XL.- Dương kinh lục phủ tỉnh, vinh, du, nguyên, kinh, hợp ca(Bài ca về các huyệt tỉnh, vinh, du,nguyên, kinh, hợp của dương kinh thuộc sáu phủ) Dịch nghĩa:Tay chân đều có ba dương kinh, tổng cộng ba mươi sáu huyệt, cả hai bên phải và trái tổng cộng là bảy mươi hai huyệt..
- 1. Túc thiếu dương: Mật (đởm)






- 1- Túc quyết âm: Gan






- XLIII.- Minh Đường thi(Bài thơ về minh đường)Dịch nghĩa:Giáp thuộc mật, Ất thuộc gan, Bính thuộc ruột non,Đinh thuộc tim, Mậu thuộc dạ dày, Kỷ thuộc lá lách,Canh thuộc ruột già, Tân thuộc phổi,Nhâm thuộc bọng đái, Quý do thận giữ,Tam tiêu cũng gởi về ở cung nhâm,Màng tim cùng tụ về ở cung quí.XLIV.- Lại có thơ rằng(Bài thơ về minh đường)Dịch nghĩa:Phổi ứng với Dần, ruột già ứng với Mão, dạ dày ứng với Thìn,Lá lách ứng với Tỵ, tim ứng với Ngọ, ruột non ứng với Mùi,Thân ứng với bọng đái, Dậu ứng với thận, màng tim ứng với Tuất,Hợi ứng với tam tiêu, Tý ứng với mật, Sửu ứng với gan.
- XLV.- Tam dương kinh kiến chứng tổng quyết(Khái quát về triệu chứng các bệnh thuộc ba dương kinh)Dịch nghĩa:Phát nóng, sợ rét, lưng và xương sống đau (Thái dương ).Mắt đau, mình nóng, trong mũi khô ( Dương minh).Tai ù, miệng đắng, cổ ọe khan.Nóng rét liên tiếp xen kẽ nhau, dưới hông đau ê (Thiếu dương).XLVI.- Tam âm kinh kiến chứng tổng quyết(Khái quát về triệu chứng các bệnh thuộc ba âm kinh)Dịch nghĩa:Tay chân nóng hâm hấp, lúc lúc lại đau bụng. (Thái âm).Đi lỵ mà không khát nước, vốn là tạng bị hàn (Thái âm).Mạch trầm, sợ khô, vốn liên quan với thận,Uống ừng ực, cổ khô, nước dãi ít (Thiếu âm).Gân rút, môi xanh, tứ chi đau,Tai ù, luỡi cuốn lại thụt dái (Quyét âm ).XLVII.- Lưỡng cảm chứng ca(Bài ca về triệu chứng bệnh lưỡng cảm )Dịch nghĩa:Chứng thương hàn lưỡng cảm nửa âm nửa dương,Lúc bắt đầu, đầu nhức chịu không nổi.Trong người bứt rứt, miệng khô, hay khát nước,Vốn là do thận và bọng đài cùng bị bệnh,XLVIII.- Lưỡng thương bệnh chứng ca(Bài ca về triệu chứng bệnh lưỡng thương )Dịch nghĩa:Nguyên là Thái dương và Dương minh cùng bị bệnh,Bệnh cả hai kinh dồn lại làm một.Nếu còn chứng về Thái dương thì nên làm ra mồ hôi (phát hãn),Nếu không còn chứng về Thái dương thì nên dùng phép hạ (xổ).XLIX.- Biểu bệnh chứng ca(Bài ca về triệu chứng các bệnh thuộc biểu)Dịch nghĩa:Phát nóng, sợ rét là chứng biểu,Mạch Phù, đau mình là thuộc kinh Thái dương.Sợ rét ấy là biểu hư,Dùng thuốc phát biểu nên xét rõ nặng nhẹ.Mùa xuân, dương khí còn kém và yếu,Nếu dùng thuốc phát hãn (làm ra mồ hôi) quá thì âm sẽ thắng,Mùa đông, dương khí nấp sâu ở trong thì phát hãn là đúng.Nếu dùng thuốc nhẹ thì bệnh không khỏi.L.- Lý bệnh chứng ca(Bài ca về triệu chứng các bệnh các bệnh thuộc lý)Dịch nghĩa:Mạch của chứng lý, Trầm mà Hoạt,Không sợ lạnh chừ, lại sợ nóng,Lòng bàn tay và dưới bụng mồ hôi dầm dề,Cổ ráo miệng khô, phân táo kết,Bụng đầy, bị suyễn, có khi nói sàm,Đại tiện không đều, càng lúc càng nóng,Ấy là nóng ở trong, đúng là bệnh lý thực,Đó là các chứngthuộc kinh Dương minh, nên dùng thuốc hạ (xổ),LI.- Luận biểu lý tạng phủ sở thuộc ca(Bài ca luận về các bệnh biểu lý thuộc tạng phủ) Dịch nghĩa:Các chứng bệnh ở bọng đái, dạ dày và mật thuộc về dương,Các chứng bệnh ở lá lách, thận và gan thuộc về âm,Mạch Phù, Trường, Huyền thuộc dương, mạch Tế, Trầm, Vi, Hoãn thuộc âm.Trước hãy xem mạch và chứng thuộc về biểu hay lý,
- LII.- Cơ bênh ngoại cảm ôn thử thương hàn Hà Giản Lưu tiên sinh ôn thử soạn yếu(Nguyên nhân các bệnh ngoại cảm - ôn thử thương hàn. Tóm tắt bài soạn về ôn thử của ông Lưu Hà Giản)Dịch nghĩa:Các chứng phong, co giật, choáng váng thuộc về can mộc.Các chứng đau, ngứa nhọt, lở thuộc về tâm hỏa.Các chứng thấp, thũng, đầy vốn thuộc về tỳ thổ.Các chứng tức, uất, mòn mỏi thuộc về phế kim.Các chứng lạnh, co rút thuộc về thận thủy.Đó là danh mục chủ yếu các bệnh do ngũ vận gây ra.Các chứng bất thình lình bị cứng thẳng chân tay,Gân cốt co lại hay mềm oặt thật nhanh,Vốn thuộc hai kinh Túc chủ về gan và mật,Do khí Quyết âm phong mộc gây ra.Các chứng thở khò khè, ợ và nôn ra nước chua,Thình lình ỉa chảy như rót nước, có khi bị chuột rút,Tiểu tiện đục như có cặn, lẫn cả những tia máu,Nổi hạch, nổi nhọt, phát ban, lên sởi,Ung thư, thổ tả do bị chứng hoắc loạn,trong người bực bội, phù thũng, mũi nghẹt và khô,Chảy máu cam, đái rát, mình phát nóng.Sợ lạnh, phát run, hay giật mình hoảng hốt,Khi cười, khi khóc, nói sàm, mất máu,Bụng chương lên, vỗ vào có tiếng bồm bộp.Đó là do khí Thiếu âm quân hỏa gây ra,Lỗi của hai kinh Thủ chủ về tim và ruột non.Các chứng chi và người cứng đơ, hay tích muốn thành trệ,Hoắc loạn, đầy do các chứng cách, bĩ,Trong mình thấy nặng nhọc, thổ tả, chân sưng,Thịt phù mềm, như bùn, ấn vào lõm xuống không nổi lên,Đó là do khí Thái âm thấp thổ của hai kinh Túc,Chủ về lá lách và dạ dày gây ra.Các chứng nóng, mê man, vật vã, gân giật giật,Hồi hộp, co giật, lăn lộn quá mức,Thình lình cấm khẩu, hôn mê, bứt rứt, điên cuồng,La thét, hoảng sợ, hơi xông ngược lên.Đùi sưng đau ê, hắt hơi, mửa, phát lở,Cổ họng buốt, tai ù tưởng chừng điếc đặc.Lợm mửa, ăn uống không thể nuốt trôi,Mắt mờ, nhìn không rõ, kéo màng, thịt giật,Hoặc là phát run, nói ngọng, ngơ ngác như mất hồn,Đau thình lình, tả lỵ thình lình.Đó là do khí Thiếu dương tướng hỏa của hai kinh Thủ,Chủ về màng tim và tam tiêu gây ra,Các chứng khô, cạn, sáp, bí Cứng ráo, da rộp lên,Đều do khí Dương minh táo kim,Chủ về hai kinh thuộc phổi và ruột già gây ra,Nước dãi và nước tiểu trong và lạnh.Bị khối u, sa đì, báng đều rắn,Đầy bụng, đau gấp, đại tiện chỉ có nước,Ăn uống không thấy đói, thổ tả đều có mùi tanh.Co duỗi khó khăn, thấy lạnh giá,Lạnh giá, bế tắc thuộc về kinh Thái dương,Chủ về thận và bọng đái tức là khí hàn thủy gây nên.Âm dương, gốc ngọn chỉ trong vòng lục khí.
- LIII.- Thương hàn ngũ tạng thụ bệnh ca(Bài ca về bệnh thương hàn mà ngũ tạng bị bệnh) Dịch nghĩa:Nhói tim, lưỡi cứng, cười thì mặt đỏ lên.Bực bội, bàn tay nóng, miệng ráo,Trên rốn động hơi, mạch nên Hồng, Khẩ, Sác,Nếu đi Trầm, Vi, thì mạng không toàn.(thuỷ khắc hỏa)Bệnh gan thì mặt xanh, mắt đau, nhắm,Gan co, vẻ giận dữ, bên trái rốn thấy tưng tức,Mạch nên Huyền và TrườngNếu Phù, Sắc, Đỏan đều không chữa được!(kim khắc mộc)Bệnh tỳ thì không ăn, da mặt vàng,Mình nặng, chân tay đau, thích nằm liệt giường,Hơi động giữa rốn, mạch nên Hoãn và Đại,Huyền, Trường và Khẩn ấy là tai ương.(mộc khắc thổ)Bệnh phổi thì mặt nhợt, vẻ lo buồn,Thở dốc, đổ máu cam, nóng rét, ho, suyễn.Thấy tưng tức ở bên phải rốn, mạch nên Trầm, Tế, Sắc,Đại mà Lao là căn do của sự chết! (hỏa khắc kim)Bệnh thận thì mặt đen, móng tay, móng chân xanh,Chân lạnh bụng đau, trong tai ù,Hơi động dưới rốn, mạch nên Trầm, Hoạt, Hoãn mà Đại là tình tạng chết.(thổ khắc thủy)
- LIV.- Biểu lý nhị chứng ca(Bài ca về hai chứng biểu, lý)Dịch nghĩa:Khi phát nóng, sợ lạnh, thân thể đau,Mạch Phù là thuộc biểu, anh nên nhớ,Nếu không sợ lạnh, chỉ sợ nóng,Mạch Trầm, mồ hôi nhiều, thì đúng là lý không còn ngờ gì nữa.LV.- Biên phong thấp chứng ca(Bài ca biện luận chứng phong thấp)Dịch nghĩa:Xưa nay vẫn truyền có chứng phong, thấp hợp làm một bệnh.Hơi thở khò khè, lừ đừ chỉ muốn ngủ,Trong người thấy nặng nhọc, mạch Phù, hay ra mồ hôi,Nếu cho uống thuốc phát hãn ắt sinh nói xàm.LVI.- Trúng thấp chứng ca(Bài ca về triệu chứng bệnh trúng thấp )Dịch nghĩa:Mạch mà Trầm, Hõa là trúng thấp,Chỉ vì mưa gió, hơi xông lên nhiễm vào,Đau khắp thân thể và khắp người nổ sắc vàng,Đại tiện thì nhanh, nhưng tiểu tiện lại khó.LVII.- Ôn độc chứng ca(Bài ca về triệu chứng bệnh ôn độc)Dịch nghĩa:Bệnh ôn độc toàn thân nổi vằn như gấm,Phát ban, lên sởi, nôn mửa thường xuyên,Hoặc có lúc lại trở ho, trong lòng buồn bực, Đó là mùa đông cảm lạnh mà mùa xuân mới phát ra.LVIII.- Nhiệt bệnh chứng ca(Bài ca về triệu chứng bệnh nhiệt)Dịch nghĩa:Bị cảm mùa hè phần lớn là bệnh nhiệt,Vốn cùng là một chứng với thương hàn.Sợ lạnh, thân thể đau và nhức đầu,Phát nóng lại thêm mạch Hồng mạnh.LIX.- Trúng thử chứng ca(Bài ca về triệu chứng bệnh cảm năng )Dịch nghĩa:Đổ mồ hôi trong mùa hè, gọi là cảm nắng,Mạch Hư, Vi, Nhược, người rất bực bội, khát nước nhiều.Mạch cáu, lưng lạnh toát, thân thể không đau,Triệu chứng bên ngoài đại khái tựa bệnh nhiệt,LX.- Kính bệnh chứng ca(Bài ca về triệu chứng bệnh kính)Dịch nghĩa Nguyên bệnh kính là thuốc về bọng đái,Cấm khẩu giống chứng giản, mình ưỡn cong,Đó là trúng thương phong, hoặc cảm phải khí hàn thấp,Cho nên chia gồm hai chứng: nhu kính và cương kính.
- LXI.- Thương hàn kiến phong bệnh chứng ca(Bài ca về bệnh thương hàn mà có triệu chứng bệnh thương phong)Dịch nghĩa Chứng này lạnh nhiều mà nóng ít,Không bực bội trong mình, mà tay chân hơi lạnh,Đó chính là bệnh thương hàn mà có triệuchứng bệnh thương phong.Mạch thì Hoãn mà Phù, không thể nói khác được.LXII.- Thương phong kiến hàn bệnh chứng ca(Bài ca về bệnh thương phong mà có triệu chứng bệnh thương hàn)Dịch nghĩa Chứng này chân tay hơi ấm chớ coi lầm,Phát nóng, sợ gió, lại thêm trong người bực bội.Nếu lại thấy mạch đi Phù mà Khẩn,Đó chính là bệnh thương phong mà có triệu chứng bệnh thương hàn. LXIII.- Biểu nhiệt lý hàn bệnh chứng ca(Bài ca về triệu chứng bệnh ngoài nóng trong lạnh)Dịch nghĩa:Người bệnh ngoài nóng nhưng lại thích mặc áo,Lạnh ở trong xương, nóng chỉ ngoài da.Trong lạnh ngoài nóng, mạch đi Trầm, Hoãn,Tay chân hơi giá, đại tiện lỏng.(Những chứng âm (lạnh) mà lại phát nóng,Thì thang Tứ nghịch thật đúng là thuốc chữa).LXIV.- Biểu hàn lý nhiệt bệnh chứng ca(Bài ca về triệu chứng của bệnh ngoài lạnh trong nóng) Dịch nghĩa:Mình lạnh lại không muốn mặc áo,Lạnh ở ngoài da, nóng trong xương tủy.Ngoài lạnh, trong nóng, mạch đi Trầm, Sác,Miệng ráo, lưỡi khô, nên rõ như vậy.(Cho nên lúc gặp chứng về Thiếu âm sợ lạnh,Trong người bứt rứt, không muốn mặc áo, nên dùng thuốc công)LXV.- Âm chứng tự dương bệnh ca(Bài ca về bệnh âm chứng tự dương)Dịch nghĩa:Âm chứng tựa dương nên nhận rõ,Buồn bực, bứt rứt, mặt đỏ, mình hơi nóng. Đó là âm lạnh phát buồn bực, nên dùng thuốc ôn (ấm).Bệnh ấy bộ Xích và Thốn mạch đi Vi và Trầm, nói cho anh biết.LXVI.- Dương chứng tự âm bệnh ca(Bài ca về bệnh dương chứng tựa âm )Dịch nghĩa:Dương chứng tựa âm, lấy gì mà lường biết,Chân tay lạnh giá, tiểu tiện đỏ,Đại tiện thì hoạc bón, hoặc đen,Bệnh ấy mạch đi Trầm, Hoạt, anh nên rõ.LXVII.- Vưu quyết chứng ca(Bài ca về chứng giun sân)Dịch nghĩa:Đói mà chẳng ăn, đó là bệnh giun sán,Ăn xong lại vì thế mà thổ ra giun.Đó là vì trong dạ dày vốn bị lạnh tích tụ lại,Nên dùng thang Lý trung, Tứ nghịch và Ô mai.LXVIII.- Yết hầu bệnh chứng ca(Bài ca về triệu chứng bệnh yết hầu)Dịch nghĩa:Phát ban, khạc ra máu là chứng dương độc,Nếu là chứng âm độc thì trong cổ ắt có mụn.Bệnh này ra mồ hôi nhiều, các mạch âm dương(Xích Thốn) đều đi Khẩn và Sác,Phép để trị bệnh đau cổ họng gọi là vong dương.LXIX.- Thương hàn tổng luận ca(Bài ca tổng luận về thương hàn )Dịch nghĩa:Muốn hỏi về bệnh thương hàn,Trước hết nên định rõ tên.Dương kinh phần nhiều mình nóng,Âm chứng ít bị nhức đầu.Bổ dương nên dùng thuốc chín,Thuốc tốt, sống chẳng hề gì.Rành rành việc trong lòng,Xa xa dưới đầu ngón tay.Sách Bách vấn quả đã rõ ngọn ngành,Sàch Thiên kim nên lấy làm khuôn mẫu,Các bậc danh hiền nghĩ cách giúp đời,Tên đã chua trong sách tiên.LXX.- Phát cuồng bệnh chứng ca(Bài ca về triệu chứng bệnh phát điên)Dịch nghĩa:Bứt rứt, buồn bực, nói nhảm, mặt đỏ,Nóng dữ, cổ đau gọi là Trùng dương.Lại chữa bằng phép chữa dương độc,Dùng các vị Đình lịch, Thăng ma và Đại hoàng,LXXI.- Hoắc loạn bệnh chứng ca(Bài ca về triệu chứng bệnh hoắc loạn)Dịch nghĩa:Chân tay co quắp, lại thêm lạnh giá,Phát nóng, thêm lạnh, dùng thang Tứ nghịch.Ỉa mửa đã cầm rồi mà mình còn đau,Dùng thang Quế chi hòa giải là tốt nhất.LXXII.- Bất khả hãn bệnh chứng ca(Bài ca về triệu chứng các bệnh không thể phát hãn được) Dịch nghĩa:Mạch đi Nhược là vô dương, đi Trì là thiếu máuBệnh thấp ôn, chứng phát nấc, mệt mỏi và bứt rứt,Đàn bà bị khi vừa có kinh,Những người khi bị động cùng là hư nhược rất không nên dùng thuốc phát hãn.LXXIII.- Bất khả hạ bệnh chứng ca(Bệnh ca về triệu chứng các bệnh không thể dùng thuốc xổ được) Dịch nghĩa:Mạch đi Phù, Hư, Tế lại có các chứng biểu,Nôn mửa, sợ lạnh, không thể trung tiện được,Đại tiện rắn, táo, tiểu tiện trong,Hoặc ít, hoặc nhiều, hoặc đại tiện lỏng.LXXIV.- Phúc thống bệnh chứng ca(Bài ca về triệu chứng các bệnh đau bụng)Dịch nghĩa:Bệnh thương hàn đau bụng phải xem cho rõ,Có chứng hư, chứng thực, có chứng âm, chứng dương,Bệnh về kinh Thái dương mà xổ thì sinh ra đau ruột,Nên dùng thang Quế chi thêm Thược dược, nếu đau quá thì thêm HoàngBệnh về kinh Thiếu âm mà đau ruột thì tháo dạ rất nhanh.Nên dùng thang Tứ nghịch thêm Thược dược,Đau trong ruột nên xem người bệnh già hay trẻ,Nếu là thực thì dùng thang Thừa khí rất hay,LXXV.- Cước khí bệnh chứng ca(Bài ca về triệu chứng bệnh cườc khí)Dịch nghĩa:Chứng cước Khí tương tự chứng thương hàn,Đầu nhức, mình nóng, đại tiện bì,Càc khớp chân tay đau, thêm cả nôn ọe,Chỉ khác ở chỗ bệnh cước khí khó co chân tay hơn.
- LXXVI.- Chư dược tả chư kinh chi hỏa tà(Các vị thuốc trị hỏa tà ở các kinh mạch)Dịch nghĩa:Hoàng liên trị hỏa tà ở tim,Chi tử, Hoàng cầm trị hỏa tà ở phổi,Bạch thược trị hỏa tà ở lá lách,Sài hồ, Hoàng liên trị hỏa tà ở gan và mật.Tri mẫu trị hỏa tà ở thận,Mộc thông trị hỏa tà ở ruột non.Hoàng cầm trị hỏa tà ở ruột già,Sài hồ, Hoàng cầm trị hỏa tà ở tam tiêu.Hoàng bá trị hỏa tà ở bọng đái.