III: C - Vị trí của Việt Minh và Chiến lược Trung-Xô
III: C Tóm Lược

    
ã có lời kết án cho rằng Hồ Chí Minh đã cướp tại bàn hội nghị những gì mà ông [Việt Minh] đã giành chiến thắng trên chiến trường, Hiệp định Genève đã gây phương hại trong nội dung và trong việc thực hiện hợp pháp quyền lợi của Việt Minh, và, do đó, các hành động tiếp theo của Việt Minh là dễ hiểu dưới ánh sáng của những thất vọng này. Trong khi đó, công bằng mà nói rằng các tác động trực tiếp của Hiệp định không phản ánh (ngay cả theo báo cáo của CIA) sức mạnh và sự kiểm soát của Việt Minh tại Việt Nam vào thời điểm hội nghị, cũng quan trọng không kém và để tiết lộ rằng tại sao. Tham vọng của Việt Minh bị cản trở, không nhiều bởi sức chống đối hay sự bội bạc của phương Tây, như là họ đã bị ép bởi áp lực Trung-Xô buộc họ phải thỏa hiệp. Nếu người Việt Minh thực sự được cho phép đi tìm kẻ gian trá trong Hội nghị Genève trong sự trung thực, họ sẽ phải thừa nhận rằng lợi ích của họ đã bị xâm phạm bởi các đồng minh Cộng sản của họ, chứ không phải phương Tây.
Tham vọng của Việt Minh là lớn... Việt Minh không chỉ quan tâm đến: được quyền chia ba phần tư Việt Nam mà họ tuyên bố đã kiểm soát, mà còn mở rộng thẩm quyền của mình trên toàn Đông Dương gồm cả Lào và Campuchia.  Mặc dù hai nhánh của họ, Pathet Lào và Khmer Tự Do, chỉ kiểm soát được một vùng lãnh thổ nhỏ bé ở Lào và Cam-pu-chia, Việt Minh vẫn đòi hỏi phải coi những người này [Pathet Lào và Khmer Tự Do] là đại diện toàn quyền cho các nước này. Đưa ra lập luận rằng họ là đại diện cho tất cả những người Đông Dương, Việt Minh muốn buộc hoặc thuyết phục người Pháp rời khỏi khu vực [Đông Dương] và sau đó họ sẽ giải quyết trực tiếp với người bản địa và không-cộng sản yếu đuối. Họ khẩn cấp tìm ký một giải quyết chính trị trước khi đi đến một hiệp ước đình chiến quân sự, hoặc, nói cách khác, họ muốn vừa đánh vừa đàm. Mục tiêu cụ thể của họ là phân vùng ở vĩ tuyến 13 [tức phía Bắc Phú Yên], một thời hạn cho Pháp rút quân hoàn toàn khỏi miền Bắc, và các cuộc bầu cử toàn quốc được tổ chức sáu tháng sau hiệp ước đình chiến (Tab 1).
Nguồn gốc của sự thất vọng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đối với Hiệp định không nằm quá nhiều ở chỗ sức mạnh đoàn kết hoặc "sự gian dối" của phương Tây mà là do nỗ lực của Liên Xô và Cộng sản Trung Quốc để làm cho hội nghị thành công, đó là, để mang lại sự ổn định khu vực và giải quyết chiến tranh. Với nhau hoặc riêng rẽ, Moscow và Bắc Kinh đã ép Việt Minh nhượng bộ. Lúc nào cũng vậy, hai đại biểu cộng sản chính, Chu Ân Lai và Molotov, đóng vai trò lớn trong việc phá vỡ các bế tắc với sáng kiến hòa giải. Trong khi những động cơ chính xác của Liên Xô và Cộng sản Trung Quốc vẫn còn là một vấn đề đầu cơ, lời giải thích được chấp nhận nhất cho hành vi của họ là cả hai đã tìm cách để đạt được các mục tiêu của họ trong khu vực Đông Nam Á mà không gây ra can thiệp của Mỹ, " Cùng tồn tại trong Hòa bình" là khẩu hiệu ngoại giao của họ. Người Trung Quốc, đặc biệt, quan tâm đến an ninh biên giới, vùng đệm, ngăn chặn sự hình thành của một hệ thống liên minh Hoa Kỳ với các nước trong khu vực, và xây dựng lại Trung Quốc. Hai cường quốc cộng sản đã không ngần ngại trong việc khẳng định lợi ích tối quan trọng của [nước] họ hơn là những gì của Việt Minh (Tab 2).

THẢO LUẬN
III. C.  Tab 1 – Vị thế thương thuyết của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
 Tab 2 – Mục Tiêu và Chiến Lược của Liên Sô – Trung Cộng