Dịch giả: Văn hòa - Nhất Anh
Chương 8

Ở dưới tầng hầm, ngồi sau một cái bàn có bốn chân uốn cong kiểu chân nai, trước vô số máy điện thoại. Ned cầm máy lên nghe lập tức mỗi khi có dấu hiệu báo. Một cái đồng hồ chỉ giờ ở Luân Đôn, và một cái khác chỉ giờ ở Matxcơva treo trên tường, cả hai cái sáng như hai mặt trăng. Lúc đó là nửa đêm ở Matxcơva, 21 giờ ở Luân Đôn. Ned chỉ ngước mặt lên một chút khi người gác cửa để cho tôi bước vào.
Tôi đã không thể đến sớm hơn, vì sau một buổi sáng họp với các luật gia của Bộ Tài chính và một buổi chiều họp với các luật sư của Cheltenham, tôi đã phải mời một phái đoàn cao cấp của cơ quan tình báo Thuỵ Điển ăn tối.
Walter và Bob đang cúi xuống trên một bản đồ thành phố Matxcơva, Brock đang liên lạc với phòng mật mã nơi máy bộ đàm. Ned ra hiệu mời tôi ngồi và đẩy về phía tôi một chồng điện tín đã được giải mã.
9 giờ 54. Barley gọi điện thoại cho Katia ở Nhà xuất bản Tháng Mười. Họ hẹn gặp nhau tại khách sạn Odessa lúc 20 giờ 15. Còn tiếp.
20 giờ 18. Katia đến khách sạn Odessa. Barley và Katia nói chuyện với nhau ở phòng giải khát. Wicklow và một người của ta canh chừng. Còn tiếp.
21 giờ 5. Katia rời Odessa. Băng ghi âm cuộc gọi chuyện gửi tiếp bằng bưu kiện ngoại giao khẩn. Còn tiếp.
22 giờ. Katia hứa gọi điện thoại cho Barley tối nay. Còn tiếp.
23 giờ 25. Katia dùng một máy điện thoại của bệnh viện bị bỏ quên không ai dùng đến, để nói chuyện với ai đó trong ba phút và hai mươi giây.
Và đột ngột, không còn tiếp theo gì nữa.
Làm tình báo là phải chờ đợi.
- Đêm nay Clive có tiếp khách không? – Ned hỏi như thể sự có mặt của tôi làm cho ông ta sực nhớ ra một điều gì.
Tôi trả lời rằng Clive sẽ có mặt ở văn phòng của ông ta suốt đêm nay. Ông ta đã làm việc ở toà đại sứ Mỹ suốt ngày, đêm nay ông ta trực.
Tôi lái xe đưa Ned đến Tổng Cục.
Trong lúc chúng tôi và Clive thảo luận về chiến dịch Chim Xanh, thì Brock gọi điện thoại trên đường dây đỏ, báo cho Ned biết Katia vừa gọi điện  thoại cho Barley ở khách sạn Odessa, để hẹn gặp Barley vào tối ngày hôm sau.
o0o
Barley đi một bên Katia. Hoàn hôn buồn bã bao trùm các ngôi nhà hư hỏng, dột nát của cái khu phố nghèo nàn. Cái sân thứ nhất tối lờ mờ, cái sân thứ hai tối om. Trên những đống rác, có những con mèo ngồi nhìn Barley và Katia với những cặp mắt sáng quắc. Hai thanh niên tóc dài chơi quần vợt với một hàng hộp các-tông thay lưới, và một thanh niên thứ ba tựa lưng vào tường làm trọng tài. Xa hơn một chút, có một cái cửa phủ đầy  hình vẽ bậy bạ, và có hình vẽ trăng lưỡi liềm màu son. “Hãy đi theo những dấu hiệu đỏ” Wicklow đã dặn như thế. Hình như Katia mặt tái mét, và Barley tự hỏi phải chăng mình cũng như thế, và ông không hề lấy làm lạ về điều đó. Có những người không bao giờ sẽ là anh hùng, và có những anh hùng sẽ không bao giờ là con người, Barley tự nhủ và thành thật cám ơn Joseph Conrad (1). Và Barley sẽ không bao giờ là anh hùng hay chỉ là một con người. Ông cầm lấy tay nắm cánh cửa và lắc thật mạnh. Sau lưng ông, Katia đầu trùm khăn choàng và mình mặc áo mưa. Tay cầm cánh cửa xoay, nhưng cửa không nhúc nhích. Ông xô cửa bằng cả hai tay, càng lúc càng mạnh hơn. Các thanh niên tóc dài chơi quần vợt chạy tới nói gì đó với Barley bằng tiếng Nga. Ông ngừng tay lập tức, lưng ướt đẫm mồ hôi.
- Họ nói rằng ông phải lấy chân đạp thật mạnh mới mở cửa được- Katia phiên dịch và mỉm cười trước sự ngạc nhiên của Barley.
Nếu bà cười được trong lúc này, thì trong lúc tràn trề hạnh phúc bà sẽ vui tươi đến mức nào!
Nhưng đáng lẽ Barley chỉ nên nghĩ đến điều đó mà không nên nói ra, vì nàng không trả lời gì cả. Ông đạp thật mạnh và cánh cửa bật mở. Các thanh niên tóc dài trở lại với cuộc chơi của họ, vừa đi vừa cười. Barley bước vào trong phòng tối lờ mờ, có Katia đi theo sau. Ông bật một công tắc, nhưng đèn không cháy. Khi cánh cửa tự động ập lại, ông sờ soạng tìm cái tay cầm cánh cửa, nhưng không tìm ra. Thế là ông và Katia đứng trong bóng tối hoàn toàn, để phải ngửi mùi nước đái của mèo, mùi thiu của thức ăn thừa và nghe những tiếng nhạc hay tiếng cãi lộn phát ra từ các căn hộ chung cư. Barley quẹt một que diêm và thấy được ba tầng cấp, phía sau của một chiếc xe đạp và một thang máy dơ dáy trước khi bị phỏng tay vì cây diêm cháy đỏ. “ Nhưng làm sao tôi thấy được các dấu ấy trong bóng tối? Barley tự hỏi. Chúa gởi đến cho ông câu trả lời dưới hình thức một ánh sáng lờ mờ từ trên tầng chót rọi xuống.
- Ông vui lòng cho chúng tôi biết chúng ta đang ở đâu? – Katia hỏi.
- Đến căn hộ của một người bạn của tôi, anh ta là hoạ sĩ.
Ông ta kéo cửa thang máy, bước vào và nói: “ Bà theo tôi”. Nhưng Katia đã vào trong cabin rồi, nàng nông nóng muốn lên cho mau.
- Anh ta đi vắng vài ngày- Barley nói tiếp. Như thế chúng ta có thể nói chuyện một cách yên tĩnh.
Ông ta để ý đến hai hàng mi của nàng. Đột nhiên ông muốn an ủi nàng, nhưng cảm thấy nàng còn chưa buồn lắm.
- Anh ta là hoạ sĩ, ông lập lại như thể điều ấy chứng minh tình bạn giữa ông và người chủ nhà.
- Cô nhân viên à?
- Không.
Khi Barley sắp bấm nút thang máy, thì một thiếu nữ mang kính gọng đồi mồi nhảy vào trong cabin, chào ông và Katia một cách lễ phép. Gương mặt Katia sáng lên khi chào đáp lại. Đến tầng ba, thiếu nữ cũng chào từ giã Barley và Katia một cách lễ phép. Barley đẩy Katia ra ngoài và ra theo sau nàng. Trước mặt hai người là một hành lang sặc mùng anh ta nói năng trôi chảy. Anh ta còn ở đây ba năm nữa.
Có tiếng gõ cửa và Wintle đi vào. Đó là một người đàn ông có vẻ thư sinh, năm mươi bảy tuổi, cao lớn, lưng còng, đầu luôn luôn nghiêng về một bên. Ông ta mặc áo khoác đan bằng len, quần rộng và mang giày da mềm. Wintle ngồi, hai đầu gối khép lại với nhau, tay cầm ly uýt- ky rất cẩn thận, như thể nó là một cái bình cổ cong để làm thí nghiệm hóa học.
- Chúng tôi đang nghiên cứu về một số nhà bác học Liên Xô - Ned nói với giọng hết sức bình thản. Chúng tôi xem xét hệ thống phòng thủ của họ đến tận các chi tiết nhỏ nhặt nhất.
- Các ông làm việc cho cơ quan tình báo - Wintle nói - Tôi nghi lắm nhưng không dám nói.
- Lạy chúa! Anh hãy nhớ cho kỹ rằng điều đó không can hệ gì đến anh - O'Mara khuyên Wintle cũng với một giọng dịu dàng - Họ là người Anh và họ có công việc của họ, cũng như anh có công việc của anh.
Ned rút ra vài tờ giấy đánh máy và đưa cho Wintle. Ông ta đặt ly rượu xuống để cầm các giấy tờ ấy. Sau mỗi cử động, ông ta lật ngửa hai bàn tay lên, các ngón tay co quắp lại như một tù nhân cầu khẩn người ta thả mình ra.
- Chúng tôi có ý đánh giá lại một số tài liệu cũ lâu nay bị bỏ quên, Ned nói. Đây là một thí dụ: bản báo cáo của ông sau khi ông ở Akademgorodok (2) trở về nước, tháng tám năm 1963. Ông có còn nhớ một đại tá nào đó tên là Vauxhall không? Lẽ tất nhiên bản báo cáo ấy không phải là một kiệt tác văn học, nhưng trong đó ông có nêu tên của hai hay ba nhà bác học Liên Xô mà chúng tôi muốn cập nhật hóa các phiếu lưu trữ.
- Tôi còn nhớ trong cuộc họp ấy, đại tá Vauxhall đã lấy dah dự mà hứa rằng tất cả những gì tôi nói ra sẽ được giữ bí mật hoàn toàn - Wintle nói một cách cứng cỏi - Vì thế tôi hết sức ngạc nhiên thấy tên tôi và những lời tôi dã nói còn được lưu trữ và đem ra khai thác hai mươi lăm sau.
- Này ông bạn của tôi ơi, chắc chắn đó là cơ hội duy nhất của ông để biết rằng mình là người bất tử. Nếu tôi là ông, tôi sẽ im lặng và lợi dụng cơ hội ấy - O'Mara khuyên Wintle.
Tôi phải đứng ra hòa giải và gợi ý Wintle mô tả rõ ràng các nhà bác học Liên Xô được nêu ở trang cuối, và luôn tiện cho thêm vào điều chỉ dẫn về ê - kíp Cambridge.
- Tôi thiết nghĩ từ "ê -kíp" không thích đáng, xin ông ghi rõ trong bản biên thảo cho - Wintle bắt bẻ - Những người trong một ê - kíp phải có một mục đích chung. Lúc bấy giờ chúng tôi là một đoàn Cambrige, đồng ý. Một ê - kíp, thì không. Một số làm như thế chỉ cho vui, một số khác làm vì danh tiếng. Như giáo sư Callow. Chỉ có một thiểu số rất nhỏ thật sự vì lý tưởng. Họ tin rằng khoa học không có biên giới, tự do trao đổi với nhau những khám phá khoa học để phục vụ toàn thể nhân loại.
Trong cuộc hội nghị ấy có người Pháp, nhiều người Mỹ, người Thụy Điển, người Hà Lan, và có cả một hai người Đức. Tất cả đều tràn trề hy vọng hơn các người khác.
Lúc bấy giờ là thời kỳ Khrouchtchev cầm quyền ở Liên Xô, chắc các ông còn nhớ. Kennedy một bên, Khrouchtchev một bên. Một thời đại hoàng kim đang mở ra. Lúc bấy giờ; người ta nói đến Khrouchtchev cũng như bây giờ người ta nói đến Gorbatchev. Nhưng tôi phải thú thật rằng sự hân hoan của chúng tôi lúc bấy giờ còn nhiệt thành, còn bồng bột hơn cả sự hân hoan hiện nay.
O'Mara ngáp dài và nhìn tôi với một đôi mắt ngơ ngác.
- Chúng tôi nói với họ những gì chúng tôi biết và họ cũng làm như thế với chúng tôi. Chúng tôi đã đọc các luận đề của họ. Tôi phải thú thật rằng giáo sư Callow đã không làm cho người ta khâm phục lắm. Nhưng chúng ta đã có Panson với đề tài điểu khiển học, ông ta đã bảo vệ màu cờ sắc áo của chúng ta. Và còn có cả tôi nữa.Tôi phải nói là sự đóng góp khiêm tốn của tôi là một thành công. Các rào cản tan rã nhanh đến nỗi người ta nghe được tiếng chúng sụp đổ trong phòng hội nghị. " Tự do đi lại " là một uyển ngữ, khi người ta nghĩ đến những bữa tiệc khuya trong đó người ta uống Vodka như uống nước, khi người ta nghĩ đến gái! Người ta có quyền vui chơi trước khi từ giã nhau. Có một số người không thích điều đó. Nhưng không có tôi trong thiểu số ấy.
Lẽ tất nhiên đó là sở thích của Wintle, và ông ta ngồi một cách khoan khoái trong chiếc ghế bành để ban cho chúng tôi những điều mà chúng tôi cần biết.
Wintle nói tiếp:
- Tôi cũng muốn nói thêm rằng, người ta có một quan niệm sai lầm về cơ quan KGB của họ. Theo nguồn tin bảo đảm, tôi biết cơ quan KGB đã thường xuyên che chở một số phần tử trí thức Liên Xô.
- Có gì lạ đâu, anh không biết ở đất nước chúng ta cũng như thế sao? - O'Mara kêu lên.
- Ngoài ra, tôi tin một cách tuyệt đối rằng, các nhà chức trách Liên Xô đánh giá đúng rằng người ta có lợi hơn có hại trong một cuộc trao đổi những hiểu biết khoa học với phương Tây.
Wintle muốn hỉ mũi, và để làm việc đó, trước hết ông ta phải trải khăn tay của ông ta ra, làm thành một lỗ hõm cần thiết, rồi mới hỉ mũi vào đó.
Thừa dịp, Ned gợi ý:
- Có lẽ chúng ta có thể nhìn sơ qua một chút các hồ sơ của các nhà bác học Liên Xô mà ông đã nêu tên với thiếu tá Vauxhall.
Cuối cùng, cái lúc mà chúng tôi chờ đợi từ đầu đã tới, và trong bốn người ngồi trong phòng khách này, chỉ có một mình Wintle không biết điều đó.
Ned bắt đầu với các hồ sơ không quan trọng mà ông ta đã đánh dấu bằng một chữ thập nhỏ màu xanh lục. Hai trong số các nhà bác học ấy đã chết, một người thứ ba đã thất sủng. Ned trắc nhiệm ký ức của Wintle mà ông ta chuẩn bị cho vấn đề đích thực như thế.
- Serguei? - Wintle kêu lên - Lạy Chúa! Đúng là Serguei! Nhưng Serguei gì nhỉ? À... Popov? Popovitch? Không phải, đây rồi: Protopopov! Serguei Propopov, chuyên viên về nhiên liệu.
Ned khích lệ Wintle một cách kiên trì. Ba tên rồi, một tên thứ tư nữa. Ông hướng dẫn ký ức của Wintle, bắt nó làm việc.
- Hãy suy nghĩ thêm một giây nữa về cái tên này trước khi qua tên thi hôi của tã lót trẻ con dơ bẩn. Ở đầu kia, trên một bức tường chắn ngang, một mũi tên đỏ chỉ về phía trái, và hai người đi tới một cầu thang hẹp bằng gỗ. Nằm chèo queo nơi đầu tầng cấp cầu thang như thằng lùn giữ kho báu ở địa ngục, Wicklow đang đọc một quyển sách to tướng. Wicklow không ngẩng đầu lên khi hai người bước lên cầu thang nhưng Barley để ý thấy Katia nhìn chằm chằm vào anh ta.
- Có việc gì thế? Bà đã thấy ma à?- Ông hỏi nàng.
Hai người ở trong cái gác hẹp mà dài, gần sát mái nhà. Qua các kẽ hở giữa các tấm ngói lợp nhà, họ có thể nhìn thấy trời. Rui nhà dính đầy phân dơi. Người ta có đặt một cái đầu nhỏ trên các rường nhà. Barley nắm tay Katia, lòng bàn tay rộng, chắc nịch và ấm áp. Nắm chặt bàn tay trần ấy trong tay mình, Barley có cảm giác như Katia đã hiến dâng trọn vẹn thân thể nàng cho mình.
Ông bước tới trên cầu nhỏ, một cách cẩn thận. Một mùi nhựa thông và hột gai phảng phất trong không khí, và những cơn gió mạnh đột ngột đập như búa bổ vào mái nhà. Barley lách mình vào giữa hai cái thùng sắt lớn và thấy một con chim hải âu bằng giấy to như chim thật, cánh xoè ra, quay tròn ở đầu một sợi dây buộc vào một cái đà. Barley kéo Katia đi theo sau mình. Xa hơn một chút, có treo một bức màn bằng vải sọc. “Nếu không có con chim hải âu, hãy bỏ cuộc”, Wicklow đã nói với Barley như thế. Barley vén màn lên và bước vào trong xưởng vẽ của một hoạ sĩ, luôn luôn nắm tay Katia để kéo nàng đi theo mình. Ở chính giữa có một cái giá vẽ và một cái bục bọc nệm dành cho các người làm mẫu. Một cái ghế dài cũ không có chân. “Đây là chỗ kín đáo chỉ để dùng một lần mà thôi”, Wicklow đã giải thích như thế, và Barley đã trả lời Wicklow: “Thì cũng giống như tôi vậy”. “Trên mái nhà, có một khung cửa được đánh dấu đỏ”. Ở đâu đâu nàng cũng sợ tai vách mạch rừng, Wicklow đã nói như thế”. – “Ở ngoài trời, nàng sẽ nói dễ dàng hơn”.
Barley mở cửa ấy ra, một bầy bồ câu và chim sẻ hốt hoảng bay đi. Barley mời Katia chui qua trước. Barley ngắm nghía vẻ duyên dáng tự nhiên của thân hình nàng khi nàng trườn qua cửa sổ. Ông trườn tiếp theo sau nàng một cách vụng về, va lưng vào cửa, và thốt ra một tiếng chửi thề như thói quen. Barley và Katia đang đứng trong một cái máng xối bằng kẽm, chỉ đủ rộng để họ đặt chân. Họ đứng sát bên nhau, mặt đối mặt. “Ôi, nếu hai ta sống được ở đây”- Barley mơ tưởng- chẳng có gì ngoài đôi mắt em, bầu trời  và anh!”. Ông xoa bóp lưng, nhăn mặt vì đau đớn.
- Ông bị thương?
- Ồ, chỉ mới trẹo xương sống!- Ông nói đùa.
- Cái người chúng ta thấy nơi cầu thang là ai vậy?
- Anh ta làm việc với tôi. Anh ta là cố vấn văn học của tôi. Tôi đã yêu cầu anh ta canh chừng trong lúc chúng ta nói chuyện.
- Tôi đã thấy anh ta tối hôm qua ở bệnh viện.
- Bệnh viện nào?
- Tối hôm qua, sau khi từ giã ông, tôi đã phải đến bệnh viện.
- Bà bệnh ư? Vì sao đến bệnh viện?
- Không có gì quan trọng lắm. Nhưng còn anh ta thì đã đến đó vì hình như bị gãy một cánh tay.
- Điều đó không thể có được- Barley nói dối một cách trơ tráo- Anh ta ở với tôi suốt đêm sau khi bà ra về. Chúng tôi đã nói chuyện với nhau về các tác phẩm của các tác giả người Nga.
Ông thấy sự ngờ vực từ từ biến mất trên nét nhìn của nàng.
- Tôi hơi mệt. Ông đừng tra hỏi tôi nhiều nữa.
- Đây, tôi đề nghị với bà như thế này, bà cho tôi biết như thế có được không. Chúng ta nói chuyện ở đây, sau đó tôi mời bà đi ăn tối với tôi. Nếu có ai nghê lén cuộc điện đàm của chúng tôi tối hôm qua, họ sẽ không lấy làm ngạc nhiên. Xưởng vẽ này là của một hoạ sĩ, một người bạn mê nhạc jazz như tôi. Tôi đã không nói tên của anh ta với bà, vì tôi không nhớ ra; có thể là tôi đã không bao giờ biết tên anh ta. Tôi nói là chúng ta đến đây để uống rượu với anh ấy, trong khi ngắm các bức tranh của anh ấy. Nhưng vì anh ấy đi vắng, nên chúng ta quyết định đi ăn tối với nhau, để nói chuyện về văn chương và hoà bình trên thế giới.
Mặc dù tôi có nhiều tai tiếng, tôi không đề nghị với bà những điều gì ám muội, bởi vì nhan sắc của bà đã làm cho tôi quá cảm kích. Bà nghĩ thế nào về sự dàn cảnh ấy.
- Thích hợp.
Barley ngồi chồm hổm, lấy nửa chai uýt-ky và mở nắp.
- Bà uống thử một chút thứ này chứ?
- Không.
- Tôi cũng không, theo nguyên tắc.
Barley hy vọng nàng ngồi xuống bên ông, nhưng nàng vẫn đứng, trong lúc ông rót một tí rượu vào nắp chai và để cái chai dưới chân.
- Cái ông tác giả là ai thế? Goethe, là ai thế?
- Không quan trọng.
- Ông ta làm nghề gì? Hãng buôn? Hay hòm thư tin tức? Ông ta làm việc ở đâu? Trong một bộ? Hay trong một phòng thí nghiệm?
- Tôi không biết.
- Ông ta ở đâu? Chắc bà sẽ không trả lời với ông ta rằng bà cũng không biết nốt, phải không?
- Ở khắp nơi, mỗi nơi một ít, điều đó tuỳ theo công việc của ông ta.
- Bà đã gặp ông ta bằng cách nào?
- Tôi không biết. Nói đúng hơn, tôi không biết những gì tôi không có quyền nói với ông.
- Ông ta đã cho phép bà nói với tôi những điều gì?
Bị bắt bí nàng do dự.
- Những điều tối cần thiết- Nàng đáp với vẻ lo âu- Ông ta đã nói với tôi rằng, tôi phải tin cậy ông. Ông ta đã tỏ ra sốt sắng với vấn đề của ông. Đó là bản tính của ông ta.
- Thế thì vì sao bà còn ngại ngùng?
Im lặng.
- Theo bà, vì sao tôi ở đây?
Im lặng.
- Có thể bà nghĩ rằng tôi thích chơi trò cảnh sát và kẻ trộm ở Matxcơva chăng?
- Tôi không biết.
- Vì sao bà gởi quyển sách cho tôi, nếu bà không tin cậy tôi?
- Vì ông ta đã yêu cầu tôi làm điều đó. Không phải tôi đã chọn ông, mà chính ông ta đã chọn ông- Nàng đáp với vẻ khó chịu.
- Bây giờ ông ta ở đâu? Bệnh viện à? Bà tiếp xúc với ông ta bằng cách nào? Hãy nói cho tôi biết ông ta là ai, bà là ai, và những gì ông ta làm trong đời?
- Tôi không biết gì cả.
- Ai trốn trong kho gỗ, đêm xảy ra án mạng, lúc ba giờ sáng?- Barley nói đùa.
Im lặng.
- Ít ra hãy nói cho tôi biết vì sao bà đã kéo tôi vào trong con thuyền ấy, vào trong cái việc nguy nan khổ ải ấy. Chính bà đã khởi đầu, chứ không phải tôi, Katia? Hãy nhìn tôi... Bà nhớ không? Barley Blair... Tôi kể chuyện tào lao, tôi bắt chước tiếng chim hót và tôi uống rượu. Tôi là bạn bà.
- Không có vụ án mạng nào cả- Nàng nói- Ông ta là bạn của tôi. Tên của ông và những công việc của ông ta, nói ra chẳng ích lợi gì.
- Ông ta có nói với bà về nội dung bản thảo của ông ta không?
- Có. Ông ta không bao giờ đưa tôi vào vòng nguy hiểm mà không có sự đồng ý của tôi.
- Bà tán thành việc ông ta chuyển qua phương Tây các tài liệu ấy?
- Ông ta không chuyển bất cứ tài liệu gì qua phương Tây hay nơi nào khác. Ông ta khâm phục người Anh, nhưng đó chưa phải là điều quan trọng hơn hết. Điều quan trọng hơn hết là: cử chỉ của ông ta sẽ đưa đến một sự cởi mở thật sự giữa tất cả các nhà bác học của tất cả các quốc gia. Và điều đó sẽ ngăn chặn được cuộc chạy đua vũ trang, cuộc sản xuất một thứ vũ khí vô nhân đạo, giết người hàng loạt và có sức huỷ diệt khủng khiếp.
- Ông ta là một nhà bác học, phải không?
- Phải.
- Tôi ghét các nhà bác học. Lãnh vực nào? Vật lý?
- Có thể là về... Tôi không biết rõ lắm.
- Bản thảo của ông ta đã đề cập đến tất cả các lãnh vực. Chỉ có một mình ông ta hay có những người khác công tác với ông ta? Làm sao ông ta biết được nhiều đến thế?
- Tôi không biết. Nhưng điều chắc chắn là ông ta hành động một mình, chứ không hề có một nhóm. Có thể ông ta kiểm soát lại và xét duyệt công việc của những người khác. Quả thật tôi không biết gì nhiều.
- Ông ta có một địa vị cao chứ? Ông ta là thủ trưởng? Ông ta làm việc ngay tại Matxcơva? Có phải ông ta ở trong một cơ quan đầu não? Nói tóm lại, ông ta là ai?
Nàng lắc đầu đáp:
- Ông ta không làm việc ở Matxcơva. Còn về các điều khác tôi đã không hề hỏi ông ta và ông ta cũng không nói gì với tôi cả.
- Ông ta thực hiện những cuộc trắc nghiệm?
- Tôi không biết. Ông ta đi khắp nước. Khi thì trở về từ các miền nắng nóng, khi thì từ các miền giá rét.
- Ông ta có nói để làm gì không?
- Không.
Điều tệ hại hơn hết là ông tin nàng. Nàng hoàn toàn có thể thuyết phục ông rằng phương bắc là phương nam, và rằng trẻ con sinh ra trong các bắp cải ông cũng tin. Nàng nhìn ông, chờ câu hỏi tiếp theo.
- Ông ta có nghĩ đến các hậu quả sẽ xảy ra sau khi các bản thảo ấy được xuất bản? Tôi muốn nói với các hậu quả cho ông ta. Ông ta có biết ông ta chơi với lửa không?
- Theo ông ta, có lúc phải hành động mà không nghĩ ngay đến các hậu quả.
Nàng có vẻ đợi ông nói tiếp, nhưng ông cố ý không hỏi dồn dập quá.
Nàng lại nói:
- Nếu người ta nhắm một mục đích nhất định, người ta có thể tiến một bước. Nếu người ta nhắm đồng thời tất cả các mục đích, người ta không bao giờ tiến bước được.
- Ông ta có nghĩ đến những hậu quả sẽ xảy ra cho bà, nếu chuyện này bị bại lộ?
- Ông ta đành phải cam chịu thôi.
- Còn bà?
- Lẽ tất nhiên tôi cũng cam chịu. Tôi cũng đã quyết định như ông ta. Nếu không thì sao tôi lại ủng hộ ông ta?
- Bà có nói, có lẽ ông ta là một nhà vật lý học- Barley nhắc lại.
- Ông ta cũng có những bằng kỹ sư nữa. Nhưng trong lĩnh vực ông ta làm việc, tôi nghĩ rằng người ta không quan tâm đến bằng cấp lắm.
- Ông ta học ở đâu?
- Ở trường trung học, người ta cho ông là một thần đồng. Mười bốn tuổi, ông ta đã đoạt được những giải thưởng quốc gia về môn toán. Sau đó ông ta đã đến Litmo, và đã tỏ ra là một nghiên cứu sinh vô cùng xuất sắc.
- Khi tôi còn đi học, tôi rất ghét cái loại học sinh ấy - Barley thú nhận nhưng lập tức lo âu vì thấy nàng có vẻ nhăn nhó khó chịu.
- Nhưng với Goethe, ông đã không thấy ghét ông ấy.
- Litmo là trường gì thế?
- Đó là Viện khoa học cơ khí và quang học Leningrad. Sau đại học, ông ta đã đến Novossibirsk, học ở Akademgorodok, thành phố các nhà bác học. Ông ta đã đậu bằng tiến sĩ khoa học. Ông ta đã đạt được tất cả những gì ông ta muốn.
Barley muốn hỏi Katia thêm về “tất cả những gì ông ta muốn”, nhưng sợ nàng giận, cho nên để nàng nói tiếp và nói một cách tự do.
- Bà hãy kể cho tôi nghe bà đã quen biết ông ấy lúc nào?
- Lúc tôi còn rất trẻ.
- Mấy tuổi?
Ông cảm thấy nàng trở về thể thủ, nhưng rồi nàng bớt căng thẳng, chắc là sau khi nhớ lại, nàng không còn gì phải lo sợ về ông...
- Lúc đó mới mười sáu tuổi, nhưng tôi đã là một trí thức – Nàng nói với một nụ cười nghiêm nghị.
- Và cái ông thiên tài ấy bao nhiêu tuổi?
- Ba mươi tuổi.
- Năm nào?
- 1968. Lúc đó tôi ở Leningrad, học năm chót trường trung học. Tôi học tiếng Pháp và tiếng Đức. Học sinh xuất sắc, yêu hoà bình, lãng mạn, cảm thấy minh đã trở thành đàn bà lúc mới mười sáu tuổi. Tôi đã đọc Erich Fromm, Ortega Y Gasset và Kafkkinh tế, người Xcốtlen, tên là Craig.
- Ông Blair! Ông có mạnh khỏe không? Mời ông ngồi. Ông dùng trà hay cà phê?
Craig lấy cái áo mưa của Blair, treo lên một cái giá. Trên bàn giấy của ông ta có treo ảnh của Nữ hoàng mặc đồ cưỡi ngựa. Felicity đem đến nước trà và bánh quy. Craig nói chuyện một cách hăng hái như thể ông muốn gấp rút nói cho ông những tin tức mà ông đang nắm giữ
- Tôi nghe nói mấy tên găngxtơ ở cơ quan VAAP đã làm trở ngại công việc của ông. Ọng đã biết họ muốn gì hay không muốn gì chưa? Ông đã đạt được điều gì chưa, hay họ còn làm khó dễ, để buộc ông phải làm theo ý họ? Ở đây người ta rất quan liêu, thích làm oai, làm phách. Rất ít khi người ta đạt được một sự giao dịch đích thực. Lợi nhuận là một khái niệm mà họ không hề biết đến cũng như sự nhanh chóng trong công việc. Tất cả đều tiến triển chậm như rùa bò. Một sự trì trệ nan y cộng thêm những dự định không tưởng. Làm sao họ có thể thoát khỏi vòng khó khăn với một nền kinh tế căn cứ trên sự trì trệ, lối sống tập đoàn và nạn thất nghiệp được che dấu? Câu trả lời: Họ không thoát khỏi vòng khó khăn được. Hỏi: Khi nào họ quyết định thoát khỏi vòng khó khăn? Câu trả lời: Chỉ có Trời mới biết!
- Tôi cám ơn ông đã nói cho tôi biết ý kiến về công việc của tôi ởn đây- Barlay nói - Cái điều rủi ro mà người ta phải ganh chịu trong cái nghề của tôi là thấy mình bị cắt các nguồn trợ cấp. Ông có bằng lòng cho tôi giới thiệu ông một chút với tất cả mọi người ở đây hay không? Nếu không, người ta sẽ không bao giờ tha thứ cho tôi tại Bộ Tư Pháp.
Với một cái gật đầu ra hiệu, Craig kéo Barley đi dọc theo một hành lang dài, đến tận một cánh cửa sắt. Cửa mở ra và đóng lại sau khi hai người đã vào bên trong.
" Craig là liên lạc của ông", Ned đã nói với Barley như vậy.

*

Mới đầu, Barley có cảm giác như đang ở trong một phòng giam kín tối mò, rồi nghĩ rằng đó là một phòng tắm hơi, vì chỉ có một chút ánh sáng, nơi một góc sàn, và trong không khí có phảng phất mùi nhựa thơm, cảm thấy có một sự chòng chành dưới chân mình, ông nghĩ rằng phòng tắm hơi đưọc cất trên cột trụ nhà sàn.
Barley ngồi rất cẩn thận trên một cái ghế, và nhìn thấy có hai bóng đêm ở phía sau một cái bàn. Bên trên cái bóng thứ nhất có treo một bức ảnh vẽ một hiệp sĩ cầm kích trực trước cầu Luân Đôn. Bên trên cái bóng thứ hai là hồ Windermere trải rộng đìu hiu dưới ánh tà dương.
- Chào ông Barley, ông giỏi lắm! - Có tiếng một người Anh kêu lên mạnh mẽ giống như tiếng của Ned. Tôi tên là Paddy, nhưng tên thật của tôi là Patrick và đây là Cy, đồng nghiệp người Mỹ của tôi.
- Chào ông Barley - Cy nói.
- Chúng tôi chỉ là những nhân viên tạp vụ ở đây - Paddy nói- Công việc chín của chúng tôi là mang đến thuốc hút và thức ăn nóng. Ned gửi lời thăm hỏi ông, và Clive cũng thế. Nếu họ đã không mệt nhừ, thì họ sẽ đến đây chia sẻ những lo âu phiền muộn với chúng ta rồi. Đó là những mối nguy hiểm của nghề nghiệp. Điều đó có thể đến với tất cả chúng ta - Tôi được giao nhiệm vụ hỏi ông tiếp tục muốn theo đuổi cuộc phiêu liêu không? - Paddy nói nhứ thể đây là một trò đùa - Nhưng nếu ông muốn rời thuyền, đó là quyền của ông, và sẽ không có oán trách gì nhau đâu. Ông muốn bỏ cuộc hay muốn ở lại?
- Zapadny sẽ giết tôi mất! - Barley nói.
- Vì sao?
- Tôi là khách của ông ta. Ông ta trả tiền chi phí cho tôi và ông ta vạch chương trình cho tôi. Tôi sẽ ăn nói với ông ta thế nào đây? Dù sao đi nữa tôi cũng không thể chuồn lẹ như thế này được. bái bai, tôi đi Leningrad! Ông ta sẽ nghĩ rằng tôi điên điên tàng tàng.
- Ông nói chắc chắn là đi Leningrad? Chứ không phải đi Luân Đôn sao?
- Tôi phải nói chuyện với ông ta - Barley nói như thể đó là một lý do đầy đủ.
- Với Zapadny?
- Không, với Goethe. Nhất thiết tôi phải nói chuyện với ông ấy. Tôi sẽ không lừa dối ông ta.
- Nhưng có sao đâu. Ned muốn một sự họp tác, chứ không phải một cái bẫy sập.
- Chúng tôi chúng thế - Cy khẳng định.
- Tôi không muốn dùng mưu mô quỷ quyệt với ông ta, tôi sẽ nói chuyện một cách hết sức thành thật, hoặc là sẽ không nói gì hết.
- Đó đúng là điều Ned mong muốn, Paddy nói quả quyết. Chúng tôi muốn cho Geothe tất cả những gì ông ta muốn.
- Chúng tôi cũng thế - Cy nhấn mạnh thêm.
- Potomac Boston đang hợp tác với ông. Người phụ trách công việc xuất bản là ông Henziger. Phải không?
- J.P Henziger - Barley đáp.
- Ông biết ông ta?
- Chỉ biết tên trong hợp đồng mà thôi.
- Đó là những gì ông biết về ông ta?
- Chúng tôi nói chuyện với nhau vài lần bằng điện thoại. Ned cho rằng để người ta nghe chúng tôi nói chuyện với nhau trên đường dây xuyên từ Đại Tây Dưong là một điều tốt.
- Nhưng ông không hình dung được ông ta là người như thế nào, phải không? - Paddy hỏi với cái lối của ông ta là buộc người đối thoại trả lời một cách thật rõ ràng, minh xác.
- Tôi chỉ biết tên của ông ta, biết ông ta có một tài khoản vững vàng trong nhà băng, ông ta có văn phòng ỏ Boston, và biết giọng nói của ông ta ở đầu kia đường dây. Tất cả chỉ có thế.
- Và ở đây, trong lúc ông nói chuyện với những người khác, thí dụ Zapadny, ông đã không tả J.P henziger như một thứ quái vật chứ? Ông đã không hóa trang cho ông ta với một bộ râu giả, một cái chân giả chứ?
Barley suy nghĩ một lát, nhưng hình như thật sự không hiểu câu hỏi.
- Không? - Paddy cố hỏi cho bằng được.
- Không. Barley lắc đầu đáp.
- Nếu thế thì, đây là sự dàn cảnh: ông J.P. Henziger, nhà xuất bản Potomac Boston, trẻ trung năng nổ, nhiều tham vọng, nhân dịp đi du lịch Châu Âu với vợ ông ta. Hai vợ chồng đã đến Helsinki (3) ở tại khách sạn Marski. Ông biết kh nhưng ông ta say mèm vì đã uống quá nhiều rượu Vodka. Ba tháng sau, ông ta trở lại Novossibirk. Tôi lấy làm xấu hổ vì ông ta. Tôi đã nói với ông ta rằng ông ta làm cho tôi thất vọng sau khi đã là thần tượng của tôi. Tôi đã có đọc các tiểu thuyết của Stendhal (3) và tôi đã nói với Yakov với cái giọng của một bậc nữ anh hùng Pháp trong tiểu thuyết Stendhal. Tôi cũng đã báo cho ông ta biết rằng tôi sẽ không nói chuyện với ông ta nữa, cho đến lúc ông thay đổi cách sống. Nhưng rồi tôi đã nhượng bộ rất nhanh chóng, và chúng tôi đã nối lại quan hệ với nhau trong một thời gian, nhưng nó không còn đượm mùi lãng mạn như trước nữa. Chắc là tôi đã lấy làm xấu hổ về ông ta, và cũng là về cả tôi nữa.
- Thế rồi bà đã lấy Volodia làm chồng?
- Đúng.
- Nhưng Yakov vẫn còn là tình nhân của bà! – Barley nói thẳng thừng như điều đó là một chuyện bình thường.
Katia đỏ mặt.
- Đúng, nhưng chch sạn Marski?
- Tôi đã có uống rượu ở đó - Barley thú nhận với vẻ ngượng ngập.
- Và với tính hân hoan của người Mỹ, ông bà Heiziger chợt có ý nghĩ làm một chuyến tham quan chớp nhoáng tại Leningrad. Cy, bây giờ đến lượt ông.
Cy mỉm cười, nói:
- Hai ông bà Henziger sẽ tham quan Leningrad ba ngày, có hướng dẫn viên đi theo. Họ sẽ có hộ chiếu nhập cảnh tại biên giới Phần Lan, cùng người hướng dẫn, xe ca và đám người đi theo. Họ là những người rất giản dị, và chân thật. Đây là lần đầu tiên họ đến Liên Xô. Chính sách Glasnost (4) là một sự mới lạ lớn đối với nhà xuất bản của họ ỏ Boston. Henziger đã xuất tiền đầu tư vào nhà xuất bản củ aông. Biết ông ở Matxcơva đang tiêu xài số tiền ấy, ông ta yêu cầu ông ngừng lại mọi công việc, đến gặp ông ta tại Leningrad để xách vali cho ông ta và báo cáo công việc của ông ở đây đã đến đâu rồi. Đó là lối làm việc thông thường của một nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư ấy lại là một nhà triệu phú. Ông có điều gì bắt bẻ? Có điều gì không vừa ý, cứ cho biết.
- Không, không. Tôi phải vừa ý tất cả, nếu các ôngt đã vừa ý.
- Tốt. Vào lúc một giờ sáng nay, giờ Luân Đôn. J.P gọi cho văn phòng ông tại Luân Đôn, từ khách sạn Marski, nhưng ông đang ở nơi thiết bị tự động nối với máy nói, và J.P không nói với thiết bị ấy. Thế là ông ta gửi cho ông một télex, nhờ Zapadny ở VAAP chuyển, và bản sao cho Cragi ở sứ quán Anh quốc tại Matxcơva. Trong télex ấy, ông ta yêu cầu ông gặp ông ta tại khách sạn Evropeiskaia ở Leningrad.
Zapadny sẽ phản đối, làm ầm lên. Nhưng vì J.P là người chi tiền cho ông, chúng tôi biết chắc Zapadny sẽ phải chịu nhượng bộ trước những điều bắt buộc của hợp đồng. Hợp lý không?
- Hợp lý - Barley thừa nhận.
Padny nói tiếp đoạn sau của sự dàn cảnh:
- nếu có một chút lý trí; Zapadny sẽ có thể giúp ông đổi hộ chiếu. nếu không, Wicklow lập tức chạy tới OVIR, ở đó người ta sẽ đổi cho ngay.
- J.P Henziger là người của họ - Cy giải thích - Ông ta là sĩ quan hạng ưu. Bà vợ ông ta cũng thế.
Cy ngừng lại ngay, vì Barley chỉ tay vào ngực Paddy, như một trọng tài vừa thấy được một lỗi.
- Khoan! Dù hai vợ chồng ông ta là sĩ quan ưu hạng đi nữa, thử hỏi họ làm được trò trống gì, nếu cứ lượn quanh Leningrad suốt ngày với chương trình tham quan có hướng dẫn viên.
Paddy nói:
- Cy, hãy giải thích cho Barley rõ đi.
- Ngay sau khi đến khách sạnEvropeiskaia tối thứ năm, bà Henziger đột ngột đau bụng. Đó là điều thường xảy ra. Lý do: vì có sự thay đổi thức ăn... Và ông J.P không có lòng dạ nào đi tham quan thành phố để bà vợ xinh đẹp của ông ta ở nhà một mình với bệnh tiêu chảy.
Paddy đưa đèn tới gần bản đồ thành phố Leningrad. Ba địa chỉ do Katia cho, được vòng lại bằng bút chì đó.

*

Barley gọi điện cho Katia:
- Chào bà. Tối hôm qua bà về đến nhà có vất vả lắm không? Trong tàu điện ngầm, người ta có chen lấn, xô đẩy nhau nhiều lắm không?
- Không.
- Tốt. Tôi hỏ để được yên tâm. Và để cám ơn bà về buổi họp rất bổ ích tối hôm qua.
- Tôi cũng xin cám ơn ông.
- Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ có dịp gặp lại nhau. Nhưng phiền một nỗi là tôi phải đi Leningrad.
Im lặng kéo dài.
- Thế thì ông phải ngồi xuống.
Barley tự hỏi trong hai người, người nào đã đột ngột đã trở thanéh điên khùng.
- Vì sao?
- Đó là tục lệ ở đây. Khi người ta chuẩn bị đi đâu xa, người ta bắt đầu ngồi xuống. Ông đã ngồi xuống chưa?
Barley nhận thấy giọng nói của nàng vui vẻ, làm cho ông tràn trề hạnh phúc.
- Sự thật, tôi đang nằm dài trên giường. Như thế đủ chưa?
- Tôi không biết nữa. Thông thường người ta phải ngồi trên hành lý hay trên một cái ghế, thở dài một cái và làm dấu thánh giá. Nhưng tôi tưởng tưọng rằng nếu nằm dài trên giưòng, thì hiệu quả cũng sẻ như ngồi trên hành lý thôi.
- Đúng như thế.
- Sau Leningrad, ông sẽ trở lại Matxcơva chứ?
- Lần này thì không. Tôi tin rằng chúng tôi sẽ đáp máy bay để trở về trường.
- Về trường nào?
- Về nước Anh... Một trong những cách nói đùa kỳ cục của tôi đấy mà!
- Nhưng thật sự nó có ý nghĩa như thế nào?
- Những sự ràng buộc, sự thiếu chín chắn, sự dốt nát...
- Ông có nhiều sự ràng buộc sao?
- Hàng tấn. Nhưng tôi đã học được cách chọn lựa. Ngày hôm qua tôi đã thành công nói được một tiếng "không ". Và tôi đã làm cho tất cả mọi người phải ngạc nhiên.
- Vì sao ông đã phải nói "không ". Vì sao nói "có ". Có thể họ còn ngạc nhiên hơn thế nữa đấy!
- Có thể lắm. Đó là màn kịch tối hôm qua, phải không? Tôi đã không nói được về tôi. Chúng tôi đã nói về bà, về các nhà thơ lớn xưa và nay, về ông Gorbatchev, về nghề xuất bản, nhưng người ta đã để ra một bên điều cốt yếu: đó là tôi. Tôi sẻ phải đi một chuyến nữa chỉ để làm cho bà bực mình về vấn đề đó.
- Tôi chắc ông sẽ không làm cho tôi bực mình đâu.
- Tôi có thể đem đến cho bà những gì nào?
- Xin lỗi.
- Trong chuyến đi sắp tới của tôi. Bà không bảo tôi đem đến cho bà những thứ mà bà cần sao? Một cái bàn chải điện chẳng hạn? Những cái que uốn tóc? Hoặc những tác phẩm khác của Jane Austen?
Một sự im lặng kéo dài đầy thú vị.
- Barley, tôi chúc ông lên đường bình an.

*

Trong bữa tiệc trưa cuối cùng của Barley với Zapadny, khách tham dự là những người thích đùa giỡn một cách vui nhộn. Họ gồm có mười bốn người, trong một phòng ăn rộng lớn tại lầu của một khách sạn mới xây cất chưa xong. Không có gì để uống cả.
Zapadny tỏ vẻ bất bình:
- Barley, ông biết không? Người ta đã tổ chức một cuộc tiếp tân lớn để biểu dương ông. Vassíli sẽ mang tới toàn bộ nhạc khí của anh ta, và một người bạn đích thân sản xuất rượu đã hứa sẽ mang đến cho chúng ta sáu chai. Sẽ có những họa sĩ và những nhà văn đến tham dự. Tất cả những món cần thiết cho một cuộc chơi bời mà người ta nhớ mãi không quên. Hãy bảo thằng cha khốn khiếp của nhà xuất bản Potomac Boston cút đi. Ở đây người ta không thích thấy ông nghiêm chỉnh đến thế.
- Alik, các tay triệu phú của chúng tôi ngang hàng với các nhà chức trách của ông. Nếu đối đãi với họ một cách khinh rẻ, thì chỉ thiệt hại và nguy hiểm cho chính mình. Như ông đó.
Zapadny mỉm cười.
- Người ta tưởng ông đã say đắm một trong những giai nhân lừng danh của chúng tôi ở Matxcơva chứ. Nàng Katia mỹ miều không thuyết phục nổi ông ở lại sao?
- Katia nào? Barley hỏi và tưởng trần nhà đổ ụp xuống đầu mình. Ông thấy tất cả mọi người thì thầm với nhau một cách rất vui thích.
Zapadny nói với vẻ thích thú ranh mãnh:
- Barley, người ta đang ở Matxcơva. Không có điều gì xảy ra mà người ta không biết. Giới trí thức là một thế giới thu nhỏ. Không ai có thể ăn tối với Katia Orlova trong một quán ăn thân mật và mỹ lệ mà ít nhất mười lăm người trong nhóm chúng tôi không biết tin ngay vào sáng hôm sau.
- Chỉ là một bữa ăn để bàn tán công việc mà thôi.
- Thế thì vì sao ông đã không mời Wicklow cùng đi để cùng bàn bạc công việc?
- Anh ta còn quá trẻ tuổi - Barley đáp và câu nói ấy làm cho mọi người phá lên cười một cách thích thú.

*

Chuyến tàu đêm đi Leningrad rời Matxcơva vài phút trước nửa đêm. Trong một phòng gồm bốn giường nằm, Wicklow và Barley đã lấy hai giường dưới, nhưng một bà mập tóc hung yêu cầu Barley đổi giường với bà ta. Giường thứ tư là của một ông rất kín đáo, có vẻ là nhà giàu, nói tiếng Anh rất điêu luyện và có vẻ buồn rầu. Đến cả cái nón đội trên đầu, bà tóc hung cũng không chịu cất đi trước khi ba người đàn ông đi ra ngoài hành lang. Một lát sau bà ta mới cho phép chúng tôi vào lại và bây giờ bà ta đã mặc một bộ pyjama, choàng thêm một cái áo màu hồng với những trái ngù hoa hòe ở vai. Bà ta mời chúng tôi ăn bánh ngọt mà bà ta nói là đã làm ở nhà. Khi Barley lấy ra chai rượu uýt- ky của mình, bà ta xúc động đến nỗi đã mời chúng tôi ăn cả xúc xích và nâng ly chúc sức khoẻ của thủ tuớng Thatcher.
- Ông từ đâu đến đây? - Cái ông có vẻ mặt buồn rầu hỏi Barley khi hai người sửa soạn đi ngủ.
- Từ Luân Đôn.
- Luân Đôn, bên nước Anh? Không có trăng cũng không có sao? Từ Luân Đôn bên nước Anh, thật vậy sao?
Và rồi hình như ông ta lập tức ngủ ngay được, còn Barley thì thao thức mãi. Vài giờ sau, khi tàu ngừng lại ở một nhà ga, ông ta lại nói chuyện tiếp mà chẳng cần biết Barley đã thức hay còn ngủ.
- Ông có biết bây giờ chúng ta đang ở đâu không?
- Này, nếu Anna Karenine (5) cũng đi đêm nay trong chuyến tàu này, thì chính tại chỗ này nàng đã vĩnh biệt Vronsky
Chú thích:
(1) Ghetto: Nơi mà một số người bị bắt buộc phải sống biệt lập, cách ly với xã hội bên ngoài - ND
(2) Akademgorodok: Thành phố ở vùng Sibérie của nước Nga, nơi có các Viện nghiên cứu Khoa Học - ND
(3) Helsinki: Thủ đô nước Phần Lan. N;D
(4) Glanost: Chính sách cở mở, tiếp theo chính sách cải tổ ( Perestroika) tại Liên Xô từ năm 1985.
(5) Anna Karenine: Nhân vật chính trong quyển tiểu thuyết mang tên nàng của Lev Tolstoi, văn hào Nga ( 1828 - 1910 )