Hồi 8

Tưởng chàng trải nhiều bề nắng nỏ,

Ba thước gươm một cỗ nhung yên.
Xôngpha gió bãi trăng ngàn,
Tên treo đầu ngựa, pháo ran mặt thành...

BỎ lại phía sau tất cả sự náo nhiệt của kinh thành, sự sùng bái của quần chúng,
sự nhớ nhung của một tấm lòng, Công Uẩn kéo quân thẳng xuống phương Nam,
qua những cánh đồng đất sỏi, cây mọc lưa thưa và cằn cỗi, những bãi dừa cao vút,
gió đánh rì rào...
Dần dần, thảo mộc biến đâu hết cả, trơ ra những cồn cát mênh mông chạy tít
đến chân trời.
Về tay trái, bể Nam hiện ra, xanh ngắt, với muôn làn sóng bạc kế tiếp nhau
tung bọt lên nhũng bờ đá lởm chởm... Xa xa về tay phải, dãy Trường Sơn, hùng vĩ
như một mảnh thành còn sót lại của một thời đại hoang đường nào, hiện sừng sững
trong lớp bụi sương hồng mờ ảo...
Hơi nóng, tự vòm mây ngùn ngụt như lửa hung, gieo xuống, nặng nề, bức bối,
và gió bể, đầy những bụi vàng lấp lánh và những khí vị lạ lùng nổi thành một tiếng
vù vù sâu thẳm và liên tiếp không ngừng...
Gần xa tứ phía, chỗ nào cũng hiu quạnh chỗ nào cũng buồn tênh, một nỗi
buồn thoảng nhẹ mà người ta chỉ thấy Ở trên cõi đất Chiêm Thành, quê hương của
máu và của những điệu hát rã rời, não ruột...
Mỗi khi gió tắt, bụi cát thôi bay, không khí lại trong suốt như pha lê thì trên
đường chân trời, người ta lại thấy một xóm mạc nhỏ ẩn dưới bóng dừa... Những
tiếng lá rung như vò lụa, lulung tiêng suối chảy như reo cười vẳng lại khiến cho
voi ngựa dỏng tai, phỏng mũi và người ta, dù là các chiến sĩ hung hăng, phải ước
ao một vài phút nghỉ ngơi, mơ mộng.
Nhưng Công Uẩn nhất định gấp đường, vừa để cho quân thù không kịp phòng
bị vừa nóng lòng trở lại kinh thành, nơi mà bao nhiêu tai nạn đang lăm le xảy tới
cho các người thân yêu của chàng, như bão táp.
Bởi thế nên, không rẽ ngang rẽ tắt vào đâu hết, Công Uẩn truyền ba quân
thẳng trước tiến lên, gặp tối thì ngủ tạm ngay bên đường, khát thì uống nước Ở
ngay các vũng nhỏ.
Chẳng bao lâu, những ngọn tháp đá thứ nhất đã lù lù hiện ra, in hình gở lạ lên
trời xanh trong vắt... Địa thế cũng mỗi ngày một thêm hiểm trở, những gò đá khô
khan cháy nắng, những thung lũng quanh co đầy bóng tối liên tiếp nhau, nom có
vẻ hoang vu đáng sợ, hình như dấu vết của một trận hỏa tai khổng lồ nào còn để
lại
Cảnh đìu hiu vắng ngắt dấu người, ấy thế mà thực ra, chíng đó là sào huyệt
của giặc.
Công Uẩn cho một số lính tản ra các nơi dò thám thì đều nhận được rất nhiều
vết chân của bọn Chiêm Thành cùng những vật dùng hư hỏng mà chúng đã quăng
bỏ...
Binh sĩ nước Nam cảm thấy rạo rực trong lòng: cuộc viễn chinh giò đã tới
đích; gươm đao sắp được mang ra thử. Mà, trong khoảng đất trời hiu quạnh ấy,
những cuộc xung phong ghê gớm không biết chừng s ẽ nổ bung ra lúc nào?...
Lúc này, quân Nam tiến một cách dè dặt...
Cõi đất Chiêm Thành đồi núi trùng điệp chạy tít tắp đến chân mây... Hế thảy
đều một vẻ chói lòa, man dã: ánh nắng hoa mắt; cát trắng hoa mắt xào xạc dưới
chân người và chân voi ngựa; cỏ cây cháy xém dưới mặt trời: vòm không vẩn
lulung mây chỉ cau có...
Mấy nghìn linh hồn bị kích thích, giương mắt, giỏng tai, như một đàn dã thú
rình mồi, lắng nghe những tiếng âm thầm văng vẳng...
ĐÓ là những tiếng động thảm thê và ai oán hình như tự lòng đất thoát lên.
Khách lữ hành không ai là không từng đã chú ý đến sự lạ lùng đó nên thường bảo
nhau rằng: sứ Chiêm Thành là cõi đất của những oan hồn...
Rồi, một buổi kia, vừa qua một dải đồi lởm chởm, Nam quân bất thần rơi
xuống đoàn binh của giặc.
Đêm tối như mực, lại thêm gió bể gào thét liên miên khiến quân Chiêm Thành
không hay không biết gì cả.
Mặt trăng hạ tuần đã mọc nhưng vẫn ỡm Ờ lẩn lút trong mây đen.
Công Uẩn mỉm cười:
- Thực là Trời giúp ta?
Chàng ra lệnh cho ky binh và tượng binh bao vây tứ phía, không để một tên
nào chạy thoát rồi thân tự dẫn bộ quân lẻn vào giữa trại giặc...
Không ngờ sự xảy ra, lũ mọi Chiêm Thành yên chí ngủ lăn như chết. Những
tên quân canh cũng thu hình trong lulung tấm da dê, lim dim gật gưỡng.
Binh sĩ nước Nam, im lặng như những cái bóng, bò dần vào. Mỗi người cầm
một thanh đao cực sắc hoặc cầm một cái thuốn có ngạnh như lơữi câu dùng để giựt
ra từng mảnh thịt mỗi khi đã đâm trúng bất cứ một chỗ nào trong thân thể kẻ thù.
HỌ nín tiếng bò trong đêm tối, chẳng khác một đàn rắn độc.
Khi đã vào hẳn bên trong rồi, họ bất thần hò reo inh ỏi; những ánh binh khí lập
lòe nhu muôn vàn ánh chớp cứ nhè ngực, cổ, gáy, bên địch mà cắm vào phầm
phập...
Một cảnh hỗn loạn ghê gớm diễn ra trong ánh trăng mờ...
Những tiếng thở rít qua những tấm ngực thủng, những tiếng rên hấp hối,
những tiêng gào thét dã man, những tiếng sắt va nhau, những tiếng ngựa, dê, bò
rống vỡ lở, tán lo ạn khiến cho đêm lạnh rùng mình?... Những luồng máu nóng dội
ồng ộc trên các mảnh thân tan nát xông lên một mùi gây gây, nhạt nhẽo.
Bên trên cảnh chém giết tơi bời: gió bể vẫn kêu gào thảm thiết, hình như đó là
một linh hồn đang hoảng hốt chạy về phía lulung cha già, vợ goá, con thơ để nhắn
họ:
"- Khóc đi? Hãy khóc đi, khóc những chinh phu, tử sĩ đang phơi thây trên mặt
chiến trường?
Hồn sĩ tử gió ù ù thổi;
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi.
Chinh phu, tử sĩ mấy người,
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn?
(Nguyễn Thị Điể àm)
Hai bên đánh nhau suốt sáng. Dần dần, muôn tiếng sát phạt im bẵng... Trong
khoảng mơ hồ hi quạnh chỉ còn nghe một tiếng văng vẳng oán than... Bình minh
rụt rè như kinh hãi phải trông thấy cảnh đầu rơi thịt nát. Vằng chiêu dương, bạo
hơn, ngạo nghễ soi nụ cười chói lọi trong những vũng máu đào...
Công Uẩn truyền gọi loa điểm lại sĩ tốt. Trừ vài chục tên bị thương xoàng,
Nam quân không hao hụt mất người nào.
Về bên giặc, hết thảy đều nằm ngổn ngang trên mặt đất? Tám mươi thủ cấp lặn
trong cát bụi chứng tỏ sự tòan thắng của Lý Tướng quân. Chàng, áo bào nhuộm
máu, đứng trước ba quân, oai dũng như một vị thần Phá Hoại.
Công Uẩn sai thu lulung thủ cấp giặc bỏ vào những chiếc túi da dê đem về
kinh vì đó là món đồ giải trí sở thích của vua Ngọa Triều.
Chàng lại cho sục các hang đá xung quanh thì tóm ngay được vua Chiêm
Thành cùng mấy viên quan hộ giá.
Công Uẩn thoạt đầu toan giết tất, nhưng sau chàng nghĩ lấy uy khiếp chúng
sao bằng lấy đức phục nhân tâm, bắt chước Gia Cát Lượng đời Tam Quốc thất
cầm thất phóng Mạch Hoạch, chàng gọi vua Chiêm lại gần mà bảo rằng:
- Hởi Man Vương? Nước Nam tuy đủ binh hùng tướng dũng mà có bao giờ
gây chuyện với lân bang? Là vì đức Hoàng đế ta nghĩ rằng binh đao là phúc lớn
của quần sinh nên Ngài không nỡ đất bằng gây cuộc phong ba khiến cho đống
xương vô định những cao bằng đầu.
"Thế mà nhà vua tự nhưng bỏ lễ triều cống, manh lòng phản trắc khiến cho rút
lại biết mạng sĩ tốt phải tan tành trong cát bụi, như thế có phải rằng nhà vua đã cố
tình phạm tội bất nhân, bất tín chăng?
"Hôm nay, ta, vâng mệnh Thiên tử, cầm quân tinh nhuệ ra đây mới đánh một
trận mà toán binh sĩ của nhà vua đã như ngói tan trúc chẻ. Không những thê thân
ngàn vàng của nhà vua cũng sa vào cạm lưới nốt: cơ nghiệp bá vương từ nay
chẳng qua một mớ tro tàn.
"Nhưng, ta không nỡ để cho như thế. Người đời ai cũng có thể nhầm, miễn
biết hối quá thì thôi. Ta đây không phải như Bạch Khởi, Hạng Vũ giết kẻ đã bại,
đã hàng.
"Và, trước cảnh diệt vong đã sờ sờ trước mắt, nhà vua hẳn lấy làm hối hận. Ta
mong sao sự hối hận ấy sẽ là bước đầu sự hòa hảo chân thành giữa hai nước từ nay
về sau. Ta vui lòng tha cho nhà vua về nước. Không những thế, ta còn sẵ sàng ủng
hộ cho nhà vua giữ vững ngai vàng của tổ phụ mấy đời. Nhà vua nên mau mau
dâng biểu sám hối lên Thiên tử, xin lại triều cống như mọi khi, dẹp hết lòng phản
bội để cho bách tính được an cư lạc nghiệp.
"Nhược bằng nhà vua, khi được tha về, lại vẫn cậy thành cao hồ rộng, lương
thực nhiều, binh lính giỏi,c ứ gây cuộc binh đao thì chỉ trong sớm tối ta sẽ kéo
quân tới Chà Bàn hỏi tội. Lúc ấy, ngọc đá khôn phân, nhà vua có van nài cũng
không ích gì nửa? "
Nghe Công Uẩn nói, Man Vương chỉ cúi đ6aù nín lặng. Hai giọt nước tự hai
khóe mắt hắn từ từ lặn xuống ngực chiến bào...
Công Uẩn vừa dút lời, hắn vội thụp xuống đất lạy tạ:
- Tướng quân thực là người trời? Quả nhân biết mình tội lỗi đã nhiều xin cam
đoan từ nay dốc lòng cải quá, quy thuận Thiên Triều để tạ cái ân đức tái sinh của
Tướng quân. Quả nhân không bao giờ để cho xảy ra việc can qua nữa. Tướng quân
có thể về Kinh cho sĩ tốt nghỉ ngơi.
- Tôi xin tin Ở lời hứa của nhà vua.
Ngập ngừng một lát, Man Vương khẽ nói:
- Nhưng, trước khi tướng quân về, quả nhân muốn rước Tướng quân sang chơi
Chà Bàn trong ít bữa để quả nhân được tỏ lòng kính mộ. Dám mong Tưóng quân
thể tình mà nhận cho.
Công Uẩn không chút hoài nghi:
- Vâng, nhà vua đã có lòng, tôi không dám trái lệnh. Xin nhà vua lên đường
trước Tôi chuẩn bị tam quân thủng thẳng tiến lên sau.