(Mao: The Unknown Story)
Phụ lục: Khi Mao Hống

Adi Ignatius - Nguyễn Ước dịch [°]
Tiểu sử của kẻ thay đổi Trung Quốc phác họa một chân dung ương ngạnh nhưng sống động về một bạo chúa
Vào cuối thập niên 1970 lúc tôi lần đầu tiên du hành tới Trung Quốc như một sinh viên và rồi là thông tín viên nước ngoài thì người Trung Quốc đang choáng váng bắt đầu dò dẫm những ranh giới mới của tự do sau cái chết của Mao Trạch Ðông. Lúc đó có cuộc tuyên truyền tấn kích dồn dập Tứ Nhân Bang - bọn bốn tên (gồm cả vợ của Mao là Giang Thanh) bị qui trách về Cuộc Cách Mạng Văn Hoá, một thập niên kinh khiếp mà Mao đã buông cương và kế đó nuôi dưỡng. Mao không bị tính sổ vào bộ tứ hung hiểm ấy, nhưng khi tôi gặp gỡ những người Trung Quốc gan dạ và nói chuyện với họ về Bè Lũ ấy thì họ đưa năm ngón tay lên, rồi chầm chậm cụp ngón cái lại để giữ cho đúng sự tính sổ chính thức những kẻ âm mưu. Thông điệp thật rõ ràng: Mao là ngón tay biến mất ấy.

Mao trông rất thân thương nhưng

gây máu đổ và đói kém
Gần ba thập niên sau đó, nhân dân Trung Quốc vẫn vật vã với cách xử lý di sản của Mao. Ðảng Cộng Sản tiếp tục bảo vệ ký ức về ông; bộ mặt ông vẫn chế ngự Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc kinh. Và trong khi người Trung Quốc nói chung thừa nhận sự tàn bạo của ông thì hầu hết lại dường như ấp ủ hình ảnh ông như một người lập quốc, kẻ đã lật sấp hàng thế kỷ bị sỉ nhục trong bàn tay của các siêu cường ngoại bang. Ðiều hiển nhiên là gần như bản thân các đấng quốc phụ đều có khuyết tật. (Tại Hoa Kỳ, George Washington thì ngạo mạn; John Adams thì hay than vãn; Thomas Jefferson thì ngoại tình.) Nhưng những cuốn tiểu sử gần đây đã làm rõ ra rằng Mao không chỉ tàn nhẫn mà thôi, về thực tế, sự tàn nhẫn của ông trong lịch sử thì không ai sánh bằng. Nếu một Mao thần tượng và thời thượng xã hội chủ nghĩa từng có thời dường như được ôm hôn thắm thiết còn hơn, chẳng hạn như Stalin, thì ngày nay, bản thành tích đã làm rõ ra rằng hai kẻ ấy là địch thủ tranh đua nhau về sự tàn bạo. Qua việc giết người và cai trị tồi, cả hai chịu trách nhiệm về hàng chục triệu cái chết.
Nỗ lực mới đây nhất nhằm chiếu ánh sáng khắc nghiệt của lịch sử lên Người Lái Tàu Vĩ đại ấy là cuốn Mao: Câu Chuyện Không Ðược Biết (Mao: The Unknown Story) của Jung Chang và Jon Halliday. Chang là tác giả cuốn Những Thiên Nga Hoang Dã (Wild Swans), một hồi ký hấp dẫn và bán cả triệu cuốn vào năm 1991, kể câu chuyện làm thế nào mà ba thế hệ trong gia tộc bà sống sót qua những biến động thời hiện đại ở Trung Quốc. (Bà từng là Vệ Binh Ðỏ theo Mao-ít trong các giai đoạn đầu của Cuộc Cách Mạng Văn Hóa.) Halliday, chồng của Chang, là một tác giả và là một sử gia về Nga.
Mao của họ thì xấu tới tận cốt tủy, kẻ lúc nào cũng ích kỷ và mưu mô trí trá, thuở thanh niên đã ấp ủ "một tình yêu sự ác ôn khát máu". Và rồi thì ông thật sự biến thành một kẻ tởm lợm. Mao thanh trừng và giết chết các đối thủ. Ông ngốn như lợn cao lương mỹ vị ngoại nhập giữa nạn đói tập thể do các chính sách của ông gây ra. (Cả hai tác giả nêu con số ước lượng 38 triệu người dân chết vì đói và vì lao lực trong Bước Ðại Nhảy Vọt. Trong khi đó, Mao bám riết các kế hoạch kỹ nghệ hoá lầm lạc và điềm nhiên bình luận rằng, "một nửa Trung Quốc rất có thể phải chết.") Trong thập niên 1970, Mao thậm chí còn cấm giải phẩu kẻ trung thành Số Hai của mình là Chu Ân Lai đang khổ sở vì ung thư bàng quang, để góp phần bảo đảm rằng họ Chu sẽ không sống lâu hơn mình.

Mao bám riết các

kế hoạch lầm lạc
của mình và điềm
nhiên bình luận rằng:
"một nửa Trung Quốc
rất có thể phải chết
"
Những kỳ công nức tiếng của Mao được viết lại, vì nó bịp bợm. Cuộc Vạn Lý Trường Chinh ư? Cả hai tác giả khẳng định rằng suốt con đường đó không hề xảy ra các trận đánh truyền kỳ, và đưa giả thuyết rằng Mao và đạo quân cộng sản của ông sống sót qua cuộc thử thách 6 ngàn dặm ấy [10.000 cây số] chỉ vì Tưởng Giới Thạch, đối thủ chính trị của ông, quyết định cứ để cho họ đi mà chẳng chống chọi. Sự tuyên bố thành lập Cộng Hoà Nhân Dân năm 1949 ư? Một phá sản thê thảm, cả hai tác giả biện luận rằng vì Mao căng thẳng thần kinh nên thường xuyên viện đến nó để làm cho thông cái cổ họng lúng búng và không đưa ra được ý tưởng nào nhằm gây phúc lợi cho nhân dân Trung Quốc. Tình yêu nông dân của Mao ư? Dỏm. "Không có dấu hiệu nào cho thấy Mao rút từ các cội rễ nông dân của ông ra bất kỳ quan tâm xã hội nào, chắc chắn là ông bị thúc đẩy bởi cảm quan không công chính.
Ðã và đang có nhiều tranh luận giữa các học giả Trung Quốc về việc biên tập và in cuốn sách này (nó đã được xuất bản tại Anh vào Tháng Sáu). Chang và Halliday bỏ ra bảy năm nghiên cứu cho cuốn sách và tiến hành các cuộc phỏng vấn những người cùng cánh với Mao còn sống khắp thế giới. Nhưng trong chừng mực chi tiết của nó, đây là bức chân dung một chiều, với rác rưởi tới nơi tới chốn, làm người ta ngập ngừng, cũng thế đối với sự chắc chắn mà với nó nhiều biến cố được mô tả. Cả hai tác giả nói, "Mao cóc cần cái gì xảy tới sau khi ông ta chết." Ai có thể mô tả thật chính xác, thậm chí các cảm xúc của mình, với một sự tin chắc như thế.
Tuy thế, đây là một cuốn sách thú vị, và vì hình ảnh vĩ đại ấy, đây tối hậu là một cuốn sách cung cấp nhiều thông tin về một nhận vật sẵn sàng cho sự tái thẩm định bất cứ lúc nào. Thật khó tha thứ cho kẻ đã quá bị ám ảnh bởi quan điểm chính trị nhỏ nhen và oán thù tới độ sau cuộc động đất ở Ðường Sơn năm 1976 làm chết hàng trăm ngàn người Trung Quốc, ông đứng chủ trì cuộc vận động chống kẻ thù chính trị của mình là Ðặng Tiểu Bình và hạ lệnh cho những người cứu hộ ngừng công tác cấp cứu để "tố cáo họ Ðặng trên hoang tàn đổ nát." Có thể nay tới lúc đưa lại ngón tay thứ năm ấy lên trời.
[°] Nguyên tác: The Mao That Roared, Tuần báo Time, October 31, 2005. Ấn bản Canada, trang 50. (Trang 82, Ấn bản Hoa Kỳ)