào người Arakhnê. Thế là toàn thân nàng co rúm lại, mớ tóc dài óng chuốt, đẹp đẽ là thế bỗng nhiên rụng hết, nàng biến thành con nhện với những cái chân dài nghêu ngao, lông lá. Và thế là cũng từ đó trở đi con nhện Arakhnê cứ treo thân trên tấm thảm do mình dệt ra và cứ thế dệt mãi, dệt mãi, dệt hết ngày này qua tháng khác, năm này qua năm khác kiếp kiếp đời đời trên tấm thảm của mình. Thần Hermex T rong số những vị thần slanhpơ thì Hermex là vị thần mà ngay khi mới ra đời tinh hoa đã phát tiết ra ngoài một cách khác thường. Có thể nói khôn ngoan, ranh mãnh, mưu mô, tinh quái là "tính trời vốn sẵn" của chú bé Hermex khi còn nằm trong nôi. Bố Hermex là thần Dớt, còn mẹ là nữ thần Maia (Maia), một nữ thần chị cả của một gia đình có bảy chị em gái, gọi chung bằng một cái tên là: "Plêiađ". Về bên nội của Hermex thì không có gì đáng kể.
Nhưng về bên ngoại thì cũng cần phải kể qua chút ít để mọi người được rõ thêm về tông tộc của vị thần này. ông ngoại Hermex là thần Atlax, một Tităng đã phải chịu hình phạt giơ vai ra đội, chống cả bầu trời. Bà ngoại Hermex là Plêiônê (Pléiônê) sinh được  Hermex, thần thoại La Mã: Mercuré.  Pléiades, nghĩa đen là: con cháu của Plêiônê. bảy con gái, mẹ Hermex, nữ thần Maia là chị cả. Theo một chuyện xưa kể lại thì, khi được tin Atlax, cha mình, bị Dớt trừng phạt, các Plêiađ đã buồn rầu đến nỗi không thiết sống nữa. Cả bảy chị em tự tử và sau khi chết biến thành một chòm sao có bảy ngôi liền nhau. Ngày nay những đêm quang mây người ta vẫn có thể nhìn thấy trên bầu trời phương Bắc chòm sao Plêiađ. Nhưng có một chuyện lại kể, không phải những Plêiađ tự tử. Họ được thần Dớt biến thành sao để thoát khỏi sự theo đuổi của một chàng chăn chiên xinh đẹp, hiếu sắc tên là sriông (Orion). Chuyện về chàng sriông này thật là lắm chuyện. Chỉ biết cuối cùng chàng bị chết và biến thành chòm sao sriông. Nhưng chết rồi mà chàng ta vẫn không chừa cái thói trăng hoa. Vì thế trên bầu trời, sriông lúc nào cũng theo đuổi Plêiađ. Ngày nay trong văn học thế giới, Plêiađ là một biểu trưng chỉ một nhóm người tài năng kiệt xuất, đạo cao đức trọng, danh tiếng lẫy lừng. Nữ thần Plêiađ Maia sinh Hermex trong hang núi Kinten ở đất Arcađi. Vừa mới ra đời chú bé Hermex đã trổ ngay cái tài... tài ăn cắp bẩm sinh của mình. Maia hình như đoán biết được thiên bẩm của cậu con trai "quý tử" ấy cho nên đã lấy tã lót quấn bọc chặt chú bé lại. Nhưng sự lo xa, đề phòng của Maia vô ích. Chú bé Hermex bức bối, khó chịu vì không được tự do nên đã cựa quậy, giãy giụa liên hồi để thoát ra khỏi cái cảnh "địa ngục" ấy. Và cuối cùng chú tự giải thoát được. Chú trèo ra khỏi nôi và bắt đầu đi du ngoạn. Chú đi khắp mọi nơi, mọi chỗ đến nỗi khó có một vị thần nào thông thuộc đường đi lối lại ở đất nước Hy Lạp như chú. Thôi thì từ đường núi đến đường biển, đường sông, khắp hang cùng ngõ hẻm nào trên đất nước Hy Lạp Hermex cũng biết, cũng từng đi qua. Sau khi đi chơi chán rồi Hermex đi đến Phêri, một thung lũng ở đất Makêđoan. Tới đây Hermex gặp đàn bò của Apônlông.
Thật ra thì không phải đàn bò của Apônlông mà là của nhà vua Ađmét. Apônlông chỉ là người chăn bò cho nhà vua (Sao mà Apônlông đưa bò đi chăn xa thế!). Duyên  Thí dụ: Bảy danh nhân Hy Lạp thế kỷ VI trước Công nguyên. Bảy nhà thơ Hy Lạp triều đại Ptôlêmê thế kỷ IV trước Công nguyên. Bảy nhà thơ Pháp thời đại Phục Hưng (nhóm thi sĩ LaPléiade). do vì sao mà một vị thần lại phải đi chăn bò cho một người trần thế, chúng ta hẳn đã biết khi nghe kể chuyện về cuộc đời của vị thần Apônlông. Hermex thấy đàn bò đang gặm cỏ ngon lành nhưng không thấy người chăn. Cậu ta liền nảy ra ý định... ăn cắp. Đúng vậy, ăn cắp! Hermex lừa lúc Apônlông sơ ý đã lấy trộm mười hai con bò cái, một trăm con bê và một con bò mộng dắt đi (Có chuyện nói chỉ có 15 con bò cái). Nhưng lấy thì dễ còn đưa đi mới khó. Phải làm sao cho Apônlông không biết, hoặc nếu có biết thì cũng không lần ra được dấu vết để mà truy tìm, đòi lại. Hermex bèn buộc vào mỗi đuôi con bò một cành cây rồi lùa chúng đi. Cành cây đó với túm lá lòa xòa như chiếc chổi, sẽ quét sạch mọi vết chân bò in trên mặt đường. Có người lại kể, Hermex còn tinh ma quỉ quái hơn, lấy guốc xỏ vào chân mỗi con bò rồi cầm đuôi bò kéo, bắt chúng đi giật lùi. Khá khen thay cho cái đầu óc thông minh của Hermex, chỉ tiếc cái là nó đã được sử dụng vào việc ăn cắp! Thần Apônlông có tài thánh cũng không biết được bò của mình đi đâu. Hermex lùa đàn bò về đất Pilôx thuộc vùng đồng bằng Pêlôpônedơ. Công việc tưởng trót lọt. Ngờ đâu khi đi qua đất Bêôxi có một ông già tên gọi là Battôx trông thấy. Lúc này trời đã về chiều. Sợ vỡ lở, vị thần Trộm cắp này bèn "hối lộ" cụ già:
-Này cụ ơi! Cụ làm ruộng vui vẻ thế kia mà không có lấy một con bò nó đỡ cho thì thật là khổ. Sao cụ không tậu lấy một con? ông già Battôx dừng tay cuốc, trả lời chú bé:
-Chú bé chăn bò kia ơi! Chú giễu cợt ta đấy phải không? Chú tưởng tậu một con bò dễ lắm đấy hử? Hay chú thương lão già vất vả định bán rẻ cho lão một con đấy chăng? Chú có bán thì lão cũng chẳng có tiền mua đâu. Hermex liền bày tỏ ý định:
-Con sẵn sàng biếu cụ một con bò thật béo thật đẹp, béo đẹp nhất trong đàn. Mà thôi, con cứ để tùy cụ chọn, cụ thích con nào cụ lấy con ấy, nếu cụ giúp con một việc, một việc rất nhỏ và dễ dàng thôi, chẳng phải dùng đến sức, cũng chẳng phải dùng đến tài, chẳng phải lo nghĩ tính toán gì hết. Cụ già tròn mắt ngạc nhiên. Hermex ghé vào tai cụ nói vài lời. Cụ già vừa nghe vừa gật gật đầu tỏ vẻ ưng thuận.
-Cụ cứ ỉm đi chuyện cháu qua đây đi. Có ai hỏi gì cụ cứ bảo, tôi chẳng thấy gì sất, là yên chuyện. Cụ cứ bảo, tôi làm ruộng suốt từ mờ sáng đến tối mịt chẳng thấy có bò, bê nào qua đây cả. Người ta có gạn hỏi, cụ cứ trước, sau chỉ trả lời có thế... cụ cứ trả lời thế cho con nhờ...
-Hermex dặn lại cụ già một lần nữa trước khi dắt bò đi. Hám lợi, cụ già Battôx ưng thuận. Hermex dẫn bò đi. Đi được một quãng khá xa, vị thần quỉ quái tinh ma này thấy cần phải thử lại ông cụ già, xem cụ có thật tôn trọng lời hứa với mình không, có là người trung thực không. Hermex đưa đàn bò vào bên kia rừng giấu rồi thay hình đổi dạng, cải trang thành một khách bộ hành đứng tuổi. Và vị khách bộ hành này với dáng vẻ mệt mỏi và bỡ ngỡ đi tới chỗ cụ già Battôx. Anh ta cất tiếng hỏi:
-Cụ già kính mến ơi! Cụ làm ruộng gần bên đường dây, cụ làm ơn bảo giúp cháu: có một chú bé nào lùa đàn bò ấy đi qua đây không? Cụ ơi! Cụ chỉ cho cháu biết đàn bò đi nẻo nào thì cháu chẳng bao giờ quên ơn cụ đâu. Cháu sẽ biếu cụ một con bò đực và một con bò cái, một đại bò thật đẹp không thể chê trách chỗ nào được. ông già Battôx phân vân một lát. ông tính toán: mình mà được một đại bò nữa thì bà lão nhà mình sung sướng hết chỗ nói. Gia đình mình đỡ vất vả biết bao. Tính toán như thế nên ông già sẵn sàng nuốt lời hứa, bội ước với thần Hermex:
-Có, ta có thấy, anh cứ đưa cho ta đại bò ta sẽ chỉ cho. Và Battôx đã chỉ đường cho người khách bộ hành. Hermex tức giận ông già vô cùng. Thần quát lên:
-Lão già khốn kiếp này! Mi tưởng rằng mi có thể lừa đảo được cả Hermex con của đấng phụ vương Dớt chăng? Ta sẽ cho mi biết cái thói lá mặt lá trái phải trả giá như thế nào! Nói đoạn Hermex biến cụ già Battôx thành một tảng đá, một tảng đá bên đường nhưng câm tịt, câm như đá để làm gương cho người đời. Hermex tiếp tục lùa đàn bò đi. Thần Apônlông lúc này cũng chưa hay biết gì. Tới Pilôx, Hermex giết hai con bò để tế các vị thần slanhpơ. Sau khi xóa hết mọi vết tích rồi giấu kỹ lũ bò ăn trộm được vào trong một cái hang sâu, chú bé Hermex lại trở về với cái hang của mình ở Arcađi. Vừa tới cửa hang, Hermex bắt gặp ngay một con rùa ở giữa lối đi. Chú liền nảy ra một ý nghĩ: làm một cái đàn. Thế là Hermex bắt con rùa, lột lấy mai rồi đem ruột của con bò căng lên trên cái mai đó (có chuyện kể: gân bò). Cây đàn lia ra đời. Xong xuôi, Hermex bèn lặng lẽ chui luồn vào đống tã lót nằm, nằm im thin thít ở trong nôi ra vẻ như không có chuyện gì xảy ra. Apônlông đến lúc này mới biết bị mất bò. Thần đi tìm ngược xuôi, sớm tối khắp đồng trên bãi dưới mà chẳng thấy tăm hơi. Cuối cùng có một con chim tiên tri chỉ đường cho Apônlông đến Pilôx.
Chỗ này có chuyện kể hơi khác. ông già Battôx hám lợi đã chỉ đường cho Apônlông. Và sau này Hermex mới trừng phạt thói xấu đảo điên của cụ. Tới Pilôx, Apônlông cũng không sao tìm ra được đàn bò của mình. Vị thần có bộ tóc vàng quăn này có lần đã mò tới một cái hang và toan sục vào tìm. Nhưng nhìn xuống đất Apônlông độc thấy dấu chân bò từ trong hang đi ra vì thế Apônlông lại bỏ đi tìm nơi khác. Thì ra thần đã trúng mưu của Hermex. Lúc dồn bò vào hang, Hermex cầm đuôi chúng kéo, bắt chúng đi giật lùi. Biết Hermex lấy trộm bò của mình nhưng không sao tìm được chỗ y giấu, Apônlông đành phải đến gặp Maia để nhờ Maia can thiệp. Chẳng rõ Maia có biết việc ông con của mình trổ tài "cầm nhầm" không, người thì kể rằng Maia có biết nhưng tham của nên bênh con, người thì kể, thực sự nàng không biết, nhưng vừa nghe Apônlông trách mắng con mình ăn cắp là bà ta nổi tam bành lục tặc lên, sỉ mắng Apônlông đã vu oan giá họa, đặt điều nói xấu con bà. Còn Hermex cứ nằm im thin thít trong nôi làm như không hề biết tí gì đến những chuyện lôi thôi rắc rối đó. Apônlông nổi nóng, chạy đến bên cái nôi, dựng cổ Hermex dậy:
-Này ông mãnh! ông đừng giả ngây giả điếc nữa đi! Muốn yên muốn lành thì trả ngay ta số bò nếu không thì đừng có trách! ống tên của Apônlông này vẫn còn đầy và dây cung chưa đứt đâu. Ta sẽ dẫn thẳng ông mãnh này tới thần Dớt để xin thần phân xử. Hermex vẫn vờ vịt:
-ông anh yêu quý, con của nữ thần Lêtô xinh đẹp ơi! Một mất mười ngờ, ông làm gì mà quên mất cả tình nghĩa, điều hay lễ phải như thế! Tôi suốt ngày chỉ nằm trong nôi lại còn bị bọc quấn bao nhiêu là tã lót một bước không ra khỏi cái hang tối om này thì làm sao mà biết được đến chuyện bò, chuyện bê của anh. Tôi chỉ biết có mỗi một chuyện là bú no rồi ngủ cho kỹ thôi. Anh cứ chịu khó đi tìm rồi thế nào cũng thấy. Khắc tìm khắc thấy mà! Apônlông quát:
-Tao không đi tìm nữa. Mày vờ vĩnh như thế đủ rồi! Ngay thật thì cứ đi với tao lên gặp thần Dớt. Mọi việc đến tay thần Dớt phân xử là xong hết. Nói rồi Apônlông cầm tay chú bé Hermex kéo đi. Chẳng cần phải kể dài dòng chuyện thần Dớt phân xử, bởi vì ai cũng biết vị thần tối cao này là một đấng chí sáng suốt, chí công minh. Hermex theo lệnh Dớt phải trả lại bò cho Apônlông. Từ slanhpơ trở về, Hermex dẫn Apônlông đến Pilôx rồi dẫn vào cái hang mà cậu ta đã giấu bò. Apônlông lúc này mới thấy hết cái đầu óc gớm ghê của thằng em mình. Thì ra vị thần ánh sáng này cũng có lúc đầu óc hơi thiếu ánh sáng nên mới bị lừa. Trong khi Apônlông vào hang lùa bò ra thì Hermex kiếm một phiến đá to và bằng phẳng ngồi đợi. Cậu ta lấy cây đàn lia ra gảy. Cây đàn bật lên những tiếng du dương êm ái. Từ trong hang núi dắt bò ra, Apônlông lắng nghe những âm thanh kỳ diệu của cây đàn lia, những âm thanh trầm bổng, man mác bay đi khắp núi rừng, đồng bãi, bờ biển. Thần từ ngạc nhiên về tài năng của đứa em tinh quái của mình đến ngây ngất, say mê, bồi hồi xúc động. Apônlông cứ đứng tựa người vào một thân cây mà nghe Hermex gảy đàn đến nỗi quên cả chuyện bò, chuyện bê. Cuối cùng là thần Apônlông xin đổi toàn bộ số bò vừa mới dắt ở trong hang ra lấy cây đàn lia.
Còn Hermex được đàn bò thì rất khoái chí. Nhưng cậu ta mất cây đàn lia thì kể ra cũng buồn, nhất là khi ngồi trông đàn bò gặm cỏ. Có thể nào cái chú bé tinh quái ấy, không lúc nào chịu yên chân yên tay ấy, lại chịu ngồi không đuổi ruồi khi chăn bò? Và một nhạc cụ khác đã ra đời thay thế cho cây đàn lia, Hermex chế tạo ra một loại sáo kép. Không phải một ống sáo đơn như ống sáo của nữ thần Atêna vứt đi rồi Marxiax nhặt lấy hồi xưa đâu. Đây là một cây kép có tới bảy ống dài ngắn khác nhau ghép vào, khi thổi lên nghe như có cả bầy chim đang ríu rít bên tai nhưng lại cũng có thể thổi lên những âm thanh trầm trầm, chậm rãi, buồn man mác, xa xôi tưởng như hoàng hôn đang xuống trong bước đi lững thững của đàn bò no cỏ về chuồng. Những người chăn chiên, chăn bò ở Hy Lạp xưa kia vô cùng biết ơn vị thần đã sáng chế ra chiếc sáo kỳ diệu đó. Cho đến nay cây sáo kép này vẫn được mọi người ưa thích. Nó đã từng chinh phục biết bao trái tim, làm xúc động biết bao con người trên mặt đất này.

*

 Hermex không phải chỉ có ăn trộm bò của thần Apônlông. Vị thần này ưa trêu chọc, nghịch ngợm đã có lần trổ tài cho thần Dớt biết. Hermex lấy ngay cây vương trượng của Dớt. Lấy đùa một tí thôi chứ không dám đùa "dai". Còn Pôdêiđông thì cũng đã từng một lần mất cây đinh ba gây bão tố. Và Apônlông lại nếm tài của Hermex lần thứ hai. Lần này Hermex "chơi" ngay vào vũ khí của Apônlông: ống tên và cây cung. Thần Chiến tranh Arex thì bị mất thanh gươm... Vì thế cho nên Hermex là một vị thần Trộm cắp, Lừa đảo. Hermex còn được người xưa ban cho nhiều chức năng khác nữa. Đầu tiên là vị thần bảo hộ cho những người chăn chiên, chăn bò, bảo hộ cho nghề chăn nuôi rồi nối tiếp đó là vị thần đã có cái "sáng kiến" đầu tiên, đòi hỏi con người phải đốt lửa hiến tế trong nghi lễ thờ cúng, do đó chính Hermex là vị thần đã dạy cho loài người thắp ngọn lửa trên các bàn thờ. Hermex được các vị thần slanhpơ giao cho nhiệm vụ làm người truyền lệnh của thế giới thiên đình và đặc biệt của thần Dớt. Từ đó trở đi Hermex trở thành người bảo hộ cho các sứ thần. Là người truyền lệnh, người dẫn đường cho thế giới thần thánh và loài người, một công việc khá nặng nề vất vả, ấy thế mà vị thần này lại gánh thêm một công việc quan trọng và vô cùng cực nhọc nữa là: dẫn đường cho các linh hồn người chết xuống thế giới âm phủ của thần Hađex. ở Hy Lạp xưa kia khi trong nhà có người chết, người ta thường nói về người bất hạnh đó rằng: "...
Thần Hermex đã lấy đi linh hồn của nó...". Vì đảm đương chức năng này nên Hermex mang tên là Hermex Psikhôpôm. Hermex có trong tay một chiếc gậy thần có thể làm cho bất cứ thần thánh hay người trần ngủ say như chết (có người nói là chiếc đũa thần) và ngược lại cũng có thể đánh thức được bất cứ ai đang say sưa trong giấc nồng. Lãnh nhiệm vụ truyền lệnh cho thần Dớt và các vị thần của thế giới slanhpơ nên Hermex có, phải có một đại dép có cánh. Mỗi khi nhận lệnh đi đâu Hermex xỏ chân vào đại dép này là đi như bay trên mây, trên gió. Hermex thường đội một chiếc mũ có cánh, khoác một tấm áo choàng, tay cầm cây gậy thần có con rắn uốn quanh. Thần còn đảm đương sứ mạng bảo vệ cho những lữ khách đang rong ruổi dặm trường, chỉ cho họ biết mọi đường ngang lối tắt để tránh khỏi lầm lạc, giúp cho họ thoát khỏi nanh vuốt của bọn cướp đường, cướp biển. Thần lại còn bảo vệ cho những thương nhân và sự nghiệp trao đổi buôn bán của họ, vì thế Hermex là vị thần Thương nghiệp. Những chuẩn mực về cân, đo, đong, đếm không phải ai khác sáng tạo ra ngoài Hermex. ở Hy Lạp xưa kia người ta dựng cột Herma (Herma) ở các ngã ba, ngã tư đường. Đó là một cây cột cao, ở đầu cột là tượng đầu một người đàn ông với ý nghĩa tượng trưng cho thần Hermex, sau người ta tạc tượng thần Hermex có râu, rồi cuối cùng người ta lại tạc tượng Hermex là một thanh niên không có râu. ở vùng đồng bằng Yttích trên đường đi cứ chừng hai nghìn bước người Hy Lạp lại dựng một cột Hema. Lại có khi cột Herma được dựng lên như một đài tưởng niệm các liệt sĩ với những dòng chữ khắc, thể hiện sự thành kính và biết ơn của nhân dân. Đôi khi ở cột Hema tạc tượng hai vị thần, khi thì Hermex và Atêna, khi thì Apônlông và Artêmix v.v...
Hermex lại còn được người Hy Lạp ban cho chức năng người bảo vệ cho những lực sĩ thi đấu thể dục thể thao. Tượng Hermex được dựng ở các đấu trường. Các lực sĩ Hy Lạp cầu khấn thần trước khi bước vào cuộc thử thách. Rồi cả đến chữ viết, âm nhạc, nghệ thuật hùng biện cũng do thần Hermex sáng tạo ra. Vì thế đối với người Hy Lạp xưa kia Hermex là một vị phúc thần được ghi công tôn thờ như Prômêtê, nghĩa là như những vị thần đã đem lại cuộc sống văn minh, văn hóa cho loài người. Trải qua nhiều biến thiên cho đến thế kỷ V trước Công nguyên, trong trí tưởng tượng của người Hy Lạp, hình ảnh vị thần Hermex là một thanh niên cường tráng, bình dị. Trong thời kỳ Hy Lạp hóa (thế kỷ IV trước Công nguyên), Hermex được đồng nhất với vị thần Thôx (Thoạ) của thần thoại tôn giáo chiêm tinh, ma thuật, một vị thần tiêu biểu cho sự sáng suốt và hiểu biết, một đấng hiền minh của thần thoại cổ Ai Cập. Hermex được gán thêm một biệt danh: Hermex Tơrixmêgixtơ nghĩa là Hermex ba lần vĩ đại nhất. Vì là vị thần của thương nghiệp nên tượng của Hermex ngày nay được các đội thương thuyền và các ngân hàng dùng làm biểu trưng. Trong văn học Hermex hoặc Merquáa gắn liền với nghĩa mới: "sứ giả", "người báo tin, truyền tin, liên lạc", "người truyền lệnh", có khi mang một nghĩa xấu: "tên tay sai đắc lực", "kẻ thừa hành mẫn cán cho các thế lực xấu xa" (ý nghĩa rút ra từ vở bi kịch Prômêtê bị xiềng, trong đó Hermex được thể hiện như là một tên tay sai mù quáng, hống hách của thế lực bạo chúa).
Thần Chiến tranh Arex
Thần chiến tranh Arex, con của Dớt và Hêra, là một trong mười hai vị thần tối cao của thế giới slanhpơ, xem ra không được thế giới thần linh tôn trọng, quý mến. Còn đối với thế giới loài người thì Arex cũng chẳng được mấy ai tôn thờ, sùng kính. Vì một lẽ đơn giản: chẳng mấy ai thích chiến tranh. Là vị thần của Chiến tranh và những trận Giao chiến, cho nên tính khí của Arex rất nóng nảy và hung bạo. Hơi bất bình một chút là mắt quắc lên, thét ầm ầm, rút gươm ngay ra khỏi vỏ. Nghe đâu có chuyện xích mích, xô xát, xung đột là Arex lao tới ngay. Do tính khí hung hăng, ngỗ ngược như thế nên thần Dớt chẳng yêu mến gì Arex, dù là con dứt ruột đẻ ra. Dớt, thậm chí lại rất ghét Arex, coi Arex là đứa ghê tởm nhất, hư hỏng nhất, là đồ phá hoại. Dớt đã từng nói với Arex nếu như Arex không phải là con của Dớt thì Dớt đã quẳng xuống địa ngục Tartar từ lâu rồi. Còn Arex, tuy bị mọi người chẳng ưa thích nhưng chứng nào vẫn tật ấy, không sao chừa được niềm vui thích được tắm mình trong những trận giao tranh đẫm máu, được nghe tiếng hò hét, rên la, kêu khóc hòa trộn với tiếng binh khí va vào nhau loảng xoảng, được ngắm cảnh con người điên cuồng lao vào nhau đâm, chém, máu chảy thành sông, thây chất thành núi.
Arex lúc nào cũng đầu đội mũ trụ, mình mặc áo giáp, kiếm đeo bên sườn, khiên che trước ngực. Lao vào cuộc hỗn chiến bạo tàn. Thần Arex hét lên những tiếng khoái trá. Theo sau Arex là hai con trai: Đâámôx (Deinarạ, Terreur) và Phôbôx (Phoboạ, Crainte) tức thần Khủng khiếp và Kinh hoàng, càng làm cho những cuộc giao tranh thêm muôn phần ác liệt và thảm thương. Lại thêm nữ thần rix, vị nữ thần Bất hòa thường châm ngòi cho các cuộc chiến tranh: nữ thần niô mà niềm sướng vui là được thưởng ngoạn  Arèạ, thần thoại La Mã: Marạ.  Enáo, thần thoại La Mã: Beleone. cảnh đầu rơi, máu chảy, được nghe tiếng rên la của chiến binh tử thương, hộ tống, càng làm cho Arex cuồng chiến hơn nữa. Arex tả xung hữu đột, lưỡi gươm vung lên loang loáng, hạ hết địch thủ này đến địch thủ khác, khiên giáp thấm đỏ máu người. Càng đánh càng hăng, Arex càng thêm phần tàn bạo, trái tim rắn như sắt, cứng như đồng, chẳng hề mủi lòng xót thương trước cảnh bao sinh linh phải từ giã cuộc đời ấm cúng bên vợ con, cha mẹ. Tuy là thần Chiến tranh, tính khí hung hăng, tàn bạo song Arex không phải là vị thần võ nghệ cao cường, đánh đâu thắng đấy. Tính cuồng chiến và thói ngang ngược với tài thao lược và óc cơ mưu là hai chuyện khác nhau. Vì lẽ đó vị thần Chiến tranh đã từng một đại lần được nếm cái mùi vị không dịu ngọt chút nào của chiến tranh. Trong những trận giao tranh ở chân thành Tơroa, Arex giúp quân Tơroa đánh lại quân Hy Lạp. Biết bao dũng sĩ ưu tú của quân Hy Lạp phải gục ngã dưới ngọn lao, lưỡi kiếm bạo tàn của Arex. Nhưng quân Hy Lạp không vì thế mà nao núng. Dũng tướng Điômeđ xuất trận đương đầu với thần Arex. Gặp địch thủ, Arex hét lên và phóng luôn ngọn lao đồng. Ngọn lao bay đi, bay vèo đi, không trúng người Điômeđ vì nữ thần Atêna đã lái ngọn lao bay chệch đích và quay ngoắt xe ngựa của Điômeđ sang một bên để tránh đòn ác hiểm. Điômeđ thoát chết, phóng lao đánh trả. Ngọn lao đồng xé gió bay đi và nhờ sự điều khiển của nữ thần Atêna, lao xuyên ngay vào bụng, chỗ dưới thắt lưng của thần Arex. Arex rú lên một tiếng kinh hoàng. Tiếng rú tưởng như long trời chuyển đất có dễ đến hàng nghìn chiến binh hai bên hét cũng không dữ dội bằng. Một cơn gió lốc cuốn cát bụi mù mịt cao lên đến tận trời xanh. Arex bị thương, đau quá, phải trở về thế giới slanhpơ. Arex tâu với thần Dớt rằng, nữ thần Atêna đã giúp một người trần, một người trần to gan đánh lại cả con của thần Dớt, khiến cho nó bị thương đau đớn đến thế này. Nhưng thần Dớt vốn không ưa Arex nên chẳng những không bênh vực mà lại còn mắng cho Arex một trận tối tăm cả mặt mũi.
Vợ của thần Arex là nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp Aphrôđitơ cũng bị dũng tướng Điômeđ phóng lao vào cánh tay, làm bị thương, đến nỗi Aphrôđitơ đang bế đứa con trên tay, rùng mình một cái buông rơi con xuống đất. May thay có thần Apônlông đến cứu giúp nếu không thì chưa biết sự thể sẽ ra thế nào. Lúc này Arex bị thương. Thần phải cho vợ mượn ngựa để bay về trời cứu giúp. Xem thế thì thần Arex không phải giỏi giang "côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài" gì! Nữ thần Aphrôđitơ Nữ thần Aphrôđitơ, nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp, chẳng được thần Dớt ban cho một đặc ân gì, chẳng có vũ khí gì đặc biệt nhưng lại là một vị nữ thần có sức mạnh khác thường. Cả thế giới slanhpơ cho đến thế giới loài người trần tục đoản mệnh đều phải khuất phục trước quyền lực của nàng, quỳ gối nộp mình dưới chân nàng. Một chuyện xưa kể, nàng là con của Dớt và tiên nữ Điônê. Nhưng xem ra chuyện này không được đông đảo mọi người chấp nhận. Người Hy Lạp xưa kia vẫn quen coi quê hương của Aphrôđitơ ở đảo Síp vì nàng sinh ra ở vùng biển của đảo Síp. Thần Crônôx trong khi thực hiện mưu đồ lật đổ vua cha Uranôx đã dùng lưỡi hái chém chết  Aphrodite, thần thoại La Mã: Vénuạ, tiếng Nga: Afro- dita, Venera.  Chyprie, tiếng Nga: Kipr, do đó Aphrodite còn có biệt danh là Cápris Chypride. Uranôx. Máu của Uranôx từ trời cao nhỏ xuống vùng biển Síp hòa tan vào những con sóng bạc đầu. Và từ một đám bọt sóng trong như ngọc trắng như ngà ấp ủ được tinh khí của trời biển giao hòa đã nảy sinh ra nữ thần Aphrôđitơ. Aphrôđitơ ra đời từ một đám bọt của một con sóng trên mặt biển. Nàng hiện ra trên mặt biển trong nhịp ru lâng lâng của sóng và tiếng ca dìu dặt của gió biển Nam. Biết diễn tả thế nào cho đúng, cho hết được vẻ đẹp của Aphrôđitơ, vị nữ thần Sắc đẹp. Chỉ có thể nói đó là vẻ đẹp bao la, lồng lộng của bầu trời xanh, là ánh sáng trong trẻo, ngời ngợi tràn lên những áng mây trắng muốt đang lững thững êm trôi, là vẻ đẹp mênh mông căng đầy.
Tóm lại, đó là vẻ đẹp bao la, bát ngát, vô tư bình thản của Trời và Biển, vẻ đẹp của Tự nhiên đang sinh thành, đang sống, đang dạt dào sức sống và luôn luôn khát khao được sống. Aphrôđitơ ra đời. Nàng từ đám bọt bể hiện lên hiện lên dần, tươi tắn, ngời ngợi như một đóa hoa xòe nở. Sóng và gió dịu hiền đưa nàng tới hòn đảo Síp. Các nữ thần Hơr -Thời gian đã chờ sẵn để đón nàng. Họ mặc cho nàng một tấm áo vàng rượi mịn như da trời, mỏng như mây trắng. Họ đội cho nàng một vòng hoa thơm ngát lên đầu và đưa nàng lên cung điện slanhpơ. Các vị thần đều rất vui mừng và sung sướng được đón nhận vào thế giới vĩnh hằng của mình một nữ thần có sắc đẹp tuyệt diệu và tươi trẻ như thế. Người xưa kể lại, mỗi khi xuống trần, nữ thần Aphrôđitơ với dáng người thanh tao, với khuôn mặt diễm lệ và dáng đi khoan thai, duyên dáng đã làm cho trời đất tưng bừng, rạng rỡ hẳn lên như đổi sắc thay da.
Mái tóc vàng óng ả búi cao để lộ ra chiếc cổ cao cao, đầy đặn, tỏa ra hương thơm ngào ngạt. Mỗi bước đi của nàng tới đâu là làm cho mặt đất ở đó nở ra muôn hồng nghìn tía. Các nữ thần Duyên sắc -Kharít và các nữ thần Hơr -Thời gian luôn luôn đi theo bên nàng để chăm sóc đến trang phục và sắc đẹp của nàng. Chim chóc từng đàn bay lượn trên đầu nàng ríu ra ríu rít, nô đùa, vờn lướt trước mặt nàng, bên vai nàng. Bướm dập dờn tung tăng quanh quẩn theo những bước đi của nàng. Những loài thú dữ như hổ, báo, gấu, sói... lặng lẽ đến ngồi bên đường đi của nàng như muốn chiêm ngưỡng sắc đẹp diệu kỳ của một vị nữ thần đẹp có một không hai của thế giới thần thánh. Sau đó, chúng lặng lẽ bước đi nối gót theo nàng. Cả thế giới thần thánh và loài người đều phải khuất phục trước quyền lực của Aphrôđitơ vì thần thánh và loài người chẳng thể sống mà không có tình yêu, chẳng thể sống mà không rung động trước sắc đẹp, nhắm mắt trước cái đẹp, và hơn nữa lại chẳng thể yêu cái xấu, cái dị dạng dị hình. Tuy thế cũng có một, hai vị thần bất tuân theo quyền lực của Aphrôđitơ. Nữ thần Atlna chẳng yêu đương cũng chẳng chồng con. Các nữ thần Hexchia, Artêmix cũng vậy. Còn các nam thần?
-Có lẽ không vị nào dám hiên ngang đương đầu, đối chọi lại với quyền lực của Aphrôđitơ. Quyền lực của Aphrôđitơ biểu hiện ở chiếc thắt lưng của nàng. Đây là một chiếc thắt lưng huyền diệu. Hễ ai thắt nó trong người thì có phép làm cho người mình yêu trở thành người yêu của mình. Hễ ai thắt nó trong người thì có phép làm cho người mình yêu vốn kiêu kỳ hoặc lạnh nhạt, đã từng làm cho mình đêm năm canh, ngày sáu khắc thao thức, trằn trọc tơ tưởng, tưởng tơ thì bỗng chốc trở thành người yêu của mình, người yêu của mình đích thực, yêu mình say đắm, đam mê. Nữ thần Aphrôđitơ đã cho chàng Parix mượn chiếc thắt lưng này, nhờ đó Parix đã chinh phục được nàng Hêlen, vợ của Mênêlax ở vương triều Xpart trên đất Hy Lạp. Vì lẽ đó mà người Hy Lạp phải kéo quân sang đánh thành Tơroa để giành lại nàng Hêlen. Aphrôđitơ có nhiều cuộc tình duyên với thần thánh và hơn nữa cả với người trần. Chồng nàng là Hêphaixtôx, vị thần Thợ Rèn chân thọt. Nhưng nàng chẳng chung thủy với chồng mà lại đi lăng nhăng với thần Chiến tranh Arex. Có lần đã bị Hêphaixtôx chăng lưới sắt chụp xuống bắt quả tang, gây ra một vụ phiền hà trong thế giới thần linh. Rồi Aphrôđitơ lấy Arex. Đôi vợ chồng này sinh được năm con: một gái là thần Hài hòa
-Harmôni (Harmonie) và bốn trai là rôx, ngtêrôx, Đâámôx và Phôbôx. Và còn mối tình với Điônidôx, với Hermex, với một người trần thế ngkhidơ. Như vậy Aphrôđitơ là vị nữ thần của tình yêu say đắm, tình yêu dục vọng thường làm cho con người ta mất tỉnh táo đến nỗi nhiều khi xảy ra điều tiếng. Vì thế người Hy Lạp xưa kia, những nhà triết học thế kỷ V-IV trước Công nguyên phân chia ra hai loại nữ thần Aphrôđitơ. Một là Aphrôđitơ Păngđêmôx (Pandémoạ) tượng trưng cho tình yêu của những cảm xúc cao thượng, tình yêu có tâm hồn, có lý tưởng. Người ta lại thêm cho Aphrôđitơ một định ngữ: Anađiômen (Anadiomène), Aphrôđitơ Anađiômen nghĩa là Aphrôđitơ từ biển sinh ra. Trước khi được gia nhập vào thế giới slanhpơ, Aphrôđitơ là vị nữ thần của sự phì nhiêu. Những loại quả có nhiều hạt tượng trưng cho sự phát triển, sự phong phú như quả lựu, quả anh đào, quả táo thường được dâng cúng cho Aphrôđitơ. Người ta cũng đã từng tôn thờ Aphrôđitơ như là một nữ thần Biển, người bảo hộ cho sự giao lưu trên mặt biển được thuận buồm xuôi gió, vạn sự bình an. Tàn dư của tô tem giáo trong việc thờ cúng Aphrôđitơ còn ở lễ hiến tế các con vật mắn đẻ như chim sẻ, thỏ, bồ câu. Quê hương của Aphrôđitơ ở đảo Síp vì thế đảo Síp là một trong những trung tâm thờ cúng nữ thần Aphrôđitơ với những nghi lễ trọng thể nhất. Trên bán đảo Hy Lạp cũng có nhiều nơi thờ cúng nữ thần Aphrôđitơ như Đenphơ, Côranhtơ.
Xưa kia những thiếu nữ Hy Lạp đi dự lễ cưới thường dâng cúng cho nữ thần Aphrôđitơ những chiếc thắt lưng do chính bàn tay mình dệt ra dường như muốn được nữ thần ban cho quyền lực mầu nhiệm ở chiếc thắt lưng của nữ thần, để mình đạt được những ước mơ trong con đường tình duyên, hạnh phúc đại lứa. Trong văn học thế giới điển tích -thành ngữ Chiếc thắt lưng của Aphrôđitơ hoặc Chiếc thắt lưng của Vênuyx ám muội chỉ một vật gì, một chuyện gì, một sự việc nào đó có khả năng làm say mê con người, chinh phục tình cảm của con người. Trong tập tục tôn giáo, nghi lễ thờ cúng nữ thần Aphrôđitơ xưa kia, có tục lệ những thiếu nữ xinh đẹp nhất phải hiến thân cho những người đàn ông để chứng tỏ quyền uy của nữ thần Aphrôđitơ, để những người thiếu nữ được hưởng quyền sử dụng trinh tiết của mình. Nghi lễ tôn giáo nhục cảm này diễn ra  Laceste la ceinture dAprodite: la ceste, la ceinture de Vénus: la ceste, la ceinture magique. trong đền thờ nữ thần Aphrôđitơ mang tính chất thiêng liêng, cao cả. Những người đàn ông được dự cuộc "hành lễ" này phải nộp một khoản tiền để bỏ vào quỹ của đền thờ. Enghen coi đó là hình thức mãi dâm đầu tiên trong lịch sử. Không phải chỉ riêng ở Hy Lạp chúng ta mới thấy có tập tục này. Những người Babilon, những người Armêni cổ xưa cũng đều có những tập tục nghi lễ tôn giáo nhục cảm như vậy. Đối với người Hy Lạp xưa kia, Aphrôđitơ là vị nữ thần thể hiện vẻ đẹp nhục cảm của người phụ nữ, một vẻ đẹp hấp dẫn nhất trong mọi vẻ đẹp của thế gian. Khác hẳn với vẻ đẹp "liễu yếu đào tơ", "yểu điệu thục nữ" mềm yếu, thướt tha, ẩn giấu, kín đáo của phương Đông, châu á chúng ta, vẻ đẹp của Aphrôđitơ là vẻ đẹp phô diễn, biểu hiện sự mềm mại uyển chuyển của đường nét, sự đầy đặn, nở nang, khỏe khoắn, cân đối của thân hình, Aphrôđitơ là vị nữ thần của thiên hướng tình dục-thẩm mỹ của con người. Những bức tượng Aphrôđitơ của thời cổ đại thường được các nghệ sĩ thể hiện khỏa thân hay nửa khỏa thân diễn tả vẻ đẹp lý tưởng về người phụ nữ, qua đó dẫn đến, gợi đến một ý niệm về sự trong sáng, thanh cao, hài hòa, hoàn thiện. Và thật lạ lùng, những bức tượng thần đó chẳng có gì là thần thánh, thoát tục, siêu nhiên cả. Vì lẽ đó cho nên ngày nay ở châu âu người ta thường gọi những bức tranh, bức tượng phụ nữ khỏa thân là Vênuyx.
Aphrôđitơ ban phúc cho Pigmaliông ở đảo Síp có một vị vua đồng thời lại là một nhà điêu khắc đại tài tên gọi là Pigmaliông (Pygmalion). Không rõ trong đời riêng có gặp chuyện gì bất hạnh mà Pigmaliông, lại theo như những người chung quanh nhận xét, nuôi giữ một mối ác cảm với phụ nữ nói chung, không phân biệt kẻ hay, người dở, vì thế mà quyết định sống độc thân suốt đời. Pigmaliông quả thật chẳng hề bận tâm suy tính đến những chuyện mà người đời thường cho là đại sự: tình yêu, hôn nhân và gia đình. Đối với chàng hình như những chuyện đó, tình yêu đối với một người đàn bà, rồi cưới xin và cuộc sống gia đình chẳng thể đem lại hạnh phúc cho chàng mà còn có thể phá hoại mất tình yêu của chàng đối với nghệ thuật điêu khắc. Chàng thường nghĩ, chỉ cần yêu nghệ thuật cũng đủ rồi. Tình yêu đó thật cao thượng đẹp đẽ, thật lớn lao và phong phú. Nó cũng đem lại sự say mê đắm đuối, nhớ nhung, khắc khoải, thao thức, sướng vui chẳng khác chi tình yêu đối với một người phụ nữ. Và, cũng theo chàng nghĩ, nó cũng đem lại cho chàng những phút dằn vặt, khổ đau, bực bội, quằn quẽi, day dứt trong lòng. Nhưng kỳ lạ sao, chàng lại tìm thấy ở đó một hạnh phúc lớn lao, một niềm tin trong sáng vào cuộc đời và con người, một khát vọng được sống say mê, sôi nổi hơn nữa, được suy nghĩ, được khổ đau vì nghệ thuật hơn nữa. Còn phụ nữ, chàng thở dài, đàn bà thì dù sao cũng cứ là đàn bà! Nhưng chàng lại đang say mê tạc bức tượng một người đàn bà, đúng hơn, tạc bức tượng một thiếu nữ, một người thiếu nữ xinh đẹp bằng ngà voi trắng muốt. Chàng làm việc quên ăn, quên ngủ. Hết đêm lại đến ngày, hết ngày này lại sang ngày khác. Pigmaliông cặm cụi với bức tượng của mình. Chàng vui sướng khi bức tượng từ một chiếc ngà voi khổng lồ cong vút dần thành hình, thành dáng như người thiếu nữ trong trí tưởng tượng của chàng. Chàng xót xa trước mỗi nhát gọt, nhát đục không chính xác như xót xa đã phạm tội bất kính với thần thánh. Nhưng rồi bàn tay khéo léo của chàng đã làm cho người thiếu nữ ngày càng đẹp hơn lên. Dường như chàng muốn tạo ra một người phụ nữ thật đẹp đẽ, thật hoàn thiện để nói với người đời rằng, người phụ nữ đích thực phải đẹp như thế, phải hoàn thiện như thế, như bức tượng chàng sáng tạo ra đây này. Bức tượng được hoàn thành, Pigmaliông hết sức hài lòng và sung sướng trước thành công của mình. Chàng say sưa ngắm nghía nó và càng ngắm nghía, suy tưởng trước vẻ đẹp của tác phẩm chàng lại càng yêu quý, say mê người thiếu nữ ngà voi do chàng sáng tạo ra. Có những lúc chàng tưởng chừng như đây là một con người thật, một người thiếu nữ bằng da bằng thịt có một sắc đẹp chiếm đoạt tâm hồn con người mà trong đời chàng có một đại lần thoáng gặp song nhớ mãi.
Nhiều lúc chàng tưởng như người thiếu nữ ấy đang muốn nói với mình nhiều điều lắm, nhiều lắm, nhưng nói những gì thì chàng cũng không rõ nữa. Và cứ thế ngày này qua ngày khác, Pigmaliông bị sắc đẹp diệu kỳ, bí ẩn của bức tượng người thiếu nữ chinh phục. Chàng đeo vào bộ ngực trần của người thiếu nữ chuỗi ngọc, chàng mặc thêm cho người thiếu nữ tấm áo lụa mỏng, chàng đội lên đầu bức tượng vòng hoa nguyệt quế, vòng lá ôlivơ. Và chàng tưởng như nàng, người thiếu nữ bằng ngà voi đó hết sức cảm động trước tình yêu chân thành của chàng mà không nói được nên lời. Nhiều lúc Pigmaliông đứng lặng hồi lâu trước bức tượng và từ trái tim chàng cất lên những tiếng thì thầm như gió thoảng:
-Em! Em!... Có thể nào như thế được không? Em! Em! Em nhìn đi đâu? Kìa em, sao em không nói?... Nhưng nghệ thuật vẫn là nghệ thuật và cuộc đời vẫn là cuộc đời. Nghệ thuật dẫu sao cũng chẳng thay thế được cuộc đời và đẹp đẽ, sinh động như cuộc đời thực. Pigmaliông đặt bàn tay nóng ấm của mình lên vai người thiếu nữ. Một cảm giác khô cứng, giá lạnh thực sự truyền vào người chàng, thức tỉnh ảo mộng của chàng. Chàng thất vọng gục đầu xuống chân bức tượng. Tất cả những gì diễn ra trong căn nhà của người nghệ sĩ điêu khắc giàu trí tưởng tượng ấy, không ai biết cả. Duy chỉ có nữ thần Aphrôđitơ biết. Vị nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp hết sức xúc động trước tình yêu mãnh liệt và sự rung động nồng cháy của tâm hồn người nghệ sĩ Pigmaliông. Ngày lễ nữ thần Aphrôđitơ tới như thường lệ. Đảo Síp tưng bừng trong cảnh những đại trai gái nô nức kéo nhau đến đền thờ nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp để cầu nguyện cho tình yêu và hạnh phúc. Người ta đem đến đền thờ những con bò cái có bộ lông trắng muốt như tuyết, có bộ sừng vàng để làm lễ hiến tế. Hương thơm bay ngào ngạt, lan tỏa đi khắp mọi nơi trên đảo, Pigmaliông cũng đem những lễ vật tới dâng lên bàn thờ nữ thần Aphrôđitơ. Chàng thì thầm cầu nguyện:
-Hỡi nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp! Nàng Aphrôđitơ tóc vàng! Cầu xin nữ thần với quyền lực vô biên của mình ban cho tôi một người vợ xinh đẹp, duyên dáng như người thiếu mà tôi đã sáng tạo ra, như bức tượng bằng ngà voi trong căn phòng vắng vẻ của tôi! Chàng chẳng thể cầu xin gì thêm nữa, nhiều nữa vì chàng e sẽ phạm tội bất kính đối với thánh thần. Nhưng nữ thần Aphrôđitơ đã chấp nhận lời cầu xin của chàng. Ba lần ngọn lửa thiêng liêng trước bàn thờ dưới chân bức tượng nữ thần Aphrôđitơ bùng cháy bốc lên cao, rực sáng thì cũng là ba lần Pigmaliông nhìn thấy với biết bao hồi hộp. Pigmaliông trở về nhà. Chàng đẩy cửa. Kìa lạ lùng sao, người thiếu nữ của chàng nhìn chàng đăm đắm và đẹp đẽ hơn lên gấp bội phần, tươi tắn, sinh động hơn lên gấp bội phần! Chàng tiến đến bên nàng, đặt tay lên vai nàng. Một cảm giác nóng ấm, mềm mại, hấp dẫn truyền nhanh vào người chàng khiến chàng ngỡ ngàng, lùi lại một bước. Nhưng người thiếu nữ đã nhoẻn miệng cười. Nàng rời khỏi bệ và ngả người vào trong vòng tay của chàng. oeớc nguyện của Pigmaliông đã được thực hiện. Bức tượng đã được Aphrôđitơ biến thành người thật. Pigmaliông đặt tên cho vợ mình là Galatê. Đôi vợ chồng sống với nhau thật đầm ấm, hạnh phúc. Họ sinh được một con trai đặt tên là Paphôx lớn lên kế nghiệp cha làm vua. Chàng cho xây dựng  Galatée, Galatéa.
một đô thành trên đảo Síp và lấy tên mình đặt tên cho đô thành. Chàng cũng cho xây một đền thờ khá nguy nga để hiến dâng cho nữ thần Aphrôđitơ. Và vì lẽ đó nữ thần Aphrôđitơ có một (trong những) biệt danh là Paphôx. Ngày nay trong văn học thế giới, Pigmaliông chuyển nghĩa, chỉ một con người quá say sưa, yêu mến, tán thưởng công trình tác phẩm, công việc của mình đến nỗi mất cả sự tỉnh táo khách quan. Aphrôđitơ giáng họa xuống Narxix (Narcisse) Tình yêu là báu vật của nữ thần Aphrôđitơ ban cho cả vũ trụ và thế gian, thần thánh và người trần. Tình yêu cũng là quyền lực của nữ thần Aphrôđitơ điều khiển vũ trụ và thế gian làm cho vạn vật sinh thành, giao hòa, gắn bó. Chống lại quyền lực Aphrôđitơ chẳng có mấy ai, ngay cả thần Dớt cũng không dám hay nói đúng hơn cũng không muốn chống lại quyền lực của vị nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp, một quyền lực không gây nên những đòn khủng khiếp như cây búa giáng sấm sét của thần Dớt hay cây đinh ba gây nên những trận cuồng phong lay chuyển mặt đất của thần Pôdêiđông, nhưng ai ai cũng phải khuất phục. Một vài vị thần chống lại thì... thôi thì... cũng được bởi vì đó là thần. Nhưng con người mà chống lại thì quả thật là một sự xúc phạm, một sự thách thức đối với nữ thần Aphrôđitơ. Tất nhiên Aphrôđitơ không tha cái trọng tội đó. Narxix là kẻ phạm tội khinh thị quyền lực của nữ thần Aphrôđitơ. Chàng là con của thần Sông Kêphidơ (Céphise) và tiên nữ Nanhphơ Liriôpê (Liriopé). Trên thế gian này khó mà tìm được một người con trai nào lại đẹp... đẹp trai như Narxix. Chỉ có thể nói vắn tắt là Narxix đẹp lắm, đẹp đến nỗi các thiếu nữ xinh đẹp nhất đều phải ghen tỵ, đẹp đến nỗi gây ra biết bao vụ tương tư cho các cô gái. Không thể nhớ được đã có bao thiếu nữ, người thì thầm lặng tế nhị, người thì bộc bạch lộ liễu, bày tỏ tình cảm với chàng. Nhưng tiếc thay, Narxix đều khước từ tình cảm của họ với một thái độ kiêu kỳ và lạnh nhạt khiến họ cảm thấy bị xúc phạm vì không nhận được ở chàng một tấm lòng thông cảm, trân trọng ưu ái đối với tình người, nhất là đối với phụ nữ.
Trong những thiếu nữ thầm yêu trộm nhớ Narxix có nàng khô. Nàng có một số phận rất đáng thương đến nỗi khi nghe kể thì mười người nghe là đến chín người không cầm được nước mắt. khô là một tiên nữ Nanhphơ thường sống trong núi rừng với loài vật hoang dã. Nàng là thị nữ của Artêmix, vị nữ thần Xạ thủ có cây cung bạc, khô chỉ được quyền nói lại điều người khác nói và chỉ được phép nói lại những lời nói cuối cùng. khô sống trong rừng núi làm bạn với cỏ cây, muông thú. Bữa kia Narxix trong một cuộc đi săn không may lạc bước vào rừng sâu. Trong khi quanh quẩn tìm đường thì khô từ một lùm cây xa xa đã trông thấy chàng. Nàng say sưa ngắm nhìn chàng thanh niên tuấn tú, khôi ngô có một vẻ đẹp hiếm có. Nàng muốn nói với chàng những lời nói vuốt ve âu yếm, nhưng khổ thay nàng chẳng cất được lên lời. Cứ thế, nàng theo đuổi từng bước đi của Narxix. Narxix bỗng nhận thấy có dấu chân người trên đường. Chàng cất tiếng gọi thật to:
-Các bạn ơi, tôi đây! Lại đây! Tôi ở đây! khô nhắc lại:
-Tôi ở đây! Narxix ngạc nhiên, lại gọi:
-Tôi ở đây, lại đây! khô nhắc lại:
-Lại đây! Narxix ngơ ngác nhìn quanh, rồi lại gọi:
-Lại đây, nhanh lên! Mình đợi, lại đây! khô sung sướng reo lên:
-Mình đợi, lại đây! Từ trong một lùm cây khô bước ra, tràn ngập xúc động. Nàng đưa tay ra cho Narxix đón lấy. Nhưng Narxix quay ngoắt đi với một vẻ mặt khó chịu:
-Không phải rồi!
-Chàng nói.
-Ta sẽ chết trước khi ta hiến dâng trái tim cho tình yêu! khô run rẩy nhắc lại:
-Ta hiến dâng trái tim cho tình yêu. Nhưng Narxix đã bỏ đi không một lời chào từ biệt. khô bàng hoàng, đau đớn, hổ thẹn và càng nghĩ nàng càng đau đớn, càng cảm thấy bị xúc phạm, bị đối xử một cách tàn nhẫn. Người xưa kể, từ đó trở đi khô sống giấu mình ở trong hang, chẳng buồn ra ngoài đón ánh sáng mặt trời rực rỡ giữa đồng nội hay vui chơi với các bạn trong suối mát, gió hiền. Nàng càng héo hon ủ rũ đến nỗi thân thể hao mòn gầy yếu hẳn đi. Và chỉ còn tiếng nói run rẩy, xúc động, buồn bã là của nàng, người thiếu nữ khô chân thành nhưng số phận thật đắng cay, oan trái. Narxix vẫn cứ tiếp tục sống với vẻ kiêu kỳ và lạnh nhạt đối với những tấm lòng chân thành, nhiệt tình và cởi mở. Điều đó khiến cho các thiếu nữ căm ghét chàng. Một thiếu nữ, đúng hơn là một tiên nữ, bị Narxix cự tuyệt tình yêu một cách thô bạo khiến cho lòng tự trọng bị tổn thương rất sâu sắc. Nàng bèn cầu khấn Aphrôđitơ, nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp và nữ thần Nêmêdix, nữ thần Trả thù, trừng phạt Narxix.
-Hỡi các nữ thần chí tôn kính! Xin các nữ thần hãy trừng phạt kẻ đã xúc phạm đến tình yêu chân thành của chúng con, đã làm chúng con bẽ bàng hổ thẹn, bằng một hình phạt xứng đáng! Xin các vị thần hãy làm con người kiêu kỳ và lạnh nhạt ấy suốt đời hắn chỉ yêu có hắn, hắn chỉ say mê, đắm đuối trong mối tình với bản thân hắn mà thôi. Nữ thần Aphrôđitơ chấp nhận lời cầu xin đó bởi vì Narxix đã phạm thượng, khước từ báu vật mà Aphrôđitơ ban cho loài người. Vào một mùa xuân, Narxix theo lệ thường vào rừng săn bắn muông thú. Sau một cuộc đuổi bắt con mồi chàng mệt nhoài khát khô cả cổ. Chàng tìm đến một con suối để giải khát. Đây rồi một con suối nước trong veo, mặt nước sáng láng như một tấm gương in hình cả mây trời, cây cối xuống lòng suối. Narxix cúi đầu xuống mặt nước vụm hai lòng bàn tay lại để múc nước. Mặt nước hiện lên khuôn mặt tươi trẻ, xinh đẹp của chàng. Chàng ngạc nhiên, sung sướng: "Ta, ta đây ư?... Trời ơi ta lại đẹp đến thế này ư?...".
Chàng vục nước đưa lên miệng uống. Mặt nước lay động, khuôn mặt chàng cùng với mảng trời xanh tan tác trong làn nước lung linh. Và rồi những hình ảnh ấy lại được mặt nước chắp nối lại nguyên hình như trước. Khuôn mặt xinh đẹp của chàng chập chờn hiện ra rồi dần dần lắng đọng lại. Chàng kêu lên: "Trời ơi, đẹp quá!" và thầm nghĩ: "Ta hiểu vì sao các cô ấy khổ đau, sầu não vì ta...". Narxix cứ ngắm nghía khuôn mặt tuấn tú của mình nổi trên làn nước và suy tưởng. Càng ngắm nghía, chàng càng thấy mình đẹp, chàng càng yêu mình say mê, đắm đuối. Chàng đưa tay khuấy nước, mỉm cười vui đùa với mình. Một tình yêu mãnh liệt, sôi sục từ đâu bùng cháy lên trong trái tim chàng. Chàng muốn chế ngự nó, rời bước khỏi dòng suối, nhưng lạ thay có một sức mạnh vô hình nào giữ chân chàng lại, lưu giữ chàng lại. Chàng nhìn xuống khuôn mặt mình trên mặt nước với một niềm khát khao cháy bỏng. Chàng muốn trao cho khuôn mặt xinh đẹp đó một cái hôn nồng nàn. Nhưng chỉ vừa choàng vòng tay, cúi xuống là khuôn mặt đó tan tác, biến đi đâu mất. Chàng đứng lặng người, đau đớn, xót xa. Nhưng rồi khuôn mặt xinh đẹp lại hiện ra trên mặt nước. Narxix lại mê mẩn trong mối tình câm với hình bóng của mình. Chàng nói thì thào với hình bóng của mình:
-Ta đã yêu ta với một tình yêu nồng cháy. ôi, có lẽ tình yêu này sẽ đốt ta thành tro bụi mất thôi! Sao mà trái tim ta nung nấu một nỗi thèm khát ái ân như thế này! Narxix lại đưa tay ra ôm choàng lấy hình bóng của mình và muốn hôn tràn lên khuôn mặt xinh đẹp, thân yêu đó. Nhưng ba lần chàng chỉ vừa đưa vòng tay ra và cúi xuống là ba lần hình bóng chàng tan tác đi trên làn nước suối mát lạnh. Chàng thất vọng như xưa kia các cô gái thất vọng vì chàng. Cứ như thế lặp đi lặp lại mối tình đeo đuổi, đắm say nhưng không một chút há vọng được đền đáp giữa Narxix với hình bóng của mình chập chờn trên làn nước suối trong sáng như gương. Narxix héo hon ủ rũ vì mối tình tuyệt vọng. Nước mắt chàng lã chã tuôn rơi trên khuôn mặt và từng giọt, từng giọt nhỏ xuống mặt suối. Bóng hình chàng chập chờn, mờ ảo, lung linh khiến chàng càng nhớ nhung, sầu não. Narxix như không thể chịu đựng được nỗi đau khổ tuyệt vọng giày vò chàng. Nàng khô vẫn nuôi giữ mối tình với chàng, nhìn thấy hết cảnh tượng đó. Nàng đã từng đau khổ vì mối tình tuyệt vọng của mình vì thế khi thấy Narxix tuyệt vọng, nàng lại đau khổ hơn nữa. Bỗng Narxix kêu lên:
-Trời ơi, sao ta đau đớn quá thế này! khô đáp lại:
-Đau đớn quá thế này! Narxix đứng không vững nữa. Chàng lảo đảo nhìn theo bóng hình mình trên làn nước suối trong veo rồi ngã vật xuống bên bờ suối với tiếng nói yếu ớt, những tiếng nói cuối cùng của một nỗi đau khổ không thể chịu đựng được:
-Ta chết... Ta ch... ế... t đây! Xin vĩnh biệt. khô nghẹn ngào nhắc lại:
Prev Page 15 Next  Ngày nay trong văn học thế giới, Narxix chuyển nghĩa chỉ: "người đẹp trai" hoặc "người đẹp trai kiêu kỳ", mở rộng nghĩa chỉ "người có thói ngắm nghía mình rồi tự khen mình" hoặc "người kiêu căng", "người tự phụ". Còn thói Narxix (narcissisme) là "thói tự khen mình", "say mê với thành tích chiến công của mình đến tự kiêu tự phụ", "ngắm nghía vuốt ve, phỉnh nịnh mình, đề cao mình". Lại có chuyện kể rằng, nhà tiên tri Tirêdiax tiên báo cho số phận của Narxix: tuổi thọ của chàng sẽ chấm dứt vào cái ngày chàng nhìn thấy khuôn mặt của mình.
Một chuyện khác kể, không phải Narxix chết vì mối tình tuyệt vọng với bản thân mình mà vì mối tình với người em gái giống chàng như hai giọt nước. Như thế thiếu nữ đó chẳng may mất sớm để lại cho Narxix một nỗi buồn, luyến tiếc khuôn nguôi. Narxix tưởng nhớ tới em, hằng ngày ra soi mình xuống suối. Càng soi mình, chàng càng thương nhớ người em gái bất hạnh. Cuối cùng chàng qua đời. Huyền thoại Narxix trên đây do sviđ viết lại trong tập Biến hóa, nghĩa là vào một thời kỳ muộn hơn sau này (thế kỷ I trước Công nguyên). Như vậy hẳn rằng sviđ đã dựa vào những cội nguồn sớm hơn, sớm nhất phải từ sơ kỳ Hy Lạp hóa, để tái tạo câu chuyện một cách nghệ thuật, thơ mộng cũng như sau này Apuylê đã tái tạo chuyện Quápiđông và Psikhê. ở đây bên hạt nhân cơ bản của câu chuyện: mối tình tuyệt vọng, các nhà nghiên cứu còn bóc ra cho chúng ta thấy lớp chuyện mang tính cụ thể
-lịch sử của thời Hy Lạp hóa: phản ánh chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Cá nhân đã tách biệt mình ra với đồng loại, với thiên nhiên để trầm tư mặc tưởng trong thế giới nội tâm của mình. Và ý nghĩa giáo dục
-đạo đức của câu chuyện là: chủ nghĩa cá nhân đó bị trừng phạt, bị phê phán. ý nghĩa này chỉ có thể có được ở vào một thời kỳ xã hội phát triển tới mức chủ nghĩa cá nhân trở thành một tai họa khủng khiếp trong xã hội. Tuy nhiên chúng ta không thể không ghi nhận quá khứ lịch sử xa xưa của câu chuyện: sự chuyển biến của những biểu tượng bái vật giáo về bông hoa sang cái đẹp được nhân hình hóa (Bông hoa -Người đẹp; Người đẹp -Bông hoa).
Mối tình của Aphrôđitơ với Ađônix (Adonnix)
Nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp Aphrôđitơ quyền lực to lớn đến như thế, có thể bắt mọi vị thần, kể cả thần Dớt cho đến những người trần thế phải khuất phục, phải đau khổ vì tình yêu và sắc đẹp, thế mà bản thân nữ thần lại không tránh khỏi tai họa đó, lại không chế ngự được quyền lực của mình để đến nỗi mình cũng bị đau khổ vì tình yêu và sắc đẹp...! Ađônix là chàng trai đã gây ra cho vị nữ thần danh tiếng này những giọt nước mắt đau thương. Chuyện về gia đình chàng cũng hơi lôi thôi. Cha Ađônix là Kinirax (Kániras Cániras) vua đảo Síp. ông sinh được một người con gái đẹp đẽ tuyệt vời, tên gọi là Miara (Márrhamárna). Tự hào về người con gái nhan sắc đó, ông đã có lần, thậm chí nhiều lần, cho rằng con gái ông là đẹp nhất thế gian. Đó là một điều ngu xuẩn của kẻ hợm mình song dẫu sao cũng còn tha thứ được. Nhưng tệ hại hơn nữa Kinirax như ếch ngồi đáy giếng đã dám tự xưng không biết ngượng mồm, cho con gái mình là đẹp hơn cả, hơn cả nữ thần Aphrôđitơ. Đúng là "coi trời bằng vung". Vì thế Kinirax bị trừng phạt. Nữ thần Aphrôđitơ bằng những phép mầu nhiệm của mình, làm cho Kinirax mất trí, mất trí đến nỗi tưởng con gái mình là vợ mình. Và Ađônix đã ra đời trong sự chăm sóc của người mẹ là nàng Miara. Nhưng Miara vừa sinh con xong là bị vua cha đuổi ra khỏi nhà. Nàng bế con đi lang thang hết nơi này đến nơi khác. Một hôm đi đến một ngọn đồi nàng kiệt sức chết, và biến thành một thứ cây có nhựa thơm mà ngày nay gọi là cây miarơ. Nữ thần Aphrôđitơ động lòng trắc ẩn, đón lấy Ađônix đem về nuôi. Nhưng lại trao cho nữ thần Perxêphôn vợ của thần Hađex dưới âm phủ nuôi hộ. ít lâu sau Aphrôđitơ xuống âm phủ xin lại Ađônix thì nữ thần Perxêphôn không trả, nhất quyết không trả. Không trả chỉ vì một lẽ rất vô lý mà không dám nói ra: Ađônix đẹp quá, đẹp đến nỗi Perxêphôn yêu, quá yêu, không muốn cho chàng trai đó thoát khỏi tay mình. Hai vị nữ thần cãi cọ với nhau mất mặn mất nhạt, cuối cùng phải đưa lên thần Dớt phân xử. Dớt, quả xứng đáng là bậc phụ vương của các thần, quyết định: Ađônix luân phiên ở với mỗi vị nữ thần nửa năm. Mùa xuân, mùa hè: Aphrôđitơ; thu, đông: Perxêphôn. Năm ấy, vào độ đầu xuân, Ađônix sống với Aphrôđitơ. Khó mà nói được vị nữ thần này yêu Ađônix đến như thế nào. Tất nhiên nếu không yêu thì đã chẳng có chuyện tranh giành với Perxêphôn. Nàng yêu Ađônix say đắm đến nỗi quên cả trở về cung điện slanhpơ, quên cả hòn đảo Kiter đầy hoa nở và biết bao nhiêu ngày hội lễ ở nơi này, nơi khác. Aphrôđitơ lúc nào cũng quấn quít bên Ađônix. Nàng yêu chàng trai ấy quá đỗi, đến mức mà chỉ vắng chàng một lát là nàng đã nơm nớp lo sợ, tưởng tượng ra bao nhiêu điều rủi ro xảy ra đối với chàng. Mỗi khi Ađônix đi săn là Aphrôđitơ cũng đi theo, mặc dù đi săn không phải là thú vui của nàng. Nàng quên cả việc giữ gìn sắc đẹp, theo bước Ađônix vào rừng, đày đọa mình dưới nắng trưa mưa sớm. Nàng căn dặn Ađônix không được săn thú dữ mà chỉ được săn bắt những con vật bé nhỏ, hiền lành, không thể gây nguy hiểm cho mình như: Hươu, nai, chồn, cáo, thỏ, gà...
nàng cầu khẩn các vị thần slanhpơ phù hộ cho Ađônix thoát khỏi những chuyện không may có thể xảy ra trong khi chàng mải mê săn bắn. Nhưng mọi sự tính toán, lo xa của nàng vẫn không giúp chàng thoát khỏi tai nạn. Và xót xa thay, tai họa ấy lại là điều mà Aphrôđitơ đã lường tính trước, đã từng căn dặn Ađônix tưởng như đến đứt đầu lưỡi. Đó là một ngày đẹp trời, Ađônix đi vào rừng săn. Nhưng hôm ấy không rõ chuyện gì Aphrôđitơ không cùng chàng vào rừng được. Tuy nhiên điều đó không hề làm Ađônix kém phần say sưa, hăng hái trong thú vui săn bắn. Chàng đã bắn được khá nhiều chồn, thỏ, gà rừng... Bỗng đâu từ một bụi rậm không xa chàng lắm chạy xồ ra một con lợn rừng. Con lợn hộc lên lướt qua trước mặt  Cáthère, Nữ thần Aphrôđitơ còn có một biệt danh là Kirtênê (Cáthérée). chàng. Bầy chó sủa ầm lên và rượt theo. Ađônix sung sướng, chắc mẩm chuyến này chàng sẽ hạ được con mồi béo bở, lập một chiến công, vì xưa nay chàng chưa bao giờ hạ được một con thú to lớn hung dữ như con lợn rừng. Đàn chó lao vút đi và chẳng mấy chốc đã bổ vây quanh con lợn. Ađônix chạy tới, tay cầm lao nhọn. Vào lúc chàng vừa ngả người lấy đà thì con lợn lao mạnh ra, húc băng đi một con chó và phóng như bay vào người chàng. Đầu lợn rắn như đá với những chiếc răng nanh nhọn hoắt đâm bổ vào đùi chàng, sục vào bụng chàng, Ađônix ngã vật ra, máu đỏ phun, chảy lênh láng trên mặt đất. Con lợn vượt đi, thoát khỏi tai họa. Còn Ađônix nằm đấy, bóng đen phủ kín mặt chàng. Aphrôđitơ được tin Ađônix chết, bủn rủn cả người. Nàng cố nén đau thương lần vào khu rừng trên đảo Síp tìm xác chàng thanh niên xinh đẹp, yêu dấu của mình. Nàng trèo đèo, lội suối, len lỏi qua các bụi gai rừng sắc nhọn. Đá cứng làm đại chân nàng xinh xắn, nõn nà là như thế, mà dập nát, ứa máu. Gai rừng cào xé rách áo, làm xây xát da thịt nàng. Cuối cùng Aphrôđitơ tìm được xác Ađônix. Nàng ngồi xuống bên chàng khóc than thảm thiết, đưa tay vuốt mớ tóc xõa bết dính mồ hôi và đất bụi trên vầng trán cao đẹp của chàng, mớ tóc vô vàn thân yêu và quen thuộc đối với nàng.
Nàng bế xác chàng trên tay đưa về làm lễ an táng. Người xưa kể, máu của Ađônix nhỏ xuống trên đường đã làm mọc lên những bông hoa anêmôn, một thứ hoa nở vào những ngày đầu xuân song sớm nở mà chóng tàn. Còn máu của Aphrôđitơ do bị gai cào, đá cứa, nhỏ xuống những bông hoa (hồng) trắng biến thứ hoa này thành thứ hoa có màu hồng thắm, loại hoa của Tình yêu, Sắc đẹp và Tuổi trẻ. Thần Dớt thương người thanh niên trẻ đẹp, sớm phải lìa đời xuống vương quốc của thần Hađex, nên cứ như lệ thường lúc chàng còn sống cho chàng mỗi năm khi xuân đến sống lại -phục sinh -để trở về với Aphrôđitơ ở thế giới loài người. Có người lại kể Ađônix chết vì thần Arex, "chồng" Aphrôđitơ. Biết vợ mình đem lòng yêu say đắm Ađônix, vị thần Chiến tranh Arex nổi ghen, xúi một con lợn rừng lao bổ vào Ađônix. Có người lại nói. Dớt phân xử: Ađônix sống với mỗi nữ thần một phần ba thời gian của một năm, còn lại thì tùy ý Ađônix. Từ đó Ađônix sống đúng một phần ba thời gian với Aphrôđitơ, vì thế Perxêphôn ghen, xui Arex bày mưu giết chết Ađônix. Người ta còn kể, không phải máu của Aphrôđitơ đã nhuộm những bông hoa trắng thành bông hoa hồng, mà chính là máu của Ađônix nhỏ xuống đất đã sinh ra thứ hoa đẹp đẽ, thanh cao đó. Huyền thoại về Ađônix gốc từ Xiri, phản ánh sự vận động của thiên nhiên: sinh-tử-tái sinh. Trong gia tài huyền thoại của nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà có nhiều chuyện về cái chết và sự tái sinh của các vị thần.
Những huyền thoại ấy đã du nhập vào Hy Lạp và được nhào nặn lại trong bối cảnh lịch sử -xã hội cụ thể của nền văn minh Hy Lạp. Môtip: sinh-tử-tái sinh của huyền thoại Crit trong Kinh Phúc âm đã là ngọn nguồn của nhiều tập tục, nghi lễ của Thiên Chúa giáo. Môtip này cũng đã du nhập vào các hình thành trong gia tài truyện cổ tích của nhiều dân tộc: Truyện Tấm Cám của chúng ta rõ ràng cũng có môtip tái sinh. Ngày nay trong văn học thế giới, Ađônix chuyển nghĩa, chỉ một người thanh niên rất đẹp trai, đẹp trai hiếm thấy hoặc những người đàn ông hào hoa phong nhã.
Hết

Xem Tiếp: ----