Chương 15
Trò Cao Thủ

    
ào lúc 21 giờ, Leopold lại ra tòa mật thám Đức; sau những thủ đoạn lớn hôm trước và với âm mưu làm mất tinh thần bằng luận đề “ông đã thất bại rồi” (Leopold nghĩ trong bụng rằng nếu anh đã thất bại thì tại sao chúng vẫn cần đến “dịch vụ” của anh?) và chúng sẽ quyết định về anh thế nào?
Leopold ngạc nhiên liên tiếp: không như hôm qua hắn dùng cái giọng của kẻ thắng đối với anh tù bị thất trận; hôm nay Giering thay đổi hẳn thái độ, hán dùng thứ giọng trịnh trọng, gần như nghi lễ xã giao, để bày tỏ quan điểm phát triển về chính trị cao cấp như là trước các thính giả là những nhà ngoại giao vậy:
- Mục tiêu duy nhất của Đế chế III, là đi tới hòa bình với Liên Xô - Hắn khẳng định - Cuộc tắm máu giữa Quân đội Đức và Hồng quân chỉ làm cho bọn đầu sỏ tài chính tư sản khoan khoái thôi, Thủ lĩnh Hitler đã chẳng đích thân coi Churchill là tên nghiện rượu, còn Roosevelt là tên bại liệt đáng khinh hay sao? Nhưng mà này, ở các nước trung lập sao mà dễ thiết lập quan hệ với đại diện các nước phương Tây thế, mà hầu như chúng tôi không thể gặp gỡ các phái viên của chính phủ Liên Xô. Đối với chúng tôi vấn đề đó hầu như không có cách nào, cho đến ngày chúng tôi có ý định dùng Dàn Nhạc Đỏ. Các điện đài của lưới đó sau khi bị khống chế sẽ là những công cụ của bước tiến tới Hòa bình này đấy...
Đến đây, Giering với vẻ đắc thắng liền ngừng diễn thuyết để đọc vài bức điện mà các điện đài bị khống chế đã phát đi. Y tự mãn, đắc thắng, nói thêm rằng Moscow vẫn mù tịt.
Hắn phát biểu tiếp:
- Trung tâm vẫn coi mọi việc bình thường, điều này dễ hiểu bởi vì vật liệu truyền đi tiếp tục thuộc loại đầu vị về chính trị cũng như về quân sự. Giering này vẫn không tìm cách cung cấp tin giả, mà chỉ cần giữ được lòng tin của Moscow thôi. Cho đến lúc này tôi chẳng cần phải thay đổi chiến thuật đó.
Chúng tôi tiếp tục hi sinh cái nhỏ để giành lấy lợi lớn, chúng tôi sẽ tiếp tục trong nhiều tháng và khi nào chúng tôi thấy rõ rằng Nga không nghi ngờ gì đối với mạng lưới công tác ỏ phía Tây, lúc đó sẽ chuyển sang giai đoạn hai. Lúc đó Cục trưởng của ông sẽ nhận được những tin tức giá trị cực kì do cấp cao nhất ở Berlin cung cấp, những tin tức gây ra lòng tin tưởng chắc chắn rằng chúng tôi đi tìm kiếm hòa bình riêng rẽ với Liên Xô.
Đến đây Giering chấm dứt bài phát biểu, hắn quay lại về phía Leopold và lật ngửa bài lên:
- Tôi đã bộc lộ kế hoạch của chúng tôi cho ông bởi vì ông không còn là trở lực cho việc thực hiện kế hoạch đó nữa. Ông hãy lựa chọn: hoặc ông cộng tác với chúng tôi, hoặc ông sẽ biến...
Đến đây thấy rõ ý đồ của hắn, đó là ý nghĩa của màn kịch mà hắn chuẩn bị và đó là kết luận của bài diễn văn dài dòng của hắn. Bọn quốc xã đưa cho Leopold hai lựa chọn: làm việc với chúng với kế hoạch “thay đổi đồng minh” trong đó Leopold trở thành con cờ chủ trên bàn cờ mới, hoặc đơn giản bị thủ tiêu.
Thật là một thủ đoạn khống chế sảo quyệt. Qua diễn văn của trùm Đội Đặc nhiệm, Leopold nhanh chóng lượng định được thủ đoạn và nhìn rõ cái bẫy giương lên để chẹn cổ anh. Anh không ngạc nhiên vì anh đã cảm thấy bọn Đức chẳng tìm cách đánh tan lưới của anh như hủy các điện đài hoặc thủ tiêu các thành viên DNĐ, mà chúng chỉ khống chế để đánh trả lại. Chiến thuật này trong Thế chiến 2 trở thành phổ biến, và Leopold không phải là người duy nhất trở thành mục tiêu của thủ đoạn đánh trả này. Duy Giering và bọn mật thám Đức - đây là kết luận thứ nhì của Leopold - nói dối một cách trâng tráo khi chúng khẳng định rằng Đế chế III của chúng muốn kí hòa ước riêng rẽ với Liên Xô. Vào cái tháng 11 năm 1942 này, anh biết chính xác rằng một số giới chính trị và quốc xã Đức có mong manh hi vọng thỏa hiệp với phương Tây, và nếu có hòa hình riêng rẽ thì sẽ là thỏa hiệp riêng với “giới tài phiệt tư sản” dù rằng chúng “nghiện rượu” hoặc “bại liệt”, chứ đâu chúng thỏa hiệp với Liên Xô.
Đúng, nếu thái độ đó xuất phát từ Cục phản gián quân sự Đức và từ đô đốc Canaris (sau chiến tranh đã kiểm lại là có thế thật) thì ta có thể tin được là có, chứ xuất phát từ những tên như Schellenberg, Heydrich, Muller, Himmler, những tên trùm Gestapo, thì đừng tin! Leopold muốn thét vào mặt Giering: “Làm sao mi định làm cho chúng tao tin rằng chúng bay sẵn sàng thương lượng với nưóc xã hội chủ nghĩa đầu tiên?”. Đối với những tên cuồng tín này có thể chúng nghĩ đến hòa bình riêng rẽ nhưng mục tiêu của chúng là phá cho bằng được khối liên minh chống phát xít. Ý đồ đen tối của thủ đoạn ma quái thô thiển mà chúng định lôi kéo anh vào, anh biết chứ: gây ra nghi kị, rồi đối địch giữa các Đồng minh để cho chúng thu lợi (trong cuốn “Trùm phản gián quốc xã nói”, Schellenberg đã viết: Rất quan trọng là việc đặt quan hệ với Liên Xô khi chúng ta tiến hành thương lượng với phương Tây. Sự tranh giành ngày một tăng giữa các cường quốc đồng minh sẽ củng cố vị trí của chúng ta). Leopold phân tích rằng: đối với những chiến sĩ Dàn Nhạc Đỏ, chiến tranh giữa nước Đức phát xít và Liên Xô là không thể nào tránh được; ngay hiệp ước Đức - Xô cũng không đánh tan được nhận định đó.
Người Pháp, Bỉ, Italia, Balan, Tây Ban Nha, Do Thái, họ đều đi theo một đường hướng: tiêu diệt chủ nghĩa quốc xã, tiêu diệt hoàn toàn bệnh dịch hạch phát xít. Họ đắn đo về tai hại của hòa bình riêng rẽ và về sự chia rẽ Đồng minh vì nó sẽ tạo cho quốc xã một cơ hội nghỉ ngơi mới.
Lúc đầu chiến tranh, phát xít đã lợi dụng được mâu thuẫn giữa Liên Xô và các nước phương Tây, và nhân dân các nước đã phải trả giá rất đắt về tình trạng đó. Trong cái năm 1942 này, liên minh đó có những dấu hiệu lỏng lẻo: Hồng Quân đã buộc phải lùi hàng trăm kilômet và bị thiệt hại nặng nề về người và của. Việc rút lui đó đã gây ra những nghi ngờ và lo lắng ở phương Tây: liệu Hồng Quân có chịu nổi cú sốc của quân Đức không?
Mặt khác, thái độ chần chừ của Anh Mỹ mở mặt trận thứ hai khiến cho Liên xô nghi ngờ: Moscow tự hỏi có phải Anh Mỹ tích trữ lực lượng chờ cho Đức và Liên Xô quần nhau cho đến kiệt sức rồi mới nhảy vào kiếm chác không?
Dần dần thấy mối lo ngại đó hơi mơ hồ. Ngày nay ta biết rằng trong bộ tham mưu Đức, kể cả giới thân cận của Hitler có một số người có ý đồ hòa giải riêng rẽ với phương Tây để làm hại Liên xô, họ không có ảnh hưởng gì to tát. Vả lại, ta cũng biết, tuy có một số nhà chính trị Anh Mỹ tán thành đề án thỏa hiệp với nước Đức không có Hitler, nhưng ta cũng biết chắc rằng Roosevelt và Churchill kiên quyết đòi Đức đầu hàng không điều kiện cho nên không khi nào các nguyên thủ này chấp nhận đề án đó.
Giering và bọn của hắn vẫn chưa hết ảo tưởng cho nên vẫn tiếp tục nêu ra một cách thoải mái ý đồ của chúng. Nhưng chúng bày ra trước một tù nhân như Leopold chứng tỏ chúng chưa tuyệt đối vững lòng tin rằng chúng đã lừa nổi Cục trưởng. Chúng thử xem phản ứng của Leopold như thế nào, xem anh có chịu hợp tác với chúng không. Đối với Leopold, điều anh thấy rõ nhất là: trong những tuần lễ và những tháng sắp tới, trung tâm sẽ bị đầu độc trên quy mô lớn: những tin tức quân sự, chính trị và ngoại giao hoàn toàn do tình báo Đức bịa ra sẽ được Moscow tin là thực. Lúc này mới là nhử mồi; khi cá đã mắc câu, Giering sẽ tha hồ quyết định số phận của con cá.
Trong lòng rất rộn ràng, Leopold lại tỏ vẻ... rất bình thản khi trả lời. Mục đích trước tiên của anh là phải làm cho bọn Đức lung lay lòng tự tin. Anh bịa ra một chuyện khá chặt chẽ để thuyết phục bọn Đức là bọn đặc biệt nhạy cảm về lôgich:
- Các ông dựa vào giả thuyết nhờ những điện đài viên bị khống chế, các ông dẫn dắt trò chơi khéo đến mức Cục trưởng tiếp tục liên lạc như trước. Nhưng chúng ta có thể dự kiến một trò chơi khác cũng có giá trị: Cục trưởng không mù, đúng hơn là không điếc và ông rất có thể nhận thấy có những nốt lạc điệu trong Dàn Nhạc. Nhưng Cục trưởng vẫn giả vờ như không biết gì hết... Trong tình huống như thế, liệu ai là người giật câu: các ông hay là Cục trưởng?
Sau một lúc bối rối, Giering vặn lại với giọng diễu cợt:
- Thành tích ngày 13-12-1941 của ông cũng chẳng chữa được việc của ông. Moscow chẳng còn tin ông và ông chưa thuyết phục nổi Cục trưởng của ông rằng Hôm đó ông thoát hiểm được nhờ tổ chức Todt...
Cả bọn mật thám cười ầm lên, trừ Piepe là người hôm đó đã ra lệnh tha Leopold trong vụ Atrebates.
Giering nói thêm:
- Ông thừa biết rằng Moscow không tin vào người đã từng bị Gestapo bắt giữ dù chỉ một phút thôi.
Đến đây Leopold quyết định quật cho Giering một đòn đau:
- Các ông không biết một điều chủ yếu: đó là có một toán phản gián hoàn toàn độc lập đối với Dàn Nhạc Đỏ phụ trách việc bảo vệ an ninh cho các thành viên của DNĐ. Toán này báo cáo thẳng cho Moscow tình hình tại chỗ bằng một đường liên lạc đặc biệt.
Nếu Leopold có tiết lộ tin “Hitler là gián điệp của Liên Xô” chắc cũng chỉ gây ra sự sửng sốt cho bọn mật thám Đức này đến thế là cùng. Đối với các chuyên gia tình báo, cơ quan phản gián trong tình báo không phải là không có. Đơn vị phản gián đó chẳng những Đức không biết mà ngay đa số thành viên DNĐ cũng chẳng biết được.
Cái chuyện bịa về toán phản gián Xô viết đó đã làm cho tình thế của Leopold hoàn toàn thay đổi.
Lúc đầu chúng còn nghi nghi hoặc hoặc nhưng dần dần chúng bắt đầu tin. Leopold nói tiếp:
- Các ông hiểu đấy, trong điều kiện như thế, tôi rất dè dặt về khả năng hợp tác với các ông. Tôi tán thành hoàn toàn nguyên tắc của Bismarck là Đúc phải bằng mọi cách tránh chiến tranh với Nga, nhưng tôi cân nhắc thấy không thể tham gia việc xây tòa nhà trên cát được. Sẽ nực cười nếu người tù như tôi dự vào trò chơi mà Trung tâm đã biết tỏng mọi luật chơi rồi.
Câu trả lời của Leopold khiến cả lũ mật thám cười:
- Tóm lại câu kết của những ý kiến ông vừa phát biểu sẽ là: chúng tôi phải tha ông ra chứ gì?
Leopold vặn lại cũng với giọng điệu đó:
- Cũng là việc các ông nên làm như thế nếu các ông muốn đạt tới thực sự hòa bình riêng rẽ với Liên Xô!
Leopold hài lòng về kết quả buổi hỏi cung thứ nhì là đã đánh vào lòng tự tin của bọn Đức. Những ngày 26 và 27, Giering gặp riêng Leopold và Leopold đã phát hiện rõ những điểm yếu của Trò Cao thủ: trước hết, kế hoạch này mới ở giai đoạn chuẩn bị; trong suốt giai đoạn này, bọn Đức phải tiếp tục cung cấp tin tức có giá trị để làm yên lòng Moscow rằng các điện đài vẫn an toàn. Vậy phải gia hạn. Nhưng trước hết Giering nhận thấy rằng đường liên lạc đặc biệt qua trung gian Đảng cộng sản Pháp mà Kent đã khai ra có thể phá hoại Trò Cao thù của chúng. Y sợ Trung tâm sẽ được đường giây này thông tin một bộ phận DNĐ ở Pháp đã bị vỡ, y biết rằng nếu muốn làm Cục trưởng hoàn toàn yên tâm thì phải dùng đường giây này gửi một báo cáo cho Cục trưởng. Kent đã khai chỉ có Leopold mới dùng được đường giây này, cho nên Giering cần đến Leopold. Leopold nhắc đi nhắc lại rằng kế hoạch của Đức sẽ thất bại và hậu quả chẳng còn xa xôi gì. Mỗi ngày qua đi Leopold không liên hệ với Đảng cộng sản Pháp càng làm cho trung tâm sinh nghi hơn.
Phân tích của Leopold không hề có khía cạnh khoác lác. Anh hi vọng thế nào Giering cũng phải đưa anh vào Trò Cao thủ không phải với vị trí một con cờ bị động, mà như một người cùng bên cần thiết. Vào trong cuộc rồi, anh sẽ phá hỏng trò chơi của phát xít...
Giering hỏi Leopold:
- Ông cho chúng tôi đảm bảo gì về lòng trung thành của ông nếu ông tham gia cuộc chơi?
- Vấn đề tin tưởng không đặt ra, Leopold trả lời, ông phải chịu chấp nhận may rủi. sở dĩ ông vời đến tôi là vì ông cần tôi! Không có tôi tham gia thì kế hoạch của các ông sẽ đổ nhào.
Nhưng Giering chưa sẵn sàng chấp nhận may rủi. Trong sáu tuần lễ, y gắng bắt liên lạc với Đảng cộng sản Pháp không thông qua Leopold.