Hồi 11

vẫn chưa có tin gì về Bội Ngọc?... Trong cung cấm, vẫn một bầu không khí
nặng nề những khủng và bực dọc... Vua Ngọa Triều vẫn ngồi không yên ổn đứng
không vững vàng...
Bạo chúa là một vị quân chủ độc dữ ngang với Hoàng đế Néron nước La Mã
hoặc Trụ Vương đời nhà ân bên Trung Hoa. Tính nóng như lửa mỗi cơn lôi đình
của nhà vua là cả một phong ba. Và lại, chữ nghĩa ít, kiến thức nông nổi tuy tính
rất kiêu ngạo. Nhà vua, bởi thế, thường tỏ ra là một người mê tín như đàn bà. Sự
mê tín ngu dốt ấy càng khiến bạo chúa lắm khi coi rất rẻ mạng người, cái mạng
của bất cứ kẻ nào mà bạo chúa ngờ có thể hại cho Ngài, hoặc chỉ vô ích cho Ngài.
Một nhân cách như thế thường biểu lộ ra trên nét mặt đầy sát khí; bạo chúa
mang trong lòng biết bao nhiêu tội ác nó hiện rõ trong cặp mắt vô cùng nham
hiểm. Ngài thực là hiện thân của thần Tam Bành.
Tuy vậy, vua Ngọa Triều cũng run sợ cho tính mệnh của mình lắm.
Trong những phút hiếm hoi mà cái oai quyền tuyệt đối của nhà vua bị lung
lay, trong những phút mà những cơn say máu người đã nhạt, bạo chúa cũng ngầm
hiểu rằng quanh mình Ngài, sự oán hờn như nước thủy triều càng ngày càng lên
mạnh và có thể ngập lỉm Ngài đi lúc nào không biết. Chính những lúc ấy bạo chúa
tỏ ra mê tính nhất, hay cầu đảo thần minh, hay hỏi dò bói toán nhất, lại hay thi
những hình phạt thảm thê nhất mục đích như đem máu người để làm ngạt những
âm mưu tưởng tưọng do trí Ngài sảng sốt bày đặt ra.
Bầy tôi của Ngài, bị đè nén, đều cúi rạp mình dưới sự đe doạ của mã tấu.
Cái cực hình, mà hai tên cung nữ sủng ái vừa phải chịu khiến cho những kẻ tự
đắc nhất cũng phải tiêu hồn. Hai kẻ khốn nạn ấy, bị tình nghi là đã dùng lời bât
kính để nguyền rủa quân vương. Bạo chúa nổi trận lôi đình, truyền gọi hai phạm
nhân đến trước Ngự tọa rồi chính Ngài thân tự cầm bảo kiếm xả chúng ra làm
muôn mảnh.
Ngài muốn rằng sự trừng phạt ấy sẽ làm cho kẻ khác muốn theo gương hai
đứa bầy tôi bất trung kia phải khiếp vía. Cái ý định ấy quả nhiên hiệu quả: những
ai oán thù vua nhất cũng chỉ đành cắn răng chờ đọi cái phút mà phàm người ta ai
cũng đều phải qua...
Sống giữa sự khủng khiếp và sự thâm thù. Nhà vua tuy vậy vẫn đường hoàng
hưởng lulung khoái lạc dâm cuồng do ba nghìn mỹ nữ cung tần hiến hàng ngày.
Một người như thế, ai tưởng còn có thể yêu được nữa? ấy thế mà vua Ngọa
Triều đã yêu say đắm, yêu như một cậu thư sinh mười chín tuổi.
Mối tình đột ngột và thiết tha nung nấu ấy khiến vua Ngọa Triều đã chán
chường nhục dục, bỗng như một cây cằn cỗi gặp trận mưa xuân.
Thực thế, nhà vua, từ lúc thoáng nom thiếu nữ trên sông, thấy mình như đổi
mới, hơn nữa, thấy mình trở nên một người khác hẳn, nhà vua cũng bắt đầu hy
vọng điên rồ, cũng nhớ nhung vơ vẩn, cũng ghen tuông một cách vô nghĩa lý như
một anh chàng si chửa biết đời.
Mối tình khẩn thiết ấy, thêm có một oai quyền nhất thống, một tâm tính hiếu
sát, càng trở nên mạnh mẽ và ghê biết chừng nào?
NÓ là cả một lớp sóng ngất trời bị cái thái độ kiêu hãnh, của Phạm Thái sư và
sự lẩn tránh gần như ngạo mạn của Bội Ngọc ngăn cản.
Làn sóng khi nào chịu lui trước khúc đê mỏng mảnh. Lẽ tất nhiên là khúc đê
phải vỡ nát. Lẽ tất nhiên, vua Ngọa Triều phải làm cho cha con Phạm Thái sư đến
cúi đầu khuất phục mới nghe.
Buổi sớm ngày hôm ấy, bạo chúa cũng đang nóng lòng chờ tin của Thái giám
Đinh Thọ nhu mọi khi thì bọn Ngự trù bưng cơm lên.
Lính Ngự trù, ăn mặc sặc sỡ, rón rén đi lại quanh Ngự toạ. Chúng lẳng lặng
bày lên long án những món ăn mà vua thích.
Nhưng trong lúc ấy, cặp mắt cáu kỉnh của nhà vua luôn luôn nhìn ra phía cửa.
Ngài chểnh mảng lắng nghe bọn Ngự nhạc cử những khúc tiến tửu tưng
bừng...
Bọn lính hầu bày xong tiệc. Quan Ngự thiện dâng món chim sâm cầm xào
nam.
Bạo chúa, ngờ vực, truyền:
- Nếm trước đi?
Không ngần ngại quan Ngự thiện khẽ múc một thìa nhỏ và vào miện nhai và
nuốt...
Bạo chúa rình xem một lát mới hỏi:
- CÓ ngon không?
- Tâu bệ hạ, tố hảo?
Nhà vua gắp mấ gắp, nhai uể oải...
Hai tên cung nữ, quỳ hai bên tả hữu Ngự toạ, cùng nâng một đoạn khăn là để
che cho thức ăn khỏi rơi vãi xuống long bào. Chúng tỏ ý khiếp sợ lắm vì chúng
hiểu rằng chúng chỉ vô ý một chút là dử mất mạng như không.
ăn nếm qua các thứ, uống vài hớp rượn xong, vua truyền triệt yến. Từ hôm
Ngài tương tư Bội Ngọc, Ngọa Triều Hoàng đế coi các thứ cao lương mỹ vị bất
quá như rơm khô.
vừa lúc ấy, có biểu của Đinh Thọ dâng về, trong đó, Thái giám thú thực vẫn
chưa tìm thấy Bội Ngọc, nhưng hắn lại đỗ cho là tại sư cụ chùa Tiêu Sơn cố tình
ẩn nặc.
Bạo chúa hắt đổ chiếc kỷ bạch đàn làm vỡ tan cả bộ chén sứ, Ngài gọi tên sứ
giả vào và quát hỏi:
- Bây sao không giải tên ác tăng ấy về đây cho Trẫm.
Tên lính vội quỳ tâu:
- Tâu Thánh thượng sư cư chùa Tiêu sơn hiện đã áp giải về đợi mệnh Ở trước
Ngọ môn lâu.
- Đem nó vào?
Thị vệ tức khắc điệu nhà tu hành lên điện; một người đàn ông chừng sáu chục
tuổi nhưng khỏe mạnh, vạm vỡ, cử chỉ rất chắc chắn tuy ăn mặc lòa xòa. Khuôn
mặt nhà sư vuông chữ điền; màu da tươi thắm; hai hàm răng đều, chưa khuyết; hai
mắt thông minh; mái tóc mọc nửa vời đã trắng xoá như cước...
Thoạt trông nhà sư, Ngọa Triều Hoàng đế đã toan vung gươm lên để chém
nhưng sau lại thôi. Trong cặp mắt Ngài thoáng lóe ra một tia lửa điện; trên làn môi
Ngài thoáng nở một nụ cười... Vẫy tay ra hiệu cho lính hầu áp giải nhà sư lại gần
Ngự toạ, bạo chúa khẽ rút con dao chuôi vàng và từ từ chống lên đầu nhà sư. Rồi,
điềm nhiên. Ngài... róc mía?...
Con dao lập lòe lên xuống; vỏ mía tách rơi lả tả trên vai kẻ thụ hình... Thỉnh
thoảng, con dao trong tay nhà vua lại sướt lần vỏ mía và bập mạnh xuống cái đầu
trọc lóc Một vết thương há toác ra, một dòng máu đỏ chảy luễ loại xuống trán,
xuống gáy, xuống mặt, nhuộm đỏ tấm áo cà sa đã cũ màu...
Tã hữu nhìn vua nghịch ác, hồi hộp nín thở, cũng không biết nên khóc hay nên
cười Nhà sư vẫn cúi đầu im lặng, không một lời kêu van, không một tiếng xoa
xuýt Bạo chúa cũng nghiêm trang làm cái trò chơi tai quái như ai làm một việc
quan trọng, thiêng liêng. Dòng máu vẫn chảy luễ loại đọng thành vũng nhỏ trên
nền gạch vẽ rồng...
Róc xong tấm mía, vua Ngọa Triều vừa tiện rời từng khẩu đưa lên miệng nhai
vừa dằn từng tiếng hỏi:
- Nhà ngươi giấu co gái Phạm Cự Lượng Ở đâu?
Sư cụ nói buông xông:
- Không biết?
Vua Ngọa Triều tái mặt:
- Phạm Cự Lượng, Lý Công Uẩn và ngươi cùng nhau âm mưu làm phản tội
đáng muôn chết mà nay ngươi còn dám cứng cổ à?
- Đâu có việc ấy? Mà phỏng thử có thế nữa, chẳng qua bọn ta làm cái việc trừ
ác cứu dân, sao gọi là phản nghịch được?
Vua Ngọa Triều thét lên một tiếng. Một làn chớp nhoáng lòe ra khiến mọi
người quáng mắt. đầu sư bay vọt xuống thềm, bỏ lại trên nền điện một vệt máu
hồng...
Như điên lên vì hơi máu, bạo chúa gọi:
- VÕ sĩ đâu, giải Phạm Cự Lượng và khiêng con mãnh hổ của Trẫm lên đây?...
Thị vệ dạ ran đoạn chạy tấp xuống thềm.
Một lát sau, họ khiêng lên trước ngự toạ một cái cũi sắt nan thưa trong nhốt
một con hùm cực lớn. Cùng lúc ấy, Phạm Thái sư bước tới đan trì. Ngài không lạy
mà cũng không thay đổi thần sắc trước cái thây chết của khách tu hành tuy chính
thân thể Ngài cũng đã sứt sở, võ vàng, xanh lướt...
Con mãnh hổ, ngửi thấy mùi máu, gầm lên và nhảy lồng lộn trong cũi sắt.
Trỏ ác thú, vua Ngọa Triều bảo Thái sư họ Phạm:
- Nếu người không nói thực cho Trẫm biết chỗ ẩn mình của con gái ngươi thì
mãnh hổ đây sẽ vì Trẫm mà xé thây ngươi ra làm trăm mảnh.
- Ta chịu chết còn hơn chịu làm hại đời con gái yêu của ta.
Vua Ngọa Triều cười nhạt:
- Làm một vị Quốc trượng không muốn, nhà ngươi lại muốn làm mồi cho cọp,
thì lạ thực?
- Ta thà chết chứ không thèm cái ngôi Quốc trượng. Con ta thà chết còn hơn là
phải hiến cho hôn quân.
Bạo chúa nghiến răng:
- VÕ sĩ? Trói nghịch tặc vào cột son và lấy sắt đỏ gí vào lưng hắn, mau?
VÕ sĩ dạ vang rồi lò lửa bắt đầu cháy, rồi những thỏi sắt bắt đầu đỏ rực.
Chúng, sau khi đã lấy dây buộc chặt ngang lưng Phạm Thái sư vào cột, lần
lượt cầm sắt đỏ ấn mạnh lên lưng Ngài.
Thịt cháy xèo xèo, mùi xông khét lẹt... Đau quá, Phạm Thái sư vừa cúi mình
ra phía trước thì bị ngay mạnh hổ giương vuốt tát một cái bằng trời giáng. Quai
hàm Thái sư trẹo hẳn đi, thịt má Ngài rách, bướp, đỏ loang. Thái sư kêu rú lên và
cố lật mình lại phía sau. Bọn võ sĩ lại cầm sắt đỏ gí vào vết bỏng trên lưng Ngài...
Để tránh sự đau đớn, ông già khốn nạn vội xoay mình thì con mãnh hổ, sau một
tiếng gầm rùng rợn, lại quào vồ lấy miếng mồi ngon. Và cứ như thế mãi cho tới
khi vị công thần của Lê Đại Hành Hoàng đế, không chịu được thảm hình ấy nữa,
gục đầu xuống ngực và thở hắt hơi thở cuối cùng?...
Vua Ngọa Triều, nhoẻn một nụ cười đắc chí:
- Cho thế mới đáng đời quân phản chúa? VÕ sĩ bây, tháo xác chết của nghịch
tặc ném vào lồng sắt cho mãnh hổ.
Bọn thị vệ làm theo nhời phán. Tức khắc thi thể của Phạm Thái sư bị hùm cắn
xé và nhai nát cả thịt, xương...