Với Thi Tiên Lý Bạch,
cuộc đời là giấc mộng lớn.

     ói đến Đường thi-đỉnh cao của nền thi ca Trung Hoa và nhân loại nói chung, người ta không thể không nhắc đến Tứ trụ, đó là Lý Bạch-Bạch Cư Dị-Đỗ Phủ-Vương Duy. Trong cuộc đời mình, cả 4 vị này đều từng làm quan, lớn nhỏ khác nhau. Và người đời sau tôn xưng: Thi Tiên-Lý Bạch, Thi Thánh-Đỗ Phủ, Thi Phật-Vương Duy. Cả 3 vị này sống cùng thời Thịnh Đường, riêng Bạch Cư Dị sống sau-thời Vãn Đường.
Trong số đó, 3 vị Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Duy chịu ảnh hưởng của Nho-Phật, riêng Lý Bạch lại là Nho-Đạo giáo, nghĩa là ông thi thư theo Nho giáo, song lại nghiêng về Lão Trang, thích ngao du thưởng ngoạn, tu tiên...
Hiểu chung về Lý Bạch là vậy, song cuộc đời ông lắm truân chuyên, quan trường đã trải, tù tội cũng từng...
Lý Bạch, tự Thái Bạch ( 701-762), gốc gác mãi vùng Lũng Tây ( nay thuộc tỉnh Cam Túc ), đến đời nhà Tùy, thì tổ tiên rời đến sinh sống tại đất Ba Thục ( nay là tỉnh Tứ Xuyên ). Làng quê ông có tên là Thanh Liên, vì thế, ông lấy hiệu là Thanh Liên cư sĩ.
Từ năm 25 tuổi, ông bất đầu ngao du khắp chốn, mong được thi thố tài năng, song mãi đến năm 42 tuổi mới được người quen tiến cử vào kinh đô Tràng An. Vua Đường Huyền Tông phục tài năng của Lý Bạch, song lại không mấy ưa tính tình phóng khoang, ngạo mạn, không câu nệ trên dưới của ông, nên chỉ coi là thanh khách, dùng để xướng họa thơ phú làm vui. Vì thế, ông sinh chán ngán, bỏ triều mà dấn vào cuộc đời phiêu lãng, thù tạc, say sưa tửu nguyệt, thi họa làm vui...
Về cuộc đời riêng tư, ông lấy 2 người vợ ; Họ Hứa - họ Tống, đều là con cháu nội tộc của 2 vị quan đầu triều Đường ( họ Hứa - họ Tống )- Cả hai lần lấy vợ, Lý Bạch đều ở rể ( quan niệm cũ, ai ở rể đều bị coi thường ), song ông không quan tâm, câu nệ.
Loạn An Lộc Sơn và Sử Tư Minh xảy ra, ông theo phù hoàng tử Lý Lân. Khi ấy, vua Đường Huyền Tôn bỏ kinh đô Tràng An, chạy loạn vào Ba Thục. Thái tử Lý Hanh lên ngôi vua, phong cha là Huyền Tôn làm Thái thượng hoàng, liền xảy ra mâu thuẫn giữa Lý Hanh và Lý Lân. Lý Bạch xung quân đội của Lý Lân. Lý Lân thua, quân đội của Lý Lân bị bắt và giết chết hết, tan rã. Lý Bạch cũng bị bắt. Do công lao và tài cán, nên vua Đường-Lý Hanh không giết, chỉ cho hạ ngục Lý Bạch. Sau nhân xảy ra hạn hán, vua Đường ( Lý Hanh ) đại ân xá cho tù nhân, Lý Bạch mới được thả.
Ông về sống ở tỉnh Giang Tô, sau bị ốm rồi chết. Ông có nhờ cạy người chú làm quan, soạn tập thơ Thảo Đường, đấy cũng là tập thơ đầu tiên của Lý Bạch được in ấn.
Hiện lăng mộ Lý Bạch ở chân núi Thanh ( thuộc tỉnh Giang Tô ). Về cái chết của ông, cũng lắm giai thoại, ý kiến khác nhau. Xét theo tiểu sử, nhiều người cho rằng ông chết do bệnh tật ( phiêu bạt, say sưa quanh năm suốt tháng, bản thân lại bị tù tội ). Còn thiên hạ yêu thơ, thì lại thiên về giai thoại, ông chết đuối, do một lần đi thuyền đêm trên sông, quá say sưa, nhảy xuống sông vớt bóng trăng dưới nước mà chết. Quả là, cái chết thi-tửu-nguyệt ấy của Lý Bạch thật đẹp ( nếu đúng là sự thật )?
Xuất phát từ cá tính, cuộc đời chìm nổi, theo quan niệm Lão Trang, đam mê tửu nguyệt, ngâm vịnh, thích ngao du thưởng ngoạn, nên việc Lý Bạch coi- cuộc đời là giấc mộng lớn-là hợp lý hợp tình. Không riêng gì ở bài thơ " Xuân nhật túy khởi ngôn chí ", mà trong các bài thơ nổi tiếng khác về tửu nguyệt ( như: Tương Tiến tửu, Đối tửu, Xuân nhật độc chước, Nguyệt hạ độc chước v.v... ), ông đều bộc lộ quan niệm này. Quan niệm đó, chi phối ý nghĩ, cách đối nhân xử thế, tư tưởng, cuộc đời và thi ca của ông.
Và như vậy, nó trở thành nhân sinh quan của Lý Bạch.