Hồi 5
Sát Niệm

    
ương mù buổi sớm trắng đục như sữa, phủ lên cổng thành Vũ Dương một lớp sa dày, kiếm rút khỏi vỏ, chỉ thấy chuôi chứ không thấy mũi kiếm đâu.
Tòa thành trong sương vẫn còn chưa thức tỉnh. Xa xa có tiếng gà gáy văng vẳng.
Lam Nguyên Sơn đứng trong sương, bất giác có một cách nghĩ rất kỳ quái: con người sống ở giữa tục thế hay ẩn cư nơi đào nguyên thế ngoại, hàng ngày nghe tiếng gà tiếng chó, nhưng lại không già, không chết, cuộc sống đạm bạc ấy mới thật là lý tưởng.
Có điều ý nghĩ đó vừa thoáng hiện ra trong đầu y thì lập tức biến mất. Y đã sống cuộc sống ấy không biết bao nhiêu ngày rồi, y đã chán ngán, giờ y phải bù đắp cho những ngày tháng vô vị đó.
Lúc này y chợt liếc thấy một bóng nhân ảnh vận kình trang màu xanh thấp thoáng ẩn hiện trong sương.
Vừa nhìn thấy bóng người này, mỗi một đốt xương, mỗi một sợi gân, mỗi một cơ thịt khắp toàn thân y đều thả lỏng hết cỡ, bởi vì chỉ có buông lỏng cực điểm, mới có thể đánh ngã bất kỳ người nào khí thế đang căng cứng như dây đàn.
Lam Nguyên Sơn vừa trông thấy Ân Thừa Phong xuất hiện trong sương, thì liền có cảm giác mình đã đánh giá thấp người thanh niên này.
Y vốn cho rằng người có thể cản trở y đoạt lấy quyền tông chủ của võ lâm tứ đại gia, chỉ có một mình Chu Bạch Tự. Đến giờ thì xem ra cả Ân Thừa Phong cũng tuyệt đối không dễ đối phó.
Ân Thừa Phong mang theo nhuệ khí kinh người cùng với đấu chí thiêu đốt toàn thân bước tới thành môn. Nhưng vừa nhìn thấy Lam Nguyên Sơn đứng trong sương mù, ống tay áo dài chấm đất, y liền cảm thấy chiến ý của mình dường như đã bị đối phương hút đi như kình ngư hấp thủy.
Y liền đứng lại, bạt kiếm.
Kiếm trong sương mù, ánh lên sắc màu như thủy tinh, lưỡi kiếm sáng bóng, gạt cả sương mù sang hai bên.
Dưới một gốc cây, là Chu Bạch Tự vận bạch y trắng toát.
Y nhìn hai bóng người áo xanh và áo lam trong sương, cảm thấy đây là một buổi sáng sớm đầy sát ý, cả tiếng ríu rít của những con chim nhỏ sống trong các lỗ châu mai trên tường thành cũng tắt lịm.
Lúc này, một nhà sư khất thực cầm bát đi qua, vừa đi vừa gõ chiếc mõ nhỏ bằng gỗ. Đi qua nơi này, bất chợt há miệng ngáp dài hai cái.
Lúc hòa thượng này ngáp dài vươn mình, Ân Thừa Phong và Lam Nguyên Sơn đều cùng có cảm giác “thế sự này thật là phiền não, hà tất phải khổ sở đấu tranh làm gì?”, cả hai đều muốn vứt bỏ tất cả quay về nhà đánh một giấc thật say. Ý niệm này và ý nghĩ kỳ quái của Lam Nguyên Sơn lúc nghe thấy tiếng gà gáy nơi xa xa cũng gần giống như nhau, có điều khác biệt duy nhất chính là đây là ý niệm của hai kẻ sắp quyết đấu không hẹn mà cùng nghĩ tới.
Nhưng vừa mới manh nha thì nó đã lập tức biến mất.
Một tia nắng rọi xuống đúng vào thân kiếm, giống như móng vuốt của dã thú, lấp lánh bạch quang.
Thanh âm của Lam Nguyên Sơn vang lên sau màn sương mù dày đặc: “Ân trại chủ, ngài thành danh với khoái kiếm, hãy xuất thủ trước đi. Ta dùng nội lực đấu với ngài, vì vậy tuyệt đối không thể để ngài đến gần mới động thủ”.
Ân Thừa Phong chầm chậm đưa kiếm lên. Mũi kiếm phát ra những tiếng sì sì, giống như một con rắn đang bò lạo xạo trên nền cát.
Lam Nguyên Sơn buông thõng tay, đáng tiếc màn sương mù quá dày đặc, nên không thể nhìn rõ, ống tay áo của y đang không ngừng rung động như mặt nước lúc nổi cơn phong ba.
Y đang dùng nội công tuyệt thế vô song của mình để chống lại khoái kiếm của Ân Thừa Phong.
Sau trận quyết chiến với Chu Bạch Tự, y đã hiểu rõ được một chân lý, lấy so về nội lực, y có lẽ cao hơn nửa phần, nhưng bao nhiêu đó tuyệt đối không đủ để thắng được khoái kiếm nhanh như bôn lôi thiểm điện đối phương.
Huống hồ giang hồ còn truyền ngôn kiếm của Ân Thừa Phong nhanh hơn cả Chu Bạch Tự.
Nhưng cũng có truyền ngôn rằng nội lực của Ân Thừa Phong quyết không thâm hậu như Chu Bạch Tự.
Lam Nguyên Sơn quyết định dùng Viễn Dương Thần Công mạnh như bài sơn đảo hải của mình, !!!13658_7.htm!!! Đã xem 30653 lần.


Nguồn: nhanmonquan
Được bạn: Mọt sách đưa lên
vào ngày: 19 tháng 3 năm 2012