Chương kết

Mợ tự trên xe tất cả chạy vào. Từ ngoài, mợ đã khóc rưng rức:
- Nào, con tôi đâu nào? Nào, con tôi đâu nào?
Đức đang chơi ở trên gác với các em, nghe tiếng mợ, đã xăm xăm chạy xuống.
Mợ ôm chầm lấy nó. Nó cũng ôm chầm lấy mợ. Mợ hôn nó, nó cũng hôn mợ. Mợ vừa hôn nó vừa khóc. Nó hôn mợ, lặng im.
Mợ hôn, mợ hít nó chán, rồi mợ rít lên:
- Thôi, cứ ở nhà với mợ, chẳng đi đâu cả. Chẳng học thì đừng. Giời ơi! Con tôi đi mấy ngày, làm cho tôi sống dở, chết dở. Phúc quá, phúc quá! Thôi, con cứ ở nhà với mợ, chẳng phải đi đâu cả, nghe không? Mợ không bắt con phải đi học nữa đâu.
Nó nhìn lên mắt mợ, thấy sưng híp, liền ghì chặt lấy:
- Thôi, con lạy mợ, mợ đừng giận con nữa. Từ rày con không đi đâu nữa, nghe không. Con không hư nữa, nghe không.
Mợ kinh ngạc vì những lời nói của nó. Mà kinh ngạc là phải, bởi từ tấm bé, chưa bao giờ nó nói những lời lễ phép như thế. Nó chỉ có vòi, quấy, quát tháo, và chửi vung tàn tán.
Chị Cả, chị Hai, lúc ấy mới xô đến:
- Mợ ơi, em con bây giờ nó ngoan lắm lắm cơ, nó khác trước nhiều cơ.
Mợ chẳng hiểu đầu cua tai ếch, cứ thấy con về mạnh khoẻ là mừng lắm rồi:
- Thế à? Thì con mợ bao giờ nó chẳng ngoan, nó hư bao giờ đâu?
Nó giơ tay bịt mồm mợ:
- Ồ, trước con có hư chứ lại!
Rồi nó rúc đầu vào nách mợ:
- Từ giờ thì con không hư nữa đâu.
Sự kinh ngạc của mợ không bút nào tả được.
Cậu và bác Giáo, lúc ấy trả tiền xe xong, mới xồng xộc chạy vào.
Cậu giơ tay đón lấy nó. Rồi cậu hôn, hôn khắp vào người nó, rồi cậu nức nở:
- Giời ơi! Con đi đâu mấy hôm để cho cậu mợ hết cả hồn cả vía! Con đi đâu thế? Con đi đâu thế? Nói cho cậu mợ biết.
Mợ gắt ngay, và nói những câu khiến cho bác Giáo xạm cả mặt:
- Hỏi dồn thế thì con nó trả lời thế nào cho kịp! Nó có mấy mồm. Thôi, chả học nữa. Học thế thì rồi tôi mất con.
Mợ bế xốc Đức nguây nguẩy vào nhà.
Bác Giáo chết cay chết điếng, đứng ngẩn ra nhìn theo, không còn biết nói thế nào.
Trong ba hôm nay, mợ đã làm cho ông đủ các thứ tình, các thứ tội rồi. Nhưng trong khi mợ Đức đau đớn, và ông xét ông cũng có lỗi vì trông nom bất cẩn. Mợ bế Đức vào nhà, đặt lên sập, rồi mợ ngắm Đức từ đầu đến chân, rồi mợ lại vồ lấy, rít lên:
- Giời ơi! Con tôi đen một tí, nhưng không sao. Tôi ăn hiền ở lành, cho nên giời không nỡ làm hành làm hại con tôi. Giời ơi, con tôi!
Mợ nói thế, rồi mợ lại khóc nấc lên. Rồi mợ quỳ ngay xuống dưới chân con.
Đức ứa nước mắt, giơ tay kéo mợ dậy. Rồi Đức ôm cổ mợ:
- Kìa, mợ, con đã bảo mợ đừng khóc nữa cơ mà! Con đã bảo mợ, con khổ lắm cơ mà. Bây giờ con ngoan rồi mà.
Đức giơ tay vuốt nước mắt cho mợ. Mợ đớp những ngón tay của Đức, tưởng chừng như mình được lên tiên.
Vừa lúc ấy thì cậu ở ngoài đi vào. Mợ gắt ngay:
- Thôi, ông đi đâu thì đi. Một suýt nữa, ông giết con tôi đấy. Học với chả hành!
Đức nhìn cậu, rồi nhìn mợ. Rồi Đức lại đưa tay bịt mồm mợ:
- Kìa, mợ, mợ đừng gắt với cậu con nữa, lỗi tại con chứ có phải tại cậu con đâu.
Mợ rúc đầu vào nách con:
- Thôi, con đừng có bênh cái con người ấy nữa. Chả được cái đỉnh đùng gì. Học! Học! Học để làm gì? Bao nhiêu người, người ta không học dễ chết cả đấy. Học để ho lao, ho cổ. Hư! Mấy thứ hư! Con tôi hư mặc kệ tôi, việc gì đến ông?
Đức lại van vỉ:
- Ô kìa, mợ! Con đã bảo thế, mợ còn cứ gắt mãi với cậu.
Rồi nó tụt xuống, chạy lại nắm tay cậu:
- Cậu đừng có giận mợ con, nghe không.
Cậu thật như người đứt dây tự trên giời rơi xuống, không hiểu tại sao con mình lại nói được những lời lễ phép và khôn ngoan như thế. Cậu trố mắt nhìn con, trố mắt nhìn mợ. Rồi thì cậu cho là phúc nhà, vì mình ăn hiền ở lành nên giời thương thánh độ. Cậu xốc nách Đức giơ thẳng lên giời. Mợ lại gắt:
- Làm mạnh thế, chết con tôi bây giờ!
Đức tụt xuống, nguây nguẩy đi vào:
- Con bảo mợ đừng có gắt với cậu, mợ cứ gắt, con giận mợ rồi đấy!
Mợ sợ quá, chạy theo, níu lấy áo Đức:
- Thôi, mợ lạy con, mợ không gắt nữa rồi.
Rồi mợ quay lại phía cậu:
- Nhưng thế thì ai mà không gắt cho được.
Đức lại nguẩy đi:
- Kìa, con đã bảo mợ mà!
Mợ lại vội vàng nói lấy nói để:
- Thôi, thôi, mợ không gắt nữa, mợ không gắt nữa mà lại.
Cậu sung sướng quá, cười khề khề:
- Đấy, nghe con nói đấy, con nó cũng biết thế nào là phải trái.
Mợ ôm Đức, nguýt cậu một cái:
- Con tôi đẻ ra đấy. Chớ dễ ông đã đẻ ra được nó đấy.
Cậu vuốt bộ râu “ghi-đông ca-rê”
- Tôi chả đẻ ra nó mà nó lại bênh tôi.
Bác Giáo nghe chị Cả, chị Hai nói cho biết sự thay đổi kỳ dị của Đức, lúc ấy mới ró
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương kết
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
    !!!8402_21.htm!!!n rén đi vào. Cậu mợ chưa kịp nói gì thì Đức đã lìa khỏi tay mợ, chạy ra nắm lấy tay bác Giáo:
    - Thôi, bác đừng giận mợ cháu nữa. Mợ cháu… gì thì mợ cháu nói thế đấy thôi.
    Bác Giáo đã được chị Hai, chị Cả nói cho biết sự thay đổi của Đức. Nhưng bác cũng không ngờ có sự thay đổi kỳ dị đến như thế. Bác tưởng chừng có thần đồng nhập khẩu vào Đức.
    Bác nhìn Đức trừng trừng, rồi bác nói:
    - Không, bác có giận mợ cháu đâu. Người ta trong lúc đau đớn, ai chả thế.
    Đức lắc đầu lia lịa:
    - Không phải, không phải lỗi ở bác. Lỗi ở cháu. Nếu cháu ngoan ngoãn học hành trên ấy, thì đâu có chuyện.
    Bác Giáo lại càng kinh ngạc. Bác lẩm bẩm:
    - Ồ, thằng bé này bây giờ khá quá!
    Rồi thì bác nói to:
    - Thôi, chú thím đừng có giận tôi nữa. Thế này là giời thương, thánh độ đây. Như thế này thì còn việc gì phải dạy nữa.
    Đức nắm tay bác Giáo, đặt lên đầu mình:
    - Ồ, phải dạy chứ. Trẻ con không dạy thì sao… gì được.
    Rồi quay lại phía mợ:
    - Con theo bác Giáo lên Phủ Lạng học, nghe không mợ?
    Mợ rụng rời:
    - Ôi! Thôi, thôi, chả học thì đừng. Ở đây cũng có trường. Một lần nữa thì tôi chết!
    Đức nép đầu vào mình bác Giáo:
    - Không, con ở trên ấy học, con không đi đâu nữa đâu, mợ ạ.
    Mợ lắc đầu lia lịa:
    - Không, không, ở đây cũng có trường. Với lại mợ cũng không cần cho con phải học. Nhà cũng đủ bát ăn rồi, chả học cũng chả sao.
    Đức ôm chặt lấy bác Giáo:
    - Không, nhất định là con lên học với bác Giáo kia. Không học, dốt, người ta cười. Nhất định là con lên học với bác Giáo, với các anh các chị ở trên ấy cơ.
    Mợ thấy con có vẻ cả quyết, liền nằn nì:
    - Thì ở đây cũng có trường, con cứ đi học.
    Đức phụng phịu:
    - Nhưng ở đây không có ai giỏi chữ, không có ai bảo con. Ở trên ấy có các anh, các chị.
    Mợ cuống quýt:
    - Không! Không!
    Đức giậm chân xuống đất, láy lại lời mợ:
    - Không! Không! Con cứ đi với bác. Con đi để con đi học, chứ con đi đâu. Con không đi đâu nữa đâu.
    Mợ oà lên khóc:
    - Nhưng mà mợ không xa con được. Mợ xa con thì mợ nhớ lắm, mợ không sống được. Con làm cho mợ thất điên bát đảo lên mấy ngày hôm nay, bây giờ con lại định làm cho mợ khổ hay sao đấy?
    Đức thấy mợ khóc thì thương. Nó chạy lại vuốt má mợ:
    - Ô kìa, thế con muốn đi học, mợ không bằng lòng à? Thế con ngoan, mợ không muốn cho con ngoan à?
    Mợ mếu máo:
    - Tại sao mợ lại không muốn.
    - Mợ muốn, thế sao mợ lại không cho con đi học? Mợ giữ con ở nhà?
    - Thì con học ở Hà Nội cũng được chứ sao.
    - Nhưng nhà này không ai giỏi cả. Cậu không biết chữ Tây nhé, mợ không biết chữ Tây nhé. Chị Cả, chị Hai thì bập bẹ, con quên thì con hỏi ai? Với lại học một mình, nó buồn lắm! Mợ nhớ con thì chủ nhật con về. Mợ phải muốn cho con học giỏi chứ. Sao trước kia, mợ bảo muốn cho con học để sau ra làm quan kia mà? Thế mợ không muốn cho con làm quan à?
    - Sao mợ lại không muốn. Nhưng xa con thì mợ chịu thôi. Mợ không cần quan, mợ chỉ cần con thôi.
    - Thì con lên trên ấy với bác, chứ con có đi đâu. Con học đỗ, rồi con về đây ở với mợ. Không! Mợ phải cho con đi mới được.

    *

    Sự quả quyết của thằng bé muốn làm người, làm rung động tấm lòng trắc ẩn của nhà giáo vốn là người chỉ muốn thành nhân chi mỹ. Bác Giáo lại thấy có can đảm để nói:
    - Thím nên bình tĩnh nghe tôi và nghe nó. Thế này là giời thương thánh độ cho thần đồng nhập nhẩu nó để nói đấy. Nếu thím mà không biết vâng theo mệnh giời, thì rồi… chả ra thế nào cả. Thím nên bình tĩnh mà xét xem. Sao một đứa bé, trước kia như thế, mà bây giờ nói những lời khôn như thế? À, hẳn là giời thương chú thím mới có sự lạ lùng thế này. Thím phải nên xét kỹ, không có rồi lại hối không kịp nữa đấy. Con trẻ chỉ có một thời để học hành mà thôi. Ta không nên làm cản trở bước đường tiến nghiệp của nó.
    Mợ vốn tin thần thánh, vả thằng Đức lại là con cầu tự, cho nên khi bác Giáo viện thánh thần và viện mệnh giời ra nói thì mợ sợ ngay. Mợ ngập ngừng một giây:
    - Vâng, thôi nếu có phải thế thì tuỳ bác đấy.
    Và nhìn con, nghẹn ngào:
    - Thôi, có phải nếu nó muốn đi để học hành thì cũng tuỳ nó. Trước kia tôi cũng chỉ muốn có thế.
    HẾT

    Xem Tiếp: ----

    Truyện Ba ngày luân lạc ---~~~cungtacgia~~~---

    9 Tác phẩm

    --!!tach_noi_dung!!--

    Đánh máy: watermelon
    Nguồn: watermelon
    Được bạn: Ct.Ly đưa lên
    vào ngày: 2 tháng 11 năm 2006

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
    --!!tach_noi_dung!!--