Người mẹ tội lỗ P IV

IV
Trong lúc lão Cận chạy đông chạy tây gõ đến các cửa để hỏi tức là hỏi những người đang sống thì Thảo lại làm một việc xem ra cực kỳ dớ dẩn là đi hỏi những người đã chết.
Thoạt tiên, Thảo đi ra Cồn Mồ, thắp hương và ngồi thụp xuống trước mộ mẹ. Cô sụt sùi khóc, kể lể với mẹ. Đằng nào thì mẹ cũng là mẹ của con, mẹ sanh ra con, con yêu mẹ nhất trên đời này. Giá mà mẹ được sống lại, dù chỉ trong giây lát để con được ngồi vào lòng mẹ, được mẹ âu yếm xoa đầu con và hôn con như thuở xa xôi nào. Thuở ấy con còn là một con bé lên mười, tóc lút cút chưa chùm hết gáy, còn thích nhảy chân sáo tới trường. Và lúc tan học về, vất cặp ra là con phải gọi mẹ trước tiên. Mười mấy năm nay rồi, con không còn được gọi mẹ nữa, con khóc mẹ, khó hoài tưởng nguồn nước mắt sẽ cạn mất. Nguồn nước mắt không cạn, mẹ ơi! Giá lúc này mẹ hiện về với con, con sẽ quỳ dưới chân mẹ lạy mẹ trăm lần để mẹ nói cho con biết con là con của người đàn ông nào? Dẫu sự thật có cay đắng bao nhiêu vẫn là sự thật con hằng mong đợi. Con chấp nhận sự thật. Và nếu mẹ cũng như bất cứ người đàn bà nào có phút lỡ lầm đáng thương thì con là con gái yêu của mẹ, sao con lại không chia sẻ nỗi buồnn với mẹ, sao con lại không thể tình cho mẹ? Xã hội bây giờ người ta cũng độ lượng lắm rồi, ai nỡ nào lên án mẹ, mẹ ơi!
Thảo cứ khóc lóc kể lể âm thầm trong mùi khói hương thơm ngát. Trời trong xanh và dâng cao. Nắng chiều nhuốm vàng cánh đồng và bãi tha ma một màu vàng quái dị. Khói hương màu xanh lơ cứ quấn quýt trên hai cây giao trước mộ chị Kiều. qua làn nước mắt lờ mờ, Thảo nhìn sang cái dấu huyệt để không, nơi những con nòng nọc đang vẽ vòng trongn vũng nước vàng bủng. Trước kia đấy là nơi đặt mộ ba. Bây giờ ba đã về nơi vinh quang của xã, để mẹ con ở lại cô đơn một mình ở đây... Và Thảo lại khóc như người trong cơn mê sảng. Thảo cũng muốn mình mê thật, nghe người ta bảo lúc nào xua hết mọi ý nghĩ trong đầu đi, con người ở vào tình trạng mê về thể xác, nhưng lại tỉnh về tâm hồn, con người có thể chu du sang thế giới bên kia. Thảo ước gì mình được chu du một chuyến, chỉ một chuyến thôi, để gặp mẹ gặp ba và gặp cả con người mà Thảo nghe xì xầm rằng có liên quan tới nỗi buồn của Thảo.
Bó hương đã tàn để lại những lõi hương cong vòng. Thảo tin như vậy là nén hương đã thấu vong linh mẹ. Thế nào mẹ cũng hiện về trong giấc mơ để chuyện trò với Thảo.
Trời đã xế chiều. Thấp thoáng đằng xa thấy có người sắp đi qua bãi tha ma. Thảo lau nước mắt đứng dậy ra về. Đến chỗ ngã ba, Thảo ngồi xuống gốc cây bàng nghỉ nắng. Thảo chờ xem có chiếc lá bàng nào dựng nghiêng lên bay sè sè không, nhưng hôm nay im gió, trời oi. Bỗng một con bướm từ đâu bay tới đậu ngay dưới đất, trước mặt Thảo. Con bướm cánh đen tuyền lốm đốm những vòng vàng vòng trắng đang dập dình khép mở. Thảo lấy làm lạ và khấn thầm "Bướm ơi bướm, bướm có phải là linh hồnn của mẹ thì hãy đậu lên vai con" nhưng con bướm vẫn dập dình khép mở đôi cánh. Thoắt cái, nó bay lên đậu vào cành bàng thấp. Ngày xưa, lúc mẹ còn sống Thảo cungnx đã cùng lũ con gái trèo lên cành bàng này. Bây giờ nom cành bàng vững chắc ra nhưng có vẻ thấp hơn. Thảo đứng dậy, nón cầm tay nhón chân với tới con bướm. Thảo muốn xua nó bay đi lần nưa xem có linh ứng vào lời khấn của Thảo không. Nhưng con bướm thấy động đã bay vút ra cánh đồng. Trước mắt Thảo cái chấm đen mỗi lúc một nho xíu và biến mất.
Đêm hôm ấy, thảo trằn trọc mãi rồi cuối cùng cũng ngủ được. Trong giấc ngủ chập chờn Thảo chỉ thấy bỗng nhiên mình biết bay. Người Thảo nhẹ tênh, đang đi bỗng cất mình lên cao lướt trên đường làng, ruộng đồng nhà cửa, sông ngòi, phố xá... Thảo không gặp mẹ trong giấc mơ.
Nếu quả thật, mẹ không linh ứng hoặc là linh hồn mẹ không muốn gặp Thảo nữa, thì Thảo tìm đến ba. Thảo đến nghĩa trang liệt sĩ, kính cẩn đọc tên ba mình khắc trên tấm bia, lòng đầy tự hào và ngưỡng mộ. Thảo lại thắp hương và khấn thầm. "Ba ơi! Ba sống khôn chết thiêng, cầu xin ba hãy báo mộng cho con. Con chỉ mong ba chứng nhận con là giọt máu của ba, ví bằng có điều gì trắc ẩn, con vẫn coi ba là niềm tự hào củ con, vinh dự của con...". Khói hương bay mờ bia mộ. Thảo đọc lại ngày mất của ba 25-6-1957. Vậy là lúc ba bị giết hại. Thảo mới sinh được chín mươi hai ngày... Ôi đứa bé mới hơn ba tháng làm sao biết được, nỗi mất mát lớn lao này. Ông bà và các cô cùng bà con trong làng đều nói rằn, lúc sinh thời ba là người sống nhân hậu tình nghĩa. Hãy vì tình yêu đối với con mà nói với con một lời trong mộng. Con chưa hề biết mặt ba. Hai mươi năm qua, con vẫn ngắm ba trên tấm ảnh lưu lại. Đêm nay, con sẽ đặt tấm ảnh ba lên đầu giường con... Ba gần gũi là thế, xin ba chớ có xa vời...
Đêm hôm thứ hai, Thảo đã thực hiện lời hứa của mình, vậy mà trong giấc mơ Thảo vẫn chỉ thấy mình bay. Thảo đi một thôi lại bay lên, rồi hạ xuống đi bộ, lại nâng người bay là đà... Thảo bay qua những miền đất xa lạ... giống như sa mạc Sahara rồi đến miền rừng cây cối chằng chịt dường như ở lưu vực sông Amazoon - Nam Mỹ mà Thảo đã học trong những tiết địa lý lớp 12... Thảo không hề gặp ba... Buồn thay, sao Thảo lại bay đi xa thế, mà chẳng tới được nơi ba. Ba Viễn ơi! Ba ở nơi đâu? Đây là lời kêu thất vọng của Thảo và Thảo có một quyết định mạnh dạn. Ngày hôm sau, Thảo tìm đường sang Dương Thủy. Nười ta đồn rằn nghĩa địa xã DươngThủyy được sắp xếp khá chu đáo chứ không như ở quê Thảo. Con người ấy - nghe nói lú chết được Diệm truy tặng "anh dũng bội tinh" và huy chương "Tiền phong diệt cộng". Ngôi mộ của người ấy được xây cất trang nghiêm, coi như một công thần thời Diệm. Hai năm nay, đất nước được giải phóng, nhưng ủy ban nhân dân xã Dương Thủy theo đúng chính sách nhân đạo đã không đụng chạm gì tới phần mộ của người từng cộng tác đắc lực cho phía bên kia. Quả thật, Thảo tìm ra ngôi mộ của người ấy không khó khăn lắm. Đấy là một cái lăng nhỏ, có tường bao quanh. Trên tấm bia đá hoa cương có mái che, vẫn còn tấm ảnh lồng kính cùng những dòng chữ khắc tên tuổi, ngày sinh và ngày bạc mệnh. Thảo ngắm kỹ tấm ảnh đã ngả sang màu vàng và tự khẳng định với mình - không, mình chẳng có nét nào giống con người này cả. Mình là con ba Viễn. Dù sao, Thảo đã mạnh dạn tới đây. Thảo cũng thắp cho người này vài nén hương. Thảo khấn: "Hỡi con người đã gây ra đau khổ cho gia đình Thảo! Khi sống, người mang đầy tội lỗi, khi chết chắc linh hồn người cũng đã hối hận ăn năn... Người hãy vì nỗi đau khổ đang dày vò ta mà báo mộng cho ta. Hãy nói với ta tất cả sự thật về mối quan hệ của người và người mẹ tội lỗi của ta. Ta sẵn sàng chấp nhận sự thật, dù sự thật đó có cay đắng gấp ngàn lần tình cảnh hiện nay. Cầu mong cho linh hồn người đã trở lại lương thiện sạch sẽ. Hãy nói với ta vài lời chân thực, đấy là lòng mong mỏi của đứa con gái tội nghiệp này!"
Duy chỉ có lần thắp hương cầu khấn ấy là đôi mắt Thảo ráo hoảnh. Thảo thương mẹ, nhưng là tình thương đối với người mẹ tội lỗi. Đêm ấy, Thảo nằm mơ thấy cảnh trâu húc nhau. Một đôi trâu bùn vấy đầu mình đang găm sừng vào cổ nhau mà vặn, mà ghì xuống đất. Người ta vây quanh đứng xem hò reo cổ vũ cho đôi trâu thêm hăng tiết. Và những đôi sừng nhọn hoắt múa lên chém vào nhau răng rắc. Cổ con nào cũng ứa máu, và mắt thì đỏ như hai miếng tiết. Rắc! Sau một cú tai dữ dội, chợt một con bị gãy sừng bên trái, chiếc sừng bị gãy tận gốc văng ra xa. Thất thế, nó bỏ hạy. Và con kia được đà thắng, đuổi riết. Dân làng chạy dạt ra hết. Thảo cũng chạy. nhưng lạ chưa, con trâu gãy sừng cứ chạy theo chân Thảo. Cuống quá, Thảo bỗng nhớ là mình bay được, cô nhún mình vọt lên bay là đà qua cánh đồng về nhà. Quái, ngoái cổ lại Thảo bỗng giật mình, cả đôi trâu cũng đều bay phía sau lưng Thảo. Trong lúc bối rối, Thảo bỗng vấp phải cành bàng và cô hốt hoảng la lên: "Mẹ ơi! Cứu con với!".
Thảo choàng dậy, mồ hôi vã ra trên trán. Vợ chồng lão Cận đều tỉnh giấ, châm đèn vào buồng cháu, tưởng có chuyện gì xảy ra. Bà lão chạy đi lấy khăn mặt dúng nước lã bảo háu lau mặt cho tỉnh. Còn ông lão thì dặn cháu phải nằm nghiêng, chớ có nằm ngửa mà bị "mộc đè". Từ đấy đến sáng, Thảo không ngủ được nữa, nằm nghĩ ngợi miên man.
Từ hôm Thảo ở Huế trở về đến nay, không khí trong gia đình lão Cận chùng xuống, buồn tẻ và tấm tức. Lão Cận hùng hổ ra đi, để khi trở về lão lại nằm vật xuống giường thở dài.Rồi lão uống rượu, lão uông hơi nhiều so với ngày xưa... Lão giải khuây trong cơn say. Bà lão thì hay cáu bẳn, thỉnh thoảng lại lúng búng chửi một thằng, một con vô hình nào đó. Bà lão ngồi một mình, chân co chân duỗi trên chõng, bỏm bẻm nhai trầu, ít đi chơi nhà hàng xóm. Có cái khuôn nón lợp dở mấy hôm nay, bà vẫn để thế, chả buồn ngó ngàng... Dào, nón với khăn! Kệ cha nó đấy đã!
Thảo thì khóc cho đỏ hoe con mắt! Khóc chán rồi ngồi bần thần như người bị ma lấy hồn. Chửng làm được việc gì, thổi cơm cũng bà, giặt giũ cũng bà, vườn tược cũng bà... Mọi ngày, Thỏ vẫn được tiếng là con gái học đến tú tài mà luôn tay luôn chân, chịu thương chịu khó làm lụng đỡ đần ông bà. Nỗi buồn làm cho người Thảo gầy rạc đi nhanh chóng, mắt trũng sâu thâm quầng, tóc tai bơ phờ, tính nết lẩn thẩn, bỏ đâu quên đấy. Điều đau khổ của Thảo không được giải đáp, Thảo hy vọng sẽ được những linh hồn chết báo mộng, nhưng cuối cùng chỉ thấy mình biết bay. Dường như có một kết luận vô thanh nào đó bắt Thảo phải cam chịu làm thân phận con gái một tên ác ôn bị nhân dân căm ghét. Lẽ nào số phận Thảo lại khốn khổ đến như thế? Lẽ nào Thảo không còn được là cháu của ông bà, những người nuôi Thảo từ bé đến giờ? Lẽ nào Thảo không còn là cháu của các cô, của các chú các bác trong dòng họ Bùi mà đời Thảo đã gắn bó? Ôi, sao đời Thảo lại không được êm chèo mát mái như bọn con Lăng, con Thái - bạn của Thảo! Chúng nó cũng on cái gia đình liệt sĩ đấy, nhưng chúng nó thanh thản tam tư, chứ đâu như Thảo. Ôi, Thảo muốn chết quách đi cho rảnh nợ. Chỉ còn một người bạn trai thân thiết nhất mà Thảo trông tìm sự đồng cảm, sự vỗ về an ủi là Thắng thì bỗng biệt vô âm tín. Lão Cận đã nói chuyện với Thắng, nhắn Thắng về, vậy mà vài ba hôm rồi vẫn chẳng thấy bóng dáng anh chàng.
Thế là Thảo đổ ốm. Thảo lên cơn sốt mê man. Vợ chồng lão Cận lo thuốc thang chạy sốt vó lên. Hai người cô ruột của Thảo thay nhau chăm nom cháu. Hai đứa bạn thân là Lăng và Thái đêm nào cũng đến ngủ ở đấy để an ủi săn sóc Thảo, bởi vì hai cô Thảo đều có con mọn không ở đêm được. Vào một buổi tối, sau khi Thảo ốm được vài hôm, Thắng đạp xe đến. Vợ chồng lão Cận và hai đứa bạn đều giữ ý tứ, ra nhà ngoài để dành cho đôi lứa tâm msự. Chẳng biết họ rì ầm với nhau những gì, mà chỉ mươi lăm phút sau, Thắng đã xin phép ra về, nói là bận công tác. Khi Lăng và Thái vào, thấy Thảo úp mặt xuống gối, đôi vai run lên. Thảo cắn răng vào gối nén tiếng khóc lại, trong lú các bạn gái ngồi bên cạnh tay vuốt ve lên đôi vai Thảo. Một lúc sau, Thảo nói với các bạn rằng, chính Thảo đuổi anh ta về. Chỉ có lão Cận là đoán biết sự tình. Sự linh cảm của lão từ hôm nọ đã giúp lão nhận biết bản lĩnh của trung úy Thắng. Lão nhấp một ngụm rượu rồi nói với Lăng và Thái:
- Các cháu ạ! Có đứng giữa bão tố mới biết cây cứng mềm! Âu cũng là hiểu thêm lòng dạ một con người! Cha nội đó sợ làm con rể một tên ác ôn!
Và lão cất tiếng cười vang. Tiếng cười vừa mỉa mai vừa đau xót.
Không hiểu vì mấy chén thuốc bắc đã có tác dụng hay vì Thảo vừa dứt khoát một bề được mối tình với Thắng, mà Thảo đỡ dần. Cơn sốt đã tạnh Thảo bắt đầu ăn cơm thấy ngon miệng. Vợ chồng lão Cận chăm chút cái ăn cái uống cho cháu và khuyên cháu lui tới nhà bạn bè chơi bời cho khuây khỏa. Lão Cận đã nói với bà vợ rằng, thôi bỏ ngoài tai tất cả mọi chuyện phiền nhiễu. Lão cũng chẳng hơi sức đâu mà chạy hết cửa này sang cửa kia để minh oan cho cháu lão, cho vong linh con dâu lão. Chỉ cầnn vợ chồng lão, họ hàng làng xóm đều yêu quý cái Thảo là đủ rồi. Nó không đi làm nhà nước thì ở nhà chằm nón, làm ruộng cũng đã chết ai? Nó không lấy thằng Thắng thì còn bao nhiêu nơi ngấp nghé mối lái, cháu lão đâu đến nỗi ế chồng? Vợ chồng lão tìm cách cho Thảo khỏi buồn. Cháu cứ đi chơi với bạn bè cho thỏa thích khi nào thiệt khỏe hãy làm lụng giúp ông bà - lão Cận vỗ về Thảo và Thảo vâng lời. Sức khỏe Thảo có hồi phục, nhưng nét mặt Thảo vẫn rầu rĩ, đôi mắt thườn nhìn xuống như tìm kiếm cái gì dưới đất. Thỉnh thoảng Thảo vãn khóc thầm. Thảo đâm oán giận mẹ, buộc tội mẹ đã gây ra nỗi đau buồn này! Ôi, giá thằng Mỹ không tàn nhẫn giết chết mẹ! Mẹ chết lúc Thảo còn thơ dại quá, chưa đủ trí khôn để mẹ có thể chuyện trò những điều sâu kín của cuộc đời. Chỉ còn một cách là chờ đến lúc nào Thảo sang thế giới bên kia. Thảo sẽ gặp mẹ, gặp ba và gặp cả con người ấy. Thế giới bên kia tưởng là xa mà cũng nhẹ như bông. Chỉ là cảm giác đến một chốn sương mù trắng xóa trời đất. Hoặc là cảm giác của một sự im lặng giữa cánh đồng đêm không một chút gió...
Một buổi chiều, Thảo xin phép ông bà đến chơi nhà bạn, nhưng cô lại đến nhà truyền thống của xã. Cô ở đấy khá lâu... Chập tối không thấy Thảo về, vợ chồng lão Cận nhao nhác đi tìm. Dạo ấy, lúa bắt đầu chín. Mùi thơm của lúa chín theo gió bay vào làng làm dậy lên cảnh náo nức chuẩn bị ngày mùa. Một tốp du kích xã được phái đi tuần tra ngoài đồng về ban đêm. Bấy giờ vào quãng tám giờ tối, trăng mươi chín dường như đã lấp ló phía chân trời mưng sáng. Đi ngang qua cây bàng ở ngã ba đường đi ra Cồn Mồ, tốp du kích chợt kêu rú lên. Một người con gái nằm sóng soài dưới đất. Họ soi đèn pin lên nhận ra Thảo. Cô gái hãy còn thở nhưng mê man bất tỉnh. Một sợi dây điện vấn quanh cổ cô. Và trên cành bàng, lủng lẳng một đoạn dây điện khác. Cô gái đã treo cổ tự tử, nhưng sợi dây mủn quá, đứt đôi. Đám du kích hô hoán lên. người thì làm hô hấp nhân tạo, người chạy về làng báo cho người nhà. Cần phải cấp cứu ngay cho nạn nhân! Đám du kích chợt nhớ, có một chiếc "com măng ca" của tỉnh đang đậu trong sân nhà bí thư đảng ủy. Một anh du kích chạy như bay đi gọi xe. Chỉ một lát sau bà con trong làng đổ ra, ai cũng tay đèn, tay đuốc. Vợ chồng lão Cận, hai người cô ruột, con Thái con Lăng bạn của Thảo đều hớt hơ hớt hải chạy bổ đến. Tiếng khóc lóc hờ trời hờ đất, tiếng thăm hỏi bàn tán cứ rùm beng, ồn ồn. Rồi tiếng quát mọi người lui ra cho y tá tiêm long não, tiếng gọi mang nước lã tới vã vào mựt. Bà lão vừa khóc mếu vừa chửi toáng lên. Chỉ lão Cận là bình tĩnh nhất. Lão im lặng gỡ sợi dây điện ra, vấn lại bỏ vào túi. Lão biết sợi dây điện màu anh này là ở đâu ra rồi. Một nỗi đau làm lão đứng sững sờ giữa đường quên cả ánh đèn pha tô tô chiếu lóa mắt. Chiếc com măng ca đỗ xịch. Bước xuống đầu tiên là đồng chí ủy viên thường vụ tỉnh ủy trạc ngoài bốn mươi, tóc cắt cao, da ngăm đen, bận áo sơ mi cộc tay. Ông tên là Liêm. Sau ông là bí thư đảng ủy xã, tóc hoa râm, lưng đã khòm khòm.
- Đưa cô ấy lên xe ngay đi! Lên thẳng bệnh viện tỉnh!
Ông Liêm ra lệnh.
Khi chiếc "com măng ca" chở Thảo và những người hộ tống đi rồi, ông Liêm và bí thư đảng ủy xã Mai Thủy bỗng nhiên lọt vào giữa một vòng người và đèn đuốc. Người ta nói nhộn nhạo. Người ta thương Thảo, người ta trách Thảo liều lĩnh dại dột, người ta bào chữa cho Thảo, dào! Nó còn trẻ người non dạ mà! Trách là ttrách những anh to đầu làm việc Đảng và Nhà nước mà nhẫn tâm đẩy nó vào bước đường cùng! Chà, Đảng là công minh thì phải trị tội thẳng thừng những thằng làm bậy. Chúng nó là những con quỷ dữ nhân danh các đấng thánh thiện! Trách làm gì xa xôi, cứ nhè mấy ông làm việc ở xã ra mà khảo, xem thử có anh nào tư thù tư oán gì với nhà lão Cận... Người ta nói với nhau nhưng cốt lọt tai đồng chí ủy viên thường vụ tỉnh, lọt tai đồng chí bí thư đảng ủy xã.
Chẳng những lọt tai mà còn tràn tai, ông Liêm đã biết chuyện từ lúc anh du kích chạy đến xin xe cấp cứu. Ông lấy làm phiền lòng về chuyện này. Ông cùng với bí thư đảng ủy vào thẳng nhà lão Cận. Mấy người họ hàng và bà con quanh xóm cũng vào theo. Ông với tư cách là một thành viên chủ chốt của cơ quan lãnh đạo Đảng bộ cấp tỉnh, ông có trách nhiệm phải hiểu kỹ nguồn cơn chuyện này. Đây không phải là chuyện vặt, mà là chuyện có liên quan tới niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
Lão Cận lại móc túi lấy những tờ giấy hôm nọ ra đưa cho ông Liêm, và lại kể lể sự tình đầu đuôi câu chuyện cho ông nghe. ông Liêm nghe chăm chú, thỉnh thoảng hỏi thêm lão vài chi tiết. Cuối cùng ông nói:
- Thế là cháu nghe thủng chuyện rồi. Gia đình bác không có lỗi, cháu Thảo cũng không có tội tình gì. Cái sai này thuộc về tổ chức của Đảng và Nhà nước trong tỉnh. Dù sai ở xã, ở huyện hay ở tỉnh cũng đều trong phạm vi lãnh đạo của tỉnh ủy. Cháu là ủy viên thường vụ, cháu xin thay mặt tỉnh ủy có lời xin lỗi bác và gia đình, cháu xin hứa sẽ làm sáng tỏ điều ám muội này ra. Chả khó đâu bác, chỉ là ngày một ngày hai thôi. Đã nhận sai, chúng cháu sẽ sửa sai. Vấn đề này không chỉ là quyền lợi chính trị của cháu Thảo mà là sự công minh của Đảng, uy tín của Đảng. Đây còn là một bài học về cách nhìn người một cách nhân hậu.
Những người họ hàng, kẻ thì ngồi ở chõng, kẻ đứng tựa cửa hoặc ngồi xổm dưới đất đều tỏ vẻ hài lòng sau lời nói của ông tỉnh ủy. Họ thở phào khoan khoái, nhưng mỗi người góp một ý, nhất thiết yêu cầu cấp trên phải nghiêm trị anh nào làm bậy. Ông Liêm vui vẻ nói:
- Thì còn gì nữa! Năm ngón tay có ngón dài ngón ngắn, chú bác ạ! Cán bộ Đảng có nhiều người tốt, nhưng cũng còn lắm kẻ xấu... Đảng không nghiêm minh thì người tốt không muốn tốt nữa phải không chú bác? Vậy là hại cho Đảng biết chừng nào.
Ông Liêm lấy bút máy ra ghi địa chỉ mình vào sau tờ giấy trường thương nghiệp trả Thảo về xã và dặn lão Cận:
- Địa chỉ của cháu đây! Việc này mà chưa xong, bác cần gì cứ đến gặp cháu, ở cơ quan tỉnh ủy cũng được, mà ở nhà riêng cũng được.
Chợt ông quay sang hỏi bí thư đảng ủy xã:
- Từ hôm bác Cận lên trình bày sự việc với anh đến nay, các anh trong thường vụ có trao đổi gì với nhau không?
Bí thư gãi đầu:
- Báo cáo anh, cũng búi việc quá! Mà chuyện này e mắc míu trên tỉnh.
- Vậy là trật rồi anh ạ! - Ông Liêm có ý nói cho cả gia đình lão Cận và họ hàng nghe - Cứ cho là mắc míu trên tỉnh, nhưng các anh có chính kiến của mình chứ. Các anh thấy việc làm sai rành rành ra đấy mà cứ lờ đi! Mắc míu trên tỉnh thì có trách nhiệm gỡ mắc míu giúp dân chứ! Cứ để dân chạy ngược chạy xuôi gỡ không được thì đành chịu ấm ức sao? Chà, xung quanh vấn đề Đảng lãnh đạo một thể chế vô sản chuyên chính còn nhiều vấn đề cần phải làm sáng tỏ.
Ông Liêm đón chén nước trên tay lão Cận đưa, hớp một ngụm rồi chỉ thị tiếp cho bí thư đảng ủy:
- Đêm nay, tôi phải trở về tỉnh. Trước mắt, các anh cần phải quan tâm theo dõi sức khỏe của cháu Thảo. Sau nữ, phải lo cho cháu Thảo tiếp tục học hành. Thôi, trường thương nghiệp thì dẹp, sắp tới nếu có chiêu sinh lớp học nào ở tỉnh hoặc ở Trung ương và cả đi nước ngoài nữa, các anh phải ưu tiên xếp cháu Thảo đi. Nếu việc này các anh không làm được thì tỉnh sẽ làm. Tối mai, tôi sẽ xuống nhân thể xem lại cái đề án tổng kết của Đảng bộ xã. Cứ qua một việc này, tôi cũng hiểu thêm thực chất sự lãnh đạo của đảng ủy.
Có tiếng ô tô và ánh đèn pha quét sáng rự. Chiếc "com măng ca" về, đỗ xịch ở cổng nhà lão Cận. Có tin mừng. Thảo đã tỉnh, tim mạch đã trở lại bình thường. Thảo chỉ kêu đau ở lưng. Phải chờ ngày mai chụp điện mới kết luận xem có ảnh hưởng cột sống không. Thôi thế là yên tâm rồi. Ngồi trên xe, ông Liêm đưa tay ra nắm tay lão Cận:
- Bác cứ yên trí! Cháu đã hứa với bác là cháu làm.
Bí thư đảng ủy xã không lên xe với ông Liêm, ông nán lại chuyện trò với gia đình lão Cận rồi thủng thẳng đi bộ về nhà.
Chuyện của Thảo lan nhanh khắp xã, lan truyền đến nhiều vùng đất hác. Mỗi lú chuyện lại ly kỳ thêm. Anh cán bộ phụ trách nhà truyền thống cua xã lú ấy mới giật mình, sợi dây điện màu xanh bỗng nhiên không cánh mà bay chắc là có lý do. Anh chạy đến nhà lão Cận, nì nài với lão xin lại cái hiện vật quý giá ấy.
Lão Cận nói:
- Thôi, sợi dây điện kia bây giờ nói thêm những điều khác rồi. anh đừng lấy nữa mà khó thuyết minh với người đến tham quan.
- Cháu lạy bác - Anh phụ trách nhà truyền thống van vỉ với giọng thiểu não - Cháu xin bác giữ kín cho những gì xảy ra không hay gần đây liên quan tới hiện vật. Cháu sẽ thuyết minh đúng như trước đây cháu vẫn làm.
- Vậy là anh sẽ nói dối với người đến tham quan?
- Không, cháu không nói dối. Có những sự thật đau lòng thì nói ra phỏng có ích gì phải không thưa bác?
Lão Cận bằng lòng trả lại, với điều kiện lúc nào câu chuyện mờ ám kia được sáng tỏ.
Câu chuyênj chưa sáng tỏ hoàn toàn nhưng hé mở nhanh chóng ngay ngày hôm sau. Về tỉnh ủy, ông Liêm phái một cán bộ kiểm tra sang trường thương nghiệp trực tiếp làm việc với Sơn, phó phòng tổ chức. Được biết, Sơn quê Dương Thủy, trước kia có biết Lê Phán, biết Bùi Duy Viễn và chị Kiều. Sơn đã từng công tác ở xã Mai Thủy một thời gian trong kháng chiến chống Mỹ. Tóm lại, Sơn rất hiểu những lời đồn đại dị nghị về quan hệ bộ ba ấy. Sau khi Thảo rời khỏi trường, người thay thế vào chỗ trống ấy là cô cháu họ xa của một cán bộ có chức quyền ở Ty thương nghiệp. Cô này không phải con em liệt sĩ, nhưng khoác danh con em trong ngành nghề. Chỉ với hai cứ liệu đó, ông Liêm có thể xét đoán được điều gì đã xảy ra, và ai là đạo diễn chính trong màn kịch bất minh này.