Phán và Giáo

     hán Đường ở sở về, đã thấy giáo Phổ, mình đánh trần, ngồi đợi cạnh mâm cơm. Đường vừa thay quần áo vừa hỏi:
- Thế nào, sống được chứ?
Phổ đáp:
- Úi chà, hè này thừa tiêu. Lớp tối được năm chục mống. Đó là buổi đầu, sau có thể thêm nhiều.
- Khá nhỉ!
- Cái này mới lại khá hơn; có chín cô con gái, cô nào cũng đẹp như nhau.
Đường gọi to:
- Chị Giáo ơi! Đâu rồi, ra mà nghe anh ẩy kể chuyện. Anh Giáo có số đào hoa tệ: chín cô học trò con gái, cô nào cũng đẹp như nhau.
Giáo véo Phán một cái:
- Đốt anh đi. Huệ nó lại ghen bây giờ. Đã thế tôi không nói nữa.
Đường trêu Phổ, vì biết thế nào Phổ cũng bẻo lẻo. Quả nhiên, nhà giáo không ngừng được, đương ăn im lặng bỗng nhiên bật nói:
- Trong chín cô, có cả Thúy Trinh.
Đường không nghĩ tới chuyện chọc Phổ nữa.
Chàng kêu:
- Có cả Thúy Trinh?
Và Phổ, mặt hếch lên, có bộ kiêu ngạo:
- Chứ sai? Có hoa khôi của chợ phiên, năm ngoái, bây giờ trở lại làm hoa khôi trường Tri Tân, học lớp nhất do ông Trần Đinh Phổ dạy.
- Nhưng Trinh độ rày lu mờ rồi.
Phổ hăng hái bênh vực:
- Thúy Trinh vẫn là hoa khôi, dù năm ngoái hay năm nay, hay sang năm, hay sang năm nữa. Tôi chỉ thấy nó đẹp hơn lên. Chà, đôi mắt, chậc! Tả làm sao được nhỉ! Lại cái miệng chúm chím, sao mà muốn hôn vào một cái thế, sao mà...
Nhưng chàng bỗng dừng lại, vì thấy vợ bước lên, đưa thêm món ăn. Chàng nói lảng:
- Đậu xào với gì thế này, Huệ?
Từ đó, mỗi bữa cơm, Đường lại được nghe Phổ ca tụng mấy cô học trò, nghe kể những chuyện không đâu về chúng.
- Sáng nay con Nhung khóc anh ạ. Hết giờ nó chưa làm xong bài tính, tôi giật lấy vở thì nước mắt nó rưng rưng, dễ thương lạ.
Hoặc:
- Ra bọn con gái thế mà bần. Đứa nào cũng áo xanh áo đỏ đẹp mắt, nhưng tôi để ý nhìn lần áo cộc bên trong thì ra không trắng sạch đâu.
Trước kia, mỗi lần chấm bài hộ bạn, Phán được trả công theo lệ đã định:

VIỆC
Một tập bài tính hoặc bài dịch =
Một tập bài ám tả (cả câu hỏi) =
Một tập bài luận = CÔNG THUÊ
Một vé chớp bóng hạng nhì
Hai bát phở năm
Một bữa tiệc khách sạn Tàu

Bị chú: Công thuê có thể thay đổi, theo như sau: một bữa tiệc = năm vé chớp bóng = hai mươi bát phở.
Chấm được bao nhiêu tập bài vở, Đường ghi vào sổ, rồi Phổ ký nhận. Đường hưởng dần công thuê, Phổ trừ dần trong sổ. Giáo dạy ở một trường tư lớn, ăn hoa hồng theo số học trò của mình, giàu hơn Phán tập sự.
Nhưng từ độ hè, những công thuê bị rút bớt. Chấm bài con trai, Đường vẫn được trả công như trước nhưng nếu sau đó, chàng chấm thêm bài con gái, thì bị bớt công, Đường kêu:
- Thế nhọc thêm lại bị rút công à?
Phổ vênh mặt:
- Nhọc thêm gì? Được chấm bài một cô gái là một thú thích hơn là một sự khó nhọc. Tôi cho thế, mà hẳn anh cũng nhận thế.
Đường giận luôn mấy ngày, không nhìn ngó tới công việc của bạn nữa. Nhưng sau chàng nhận chấm riêng bài các cô thôi, và không công. Phổ đã nói trúng tâm can chàng. Mỗi lần giở những trang giấy mà những bàn tay xinh xắn đã viết đặc bằng một lối chữ nho nhỏ, yêu yêu, chàng phảng phất ngửi thấy mùi nước hoa rất nhẹ, không biết tưởng tượng hay có thực, và chàng sung sướng được ghi nét bút của mình lên giấy đó, được đặt bàn tay lên chỗ đã in vết những bàn tay xinh xẻo kia. Chàng lại nghĩ đến khi các cô gái nhận lấy vở mình, ngón thon thon vội vàng lật những trang giấy, rồi mắt nhìn, dưới rèm mi cong, bài vừa mới chấm, nét mực đỏ của chàng như còn hôi hổi. Cô này nhẹ chắp tay vào ngực, sung sướng nhìn hai chữ B hoa nét tròn mòng mọng đè trên hai số giải, ay. Qua trước cửa hàng nào, chị ta cũng trố mắt nhìn, thế là chân lại bước chậm lại. Chị ta hỏi:
- Cái gì xanh xanh hình bồ dục như quả dưa thế nhỉ?
Cần im lặng cúi mặt bước. Nhưng Vịnh, ra cách một bạn chồng nhã nhặn, giảng cho nghe:
- Đấy là quả bóng, để con nít chơi. Nó bằng cao su, thổi thì phồng tướng, tung lên giời nó bay là là, hay lắm... à, chị có thấy thằng người trăng trắng ngồi trong tủ kính đó không? Con búp bê đấy; chị sắm cho cháu chơi; bóp thì kêu chút chít như con chuột nhắt ấy, cũng hay.
Vợ Cần cười, mắt long lanh thèm muốn:
- Để tiền mua miến với khoai hành, không bu tôi chửi chết.
Cần ngửng đầu giục:
- Thì mua đi rồi mà về, còn đợi tất cả phố người ta xem rõ mặt nữa à?
Chợt thấy một người bạn học bên kia đường, anh vờ chúi mũi vào cửa kính một hàng sách.
Sáng hôm sau, khi cùng vợ từ giã Vịnh để lên xe về quê, Cần tặng bạn một bức ảnh. Vịnh vui mừng ngắm nghía. Ảnh chụp một cặp tình nhân người âu ngồi trên một mảnh trăng lưỡi liềm mình in lên nền trời mờ tím nạm sao lấm tấm. Bên dưới là cảnh đồng quê mùa đông thê lương, lốm đốm tuyết. Lật sau ảnh, Vịnh đọc thấy mấy hàng chữ, nét nắn nót:
“Tặng bạn thâm giao Hồ văn Vịnh,
Nhân dịp năm mới, vợ chồng tôi thành thực chúc anh cùng chị sống trong cảnh hạnh phúc thần tiên như cặp uyên ương trong ảnh”.
Vịnh cảm ơn bạn, rồi cất ảnh vào cặp. Là một người chồng tốt, anh định sẽ cho vợ xem ảnh và giảng cho nghe ý nghĩa cảnh vẽ trong đó. Vợ xem rồi, anh sẽ đem cất vào hòm, “chứ không nó làm bem nước trầu vào ảnh mất”, anh nghĩ vậy.
Nhân dịp lễ Phục sinh, Vịnh đưa Cần về làng chơi, để bạn biết quê hương mình, một nơi đã có tiếng non sông gấm vóc. Nhưng anh còn có một ý định thầm kín hơn: khoe vợ. Vợ Cần mà anh đã có dịp thấy mặt hôm hăm bảy tết, thực là xấu: má gồ, cổ đen, môi vẩu điểm cho miệng một vẻ chua ngoa. Có lẽ vì thế mà Cần không bằng lòng khi thấy vợ lên tỉnh. Vịnh tự phụ khi so vợ bạn với vợ mình; vợ anh trẻ, đẹp, có đôi mắt đen láy và hàm răng đen nhưng nhức. Anh vâng lời cha mẹ lấy người đó, không đắn đo, không suy nghĩ; nhưng khi cưới về rồi, anh chợt nhận thấy ở vợ một nụ cười có duyên và một luồng mắt dễ thương lạ. Đàn bà răng đen, anh cho thực đẹp, chứ những cô thiếu nữ thành thị, mỗi khi cười để lộ hàm răng “trắng hếu” ra, vô duyên quá. Vợ anh lúm đồng tiền ở một khóe môi, chỉ một khóe thôi, có một vẻ nũng nịu dễ yêu. Anh nhận thấy vậy, nhưng không dám khoe với ai, sợ người ta cười. Vợ anh lại ăn nói nhanh nhẩu, khi có bạn đến chơi, anh nhờ vợ đỡ lời cho nhiều, bởi anh hơi chậm chạp.
Quả vậy, đôi bạn vừa tới cổng. Vịnh chưa kịp lên tiếng mắng con vàng đương sủa ầm ĩ, vợ anh đã chạy ra đuổi chó, đon đả chào chồng và chào khách, đoạn mời:
- Hai anh vào trong nhà.
Chị nói tiếng “anh” một cách trơn tru, dễ nghe quá. Trong những giờ rủ rỉ ban đêm, chị lại còn âu yếm xưng “em” với chồng. Vịnh thì hay ngượng, chưa khi nào nói được một tiếng “em” với vợ.
Bước vào nhà, Cần thấy một người trẻ tuổi ngồi dựa ngửa trên ghế, hai chân chạng, lưng quàng ba đờ xuy tuy trời đã chớm sang hè. Vợ Vịnh giới thiệu:
- Đây là bác cháu... Thưa bác, đây là bạn học thầy cháu trên tỉnh về chơi.
Người đàn ông vẫn ngồi chạng, có cái vẻ bề thế hợm hĩnh của kẻ mới giàu. Ông ta bắt tay Cần, giật mạnh và rất lâu, rồi giơ tay, xòe rộng ngón, mời:
- Ngồi chơi.
Quay lại vợ Vịnh:
- Thím bảo chúng nó pha nước.
Rồi vừa hít từng hơi thuốc lá dài khiến thuốc đỏ lửng cháy vèo vèo, ông ta hỏi, giọng quan trọng của bậc che chở:
- Thế nào, lâu nay chú học ngoài tỉnh ra làm sao?
Vịnh chắp tay trả lời, thưa bẩm rất lễ phép. Ông anh gật gật liên hồi, nói mấy câu khuyên dạy chán ngắt rồi đi ra, sau khi đã xòe bàn tay cho Cần lượt nữa:
- Cậu cứ tự nhiên, nghe không, bạn chú nó, thì cũng như người nhà.
Vịnh để vợ ngồi tiếp bạn, xuống nhà dưới bế con. Đứa bé còn ngủ trong lòng bà nó nhưng anh bế xốc lên cho nó tỉnh dậy, rồi đưa lên nhà. Nó dở giấc, khóc ré lên. Vịnh nói nựng:
- Ồ, ồ, tội nghiệp quá, nào thầy bế nào, con tôi nó như con chó ấy.
Anh duỗi tay nâng nó lên cao, đoạn rúc đầu vào bụng nó, tu miệng kêu liên thanh “blu blu”. Thấy buồn buồn, hay hay, nó quên khóc, cười sằng sặc, trên mi còn đọng nước mắt. Tuy đùa với con, thỉnh thoảng anh liếc nhìn bên cạnh. Vợ anh tiếp bạn một cách niềm nở, miệng luôn luôn cười cho lúm đồng tiền một khóe môi và lộ hàm răng đen nhưng nhức. Chị rót nước chè tầu, bóc thuốc lá mời. Chị bóc mất cả mặt trên phong thuốc; Vịnh định sẽ dạy cho vợ biết rằng chỉ bóc một góc thôi mới nhã, mới hợp lối tỉnh thành. Ra tỉnh mấy tháng ít ra anh cũng học được một điều khôn chứ! Chị nâng chén nước trong hai tay, mời khách rồi lại mời chồng. Cần khen đứa bé:
- Kháu quá nhỉ!
Chị đáp:
- Ấy là một độ vì lên sởi, cháu nhác chơi, chứ trước kia nó hay đáo để. Nó bập bẹ tập nói, ai giật lấy vật gì trong tay, nó đã biết chửi “Cha! Cha!” rồi nó giơ tay nó quào vào mặt người ta.
Vịnh trao đứa bé cho Cần, nói:
- Con để bác bồng tí nhé.
Đứa bé xòe những ngón tay bột nặn ẩy mặt Cần ra. Vịnh cười, nói rất to như để cho nó hiểu:
- Bác đấy mà! Bác đấy mà! Bác học trên tỉnh cùng lớp với thầy đấy mà!
Nhưng thằng bé không chịu cho người lạ mặt bế, oặn người giẫy nẩy. Vợ Vịnh vội đỡ lấy con. Chị nói:
- Khi nào nó đến tuổi cắp sách đi học, thì thầy nó và bác đã ra khỏi trường chưa nhỉ?
Vịnh lẩm bẩm tính trên đốt ngón tay, và đáp:
- Nếu nó thông minh sớm thì không khéo cha con cùng học một trường đấy.
Vịnh lại bảo vợ:
- Chúng ta sắp có cháu rồi. Chị Cần có mang đã được ba tháng.
- Thế à? Thế thì vui nhỉ! Phúc đức quá! Nếu chị ấy đẻ con gái, thế nào anh chị cũng phải gả cho thằng Bình chúng tôi nhé.
Ba người cùng cười.
Khi giã từ quê hương lên tỉnh cùng bạn, Vịnh sung sướng lắm, bởi anh ta tạo cho bạn ba ngày nghỉ tốt đẹp. Anh nhận rằng vợ anh có công đầu trong việc thù tiếp bạn, và nghĩ thầm: “Nếu không có nó thì mình cũng nhiều phen lúng túng”. Anh bằng lòng vợ lắm, định nếu có dịp, sẽ đưa vợ lên tỉnh chơi.
Ngồi lắc lư trên chiếc xe tay tàng bẩn thỉu, Cần không tiếc lời ca tụng quê hương bạn. Vịnh, trên môi giữ mãi nụ cười sung sướng, rộng và lặng lẽ, bảo Cần:
- Chủ nhật sau, tôi sẽ đưa anh về quê lần nữa. Rồi tôi dắt anh đi xem ao Tiên trên núi Mành nước trong xanh đẹp lắm; đồn rằng ngày xưa có tiên xuống tắm.
- Thế thì còn gì bằng.
Từ đó Cần thường theo Vịnh về chơi quê bạn.
... Nhiều bài học anh không thuộc, nhiều bài làm bỏ dở. Nhưng tối thứ Bảy, trong khi Vịnh cắm cúi làm cho hết việc để hôm sau về, Cần chỉ ngồi nghịch vơ vẩn rồi ngủ. Vịnh bảo:
- Tháng này classeement anh trụt tợn quá. Đã thế tôi chẳng dám mời anh về chơi nữa, làm anh mất thì giờ học hành.
Nhưng Cần chặc lưỡi:
- Chả cần! Học ở thiên hiên hơn học ở trong sách. Tôi yêu cảnh thôn quê nhà anh quá, mê đi rồi. Ngày kia, nghỉ Vạn Thọ chúng ta cùng về nhé.
Vịnh gật, không dám trái lòng bạn.
- Chủ nhật này anh dẫn tôi đi chơi núi Mành nữa nhé.
Hoặc:
- Tôi sẽ đi hang Cóc với anh. Nghe ca tụng mãi mà chưa được xem.
Vịnh đáp:
- Anh cứ bảo về du ngoạn cảnh đẹp ở quê tôi, vậy mà lần nào về anh cũng nằm lỳ kêu mệt vì xóc xe.
Cần chột dạ, liếc nhìn Vịnh một thoáng nhanh; nhưng nụ cười hiền lành gần như ngốc nghếch trên môi bạn khiến anh yên lòng.
Một hôm, Vịnh mơ thấy một cặp trai gái, y phục diễm lệ khoác tay nhau đi song song; anh vừa gọi, vừa chạy lại gần nhìn, thì hai người kia quay lại cười vang: anh nhận ra Cần và vợ anh. Giấc mơ dữ dội khiến Vịnh giật mình tỉnh dậy và ngồi thừ ra một lúc. Những ý nghi ngờ vẫn ẩn náu trong tiềm thức, bởi sợ lương tâm anh trong sạch, đã thành hình trong giấc mộng, khi tư tưởng thoát ngoài vòng kiềm chế. Vịnh nghĩ ngợi rất lâu: anh cố nhớ lại thái độ của vợ trước mặt bạn. Không, vợ anh vẫn tiếp đãi... các bạn chồng một cách niềm nở như vậy, nhưng anh không hề bắt chợt thấy tà ý gì ở nàng. Còn Cần? Ừ, mỗi khi sắp về quê bạn, Cần có vẻ vui thích và huýt sáo huyên thiên. Đối với vợ anh, Cần có ý thân mật, hơn suồng sã nữa. Nhưng Cần là bạn thân của anh kia mà! Anh đã chẳng có lần bày tỏ với Cần rằng nếu khi làm nên, hai anh em chị em bạn được ăn chung ở lộn một nhà thì vui sướng lắm đấy ư?
Vịnh ôm đầu trong tay. Không phải anh ghen; trong lòng hiếu tĩnh, anh nhà quê còn chất phác kia chỉ thấy bị phiền rầy. Vịnh vốn hiền lành, đối với anh, người ta đều cư xử tử tế, anh vẫn sống xưa nay một đời bình thường yên ổn, tin ở bản tính lương thiện của loài người và không hề nghĩ xấu cho ai. Vậy mà nay có sự xảy ra như thế, khiến cả tâm hồn anh náo động, phải nghĩ ngợi lôi thôi. Anh tự bảo: “Phải xa Cần, không thì còn bực vào mình”.
Chiều hôm ấy, anh trả lại bạn tấm ảnh tặng.Cần ngạc nhiên nhìn, nhưng Vịnh im lặng cúi mặt chép bài. Một hồi sau, anh chợt ngửng đầu, báo:
- Tôi sắp đổi chỗ trọ.
Rồi từ đó cho đến hôm dọn hòm đi trọ nhà một người bạn đồng huyện, Vịnh không nói với Cần lời nào.
Đôi bạn xa nhau. Hay nói cho đúng, Vịnh xa Cần. Giờ ra chơi, mỗi anh đứng tựa mốt gốc cây. Khổ cho Vịnh là những giờ ngồi lớp. Anh phải ngồi bên cạnh Cần, thấy khó chịu lạ lùng. Anh không dám nhìn bạn; anh ngượng nghịu như chính anh đã có ý tình với vợ bạn. Lúc trống đánh ra, anh ngồi rốn, vơ vẩn soạn mãi tập sách vở, đợi Cần ra khỏi lớp rồi mới đứng dậy.
Hai anh học trò vì vợ mà gần nhau, nay lại vì vợ mà xa nhau.