Chương 6

Ông Triệu rít một hơi thuốc thật dài rồi từ tốn nhả khói. Biển ở đây vẫn còn quá đẹp, quá hoang sơ. Công ty của ông đang thăm dò đề đầu tư phát triển du lịch, và bãi biển này có tiềm năng rất lớn. Ông hy vọng mình sẽ tham mưu tốt với chính quyền các cấp đề sớm được phê duyệt dự án phát triển cúa mình.
Quay sang anh chàng kiến trúc sư đang nằm lăn trên đá, ông hỏi:
– Cậu thế nào? Không được khỏe sao San?
San ngúc đầu lên, giọng châm biếm:
– Em khỏe, nhưng chưa được... lành mạnh dưới mắt của nhiều người.
Ông Triệu lừ mắt:
– Nhiều người nào khi ở đây chỉ mỗi tôi và cậu?
San chua chát:
– Em không nói ở đây mà nói... ở nơi kia xa lắm kìa. Những người thân thương ruột thịt nhất của em tống cổ em ra đây vì họ sợ mất thể diện.
Ông Triệu nghiêm nghị:
– Ba mẹ em làm đúng, nhưng em lại nghĩ sai về cái họ sợ. Họ sợ em tự giết mình bằng cái chết trắng, chớ thể diện thì còn gì nữa mà nói.
San ấm ức:
– Nhưng em đã bỏ được rồi.
Ông Triệu ôn tồn:
– Hậu cai nghiện mới quan trọng.
San im lặng vì câu sau cùng cua ông sếp Triệu. Ông ta đã gõ đúng vào điểm yếu của anh. San đã bỏ rồi lại lao vào ma túy mấy lần mà cứ hễ quay lại với nó thì độ nghiện của anh càng nặng hơn. Anh đã tự đánh mất mình và tự hủy diệt mình không thương tiếc.
Giờ đây San đã cương quyết đoạn tuyệt với quá khứ. Anh cương quyết làm lại từ đầu. Thế thì tại sao vừa rồi anh đi trách những người thân của mình?
Giọng ông Triệu nưa đùa nửa thật:
– Ráng làm Rô-bin-sơn trên hoang đào một thời gian đi. Tôi tin cậu sẽ trở lại với chính mình. Một Đỗ Hữu Thái San tài năng, bản lãnh.
Búng điếu thuốc hút dở ra bờ cát, ông Triệu đứng dậy:
– Nào! Vận động đi chớ cậu em. Đi dọc biển là một hình thức tập thể dục tuyệt nhất đó.
Dù rất lười, San cũng uể oải bước theo sếp Triệu. Anh biết chắng phải tự nhiên ông Triệu ra đây thăm anh khi công việc cua ông lúc nào cúng bộn bề, đầy ắp. Thế nhưng mục đích cửa ông là gì? San vẫn chưa biết.
Giọng ông Triệu lại vang lên:
– Cậu thấy nơi đây thế nào?
San ậm ừ:
– Một hòn đảo lý tưởng cho những Rô-bin-sơn như em.
– Đã nhận mình là Rô-bin-sơn, nhắm cậu sẽ xây cho mình một ngôi nhà ra sao?
San nhún vai:
– Ở hang đá, sống như người tiền sử cho xong, đời nguời được mấy tăm hơi mà xây dựng cho mệt.
Ông Triệu tỏ vẻ phật ý:
– Trời đất! Phải cậu vừa nói không vậy? Kiến trúc sư, tốt nghiệp hạng thủ khoa mà thích sống trong hang như người thượng cổ. Cậu làm tôi xấu hổ quá.
San phết tay:
– Anh muốn gì? Nói phứt cho xong, lôi nghề nghiệp, thứ hạng em làm chi rồi xấu hả.
– Thế cậu nghĩ tôi muốn gì?
San nhún vai:
– Nói anh đừng buồn. Là nhà doanh nghiệp, anh đương nhiên muốn có nhiều tiền. Nhưng có nhiều tiền chưa chắc là có tất cả đâu anh ơi.
– Đương nhiên. Song chả lẽ vì như vậy mà người ta không làm việc để kiếm ra tiền? Này, thói quen nhìn vấn đề ở mặt tích cực cúa cậu đâu rồi?
San cúi xuống nhặt một cái vỏ ốc lên ngắm nghía rồi nói:
– Ốc ở đây rất đa dạng phong phú, nếu biết khai thác, cũng hái được nhiều tiền từ thứ vỏ ăn xong phải đổ đi đấy.
Ông Triệu trịnh trọng:
– Cám ơn cậu chỉ tôi cách lượm bạc cắc, tôi sẽ chú ý tới cái vỏ ốc của cậu.
– Vỏ ốc của biển chứ không phải của em.
Ông Triệu chắc lưỡi:
– Lại bắt bẻ. Cậu sắp thành đàn bà mất.
San hơi đỏ mặt vì nhận xét có phần độc địa của ông Triệu. Anh làm thinh đi dọc bờ cát, mắt dõi ra xa, nguói nơi những con sóng đang gầm gừ, đuổi nhau xô vào ghềnh đá.
Quang cảnh ở đây rất đẹp. Nhờ vậy San mới không đòi về Sài Gòn, nơi anh đã sống trong sự xa lánh của gia đình và người yêu. Anh đã cố tìm quên trong sự vật vã, đau đớn vì đói thuốc. Anh đã cố vượt qua bản thân mình trong nỗi nhớ khôn nguôi đến Mỹ Anh.
Giờ này Anh đang làm gì, lâu lắm rồi San không có được tin tức của cô, chưa bao giờ anh đơn độc như vầy.
Hôm trước, anh điện thoại về gặp Trí, thằng em họ San cho hay Mỹ Anh đã đi du học ở Singapore và nó chẳng có số điện thoại hay địa chi Email của cô.
Trí hứa sẽ hỏi bà Khanh hộ San nhưng tới hôm nay nó vẫn chưa thực hiện được lời mình hứa. Dường như Trí củng đang gặp sự cố về tình cảm. Chú Lễ và thím Trinh đang sắp xếp cho Trí đi du học để xa, để quên cô gái nào đó mà chú thím cho rằng không môn đăng hộ đối.
Bất giác, San ngập ngừng:
– Anh có tin tức gì cúa Mỹ Anh không?
Ông Triệu ngắn gọn:
– Nó đang ở Mỹ.
San ngạc nhiên:
– Sao lại ở Mỹ? Em nghe Trí nói là Anh du học ở Singapore mà?
Ông Triệu chậm rãi:
– Nó lừa cậu đó. Thật ra bà Khanh đã gả Mỹ Anh cho Việt kiều, hai vợ chồng vừa sang My tháng rồi.
San bật cười mà chẳng hiểu vì sao mình lại cười Anh không trách bà Khanh, cũng không trách Mỹ Anh. Tất cả tại anh. Ai dám cho con gái yêu một tên nghiện xì ke cơ chớ.
Ông Triệu nói tiếp:
– Mọi người giấu vì sợ cậu bị sốc rồi lại quay về con đường cũ. Tôi thì không sợ như họ, tôi tin cậu.
San nhếch môi chua chát:
– Cám ơn anh.
Hai người im lặng đi dọc biển. Ông Triệu chợt nổi hứng huýt gió bài Biển nhớ, khiến San bâng khuâng.
Anh nói:
– Không ngờ anh cũng lãng mạn gớm!
Ông Triệu cười:
– Thì ai lại không có một thời trẻ trại mơ mộng. Tôi cũng từng thất tình như thiên hạ chớ bộ. Lúc thất tình tôi có cảm giác mình sẽ chết vì đau khổ, tôi không ăn uống nổi, nằm bẹp dí trong xó phòng và tưởng tượng ra cảnh mình chết, nàng sẽ ân hận đến mức tự tử chết theo mình. Đúng là trẻ con.
Mắt xa xôi dõi về phía chân trời, ông Triệu trầm giọng:
Có mấy câu thơ hay hay để tôi đọc cho cậu nghe.
Đau khổ, buồn nhưng éo le. thay Không phải thời Roméo và Juliette Nên chẳng có đứa nào đám chết Đành lòng thôi mỗi đứa một phương.
Ông Triệu bồi hồi:
– Cách đây không lâu tôi tình cờ gặp lại nàng sau đúng hai mươi năm. Buồn một điều nàng không nhận ra tôi:
Thế mới biết thời gian có sức hủy diệt ghê gớm, nó có thể xóa nhòa tất cả.
San lắc đầu:
Đâu có tất cả, bằng chứng là anh vẫn nhớ và vẫn nhận ra nàng.
– Thật ra ngày xưa chỉ có tôi yêu, yêu đến điên cuồng, còn nàng thì chỉ xem tôi như một nhịp cầu để nàng đến trái tim người khác.
Nãy giờ chi nghe ông Triệu nói một cách hờ hững, San bỗng thấy tò mò vì câu chuyện thất tình thời trai trẻ của ông hơi éo le.
– Như vậy là anh yêu đơn phương à?
– Yêu thì là yêu chớ đơn phương, song phương gì.
San gật gù:
– Cô ấy không nhận ra anh cũng phải. Nhưng người cô nàng yêu có điểm nào hơn anh?
Ông Triệu bình thản:
– Hắn ta hơn tôi mọi thứ. Thứ nhất hắn hơn tôi về tuổi tác, địa vị xã hội ngay thời đó. Thứ hai, rất quan trọng hắn là anh trai lớn của tôi.
San buột miệng:
– Ông Hưng?
– Đúng vậy. Là anh Hưng. Lúc đó anh trạc tuổi cậu bây giờ. Ảnh tài năng, bay bướm và dĩ nhiên rất mực đa tình, các cô gái đến với ảnh không chỉ mỗi mình nàng.
– Nhưng ông Hưng lại chọn nàng của anh?
Ông Triệu lắc đầu:
– Cũng chưa hẳn là như vậy. Anh Hưng lúc đó chỉ nghĩ tới công danh sự nghiệp, phụ nữ với anh ấy chỉ để giải khuây, tiếc là nàng không biết điều đó nên cứ tưởng anh ấy yêu mình. Sau đó anh Hưng được đi tu nghiệp ở Pháp, nên hai người chia tay mà không hẹn ngày trùng lai hạnh ngộ.
San hóm hỉnh:
– Đó là cơ hội, sao anh không nắm lấy?
Ông Triệu thản nhiên:
– Tôi cũng muốn lắm chớ. Nhưng sau khi chia tay với anh Hưng, nàng đã biền biệt mất như chưa bao giờ tồn tại. Sau đó một thời gian, tôi cũng đi học ở Úc, nên cũng không có cơ hội tìm để gặp lại.
San cắc cớ:
– Lần gặp lại vừa rồi, anh có nắm cơ hội lỡ vuột mất khi xưa không?
Ông Triệu bật cười:
Tôi chỉ muốn nắm giữ tuổi thanh xuân của mình, nhưng đâu có được. Bởi vậy thật thấm thía khi ngâm nga:
''Em thấy không, tất cả đã xa rồi Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ''.
Vỗ nhẹ vai San, ông Triệu tiếp:
– Cái gì qua rồi thì hãy cho nó qua luôn, đừng cố níu kéo làm gì. Hãy quên Mỹ Anh đi cậu nhóc.
San kêu lên:
Thì ra nãy giờ anh kể chuyện vòng vo để đi đến lời khuyên vừa rồi. Em không thuộc tuýp lụy tình, anh khỏi lo. Mà anh vẫn chưa đi vào vấn đề chính đó nghen.
Ông Triệu ỡm ờ:
– Tôi vẫn còn owr đây, cậu vội gì cơ chớ.
– Em không vội, nhưng ghét chờ đợi dù cái em thừa thãi, dư giả lúc này là thời gian.
– Thế cậu có muốn giết thời gian không, tôi sẽ chỉ cách?
San chậm rãi:
– Anh định giao việc gì cho em đây?
Ông Triệu ngạo nghễ:
– Một khu giải trí vui chơi tầm cỡ khu vực sẽ được xây dựng ở đầu này. Cậu thấy sao?
San thoắt rùng mình, người bức bối khó chịu. Cảm giác vật vã sắp đến rồi đây. Anh không thề trả lời ông Triệu mà vội vàng đi như chạy trên cát ầm. Thái độ của San khiến ông Triệu nhiu mày.
Ông ái ngại:
– Cậu sao vậy?
San hít vào một hơi thật sâu:
– Lâu lâu vẫn bị vật. Những lúc thế này nếu đang ở Sài Gòn, em đã chạy đi kiếm thuốc rồi.
Ông Triệu đưa San gói thuốc lá:
– Dùng tạm thứ này vậy.
San lắc đầu. Anh đã qua những lần cắt cơn tưởng chết đi sống lại. Vật vã một chút như vầy thì ăn thua gì. Quan trọng là lý do ý chí kìa. Sự đời ''Nhất quá tam''. San đã hai lần cai nghiện bất thành, anh ngại cái sự nhất quá tam ba bận ấy lắm.
San nhìn ông Triệu:
– Anh muốn em làm gì cho khu vui chơi giải trí của anh?
– Cậu là kiến trúc sư, mà là kiến trúc sư giỏi, cậu biết mình phải làm gì?
– Anh vẫn tin em sao?
– Tôi đã nói rồi. Tôi tin con người và tài năng của cậu. Hãy thể hiện bản lĩnh của mình đi.
San xúc động:
– Em không phụ lòng anh đâu.
Ông Triệu cười toe:
– Vậy thì OK.
Dứt lời ông cởi cái áo thun cá sấu, cởi quần jean ra và chạy ào về phía biển.
San chỉ đứng trên bờ nhìn chớ không xuống biển theo ông Triệu. Anh ngồi trên cát mắt vô hồn nhìn ra khơi. Anh đang cố không nhớ tới Mỹ Anh, nhưng gương mặt nhỏ nhắn, trắng như men sứ của cô vẫn hiện ra trong tâm trí San.
San chưa bao giờ yêu Anh nhiều bằng Anh yêu anh, anh vẫn bỏ cô một mình mổi khi gặp những cuộc vui ưng ý. Dần dà, San dính vào ma túy và quên hẳn Mỹ Anh, nhưng bữa nay biết cô đã có chồng, anh vẫn buồn và chua chát khi nghĩ về cuộc đời.
Tất cà cũng tại anh. Tại anh. Sự tự tin, cao ngạo cua bản thân đã khiến anh nhìn một lời thách thức cúa bạn bè. Anh đã bỏ qua lời khuyên:
''Đừng thử ma túy dù chi một lần''. Anh là người mạnh mẽ, thử một lần nhằm nhò gì.
Ai ngờ giá phải trả cho một phút bốc đóng cao ngạo của San quá đắt. Anh đã mất tất cã, mất tất cả.
San chợt nhếch mép. Nếu nói như mẹ anh thì... ''Nhờ trời phật còn thương nên dòng họ Đỗ Hữu vẫn còn cháu đích tôn''. Với bà, anh vướng vào ma túy nhưng không bị la là may mắn lắm rồi.
Giờ nhớ lại những tháng năm đã qua, Sao không khỏi kinh sợ. Anh đã phí phạm cuộc đời mình không thương tiếc, muốn bắt đầu làm lại không phải dễ, cho dù vừa rồi ông Triệu đã trao cho anh cơ hội này.
Anh đã đánh mất cảm hứng sáng tạo, đi tìm lại lòng đam mê thuở trước khác nào đào cát tìm vàng. Cát thì cả bờ bãi mênh mông tít tắp thế kia, biết làm sao đãi cho xuể để tìm được hạt vàng đã đánh rơi.
San nhìn dấu chân mình trên cát và thấm thía với hai từ cô đơn:
Vâng. Anh đang quá cô đơn, nhưng anh vẫn chưa dám quay về Sài Gòn. Anh vẫn còn sợ và cái anh sợ nhất chính là bản thân mình.
Hồng Miên cột lại chiếc khăn che đầu, cô nhìn mình trong gương bằng đôi mắt ngơ ngác, thất thần.
Cho tới hôm nay, Miên vẫn còn là một bệnh nhân mặc dù cô đã xuất viện lâu rồi. Cô gần như suy nhược toàn diện sau đợt phẫu thuật vì tai nạn. Cuối cùng mẹ đã đưa cô và má Hai đi an đưỡng với hy vọng Miên sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe cũng như tinh thần.
Hồng Miên mỉm cười với mình trong gương và cô nhận ra nụ cười mình gượng gạo làm sao, xanh xao làm sao!
Bờ môi hồng hay phụng phịu, nũng nịu khiến Trí và bao gã con trai mê mệt giờ đây phai nhạt cả rồi. Miên còn thấy chán mình nữa là ai khác.
Miên còn nhớ sau khi mổ xong, cô soi gương và òa khóc vì cái đầu cạo trọc trắng hếu. Mái tóc ngang vai vốn là niềm tự hào của cô không còn nữa, cô thấy mình là người khác và sợ hãi khi nghe má Hai vừa bảo cô chết đi sống lại.
Miên vốn là người mạnh mẽ, bướng bỉnh vậy mà bây giờ cô trở nên yếu đuối, rụt rè. Miên không muốn gặp bất cứ ai, cô sợ người khác nhìn thấy mình ở tình trạng... xuống cấp trầm trọng như vầy, nên đã đồng ý đi với bà Hai Nữ ra tận nơi xa xôi này đề trốn đời và cũng đề dưỡng bệnh.
Mở cửa căn nhà nhỏ mẹ dã thuê cho cô và má Hai ở, Miên đi ra biển. Gió thổi chiếc khăn đội đầu của cô bay ngược ra sau. Miên đưa tay giữ nó. Cô sợ rơi khăn lắm.
Nhớ hôm vào thăm, Thái An đã chép miệng nói với cô:
– Giờ thì tóc gió thôi bay, trông mày y như ni cô. Thiện tai! Thiện tai!
Miên không muốn giống người tu hành chút nào, nên cô đã bắt nhỏ An đi mua ngay cho cô mấy chiếc khăn sọc, màu đử thứ. Cũng may dạo này bọn con gái có mốt cột khăn thay nón nên Miên cũng mạnh dạn che cái đầu không tóc của mình bằng khăn.
Ngồi xuống dưới gốc dừa ngá nghiêng râm mát, Miên dõi mắt ra biển, nơi có mấy chiếc thuyền đánh cá đang xuôi theo sông trở vào bờ. Miên khoan khoái ngửi mùi biển qua gió, qua lớp cát mịn dưới chân, qua những con dã tràng nhỏ xíu chạy lăn xăn lích xích.
Ở đây đúng là thích, Miên có thể ngồi hàng giờ ngắm biển đổi màu mà không chán. Nhưng thích nhất vẫn là nhìn những ngư dân mang cá từ thuyền lên bờ.
Mấy con tàu mỗi lúc một lớn. Một nhóm phụ nữ lẫn trẻ con trong xóm chài đã hăm hở đi xuống bãi, tới tận mép nước. Họ chờ tàu về để mang cá ra chợ.
Ngày nào Miên cũng ra đây đê xem khung cảnh nhộn nhịp này. Bữa nay tới ba bốn chiếc tàu, chắc cuộc mua bán sẽ rôm rả lắm.
Ghe vào gần sất bãi, phụ nữ ào xuống nước áp sát vào và phụ ngư dân chuyển những giỏ cá vào bờ.
Miên đứng dậy ra gần biển hơn. Cô thích thú nhìn lũ cá nằm lớp lớp trong giỏ. Bọn con nít lựa những con cá nóc tròn xoe liệng ra cát Miên tò mò ngồi xuống xem cho kỹ loài cá độc chết người này.
Ngay lúc đó, cô nghe một giọng đàn ông vang lên:
– Thứ cá đó độc lắm, đừng dại dột sờ vào nó, thưa tiểu thư.
Ngước lên, Miên thấy một gã có cái nhìn rất lạ, giã đang ném cái nhìn ấy vào Miên, khiến cô chợt bối rối đưa tay lên giữ cái khăn cột đầu như sợ nó bay đi.
Gã dân chài khoanh tay ngạo nghễ nhìn cô như nhìn người ngoài hành tinh.
Miên ngạc nhiên khi thấy một gương mặt rất đàn ông với màu da rám nắng biển đang rất gần mình. Tim Miên chợt đập mạnh vì bất ngờ. Cô chớp mi rồi quay đi thật nhanh. Bước vội trên cát Miên bối rối khi gã dân chài đi theo mình.
Cô càng bối rối hơn khi gã cất giọng:
– Tiểu thư từ đâu tới đây nhỉ?
Miên buột miệng:
– Tôi không phải tiểu thư.
Gã gật gù:
– Vậy chắc là cô công chúa nhỏ trốn cha đi chơi. Thảo nào trông em không giống ai chốn này hết. Này! Cái khăn điệu hạnh ấy đâu che được nắng biển.
Hồng Miên liếc xéo gã. Hừ! Dân đánh cá mà mồm mép thế sao? Trông gã cũng có giống mấy tay thanh niên ở xóm chài gần đây đâu.
Với mái tóc chấm ót nghệ sĩ mà cô phải ghen tị khi nhớ tới mái... tóc gió thôi bay của mình, trông gã lãng tử lắm Miên so vai:
– Trông anh cũng có giống ai chốn này đâu.
Gã thản nhiên:
– Vậy sao? Tôi khác họ ở điểm nào nhỉ?
Hồng Miên không tra lời và tiếp tục bước.
Gã đánh cá cũng làm thinh đi kế bên cô như hai người đã quen từ kiếp nào.
Miên chợt lo lo khi cố đã đi ngược hướng khu xóm chài mình đang ở trọ. Đi về hướng này sẽ gặp nhiều núi đá và đâu có ai ở. Phải quay lại thôi.
Vúa lúc đó, cô lại nghe giọng gã đánh cá vang lên:
– Chỗ này gần cuối đảo, chỉ toàn ghềnh đá, cô em tìm ai ở đó nhỉ? Có quay lại không tôi cho quá giang?
Miên làm thinh. Lẽ ra cô quay về nhưng nghe giọng điệu thấy ghét cua gã, cô tiếp tục đi tới dường như bản chất mạnh mẽ, bướng bỉnh lâu nay bị bệnh tật lấn áp đã vùng dậy trong Miên, cô chua ngoa:
– Chân ai nấy đi, hồn ai nấy giữ, tôi không cần quá giang.
Miên vừa dứt lời, gió ở đâu thổi ào tới, cát bay mịt mù tối tăm mặt mũi, khiến cô chới với ôm lấy mặt. Vừa ôm mặt, Miên vừa dò dẫm bước.
Có một cánh tay mạnh mẽ kéo mạnh cô qua một bên, chiếc khăn trên đầu Miên rơi ra và bay vèo theo gió như một cánh diều băng. Miên hết hồn nhào theo chụp chiếc khăn nhưng gã đánh cá lại ghị cô lại.
Giọng gã gắt góng sát tai Miên:
– Coi chừng! Dưới chân em là một bãi sứa kìa. Đụng vào nó còn hơn đụng vào ổ kiến lứa đó.
Hồng Miên tuyệt vọng nhìn cái khăn bay tít mù theo gió. Trong phút chốc cô thấy mình như bị lột trần dưới con mắt kinh ngạc của gã đàn ông xa lạ.
Không hiểu sao Miên cảm thấy mình không phải là mình nữa. Miên xấu xí và đáng sợ với cái đầu trọc này. Cắn môi lại, Miên cắm đầu chạy. Đến một lúc biết không ai đuổi theo mình, cô mới vừa đi vừa thở.
Cơn gió bất chợt đó thật là tệ hại, gã mắc dịch kia còn... âm binh hơn. Từ khi bị trọc đầu tới giờ, chưa gã đàn ông nào được nhìn thấy cô không tóc. Ấy vậy mà... Càng nghĩ Miên càng tức, càng quê. Vái trời nổi giông cuốn hắt gã kia xuống biến cho rồi. Tất cả cũng tại gã kéo Miên nên mới xảy ra chuyện.
Sao tự nhiên Miên lại độc miệng dữ vậy?
Thật ra gả có ý tốt, gã sợ Miên giẩm lên đám sứa trong veo nằm trên cát cơ mà.
– Khăn của em đây, cô bé.
Miên giật mình đưa tay che đầu, rồi nhận thấy cử chỉ cùa mình thật ngớ ngẩn, cô bỏ tay xuống.
Gã đánh cá nhỏ nhẹ:
– Nó hơi ướt một chút vì nước biển.
Miên nuốt nước bọt:
– Không sao đâu. Cám ơn anh.
Cô phủi vài hạt cát dính trên khăn, tháo cái nút thắt cúa nó và cột lại trên đầu.
Gã đánh cá ngập ngừng:
– Xin lỗi! Vì những lời của tôi về chiếc khăn cũng như sự vụng về khiến nó rơi và bị gió cuốn đi.
Hồng Miên nói:
– Tại gió chớ đâu phải tại anh.
– Nếu chỉ tại một mình gió, em đâu chạy như vừa rồi.
Miên thành thật:
– Đúng là tôi thiếu tự tin. Tốt khoe, xấu che là lẽ thường tình mà. Đâu ai muốn người khác thấy mình xấu xí.
Gã đánh cá hóm hỉnh:
– Xấu xí à! Tôi có thấy điểm xấu nào đâu Trái lại, tôi được thấy một gương mặt đẹp dưới hai mô típ khác nhau... có khăn không tóc và không khăn có tóc.
Hồng Miên bật cười:
– Trời ơi! Mồm mép như anh mà ở đây phí quá. Lẽ ra anh nên sống trong những thành phố lớn để làm những nghề như tiếp thị hay quảng cáo, chắc khó ai qua nổi anh.
Gã đánh cá nheo đôi mắt rất bén:
– Ở đây tôi cũng làm tiếp thị hay quảng cáo được vậy. Này! Bữa nay tôi có mực tươi lắm, em thích món mực cà ri khổ qua không? Tôi sẵn sàng chiêu đãi để làm quen.
Miên tròn mắt:
– Mực cà ri khổ qua. Món này tôi mới nghe lần đầu.
Gã đánh cá dụ dỗ:
– Ngon lắm! Em nên ăn thử.
Hông Miên nói:
– Cám ơn. Anh tiếp thị và quảng cáo không đúng người rồi.
Miên cố tình đi chậm lại rồi ngồi nghỉ dưới một gốc dương già gãy ngọn. Gã dân chài lẽo đẽo bước theo và ngồi xuống gần đó. Miên không thể bảo gã ta đi chỗ khác chơi vì bãi biến này không phải cửa riêng cô, hơn nữa vừa rồi gã cũng đã nhìn thấy dung nhan không tóc của cô, đẹp xấu thế nào, phổ ra cà rồi, Miên có cảm giác tự nhiên chớ không rụt rè dè dặt trước người lạ như suốt thời gian qua cô vẫn bị đeo đắng.
Gã dân chài chống hai tay xuống cát, thân người hơi ngã ra sau, mặt hướng thẳng ra biển, nơi gã vừa từ đó trở về không lâu.
Miên bỗng tò mò về con người đang ở cạnh mình. Trông gã hay hay, gã nghĩ gì khi cứ mãi nhìn ra khoảng xanh mênh mông trước mặt thế?
Miên không có câu trả lời. Cô bắt chước gã, cũng nhìn ra khoảng xanh mênh mông ấy và nhớ đến Trí.
Trước khi Miên bị tai nạn đến giờ, hai người không gặp nhau. Nói như Thái An là hai người đã có một cuộc chia tay màu trắng, không lý do, không ồn ào, mà cả hai đều biết tại sao.
Miên thất vọng về Trí nhiều hơn là buồn Anh luôn miệng nói yêu cô, nhưng lại quá yếu đuối trước định kiến của gia đình mình với mẹ con Miên. Anh càng tệ hơn khi chỉ vào thăm cô duy nhất một lần trong bệnh viện với Hà Mi rồi thôi. Suy cho cùng, những lời thầm thì hàng đêm qua đíện thoại của Tri là gì nhỉ? Trí yêu Miên hay chỉ là sự tập tành, Miên không biết và bây giờ cô cũng không muốn biết vì chính bản thân mình Miên củng đã để sự tò mò làm chủ lý tri khi đến với Trí, chớ thật ra đó đã phải là yêu đâu. Vậy thì đừng trách người ta.
Giọng gã ngư dân vang lên:
– Em đã đi hết bãi Biển này chưa?
Miên lắc đầu:
Sau rặng phi lao xanh thắm chắc cũng là đá và cát.
– Không hẳn là vậy.
– Vậy là gì?
Gã ra vẻ bí mật.
– Em nên tự tìm hiểu.
Miên so vai:
– Chẵng phải anh nói cuối đảo toàn là ghềnh đá sao? Tôi sợ mọi sự chông chênh nên rất sợ ghềnh đá và độ cao.
– Sợ chông chênh... chắc em đã từng bị rơi ở độ cao nào đó?
Miên vòng tay ôm gối:
– Tôi bị ngã chớ không bị rơi. Nhưng với cú ngã ấy tôi có cảm giác bi rơi vào sự tối ngòm cua địa ngục. Thật là khủng khiếp khi mở mắt ra và thấy ánh sáng là lúc tôi biết mình đang nằm trên giường của phòng hậu phẫu.
Gã nói một hơi:
– Bị chấn thương não, phải phẫu thuật. Và đó là nguyên nhân khiến em làm duyên bằng cái khăn trùm đầu kiểu hải tặc.
Miên gật gù khen:
– Anh suy luận khá lắm.
– Nhưng tại sao em bị ngã mạnh đến mức nguy hiểm đến tính mạng như vậy?
Miên rùng mình. Cô co người lại, giọng lạc đi:
– Tôi đang chuẩn bị băng qua đường thì bị hai gã trên xe phân khối cao giật cái giỏ đeo ngang vai. Cú gíật ấy khiến tôi ngã xuống đường. Giỏ thì không mất, nhưng tôi suýt mất mạng vì những tay nghiện ma túy đói thuốc thiếu nhân tính.
Mặt gã dân chài hơi biến sắc, gã hỏi:
– Có đúng bọn giật dọc ấy ghiền ma túy không?
Miên gật đầu:
– Đúng chớ. Người đi đường đã bắt được chúng và chúng đã khai như thế.
Hồng Miên xúc động:
– Với tôi, không có gì đáng ghê tởm hơn những kẻ chơi hàng trắng. Họ đã không biết quý tính mạng mình thì thôi, đằng này họ còn xem rẻ sinh mạng của người khác. Với tôi, họ mãi mãi là những con quỷ dữ.
Gã dân chài ngập ngừng:
– Không nên thành kiến như vậy. Dầu sao sự xui rủi cũng qua rồi, em nên giữ lòng thanh thản và yêu đời.
Hồng Miên thở dài:
– Tôi rất muốn thế, nhưng không được.
Quay sang nhìn gã, Miên thì thào:
– Tôi hỏi thật nha. Ở đây có những người. đó không? Dân xì ke ấy?
Gã dân chài nói nhanh:
– Không... không có đâu!
Miên hỏi gặng:
– Chắc chớ?
Gã dân chài nhìn Miên:
– Chắc.
Miên tươi nét mặt:
– Tôi tin anh, người của biển rộng.
Gã dân chài chớp mắt. Gã chợt chua chát khi nghĩ cô bé đã tin lầm người. Gã có phải là người của biển đâu, gã không xứng để nghe lời cô vừa nói.
Giọng gã khàn đục:
– Em ra đây dưỡng bệnh à?
Miên khe khẽ gật đầu:
– Sau khi bị nạn tôi sợ ra đường lắm, nhưng ở trong nhà tôi vẫn có cảm giác không an toàn, tôi sợ cả trong giấc ngủ.
Im lặng vài ba giay, Miên nói tiếp:
– Tôi sợ khi ngủ dậy tôi lại thấy mình trên giường ở bệnh viện. Tôi sợ lắm.
Gả đánh cá nhỏ nhẹ:
– Tôi hiểu tâm trạng của em.
Miên ngạc nhiên:
– Bộ anh từng bị như thế à?
– Không. Nhưng tôi cảm nhận được điều đó.
Hồng Miên ngạc nhiên với cách nói của gã, cô hơi thách thức:
– Vậy điều đó như thế nào?
Gã lấp lửng:
– Sự sợ hãi có rất nhiều bộ mặt. Tôi sợ bộ mặt của chính tôi.
Miên thắc mắc:
– Nghĩa là sao?
– Nghĩa là tôi sợ chính mình. Ở góc độ nào đó, bản thân chính là sự sợ hãi nếu mình không đủ mạnh để vượt qua nó.
Miên ngập ngừng:
– Anh muốn nói đến sự sa ngã?
– Vâng. Tôi từng sợ khi ngủ dậy tôi lại là một người sống bê tha, sa đọa.
– Nhưng anh chỉ sợ thôi và anh đã không sa đọa, bê tha chớ?
Gã đánh cá bật cười, Miên chợt bồi hồi vì nụ cười bất ngờ trên gương mặt rám nắng ấy.
Cô không hiểu sao mình lại quan tâm đến một người hoan toàn xa lạ như gã, một người cô chưa rõ nguồn gốc, tên tuổi, cô cũng không hiểu sao gã lại bật cười. Phải chăng câu hỏi của Miên ngốc nghếch quá!
Miên cong môi lên:
– Tôi rất ghét được nhận câu trả 1ời là một nụ cười kiểu... quáng cáo kem đánh răng.
Gả nheo mắt:
– Tôi cũng thế, và vừa rồi tôi không thể không cười khi nghĩ tới tôi. Đó không phải câu trả lời. Em đừng hiểu lầm.
Miên bắt bẻ:
– Nụ cười ấy có nghĩa gì?
Gã im lặng. Miên ấm ức nghe hàng phi lao reo lên mỗi khi có gió.
Hắn đang nghĩ gì? Miên thật vô tâm hời hợt khi mới gặp lần đầu đã bô lô boa loa về mình. Phải vì muốn giải thích lý do sao mình trọc đầu nên Miên mới nói nhiều đến thế không?
– Ôi chao! Cho dù vì lý đo gì chăng nữa gã cũng sẽ đánh giá Miên. Tốt hơn hết, cô nên về để khỏi phiền phức về sau.
Nghĩ là làm, Miên quay sang gã:
– Chào. Tôi về.
Gã vươn vai:
– Tôi cũng về. Cám ơn em.
Miên ngạc nhiên:
– Sao lại cám ơn tôi?
Gã chậm rãi bước cạnh cô:
– Vì lâu lắm rồi tôi mới có cuộc trò chuyện thú vị như vậy.
Miên xịu mặt tự ái:
– Nghĩa là những câu nói của tôi đã làm anh cười vì chúng quá ngốc nghếch?
– Ồ không! Em lại hiểu lầm rồi. Tôi vui vì được trò chuyện với một cô bé rất lạ như em. Ngoài ra không còn gì khác. Mong em đừng suy diễn.
Miên buột miệng:
– Thật ra anh là người thế nào nhi? Tôi cũng thấy anh rất lạ.
Gã cười mỉm:
– Vì chúng ta đã quen bao giờ đâu mà em không thấy tôi lạ. Nhưng bắt đầu từ giây phút này, chúng ta sẽ làm quen chớ?
Miên ngần ngừ:
– Tôi không thể trả lời anh ngay được.
Gã gật gù:
– Thì ra em vẫn còn bị ám ảnh bời nỗi sợ hãi nào đó. Không sao. Nếu em còn ớ đây dài ngày, chúng ta sẽ còn gặp nữa.
Hai người im lặng đi bên nhau. Nơi mấp mé nước của những chiếc thuyền, cái, chợ cá vẫn còn náo nhiệt.
Từ trong đám đông ấy, một cô gái quần áo sũng nước đi ngược về phía Miên và gã dân chài.
– Cô ta hất mặt nhìn Miên rồi nhìn gã:
– Về ăn cơm sớm đó!
Dứt lời, cô nàng ngoe ngoay bước trên cát.
Đám đàn bà ngồi nhặt cá gần đó ré lên cười.
Một giọng chua ngoa vang lên:
– Con Thu giữ anh Biển kỹ quá. Ở đây là đảo, cớ ăn cắp anh Biển, nguời ta cũng chẳng mang đi đâu được mà mày sợ mất.
Mặt Miên nóng bừng, cô có cám giác hàng trăm đôi mắt đang chĩa vào mình.
Miên hấp tấp quay đi, bỏ lại sau lưng biển và Biển, tên một người vừa gặp lần đầu lòng Miên đã xôn xao cuộn sóng.