P7 - Chương 3

Vừa đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhứt, Luân và Dung cảm giác liền cái không khí ngột ngạt của thủ đô. Những người ra đón vợ chồng Luân, tuy cái bắt tay đầu tiên rất chặt theo phép lịch sự nhưng đôi mắt thì đầy lo âu. Có lẽ trừ James Casey, hắn ta quan tâm về hướng khác và một sĩ quan không quân Việt Nam, trung tá Nguyễn Cao Kỳ. Trong vòng non 2 năm, Kỳ được thăng hai cấp và lần này y thêm một bộ râu mép khá dầy.
Trong khi chào và bắt tay Luân, đôi mắt một mí của y loé lên ánh sáng kiêu ngạo và y không cần phải cố ngoi để cho mọi người trông thấy y như trước đây. Đại tá Đặng Văn Quang lặng lẽ bước cạnh Luân còn Trần Trung Dung thì nói khẽ vào tai Luân: Tình hình gay go lắm, anh vào ngay dinh Gia Long gặp ông cố vấn.
Tại phòng đợi sân bay, số phóng viên báo chí nước ngoài, tốp rời Việt Nam và tốp mới đến đang làm thủ tục dưới sự dòm ngó đầy ác cảm của quân cảnh và cảnh sát.
- Nhiều mật vụ! - Dung bảo Luân. Anh cũng đã thấy những người mặt thường phục trà trộn trong hành khách.
Xe đưa vợ chồng Luân vào trung tâm thành phố bị nghẽn khá lâu sau khi vượt cầu Công Lý. Người bảo vệ cho biết từ một tuần nay, thành phố náo động liên tục vì các cuộc cầu siêu cho nạn nhân Huế - ngoài các buổi lễ tại tất cả các chùa, tăng ni và tín đồ còn rước bài vị, thành từng đoàn, có đoàn đông đến mấy nghìn người, kéo qua các phố, vừa đi vừa niệm Phật. Hôm nay Nha cảnh sát đô thành được đặt trong tình trạng báo động 100% để đối phó với các lễ cầu siêu lớn nhất ở Đô thành từ sau vụ Huế. Lễ cầu siêu bắt đầu ở chùa Ấn Quang, đường Sư Vạn Hạnh - Minh Mạng - Trần Quốc Toản - Phan Thanh Giản - Bà Huyện Thanh Quan. Tổ chức Phật giáo đã chính thức thông báo - thông báo chứ không phải xin phép - với Nha cảnh sát về chương trình và lộ trình nói trên. Tổng nha ra lệnh cô lập các khu vực, tuyệt đối cấm mọi hình thức ngăn cản lễ cầu siêu và cuộc diễu hành. Xe của Luân dừng trước một ngôi chùa nhỏ. Tăng ni và Phật tử choáng hết đám đất trống quanh chùa, tràn luôn mặt đường. Các nhà sư đã gắn một hệ phóng thanh khá mạnh và Luân nghe rõ từng lời, có lẽ của bài điếu văn. Đúng vậy, kết thúc bài điếu văn, người xướng đọc nói rõ: Chư vị vừa nghe ai điếu của hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam.
Lần đầu, Luân và Dung nghe danh từ mới: “Mùa pháp nạn”.
Luân trao đổi với Dung bằng mắt. Rõ ràng một cái gì hết sức nguy kịch đối với cơn bệnh trầm kha của chế độ Ngô Đình Diệm. Từ sự việc ở Huế ngày 8-5 đến hôm nay, 21-5, vừa vặn 2 tuần lễ, trung tâm phản kháng đã chuyển một nghìn cây số vào nơi nhạy cảm nhất của Việt Nam Cộng hòa. Nhà cầm quyền đã thất bại - một thất bại chiến lược - khi không thể cô lập hóa sự kiện Huế như là một hiện tượng địa phương. Không dập tắt nổi phong trào phản kháng mang danh nghĩa Phật giáo ở một thành phố nhỏ là Huế, ở một tỉnh lẻ loi ngăn cách là Thừa Thiên thì họ không có tài phép gì triệt tiêu mũi nhọn tiến công trong bộ cà sa và với tiếng niệm Phật.
Tình cảnh Việt Nam Cộng hòa giống như các dự báo thời tiết của Nha khí tượng: Một cơn bão đã hình thành ngoài khơi biển Đông, với các cấp gió bao nhiêu đó, đang di chuyển mỗi giờ bao nhiêu cây số đó… Trong lịch sử nền Đệ nhất Cộng hòa, chắc chắn rằng đây là cơn bão lớn nhất và cũng có thể tốc độ di chuyển nhanh nhất - biết cơn bão song không sao ngăn chặn nổi.
Cuối cùng, xe của Luân phải theo đường Yên Đỗ, ra Hai Bà Trưng, lại theo đường Trần Quang Khải vòng tận Đakao để về nhà. Khắp các giao điểm, cảnh sát và cảnh sát dã chiến đằng đằng sát khí, còn các đám đông tuy lặng lẽ song cứ nhìn gương mặt của họ thì đã cho thể hiểu trận đụng độ nẩy lửa sẽ bùng dậy trong khoảnh khắc.
Người thông báo cho vợ chồng Luân những tin tức chi tiết, cụ thể là chị Sáu nấu bếp. Mừng rỡ chào hỏi vợ chồng Luân xong, chị Sáu bắt đầu tuôn ra bao nhiêu là chuyện quanh các chùa. Luân biết chị Sáu hiền lành, ít nói, thật ra không hẳn là tín đồ đạo Phật theo cái nghĩa chặt chẽ. Chị tin trời Phật thánh thần, mỗi tháng hai lần rằm và mồng một mang đến một ngôi chùa nào thuận đường hơn hết mấy ốp nhang, vài nải chuối. Chị không thuộc một câu kinh Phật nào bởi tiếng Phạn rất khó nhớ, ngoài ba chữ: Nam mô Phật. Chị Sáu đứng hẳn về phía nhà chùa, khi nhắc đến vụ Huế thì nước mắt rưng rưng. Qua chị Sáu, Luân chiêm nghiệm nhiều điều: Lý do tôn giáo trong cuộc tranh chấp gây cấn hiện nay chỉ là cái cớ - nhiều thế lực dựa vào chính sách kỳ thị tôn giáo của chính phủ Diệm để khuấy động; đông đảo dân chúng nhân vụ Phật giáo và biểu lộ nỗi bất bình sâu xa của mình đối với chế độ, nỗi bất bình ngấm ngầm với đủ nguyên cớ chỉ chờ dịp là bộc phát.
Luân và Dung vào dinh Gia Long theo điện gọi của Nhu. Nhu mệt mỏi bắt tay hai người và khi Dung đi gặp Trần Lệ Xuân thì Nhu hỏi liền:
- Sao? Hồi âm favorable (1)?
Luân hiểu Nhu muốn nói đến mối liên lạc với Jean.
- Chỉ mới ở dạng bắn tín hiệu. Tôi bắn và bên kia trả lời ở mức nhận được tín hiệu. Thế thôi.
Nghe Luân trả lời, Nhu thở dài, nói như tự hỏi:
- Muộn quá rồi chăng?
Tất nhiên, đã quá muộn. Luân từng nhắc nhiều lần ý kiến của anh với Nhu: không thể xem việc thương lượng với “phía bên kia” như là một thủ thuật làm nũng với Mỹ. Không thể nào có chuyện “phía bên kia” lại chịu bảo trợ cho chính phủ Ngô Đình Diệm. Vấn đề phải là thương lượng thành thật. Ngay bây giờ, ngồi trên những ngọn dao, Nhu vẫn mơ màng cái mưu mẹo của anh ta cứu vãn nổi cơ đồ sụp đổ. Hơn một năm vắng mặt ở Sài Gòn, nay trở về, nhìn qua cửa sổ, Luân thấy dinh Độc Lập đang quét lớp vôi cuối sẽ được đặt ra là còn hay không còn cần ông Diệm ở Nam Việt, đứng về lợi ích của Mỹ và cả của những quan hệ đan chéo trong vùng. Fishell gần đây hay cáu kỉnh với Nolting và theo em, Nolting sắp bị thay thế.
Luân rót cho Saroyan một cốc nước.
- Nếu chỉ là việc ông Diệm, em không phải bận tâm... Nhưng anh là người của ông Diệm. Fishell từng nhiều lần khen anh. Em không đủ sức phán đoán các khả năng. Tuy nhiên, em vẫn linh tính có đến hai triển vọng về anh. Hoặc anh sẽ trở nên một con người mà vị trí na ná như ông Diệm ở Nam Việt hoặc anh sẽ không còn là gì cả. Fishell khen anh. Nhưng, trong lời khen, ông ta hàm ý gờm anh. Fishell gờm ai thì thật rất rủi ro cho người đó...
Những điều Saroyan thổ lộ không phải bất ngờ đối với Luân, kể cả phần mà tình báo Mỹ dành riêng cho anh - chiếc ngai hay một phát súng. Trong lần gặp gỡ đầu tiên với đại sứ Mỹ Rheinardt tại Câu lạc bộ thủy trên bán đảo Bình Quới Tây, Luân đã nghe ý định của người Mỹ. “Nước Mỹ cần những con đại bàng biết khống chế những con đại bàng khác bay cho đúng hướng”. Hình như Rheinardt nói một câu tương tự như vậy.
Tuy nhiên, Luân vẫn băn khoăn và anh không đủ dữ kiện để giải đáp: Liệu rằng thay thế Diệm trong thời điểm hiện nay đã thật có lợi cho cách mạng chưa? Năm 1957, Luân tán thành, thậm chí nhúng tay vào một hành động nhằm trừ khử Ngô Đình Diệm trên cao nguyên Buôn Ma Thuột. Lúc bấy giờ, thế lực thân Pháp chưa sụp hẳn mà thế lực thân Mỹ còn phôi thai. Mỹ có mặt ở Nam Việt chỉ với vài trăm cố vấn. Diệm mà bị lật đổ lúc đó thì Nam Việt rơi ngay vào cảnh hỗn loạn. Nhũng người kháng chiến chống Pháp, các đảng viên và quần chúng yêu nước chưa bị tổn thất lớn, cách mạng có thể giành được một cái gì đó. Sự biến tháng 11-1960 nếu thành công, tình thế tuy phức tạp nhưng chắc cách mạng sẽ giữ một vai trò có ý nghĩa. Sự biến đầu năm 1962 chỉ là trò trẻ con. Tỉ dụ như Diệm chết vì những quả bom thì Nguyễn Tôn Hoàn sẽ đăng quang. Một đảng Đại Việt cầm quyền mở đường cho lực lượng Mỹ đổ ồ ạt lên Nam Việt và trong phần nội trị, Đại Việt sẽ không chỉ xây một P.42... Bây giờ, cũng chưa cỏ những nhân tố mới khả quan hơn cho thời kỳ “hậu Ngô Đình Diệm”. Nhận định của anh chính xác không? Người mà anh có thể trao đổi trên đất Mỹ là Thùy Dung, vợ anh. Dung cũng băn khoăn như anh. Thật cực khi mà tình thế phát triển vùn vụt, anh lại phải mỗi ngày nếu không có mặt ở giảng đường để nghe các tướng lĩnh, các giáo sư Mỹ thuyết giảng thì vẫn cắm đầu trước những trang sách trong thư viện. Dung không khác anh. Cô than thở: phải nghe, phải đọc, phải ghi chép và phải nhớ những nguyên tắc và biện pháp nghiệp vụ cảnh sát, đối lập trong từng chi tiết với kiến thức và tình cảm của cô. Họ khổ sở trong vai diễn, nhưng họ khổ sở hơn khi ở đây, cách Tổ quốc cả một đại dương, anh Sáu Đăng hay A.07 chẳng thể nào hướng dẫn họ. Nguyên tắc hoạt động của họ ngăn cấm một cách khe khắt mọi quan hệ với bên ngoài, kể cả những thế lực, nhân sĩ, cá nhân tốt bụng đối với Mặt trận Dân tộc Giải phóng, dù người Mỹ, người nước ngoài hay Việt kiều.
- Em đến đây với mục đích thông tin cho anh, mà cũng chỉ có thể thông tin bao quát như vậy thôi...
Saroyan ái ngại nhìn Luân. Cô tôn trọng cái trầm ngâm kéo khá dài của anh.
- Bây giờ em phải về và sửa soạn theo Fishell sang Việt Nam để tiếp tục những tháng ngày cay đắng. Cầu Đức Ala phù hộ cho anh và mong anh cầu đức Chúa Trời phù hộ cho em...
Saroyan lại bưng mặt khóc... Luân đứng lên, đến cạnh cô, nhẹ nhàng nâng cô dậy, âu yếm vuốt tóc cô. Saroyan ghì chặt Luân và trong nước mắt đầm đìa, cô hôn Luân trong tiếng kêu nho nhỏ: “Anh yêu!”
Luân chợt nhớ đến Tiểu Phụng trong vùng tối của một tàng cây trên đường phố Sài Gòn vào một đêm mà sau đó, sau cái hôn nồng nàn Tiểu Phụng tặng anh, cô gái người Hoa đáng thương đã chết thê thảm. Luân rùng mình. Saroyan đờ đẫn ngó anh:
- Anh khinh em?
Luân lắc đầu. Với cả hai bàn tay, Luân áp chặt má Saroyan và từ từ cúi xuống.
- Em cảm ơn anh, nhưng em không chấp nhận một sự ban ơn và thương hại! - Saroyan thều thào.
“Trời! Chính Tiểu Phụng cũng nói một câu như vậy!”. Luân ngó vào mắt Saroyan và, rất kiên quyết, anh luôn cô đắm đuối. Hai người ghì chặt nhau khá lâu.
- Bây giờ, em mới cảm ơn anh đúng với ý nghĩa của chữ “cảm ơn”. Anh cho em cái mà em khao khát...
Lân tiễn Saroyan ra sân bay và anh chỉ quay lại Học viện khi chiếc Boeing lẫn vào chân trời.
Thùy Dung, một tuần lễ sau đến Fort Bragg, theo yêu cầu của Luân. Cô nghe tất cả và cô cũng khóc nức nở, không phải vì ghen tức.
- Nếu có một người con gái mà em thương thì người đó chính là Saroyan, cũng như trước đây em thương Tiểu Phụng. Anh của em đã làm một việc đúng.
Lần thứ hai Luân gặp Saroyan tại Paris. Lần đó có Thùy Dung. Luân tế nhị để cho hai người nói chuyện trên những lối mòn của khu rừng Boulogne.
Saroyan sắp trở lại Koweit và cô cho biết, có lẽ không phải cô mà Fishell thực hiện việc ly dị. Lý do rất đơn giản: trữ lượng dầu mỏ của Koweit thấp hơn của Arabie Seoudite và Fishell sau ly dị sẽ lấy một người trong hoàng tộc Faycal - nghe đâu bà này trên 50 tuổi.
Cả Luân và Dung đều chỉ có thể chia sẻ nỗi đau của Saroyan bằng những lời khuyên. Saroyan cung cấp cho họ thêm một số tài liệu mới, đặc biệt là những tài liệu về mối quan hệ của Fishell với một nhà sư ở Nam Việt. Không phải ngẫu nhiên mà khoa Phật học được thành lập vài năm nay ở trường Đại học Berkeley và Michigan. Người ta bắt đầu nói đến các nhà sư tiến sĩ Phật học như các tiến sĩ Thần học là linh mục trước đây.
- Với anh, em chỉ khuyên một câu trong lần chia tay có thể coi như là vĩnh biệt này: hết sức cẩn thận…
Saroyan nói với Luân như vậy trước mặt Dung. Cô chỉ bắt tay Luân mà không hôn, mặc dù Dung đã bước cách họ khá xa, một dấu hiệu cho phép.
- Em chỉ cần một lần được yêu là đủ. Anh hãy dành tất cả cho Thùy Dung. - Saroyan bảo Luân, rưng rưng nước mắt.
- Tại sao vĩnh biệt? - Luân hỏi.
Saroyan nhún vai.
- Em không thể tiếp tục ở Sài Gòn cho đến khi nào xong thủ tục ly dị? - Luân bảo.
- Em hiểu! - Saroyan cười - Em sẽ cố gắng và có gắng vì anh. Anh cho phép em? - Saroyan hôn Luân - Em hôn để cảm ơn sự tin cậy của anh.
Saroyan ôm ghì Dung khá lâu. Cả hai đều khóc. Saroyan khẩn thiết xin Luân và Dung đừng tiễn cô ra sân bay.
°
Thư của Nguyễn Thành Động gồm toàn tin chiến sự với cái giọng xốc hông quen thuộc của anh ta.
“Lão Harkins bị Việt Cộng đấm cho gãy hết cả răng - từ nay lão sẽ không ăn bánh mì mà chỉ ăn cứt thôi. Ngày 2-1-1963, con ách chủ của Harkins bị cháy queo. Tin tình báo cho biết Việt Cộng tập trung 2 tiểu đoàn ở rìa Đồng Tháp Mười, tại một địa danh mà khi xuất hiện trong bản thông báo chiến sự thì chỉ có trời mới cạy cái tên đó ra khỏi lịch sử quân sự nước Mỹ: Ấp Bắc. Tôi đoán chắc là đại tá không thể tìm trên bản đồ tỉ lệ lớn nhất tên cái ấp này. Thế là Harkins ra lệnh cho Bộ tổng tham mưu của ta, với sự yểm trợ của một khối lượng trực thăng lớn chưa từng thấy chở 5 tiểu đoàn gồm Biệt động quân, lính Sư 7, lính Dù đổ xuống cánh đồng đã khô ráo. Việt Cộng từ trong các công sự đã bố trí đón sẵn trận đánh này, dùng súng trường, trung liên là chính, với vài khẩu đại liên, hạ bầy trực thăng đen như quạ ấy khi chúng lọt vào tầm hiệu quả của hỏa lực. Trực thăng rơi như lá vàng rơi - đại tá cho phép tôi nói văn chương một chút. Thông cáo của tướng André êm đềm như bài Blue Danube nhưng vợ con bọn lính kéo đến nhà xác để nhìn mặt lần chót người thân của mình thì náo động cả Sài Gòn, cả Mỹ Tho. Cái huyền thoại “chiến thuật trực thăng vận” gãy đổ giống những nhà cao tầng giữa một cơn động đất. Thế mà, 3 hôm sau, tướng Harkins dù mất hết răng vẫn ca ngợi nhưng chiếc trực thăng của ông ta. Đại tá thấy rồi đó, 11.000 quân Mỹ ở Nam Việt không múa được một bài nào cho ra hồn. Tôi có thể tóm tắt tình hình quân sự như sau: chúng ta bị đánh tơi bời khắp các hưởng, bị đánh đến sặc máu mũi, què giò, bò lê bò lết. Khi đại tá về nước sẽ làm việc với xếp mới: trung tướng Dương Văn Minh được cử làm cố vấn quân sự Phủ tổng thống, giao chức Tư lệnh hành quân lại cho Mai Hữu Xuân và trung tướng André từ Tư lệnh vùng I về giữ chức Tư lệnh lục quân. Kiến Hòa thân yêu của chúng ta, nhờ trời, chưa bị vố nào choáng váng, có lẽ vì chúng tôi chưa chịu nhận cố vấn quân sự Mỹ. Có tin sắp tới Trần Ngọc sẽ ra làm tỉnh trưởng Thừa Thiên thay cho Nguyễn Văn Đăng nào đó. Em út của đại tá, thằng Động này ớn sườn nếu người ta lại nổi điên cử Động làm tỉnh trưởng. Cầu trời khấn phật cho đại tá về sớm, họa may bầy em út sống lâu được chăng. Bọn thằng Trương Tấn Phụng, Lê Khánh Nghĩa, luôn cả ông Lâm - vừa mới lên lon thiếu tướng - cũng mong như tôi. Thằng cha Cao Tòng gì đó sư trưởng 13, đã thôi nghề cầm quân và được giao nhiệm vụ đúng sở trường của y - y vốn nổi tiếng “đại tá lái bò” - phụ trách quân nhu vùng III, chuyên cung cấp thuốc lá quân tiếp vụ cho lính cùng với những hộp thịt bò đóng nhãn một hãng miền Nam nước Mỹ, nhưng ra lò tại các căn phố của “chệc” Chợ Lớn… Thêm vài cái mới, nói trước để đại tá khỏi bỡ ngỡ khi trở về: máy bay bắt đầu rải các chất hóa học làm trụi lá cây. Vườn dừa hiền hòa của tụi mình còn một cái thân chĩa lên trời. “Tô hủ tiếu” (8) vừa tuyên bố một chính sách đặc biệt ly kỳ rùng rợn, gọi là chính sách chiêu hồi và cho thành lập những khu để nhốt mấy thằng cha Việt Cộng hụ hợ, chầu rìa, giả hiệu. Thành phần phe Quốc gia tụi mình “được tăng cường” với mấy thằng chó chết đó thì mùi xú uế càng lừng.
Bao giờ thì tụi này có thể khui sâm banh đón đại tá?”
Mỗi lần nhận được thư của Nguyễn Thành Động, Luân toát mồ hôi. Thư bị kiểm duyệt thì chết cả đám Rất may, Động không bao giừ gửi thư theo đường bưu điện, mà do những người bạn thân mang sang...
Đại sứ lưu động Ngô Đình Luyện gặp vợ chồng Luân ở London. Vợ chồng Luân sang thăm người chị của Luân đang dạy học tại đây. Luyện trao cho Luân một bức thư của Nhu mà Luyện không rõ nội dung.
“Anh Luân!
Nếu có cách nào tiện và an toàn tuyệt đối, anh sang Berlin gặp người anh của anh đang làm đại sứ ở Đông Đức. Điều kiện của phía bên kia về một giải pháp cho vấn đề Việt Nam là những gì? Anh đốt thư này. Chào anh, thăm cô Thùy Dung.
Nhu.
16-2-l963.
Tái bút: Giữ kín cả với ông bà nhạc của tôi và với chú Luyện”.
Bức thư ngắn gần như một điện tín được bọc trong ba lần phong bì. Luân lặng lẽ đốt thư và suy tính. Có nên không? Qua người chị, Luân biết anh của mình mạnh khỏe và trong gia đình, họ vẫn thư từ cho nhau. Người chị không có gì phải ngại: một nhà giáo không hoạt động chính trị. Chị đã vài lần sang Đông Berlin thăm anh. Khi Luân đến London, chị
định gọi dây nói cho người anh, nhưng Luân ngăn lại - điều khiến người chị giận dỗi.
- Anh em ruột nói chuyện, thăm hỏi một chút cũng không được sao? Phía ông Diệm cứ cho phía bên kia nằm sau bức màn sắt, bây giờ chị hiểu ai mới đố kỵ các quan hệ bình thường của con người...
Luân không giải thích và biết khó mà giải thích cho người chị thông. Luân cứ phải đặt mình luôn luôn trong tầm theo dõi của tình báo Mỹ và các phe chống Diệm đang lưu vong. Anh nhớ nhiều cú điện thoại của Nguyễn Tôn Hoàn, của Nguyễn Chánh Thi, Phan Huy Cơ… mặn có, chua có, cay có, thậm chí hăm he, chửi bới. Ngay chuyện James Casey đến Học viện cảnh sát thăm Dung cũng cho thấy sự bao vây đó.
James Casey, sau nhiều lần nói chuyện với Dung bằng điện thoại, đã bất thần đến trường, vào một buổi mà hắn nắm chắc là Dung có mặt một mình nơi phòng riêng.
Học viện cảnh sát đặt tại thành phố Greewonod, cách Fort Bragg 4 giờ xe lửa tốc hành và 50 bay.
James Casey gõ cửa. Dung ngồi cạnh điện thoại, đang nói chuyện với Luân, ngỡ người phục vụ gõ cửa nên mời vào. James Casey lọt vào phòng, Dung thoáng cau mặt, nhưng cô thay đổi liền thái độ.
- Chào trung tá... Xin mời ngồi... Chờ tôi một chút, tôi đang nói chuyện với nhà tôi...
Dung nói cho cả James Casey và Luân cùng nghe.
- Vâng, trung lá James Casey đến thăm em... Anh muốn nói chuyện với trung tá? - Dung quay về phía James Casey - Nhà tôi muốn nói chuyện với trung tá...
Thật ra, Luôn không bảo như vậy, chính Dung gài thế trận. Trước khi trao máy cho James Casey, Dung nói thêm:
.- Bây giờ là 14 giờ. Em sẽ đón anh vào 16 giờ để cùng đi xem hát và ăn tối... Vâng, máy bay cất cánh lúc 15 giờ, em nhớ...
Đó là cái hẹn không có thật - James Casey cầm máy, hau háu dán mắt vào ngực Dung - Dung mặc robe de chambre - và khi Dung đi vào phòng trong thay áo thì tuy miệng liếng thoáng nói với Luân, James Casey trông theo đôi chân trần của Dung như muốn nuốt chửng...
Dung trở ra trong bộ quần áo sĩ quan cánh sát. James Casey hiểu đó là dấu hiệu tống khứ hắn. Hắn ngồi đối diện với Dung, chưa mở lời thì người phục vụ đã vào phòng mang thức uống. Dung gọi người phục vụ từ phòng ngủ của cô. Người phục vụ - một cô gái Mỹ - ngồi ở góc phòng khánh, chờ yêu cầu.
- Rủi ro cho tôi. - James Casey thở dài. – Tôi đến không đúng lúc. Bà sắp phải đón ông... Trong dự định, tôi muốn xin bà cho cái hân hạnh là được cùng bà đi dự một buổi nhạc, cùng ăn... Tôi sắp sang Sài Gòn, dành phần thời gian cuối này cho cuộc gặp gỡ mà tôi ao ước từ lâu... Thật rủi ro....
- Có gì gọi là rủi ro, thưa trung tá. - Dung trả lời, giọng oai nghiêm - Nếu không trở ngại, xin mời trung tá trở lại vào 17 giờ, vợ chồng tôi sẽ rất vui mừng được mời trung tá đi xem kịch, nhạc và dùng bữa.
- Cảm ơn bà. Có lẽ tôi phải trở về Florida ngay, thăm qua gia đình... Từ hôm tôi về Mỹ, chưa thăm nhà. - James Casey tỏ tình khá trắng trợn. Tất nhiên hắn nói láo. Vợ hắn đeo hắn, có lẽ hôm nay hắn bày một mẹo đó mới thoát tới đây...
- Tôi hỏi bà một việc; bà có cần gửi thư cho ông cụ ở Hà Nội không? Tôi sẽ chuyển đi giúp. Nghe đâu ông cụ đang yếu. - James Casey thì thào.
James Casey đánh đúng cái khao khát của Dung. Từ lâu, cô bặt tin cha. “Chà, viết được cho bố vài chữ, hay quá!” Dung nghĩ.
- Tôi cũng có thể chuyển trở lại cho bà thư của ông cụ... Với bà, điều gì làm được, tôi không từ chối...
James Casey ngó trân trối vào môi Dung.
“Không được!”. Dung nhanh chóng trở lại thực trạng...
- Vô cùng cảm ơn trung tá. Song, tôi thấy không cần thư từ cho cha tôi... - Dung lấy tất cả sức mạnh để nói một câu trái ngược với thâm tâm đến như thế.
- Quái! - James Casey kêu - Tại sao bà lại có thể không nhớ ông cụ? Mấy dòng thăm hỏi, sao không làm?
- Tôi nhớ bố tôi, tất nhiên. Song, tôi không muốn những hàng chữ của tôi bị lợi dụng. - Dung mỉm cười.
- Lợi dụng? - James Casey trố mắt - Ai? Tôi?
- Cộng sản bắt được thư của tôi, thật rầy rà...
James Casey nhún vai. Chuông điện thoại reo. Dung đến máy.
- Alô! Anh đó hả? - Dung reo - Vâng, anh sắp ra sân bay. Em cũng vậy... Trung tá James Casey chắc cũng sắp từ giã em về Florida. Vâng, nhất định em có mặt ở sân bay trước anh... Anh muốn thi với em ư? Anh sẽ thua... Không, em lái cẩn thận. Nếu em đứng ngay cầu thang máy bay khi anh vừa xuống thì anh thua em cái gì nào?... Ồ! Anh yêu, sao anh lại có thể ở với em những ba hôm? Thế thì em phải vạch ngay một chương trình...
Dung phấn khởi - đúng vậy - nhưng cô cố tình bộc lộ công khai sự phấn khởi như chặn mọi mơ ước hão của James Casey. Cô biết là Luân không muốn cô một thân một mình đối phó với James Casey. Không phải Luân giả bộ để lừa James Casey, mà anh sắp đến thật.
Đặt máy xuống, mặc kệ James Casey ngồi thừ người với ly Cognac, Dung liếng thoắng dặn cô hầu phòng các việc cần sửa soạn, luôn việc phải làm ngay loại hoa mà Luân thích...
James Casey đứng lên.
- Xin chào bà...
Hắn thất thểu ra cửa và, đây là lần đầu, hắn không hôn tay Dung.
°
Nên hay không nên? Nhu có lẽ đã bị chặn hết lối thông sang phía bên kia nên mới nhờ Luân. Dứt khoát không phải là cái bẫy giăng nhằm vào Luân, một tín hiệu SOS thật sự. Nhưng, cuộc tiếp xúc, nếu có, lợi hại như thế nào? Thôi được, A.07 và các anh sẽ quyết định điều đó. Còn Mỹ? Chúng có chực chờ để vồ Luân khi anh liên hệ với một đại sứ Cộng sản Việt Nam ở một nước Cộng sản, dù cho đó là anh ruột của Luân? Dung cũng nát óc như Luân. Nằm chung trên chiếc gối, hai người ngó lên trần nhà, im lặng. Bên ngoài, sương mù dày đặc.
Luân có một người anh - anh Hai - bác sĩ Louis Nguyễn Thành Luân, mở phòng mạch tại Toulouse. Vợ đầm, nhưng Luân và Dung chỉ gặp Louis ở Paris, lần nào cũng đều ra sứ quán vì Louis thuộc nhóm trí thức thiên tả. Chị Tư của Luân, Christine, kiến trúc sư, sống ở Milan, Ý, sang Mỹ thăm Dung và Luân nhiều lần. Hai vợ chồng Luân cũng sang Milan một lần, ở nhà Christine. Christine và chồng - họa sĩ tranh trí – yêu nghề và yêu nước, yêu nước kín đáo. Em út của Luân, Marie-Louise, cũng kiến trúc sư và chồng là kỹ sư hóa học, công khai ủng hộ kháng chiến Việt Nam, hội viên tích cực của phong trào Việt kiều yêu nước Quebec, cho nên khi Luân và Dung sang Canada không bao giờ đến Quebec, chỉ gặp em tại Montreal và cam kết với nhau không nói chuyện chính trị.
Marguerite giống Christine. Chồng là một nhà khảo cổ. Hai vợ chồng mù tịt về thời cuộc.
Luân và Dung phải giữ gìn từng li từng li; cũng như ở Sài Gòn, thật lâu họ mới đến thăm Gustave, anh Ba của Luân, người ghét Mỹ ra mặt...
- Anh ơi! - Dung quay người sang chồng – Em nghĩ là anh nên gọi điện cho anh Năm. Gọi điện từ đây cũng được. Chỉ cần tính câu nói thế nào để anh Năm hiểu được Nhu muốn tiếp xúc với ta...
Luân vẫn nằm im.
- Theo em, anh không gọi điện hay không tỏ ra một cử chỉ nào muốn thăm hỏi anh Năm sẽ bất lợi. Chúng tinh vi lắm....
Dung nói đúng. Luân cũng tính đến tình huống đó. Anh hôn vội lên má Dung, rồi trỗi dậy. Nửa giờ sau, cuộc điện đàm bắt đầu:
- Alô, Robert đây...
- Alô, Jean đây...
- Khỏe không, Jean?
- Khỏe, còn Robert?
- Khỏe. Em và vợ em đang ở chỗ Marguerite...
- Vậy sao? Đến đó lâu chưa? Chút nữa, cho anh nói chuyện với Thùy Dung.
- Vâng... Đã 9 năm rồi, anh em ta không gặp nhau. Em rất nhớ anh... Chà, giá mà em gặp anh để xem anh thay đổi như thế nào? Chị khỏe không?
- Tất nhiên, anh rất muốn gặp chú và cô em dâu. Chị khỏe, nhắc chú luôn. Chị than mãi: làm sao nhìn mặt Thùy Dung một lần. Chị đang ở cạnh anh... Chú nói với chị nhé...
- Thưa chị, em Robert đây. Chúc chị khỏe. Dạ, Thùy Dung sẽ nói chuyện với chị.
- Thưa chị, em là Dung. Dạ, em cũng rất muốn gặp chị…
- Chỉ nghe giọng nói, chị đã hình dung thím nó đẹp ra sao rồi... Chị hôn em nhiều. Sao lâu có con vậy... Có con đi... Con gái phải giống mẹ nghe... Em nói chuyện với anh Năm, nghe...
- Alô, thưa anh Năm, em chào anh... Dạ, cám ơn. Em không được tin bố em. Cám ơn... Chị Marguerite nói chuyện với anh...
- Alô, Marguerite đây... Em “trung lập” nên mới ráp được mối cho mấy người...
°
Khi Luân trở lại Paris, đổi máy bay sang Manila thì sứ quán Việt Nam chuyển đến anh một bức thư.
“Tôi là người của luật sư Jean Nguyễn Thành Luân, muốn gặp riêng ông. Nơi gặp: bờ sông Seine, đoạn ngó sang Ile de France, vào 19 giờ ngày thứ ba. Tôi biết mặt ông, nên sẽ tự tìm ông”. Chữ ký tên không đọc được...
Luân mỉm cười. Anh gửi lại sứ quán bức thư đó và đề nghị đại sứ, nếu thấy cần, tìm hiểu người gửi và báo cáo cho Nhu biết.
Luân ở Manila 10 ngày. Những cuộc tiếp xúc với các cơ quan chống du kích Huk không có gì đáng chú ý. Chính phủ Philippines chủ yếu dùng lực lượng quân sự tiến công quân Huk. Sai lầm của du kích Huk là bám rùng núi, nơi rất ít dân và khó khăn về lương thực. Philippines lại gồm nhiều đảo, quân chính phủ dễ phong tỏa du kích. Luân biết chắc Huk sẽ chỉ mỗi ngày mỗi khó khăn hơn mà thôi, trừ phi họ đổi phương thức hoạt động.
Anh sang Kuala Lumpua. Tình hình chung của du kích Đông Nam Á giống nhau: họ bước vào cuộc chiến đấu bằng các giáo huấn và kinh nghiệm của Mao Trạch Đông. Thật tai hại khi người ta nâng thành phổ cập công cuộc giành chính quyền ở Hoa Lục: Trung Quốc đất rộng, người đông, chọn căn cứ lãnh đạo đầu não ở vùng có thế vững, trực tiếp nhận giúp đỡ của Liên Xô và tiến hành đấu tranh trong những điều kiện đặc biệt: cả thế giới lo chống chủ nghĩa phát xít, vấn đề dân tộc - tức là nạn xâm lược của Nhật – nổi bật trong yêu cầu chính trị của nhân dân Trung Quốc, giai cấp tư sản cằm quyền vừa yếu, vừa thối nát, vừa chia rẽ và nhất là chưa có kinh nghiệm chống du kích; khi Nhật bị Liên Xô đánh bại, Trung Cộng thừa hưởng đủ mọi thứ: thế chính trị, đất đai kiểm soát, cơ sở vật chất và vũ khí... Các nước Đông Nam Á trỗi dậy sau chiến tranh, trừ 3 nước Đông Dương, hầu hết đều do giai cấp tư sản bản xứ lãnh đạo công cuộc đòi độc lập, đi từ những yêu sách tự trị mà thu hồi dần chủ quyền. Những người Cộng sản không giữ được vai trò hàng đầu, nói chung không giành được ngọn cờ độc lập dân tộc.
Trong thắng lợi của những nước tư sản ở Đông Nam Á, xét cho cùng, có phần thỏa hiệp của chính các nước thực dân nhằm ngăn chặn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cũng phải kể đến một thực tế là sức ép của Mỹ. Mỹ lợi dụng sự suy yếu của các đế quốc mà mở rộng ảnh hưởng; các đế quốc muốn duy trì sự có mặt của mình ở các thuộc địa cũ đều phải dựa vào Mỹ. Nơi đấu tranh gay gắt nhất, đồng thời cũng có những tiền đề phát triển cách mạng tốt nhất là Indonésia, nhưng sai lầm của đảng Cộng sản - chính xác hơn là sai lầm của quan điểm Mao Trạch Đông - đã dẫn đến một kết quả cực kỳ đau đớn. Tác động xấu của sự kiện Indonesia len lỏi tận các vùng heo hút của Malaysia, nơi mà thực tế cấu tạo dân số rất phức tạp đã phản ánh vào nội bộ đảng Cộng sản: Chủ tịch đảng là một người Mã Lai, Phó chủ tịch là người Ấn và Tổng bí thư – Trần Bình - một người Hoa chính cống. Có thể diễn đại tình hình Malaysia như thế này: chiến sĩ du kích phần lớn là phu cao su người bản xứ cộng với một ít công nhân nông nghiệp người Ấn, vài người Thái, còn đảng viên lãnh đạo, kể cả Trung ương nằm trong tay người Hoa. Khi Luân đến Malaysia, ấp chiến lược đã trở thành đơn vị hành chính khắp lãnh thổ, vùng du kích thu hẹp và xê dịch dần lên phía bắc, giáp với biên giới Thái Lan. Nguy cơ tan rã của du kích Malaysia lớn đến nỗi nhà cầm quyền Malaysia giới thiệu với Luân hàng loạt cán bộ cấp cao của quân du kích lần lượt đầu thú và đang hợp tác với cơ quan an ninh. Chua xót và tự hào - Luân và Dung sống mấy ngày ở Malaysia trong tâm trạng mâu thuẫn đó. Chua xót vì thất bại trước mắt và triển vọng khá mờ mịt của bạn. Tự hào vì Nam Việt Nam không có một chút gì giống các nước này. Kinh nghiệm chống Cộng của các nước này nhất định bị Việt Nam vô hiệu hóa.
Theo chương trình, Luân và Dung ở Malaysia 2 tuần. Nhưng, đến ngày thứ năm thì Luân nhận được điện khẩn của Nhu gọi Luân về Sài Gòn bằng một chuyến máy bay quân sự Mỹ...
°
Báo cáo Mật.
Nơi nhận: Ông cố vấn Ngô Đình Nhu.
Chúng tôi biết chắc, từ Luân Đôn, đại tá Nguyễn Thành Luân đã điện đàm dài 15 phút với người anh ruột của đại tá là Jean Nguyễn Thành Luân, đại sứ của Bắc Việt tại Đông Đức. Nội dung cuộc điện đàm chưa rõ. Kính trình ông cố vấn tường.
Mai Hữu Xuân.
Báo cáo Mật
Nơi gửi: Phân cục tình báo Paris.
Nơi nhận: Giám đốc T cùng. Thời gian xây dựng một cơ ngơi như vậy phải nói là nhanh. Điều đáng tiếc đối với anh em Diệm - Nhu là khi họ hoàn thành nơi phô trương quyền uy của chế độ thì chế độ đã không còn quyền uy phô trương.
- Ta đang gặp những đối thủ lợi hại. Chúng tấn công ta theo một kế hoạch vạch trước. - Nhu bắt đầu phân tích hiện tình của Nam Việt - Tôi đoán trước ý đồ của chúng chuyển địa bàn từ Huế vào Sài Gòn. Tiếc là Nguyễn Văn Y đã không bóp chết từ trong trứng ý đồ của chúng, Nguyễn Văn Y, Trần Kim Tuyến đều không phải là đối thủ của các tay thầy chùa đầy tham vọng trần tục, rất quỷ quyệt và có học thức. Lễ cầu siêu là cái gì? Xin lỗi anh Luân, các nhà sư đang dùng phương pháp của Cộng sản. Cầu siêu cho những người tử nạn ở Huế, hiền lành và hợp đạo lý biết bao nhiêu, nhưng cũng thâm độc biết bao nhiêu. Mỗi một cuộc tập họp, mỗi một câu kinh cầu nguyện đều dấy lên trong lòng những người theo đạo Phật sự bực tức… Chúng đang chơi cái trò nhen nhúm lửa…
Luân thấy tội nghiệp cho Nhu. Anh ta không phải không hiểu chế độ đang dấn vào chỗ mỗi lúc mỗi tối mịt, nhưng lại hoàn toàn không hiểu nguồn gốc sâu xa của nguy cơ đó, nhìn sự phản kháng của những người theo đạo Phật cách biệt với bối cảnh chung.
- Tại sao Tổng thống lại ra lệnh bỏ cờ Phật trong lễ Phật đản ở Huế? - Luân hỏi.
- Anh biết rõ quá mà! Tôi can nhưng Tổng thống không nghe. Người đáng trách hơn hết là Đức Cha, chị Cả Lễ và chú Cẩn. Tất cả đều không hiểu vị trí, thế lực của đạo Phật. Cộng vào đó, tỉnh trưởng Thừa Thiên Nguyễn Văn Đăng và phó tỉnh trưởng Đặng Sỹ hành động như những tên ngu ngốc.
- Tôi e rằng lý giải của anh có phần đơn giản. Những cái anh nói chỉ là giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước. Tôi cũng không tin cả Đăng lẫn Sỹ, quá nhiệt thành nên thô bạo. Làm sao có thể loại trừ khả năng Đăng và Sỹ thực hiện một ý định của anh đó. Bây giờ, kể cả chúng ta lập tòa án khẩn cấp và xử bắn tỉnh trưởng và phó tỉnh trưởng Thừa Thiên cũng không giải tỏa nổi cái không khí hết sức căng thẳng khắp cả nước…
- Đại sứ Nolting vẫn nhắc lời cam kết của nước Mỹ. - Nhu nói bằng một giọng mất hết tự tin.
- Nếu chính phủ Mỹ thay Nolting? - Câu hỏi của Luân đè nặng hơn mái đầu bạc khá nhanh của Nhu.
- Đã có tin Cabot Lodge sắp thay Nolting. - Giọng Nhu như thều thào.
- Kennedy chăm sóc chúng ta kỹ quá! Ông ta cử sang Việt Nam cỡ lãnh tụ đảng Cộng hòa, ứng cử viên Tổng thống của nước Mỹ để làm đại sứ. Anh có thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề không?
Nhu không trả lời, đầu càng cúi thấp hơn, khẽ bảo:
- Chiều nay anh đến chào Tổng thống, dùng cơm với gia đình, sau đó tôi và anh trao đổi tiếp.
- Tôi xin phép anh đến ra mắt trung tướng Dương Văn Minh, bây giờ là người chỉ huy trực tiếp tôi, nếu anh vẫn chưa định giao tôi công việc khác.
- Được! Anh cũng nên chú ý xem nhận định của tướng Dương Văn Minh về tình hình Phật giáo như thế nào. Ông ta là một tín đồ sùng đạo Phật… Đáng lẽ tôi phải thông báo cho anh nhiều hơn, nhưng tôi quá mệt. Văn phòng sẽ cung cấp các tài liệu cho anh. Cũng lẽ ra anh vừa về nước, nên nghỉ ngơi nhưng công việc lại đòi anh phải giúp một tay. Tôi hy vọng đâu rồi sẽ vào đó…
Nhu ngồi im trên ghế, rít thuốc. Luân vào phòng trong chào Lệ Xuân. Lệ Xuân đang ngồi nói chuyện với Dung, mặt hầm hầm:
- Chào anh Luân mới về! - Mụ chìa tay bắt tay Luân khá lỏng lẻo - Tôi đang nói với cô Thùy Dung về Tổng nha cảnh sát. Cô Dung phải bảo với ông Y rằng không có cầu siêu, không có tụng niệm gì hết. Giải tán, đóng cửa chùa… Với mấy thằng trọc mà mềm yếu thì có ngày chết với chúng.
Lệ Xuân vụt đứng lên, nện mạnh đế giày, đi lại, quên mời Luân ngồi. Luân tự tìm chỗ ngồi.
- Bọn nó còn làm trò gì nữa? Tổng thống muốn nhượng bộ, nhà tôi cứ than: khó lắm, khó lắm… - Lệ Xuân nhại giọng chồng, bĩu môi: - Không khó! Tôi bảo phải thẳng tay. Lúc này mà không thẳng tay thì hối hận về sau. Đại sứ Mỹ cũng cùng ý kiến với tôi. Bên ngoài, Việt Cộng đánh, bên trong Phật giáo phá, không phải giữa Phật giáo với Việt Cộng thông đồng với nhau là gì? Tôi bảo phải chuyển vụ lộn xộn ở Huế, các vụ cầu siêu ở Sài Gòn, ở các tỉnh ra các vụ chính trị. Tại sao không lục soát các chùa kiếm cán bộ Việt Cộng nằm vùng, thậm chí chính các thầy chùa cỡ bự đích thân là Việt Cộng, kiếm truyền đơn, máy in, cờ, súng, lựu đạn… Không ít đâu! Ông Y trình là không có các thứ ấy!
Mắt Lệ Xuân long sòng sọc - đôi mắt ngày thường khá đẹp, rất tình tứ.
- Không có cũng phải làm ra cho có! Cô Thùy Dung hiểu ý tôi rồi chứ?
Lệ Xuân ngồi phịch xuống ghế, ôm ngực:
- Mệt chao ôi là mệt… Lại còn ra lệnh bắt Đặng Sỹ! Giá như cả nước có được vài nghìn Đặng Sỹ… Tôi bảo: Không ai được động đến sợi lông chân của Đặng Sỹ. Tôi bảo: thăng Đặng Sỹ lên đại tá!
Chuông điện thoại reo. Lệ Xuân nhấc máy.
- Helo! Yes, Lệ Xuân here…(2)
Luân và Dung khẽ chào Lệ Xuân, mụ ra hiệu cho phép hai người rời khỏi phòng… Lệ Xuân tiếp tục nói, giọng nũng nịu nhưng vẻ mặt thì thật đanh đá.
- Bà ta nổi điên rồi! - Luân bảo Dung
- Nolting gọi bà ta. Tay đại sứ Mỹ này chơi cái trò “củ cà rốt” tới cùng. - Dung nhận xét.
Hai người sang phòng làm việc của Diệm. Ông vồn vã ôm Luân, vỗ vào vai Dung, ân cần kéo hai người ngồi. Trông ông phờ phạc hẳn.
- Sao, hai cháu học hành thế nào?
Biết là ông hỏi lấy lệ, Luân cũng trả lời lấy lệ.
- Cháu Luân nghe chính giới Mỹ nhận xét về tình hình ở nước ta như thế nào? Họ về hùa với tụi xấu, phải không? - Câu này, Diệm hỏi và chăm chú chờ Luân trả lời.
- Thưa Tổng thống, cháu rời đất nước Mỹ trước khi xảy ra vụ Phật giáo ở Huế cho nên dư
  • P1 - Chương 15
  • P1- Chương 16
  • P1 - Chương 17
  • P1- Chương 18
  • P1 - Chương 19
  • P1 - Chương 20
  • P1 - Chương 21
  • Phần 2 - Chương 1
  • P2 - Chương 2
  • P2 - Chương 3
  • P2 - Chương 4
  • P2 - Chương 5
  • P 2- Chương 6
  • P 2- Chương 7
  • P 2- Chương 8
  • P2 - Chương 9
  • P2 - Chương 10
  • P2 - Chương 11
  • P2 - Chương 12
  • P2 - Chương 13
  • P2 - Chương 14
  • P2 - Chương 15
  • P2 - Chương 16
  • P2 - Chương 17
  • P2 - Chương 18
  • Phần 3 - Chương 1
  • luận cụ thể xung quanh vụ này của chính giới Mỹ cháu chưa được biết rõ…
    - Tôi muốn hỏi những ý kiến chung hơn. Phật giáo chẳng qua là việc nhỏ, rồi chính phủ sẽ thu xếp ổn thỏa thôi. Vài phần tử quá khích, bất mãn gây kích động, ta vạch mặt được chúng thì nhân tâm hết xao xuyến…
    - Thưa Tổng thống, trong thời gian ở Mỹ, cháu cũng như nhà cháu bận nghiên cứu trong Học viện thỉnh thoảng mới gặp vài nhân vật Mỹ. Có thể chia các nhân vật mà cháu tiếp xúc làm mấy loại. Phó tổng thống Mỹ Johnson, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mac Namara trong vài lần gặp cháu, quan tâm đến tình hình chính trị ở nước ta, có cái họ không ưng ý, nhưng đều ca ngợi Tổng thống…
    - Cháu gặp hai ông đó mấy lần?
    - Thưa, Phó tổng thống Mỹ nhân chuyến đi thị sát vùng Carolina - Bắc, gọi cháu đến dinh Thống đốc của bang trong một buổi ăn sáng. Thời gian nói chuyện độ 45 phút… Còn Bộ trưởng quốc phòng Mỹ thì cháu gặp ba lần, cả ba lần đều tại đại sứ quán nước ta ở thủ đô Mỹ…
    - Tôi nhớ rồi, đại sứ quán có báo cáo…
    - Thưa, cả ba lần đều có đại sứ Trần Văn Chương dự, kể cả lần mới nhất trước khi cháu rời Mỹ. Tuy dài ngắn khác nhau, trong ba lần gặp gỡ, Bộ trưởng và cháu chủ yếu bàn về các vấn đề quân sự, nhất là vấn đề trang bị cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa… Một giới khác mà cháu gặp là đại biểu quốc hội Mỹ, các thượng nghị sĩ như Fulbright, Mac Govern, Goldwater, Wallace… Như Tổng thống đã rõ, thế lực của các thượng nghị sĩ này khá lớn, ảnh hưởng quan trọng đến chính sách của chính phủ Mỹ. Fulbright thường đắn đo về cục diện Đông Nam Á. Có lẽ ông chủ trương kềm chế trong một giới hạn nào đó sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với ta mặc dù ông vẫn muốn nước Mỹ ngày phải mỗi đứng vững ở khu vực này. Mac Govern, trái lại, gần như theo thuyết “L’Amérique d’abord”(3) của các Tổng thống Mỹ vào đầu thế kỷ và có thể nói là ác cảm với chúng ta. Về một cực đối lập hẳn, Goldwater, Wallace mà dư luận Mỹ gọi là “diều hâu” cùng với nhiều nghị sĩ chung quan điểm, chủ trương Mỹ phải tăng viện tối đa cho chúng ta, không ngại mở rộng chiến tranh lên phía Bắc vĩ tuyến 17, thậm chí toàn Đông Dương… Goldwater chê ta không đủ kiên quyết trong đối nội…
    - Đức Hồng y Spellman có nói với tôi về hai thượng nghị sĩ này và các đồng chí của hai ông. Tuy nhiên, hình như phái của ông ta thiểu số.
    - Nếu tính tương quan trong Quốc hội hiện thời thì các ông chưa có tiếng nói quyết định, nhưng Ngũ giác đài có lẽ đứng sau lưng phái các ông… Còn giới báo chí, chắc Tổng thống đã rõ đang phân hoá. Nhưng những bài của Water Lippman vẫn có trọng lượng hơn…
    - Cũng giống như những bài của con mụ Fanfani, nghe đâu bạn của cháu. - Diệm nghiêm mặt - Tôi đã bảo ông Phan Văn Tạo và ông Ngô Trọng Hiếu trục xuất mụ ta, nhưng không rõ vì sao đại sứ Nolting lại không bằng lòng… Nếu cháu có gặp mụ ta thì nên nói cho mụ biết: Mụ phải cẩn thận!
    Dừng lại một chút, Diệm hỏi tiếp:
    - Cháu có gặp Colby không?
    - Thưa không!
    - Chắc là ông ta không thích cháu. - Diệm quay sang Thùy Dung - Còn cháu?
    - Thưa Tổng thống, việc gì ạ? - Dung trả lời nhỏ nhẹ như một đứa cháu dâu trước mặt bậc trưởng thượng khả kính trong gia đình. Thái độ của Thùy Dung khiến mặt Diệm dịu hẳn, có lẽ gần đây ông phải nghe những câu, những chuyện mà ông cho là xúc phạm đến vai vế cần phải được tuyệt đối tôn trọng của ông.
    - À, tôi hỏi hơi thừa. Colby không gặp cháu đâu. Nói chung, ông ta không thích những người trong gia đình chúng ta.
    - Thưa Tổng thống, cháu có gặp những người chỉ huy cơ quan FBI (4) để trao đổi kinh nghiệm về nghề nghiệp.
    - Ừ, tốt lắm… - Diệm đột ngột hỏi Luân: - Cabot Lodge là người thế nào?
    - Thưa Tổng thống, một chính khách có cỡ của Mỹ. Cháu chưa gặp ông ta lần nào nên chưa thể có ý kiến trình lên Tổng thống.
    Câu chuyện đến đó thì bị cắt ngang. Đổng lý văn phòng Phủ tổng thống sau tiếng gõ cửa nhè nhẹ, bước vào:
    - Trình Tổng thống, linh mục Hoàng, như đã hẹn, xin được Tổng thống tiếp.
    Diệm ngần ngừ giây lát, rồi bảo:
    - Ông mời vào.
    Luân và Dung đứng lên toan rút lui.
    - Hai cháu cứ ngồi có thể hiểu biết thêm tình hình vì hai cháu xa đất nước cũng hơi lâu.
    Viên Đổng lý văn phòng gập người chào Diệm, thụt lui mãi tận cửa, bấy giờ mới gật đầu chào vợ chồng Luân và mới dám quay lưng. “Bên ngoài đang thay đổi vùn vụt nhưng ông Diệm vẫn cố giữ cái nghi vệ hình thức. Chắc chắn đó là một trong những sức đẩy triều đại của ông ta lao nhanh xuống vực” - Luân thầm nghĩ.
    Cửa mở, linh mục Hoàng hấp tấp bước vào. Ngô Đình Diệm đứng lên:
    - Xin chào Cha! Mời Cha ngồi.
    Linh mục Hoàng khệnh khạng ngồi xuống chiếc ghế bành và Diệm rời bàn viết đến ngồi cạnh ông. Linh mục Hoàng chỉ khẽ gật đầu đáp lễ khi Luân và Dung đứng lên chào ông.
    - Về nước bao giờ đấy? - Linh mục hỏi, hách dịch - Tôi quên tên anh và cô bé này.
    Luân chỉ mỉm cười.
    - Coi thư của Cha, con muốn Cha nói rõ hơn. Còn hai cháu đây là người nhà. - Diệm ôn tồn nói với linh mục Hoàng.
    - Ý của tôi tóm tắt như thế này: Một, tiếp tục phong tỏa chùa Từ Đàm ở Huế cho đến khi nào bọn chúng chịu đói không nổi, phải bò ra xin cơm thì ta mới tha tội. Hai, phong tỏa tất cả các chùa ở đô thành và các tỉnh nếu có các cuộc tập họp, Tổng thống quên rằng Quốc hội đã ủy quyền cho Tổng thống ban bố tình trạng khẩn trương trong cả nước hay sao? Ra liền một sắc lệnh giới nghiêm từng khu vực… Ba, tống xuất tất cả bọn nhà báo nước ngoài, đóng cửa các tờ báo trong nước đưa tin và ủng hộ Phật giáo. Bốn, cho phép tôi thành lập ngay một mặt trận cứu nguy đất nước, tổ chức những cuộc biểu dương lực lượng lớn, tràn ngập thdung1('tuaid=6509&chuongid=67')">P4 - Chương 11
  • P4 - Chương 12
  • P4 - Chương 13
  • Phần 5 - Chương 1
  • P5 - Chương 2
  • P5 - Chương 3
  • P5 - Chương 4
  • P5 - Chương 5
  • P5 - Chương 6
  • P 5- Chương 7
  • P5 - Chương 8
  • P5 - Chương 9
  • P5 - Chương 10
  • P5 - Chương 11
  • P5 - Chương 12
  • P5 - Chương 13
  • Phần 6 - Chương 1
  • P6 - Chương 2
  • P6 - Chương 3
  • P6 - Chương 4
  • P6 - Chương 5
  • P6 - Chương 6
  • P6 - Chương 7
  • P6 - Chương 8
  • P6 - Chương 9
  • P6 - Chương 10
  • P6 - Chương 11
  • P6 - Chương 12
  • Phần 7 - Chương 1
  • P7 - Chương 2
  • P7 - Chương 3
  • P7 - Chương 4
  • P7 - Chương 5
  • P7 - Chương 6
  • P7 - Chương 7
  • P7 - Chương 8
  • P7 - Chương 9
  • Phần 8 - Chương 1
  • P8 - Chương 2
  • P8 - Chương 3
  • P8 - Chương 4
  • P8 - Chương 5
  • P8 - Chương 6
  • P8 - Chương 7
  • P8 - Chương 8
  • P8 - Chương 9
  • P8 - Chương 10
  • P8 - Chương 11
  • P8 - Chương 12
  • P8 - Chương 13
  • Phần 9 - Chương 1
  • P9 - Chương 2
  • ght:10px;'>
  • - Ai nói? - Luân hỏi.
    - Thầy Quảng Liên nói ở chùa Xá Lợi…
    - Chắc là “sáng kiến” của ông Tạo, ông Hiếu… - Luân bảo Dung - Họ chống đỡ và chống đỡ bằng tiểu xảo…
    - Cũng có thể một rạn nứt ngay trong Phật giáo, vào lúc bắt đầu.
    - Có lý! Để xem… - Luân đồng tình với vợ.
    Buổi chiều, Luân đến dinh Gia Long chào trung tướng Dương Văn Minh, cố vấn quân sự đặc biệt của Tổng thống.
    Luân và trung tướng biết nhau khá lâu nhưng chưa bao giờ hai người nói chuyện riêng.
    Vào đến giữa phòng làm việc - Dương Văn Minh đang ngồi sau bàn viết, xem một hồ sơ hay báo cáo gì đó - Luân chập gót chân, đưa tay lên vành kêpi:
    - Trình trung tướng, tôi, đại tá Nguyễn Thành Luân có mặt!
    Trung tướng Minh đứng lên hơi vội vàng.
    - Chào đại tá! - Ông bắt tay Luân - Ngồi! Ngồi!
    Ông mời Luân và chọn chiếc ghế đối diện.
    - Tại sao đại tá không nghỉ ngơi vài hôm? Nghe tin đại tá muốn gặp tôi, tôi đã dặn anh em văn phòng cứ để đại tá thong thả… - Minh nói ôn tồn.
    - Đã gặp ông cụ với ông cố vấn rồi hả? - Minh hỏi.
    - Thưa, đã gặp…
    - Bà đại tá khoẻ không?
    - Cám ơn trung tướng, nhà tôi bình thường.
    - Khóa nghiên cứu kết quả không?
    - Thưa, cũng thêm được nhiều hiểu biết mới.
    - Đại tá Quang đã làm việc với đại tá chưa?
    - Thưa, tôi gặp đại tá ngoài sân bay…
    - À, tôi quên ông Quang đón đại tá…
    Câu chuyện mở đầu theo lối “vấn đáp” cộc lốc như vậy. Luân thừa hiểu tướng Minh không ưa Luân, kẻ như con cháu nhà Tổng thống. Có thể nói ông đề phòng Luân. “Ông ta coi mình như một Cần Lao gộc, bộ hạ thân tín của Diệm. Hơn nữa, hạng “sớm đầu tối đánh”, vì mình từ chiến khu về. Trong hàng các tướng lĩnh của Diệm, Luân để ý đến Dương Văn Minh. Ông ta có phần nào tự phân biệt với các sĩ quan cao cấp khác ở cái mà đám bộ thuộc coi ông như một thứ Mạnh Thường Quân. Người ta thường nhắc đến ông về mặt nhân cách hơn là tài năng. Luân giao thiệp với tướng Minh đều đặn khi ông phụ trách Bộ tư lệnh hành quân và Luân tìm thấy ở ông còn sót lại những nét chất phác nhất định mà những đồng cấp của ông đánh mất từ lâu. Ông không mang tai tiếng về rượu, về gái nhất là về buôn lậu. Ông lại kém khoa ăn nói, phần nào hơi hệch hạc.
    Ngồi trước mặt Luân là một trung tướng 47 tuổi, cắt tóc ngắn, thân hình vạm vỡ. Giá như đây không là cuộc yết kiến của một sĩ quan trong Tham mưu biệt bộ Phủ tổng thống với vị tướng cố vấn quân sự đặc biệt của Tổng thống mà là cuộc trao đổi về quần vợt thì chắc sẽ sôi nổi - tướng Minh vốn là một cây vợt có hạng trên sân C.S.S (5). Luân để ý đến tướng Minh còn vì một lý do khác: Hồ sơ của bác sỹ Trần Kim Tuyến chứa nhiều nghi vấn về mối quan hệ giữa tướng Minh với “phía bên kia”. Dĩ nhiên bác sĩ Tuyến có thói quen thổi phồng những mối liên hệ ấy: Kỳ thật, trong giòng họ của ông Minh có một số đi kháng chiến, kể cả đứa em ruột của ông nay là một sĩ quan Bắc Việt. Ngoài ra không còn cái gì khác. Rất dễ hiểu, con đường thăng quan tiến chức của tướng Minh khá chậm. Ông nổi tiếng trong chiến dịch Hoàng Diệu cuối năm 1955, truy kích tàn quân Bình Xuyên ở Rừng Sác sau khi Trịnh Minh Thế chết. Bấy giờ ông mang hàm đại tá và trợ lý cho ông là trung tá Nguyễn Khánh. Đầu năm 1956, Diệm sai ông bình định miền Tây với chiến dịch mang tên Nguyễn Huệ và ông đeo lon thiếu tướng, cũng vẫn do Nguyễn Khánh - hàm đại tá - trợ lý. Trong 4 tháng, chiến dịch kết thúc, ông được coi là người có công phủ dụ Năm Lửa và Ba Cụt về với Diệm. Tháng 8 năm đó, ông được bổ làm Tổng thư ký trường trực Bộ quốc phòng, kiêm chỉ huy Phân khu Sài Gòn - Chợ Lớn, kiêm luôn chỉ huy chiến dịch Thoại Ngọc Hầu, kế tiếp chiến dịch Nguyễn Huệ và song song với chiến dịch Trương Tấn Bửu ở miền Đông do Mai Hữu Xuân chỉ huy. Trong quân đội, người ta chờ ông lên trung tướng. Tháng 12-1956, danh sách thăng chức được công bố. Trung tướng Lê Văn Tỵ thăng đại tướng, các thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lễ, Trần Văn Đôn, Trần Văn Minh - còn gọi là Minh nhỏ - thăng trung tướng, đại tá Thái Quang Hoàng thăng thiếu tướng. Không có tên Dương Văn Minh. Những người thông thạo thời cuộc cho rằng ông bị thất sủng, có thể vì ông không tán thành cách xử sự đối với tướng Hòa Hảo Ba Cụt: Ngô Đình Diệm cho Nguyễn Ngọc Thơ chiêu hàng Ba Cụt lần nữa; tin vào lời hứa hẹn Nguyễn Ngọc Thơ, Ba Cụt đến điểm hẹn: quân đội Diệm phục kích bắt sống Ba Cụt, kết án tử hình và hành quyết ông ta. Cũng có thể tướng Minh xuất thân từ trường võ bị Pháp, và không tỏ ra mặn mà lắm với việc nghiên cứu kiến thức quân sự Mỹ. Gần như ông ẩn cư trong Bộ quốc phòng - người thay chức Tổng thư ký của ông là bác sĩ Trần Quang Diệu, chẳng liên can gì đến nghề binh. Sau đó ông được thuyên chuyển về Bộ tổng tham mưu, đứng đầu Bộ tư lệnh hành quân một lúc. Gọi là chỉ huy trưởng Bộ tư lệnh hành quân nhưng trong tay chẳng có quân. Ông dùng thì giờ đọc sách, đánh banh và chơi phong lan. Cũng có dư luận cho rằng sở dĩ Diệm mời ông làm cố vấn quân sự đặc biệt là do vấn đề Phật giáo mỗi lúc mỗi quan trọng về mặt chính trị mà ông là một Phật tử.
    - Thưa trung tướng, tôi vắng nhà hơi lâu, muốn được trung tướng cho một vài nhận định bao quát về tình hình quân sự trong nước. - Nguyễn Thành Luân lái câu chuyện sang phần nghề nghiệp.
    Tướng Minh cười. Cái cười phô bày những điều ông không hài lòng:
    - Tiếng là cố vấn quân sự cho Tổng thống, tôi được thông tin không đầy đủ. Bộ Tổng tham mưu báo cáo tin chiến sự về cho Phủ tổng thống, ông Nhu là người tiếp xúc với toàn bộ tin tức ấy, và tôi chỉ được trao cho những phần ít quan trọng hơn hết.
    Tôi có thể không cần đọc những báo cáo đó mà nghe thông cáo chiến sự trên đài phát thanh, hai cái không khác nhau mấy. Mỗi ngày, tôi phải vào đấy vì không lẽ không vào. P9 - Chương 3
  • P9 - Chương 4
  • P9 - Chương 5
  • P9 - Chương 6
  • P9 - Chương 7
  • P9 - Chương 8
  • P9 - Chương 9
  • P9 - Chương 10
  • P9 - Chương 11
  • P9 - Chương 12
  • P9 - Chương 13
  • P9 - Chương 14
  • P9 - Chương 15
  • P9 - Chương 16
  • P9 - Chương 17
  • P9 - Chương 18
  • P9 - Chương 19
  • P9 - Chương 20
  • P9 - Chương Kết
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~--- !!!6509_96.htm!!!ống Cộng sao?
    Qua câu nói, tướng Minh đã cho Luân một vài cơ sở đánh giá xu hướng chính trị, hoặc ít ra, mơ ước vừa manh nha của ông.
    Luân từ giã tướng Minh đúng quân phong quân kỷ. Tướng Minh có vẻ hài lòng tiễn Luân ra khỏi phòng.
    “Giữa tướng Minh và Mai Hữu Xuân có quan hệ gì không?”
    Luân tiếc là chưa chủ ý tìm hiểu khía cạnh quan trọng đó trong cuộc trao đổi vừa rồi.
    Bữa cơm chiều trong dinh Gia Long không được vui. Tuy gọi rằng đó là bữa cơm đón tiếp vợ chồng Luân nhưng câu chuyện lại xoáy quanh những sự kiện dồn dập xảy ra trong ngày. Đức Giám mục - vừa từ Huế bay vào - cho biết vòng vây chùa Từ Đàm vẫn thắt chặt nhưng Phật tử bên ngoài vẫn liều mạng xông vào tiếp tế. Các chùa khác ở Huế đều tiếp tục cầu siêu. Nhu cho biết ở đô thành, tất cả các chùa thuộc các môn phái khác nhau đều cầu siêu, trừ một nhóm thuộc phái Cổ Sơn Môn. Tình hình các tỉnh cũng tương tự. Những nhóm Cổ Sơn Môn, thường gọi là thầy cúng, không có ảnh hưởng trong giới Phật giáo.
    Cuối bữa ăn, Nhu có báo ngày 15 Tổng thống sẽ gặp một phái đoàn Phật giáo.
    - Gặp phái đoàn Phật giáo? - Trần Lệ Xuân không giấu nổi kinh dị.
    - Phải gặp! Dư luận xôn xao lắm… - Nhu trả lời.
    - Đã thế, tại sao anh không bắt Tổng thống đến chùa Xá Lợi hay chùa Ấn Quang dâng hương niệm Phật! - Trần Lệ Xuân xô ghế, rời bàn ăn, bỏ ra ngoài. Bữa cơm giải tán trong không khí nặng nề.
    Về nhà, Luân đi lại suốt mấy tiếng đồng hồ ngoài hàng hiên. Anh tổng hợp các dữ kiện và cố gắng tìm xem mối liên hệ lục giác phát triển đến đâu: CIA - Phật giáo - Quân đội Sài Gòn - Phòng Nhì Pháp - các phe phái chống Diệm - phần tử yêu nước Phật tử.
    °
    Thông báo của Phủ Tổng thống:
    Thứ tư 15-5-1963 từ 10 giờ 30 đến 13 giờ, tại dinh Gia Long, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đã tiếp một phái đoàn Phật giáo gồm các vị:
    Thượng tọa Thích Thiện Hòa, Trị sự trưởng Giáo hội tăng già toàn quốc.
    Thượng tọa Thích Tâm Châu, Phó hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam.
    Ông Mai Thọ Truyền, Hội trưởng Hội Phật học Nam Việt.
    Đại đức Lâm Em, Phật giáo phái Théravada (người Việt gốc Miên)
    Đại đức Phát Tri, Phó tăng thống Phật giáo nguyên thủy Việt Nam
    Thượng tọa Thích Thiện Hoa, Phó trị sự trưởng Giáo hội Tăng già Nam Việt.
    Cụ Vũ Bảo Vinh, Hội Phật học Bắc Việt.
    Cùng dự buổi tiếp kiến với Tổng thống có ông Bộ trưởng Bộ nội vụ Bùi Văn Lương và ông Bộ trưởng Bộ công dân vụ Ngô Trọng Hiếu.
    Phái đoàn đã trình lên Tổng thống 7 nguyện vọng. Tổng thống đã cứu xét từng nguyện vọng và đã giải quyết thỏa đáng. Cuộc tiếp xúc kết thúc trong tinh thần hiểu biết và thân ái.
    Tường thuật cuộc họp báo của phái đoàn Phật giáo:
    Sài Gòn (Tin riêng của báo Lẽ Sống)
    Chiều hôm qua, 16-5, tại chùa Xá Lợi, phái đoàn đại diện Phật giáo sau khi tiếp kiến Tổng thống đã mở cuộc họp báo. Ngoài các vị trong phái đoàn, có thêm nhiều thượng toạ, đại đức, các đại diện báo chí trong và ngoài nước và đông đảo Phật tử. Sau khi ngỏ lời chào thường lệ, thượng tọa Thích Thiện Hoa, phát ngôn viên của phái đoàn, trình bày như sau:
    - Phái đoàn của chúng tôi gồm có 5 đại đức và 2 cư sĩ. Trong số 5 nhà sư, 4 thuộc Tổng hội Phật giáo Việt Nam, phái Đại thừa, một thuộc phái Nguyên thủy người Việt và một thuộc phái Théravada người Việt gốc Miên.
    Thành phần ấy chỉ rằng tuy chia nhiều môn phái, chỉ có một Phật giáo ở Việt Nam và trong mọi trường hợp, tất cả các môn phái ấy đều đoàn kết chặt chẽ trong tinh thần cũng như trong hành động.
    Do ông Bộ trưởng Công dân vụ hướng dẫn, chúng tôi được Tổng thống tiếp hồi 10 giờ 45, tại dinh Gia Long, trước sự hiện diện của ông Bộ trưởng Bộ nội vụ.
    Sau khi kính chào Tổng thống, chúng tôi có trình một bản nguyện vọng, gồm 5 điểm chính và 2 điểm phụ, ghi rõ trong một tuyên ngôn do vị lãnh đạo tối cao Phật giáo Việt Nam (Hòa thượng Thích Tịnh Khiết) và các Đại đức, Chủ tịch Giáo hội Tăng già và Hội Phật giáo Trung phần ký tên ngày 10-5-1963. Năm điểm chính ấy là:
    1. Bãi lệnh cấm treo cờ Phật giáo.
    2. Cho Phật giáo hưởng một chế độ ngang hàng với các Hội Truyền giáo Thiên Chúa.
    3. Chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủng bố tín đồ Phật giáo hiện nay ở Huế.
    4. Cho tăng, tín đồ Phật giáo được tự do truyền đạo và hành đạo.
    5. Đền bồi cho gia đình nạn nhân và nghiêm trị những người có trách nhiệm trong vụ đổ máu.
    Hai điểm phụ do phái đoàn chúng tôi thêm vào là:
    - Chính phủ bảo đảm an ninh cho phái đoàn độ 20 người (tăng già và cư sĩ) ra thăm Phật giáo Huế và an ủi vác gia đình nạn nhân.
    - Ra lệnh các cấp quân chính đừng làm điều gì trở ngại những buổi lễ cầu siêu cho vong linh nạn nhân ở khắp các chùa toàn quốc.
    Sau đây là những giải quyết của Tổng thống:
    1. Bãi lệnh treo cờ:
    Tổng thống báo sở dĩ có lệnh cấm treo giáo kỳ ngoài vòng trụ sở của mỗi tôn giáo là vì chính Tổng thống đã nhận thấy bên Phật giáo cũng như bên Công giáo, việc sử dụng lá cờ đạo quá bừa bãi và không có tinh thần tôn trọng màu cờ quốc gia. Để tránh những hiểu lầm ở cấp thừa hành, Tổng thống đưa ra một thể thức ấn định sự sử dụng cờ Phật giáo như sau trong các ngày lễ Phật giáo:
    a) Tại chùa hay trụ sở hành lễ: Ngoài đường treo cờ quốc gia. Trong phạm vi chùa hay trụ sở, nếu có treo đại kỳ thời trên lá cờ quốc gia, dưới là cờ Phật giáo nhỏ hơn. Từ ngoài cổng chùa hay trụ sở trở vô được treo cờ Phật giáo xen với cờ quốc gia.
    b) Tại đài làm lễ lộ thiên: Cũng một nguyên tắc, nghĩa là ngoài phạm vi lễ đài và ngoài đường thời treo cờ quốc gia. Phía trong treo cờ Phật giáo xen với cờ quốc gia.
    c) Đám rước: Đại kỳ quốc gia đi trước, đại kỳ Phật giáo đi sau ở đầu đám rước. Ngoài ra, tuyệt nhiên không có một lá cờ nào khác.
    d) Tại tư gia Phật tử: Được treo cờ Phật giáo trước bàn thờ
    2. Cho Phật giáo hưởng một chế độ ngang hàng với các Hội truyền giáo Thiên chúa:
    Phái đoàn trình rằng, Dụ số 10 quy định các hiệp hội (associations) đã đặt các Hội truyền giáo Thiên chúa ra ngoài thể lệ ghi trong các Dụ ấy và có dự rằng sẽ có một quy chế riêng cho các Hội truyền giáo nói trên. Nhưng trên 10 năm rồi, chưa thấy ban hành quy chế riêng ấy.
    Tuy nhiên, Công giáo tiếp tục được hưởng những quyền tự do do những ký kết với chính phủ Pháp xưa lưu lại, còn Phật giáo thời được xem như những hiệp hội ngoài đời và mọi hoạt động đều bị gò bó trong những thể lệ của Dụ số 10.
    Tổng thống đáp: Đây là một vấn đề hành chính chuyên môn cần phải nghiên cứu.
    Phái đoàn lưu ý Tổng thống về điểm Nha trước bạ bắt buộc Hội Phật giáo muốn mua đất xây cất cơ sở, phải có phép trước của Tổng thống. Sự bắt buộc ấy, nếu áp dụng cho các hội truyền giáo ngoại quốc, thời hiểu được, còn áp dụng cho các tổ chức Phật giáo trong nước thời không có lý do. Tổng thống bảo có lẽ có sự hiểu lầm, vậy phải trình cho Tổng thống biết chẳng những trong việc này mà trong tất cả các việc khác nếu Phật giáo thấy có sự sai lầm.
    3. Chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủng bố tín đồ Phật giáo hiện nay ở Huế:
    Tổng thống đáp: Chính quyền có phận sự giữ gìn an ninh trật tự. Nếu chấm dứt bắt bớ thời kẻ tạo loạn thừa cơ mới làm sao? Ông Bộ trưởng Nội vụ quả quyết không có nhà sư nào bị bắt, còn những kẻ bị bắt là những hạng lưu manh phá rối. Ông Bộ trưởng Công dân vụ lớn tiếng phản kháng câu “Khủng bố tín đồ Phật giáo”
    Đáp câu hỏi của phái đoàn, ông Bộ trưởng cho biết chưa tìm ra thủ phạm ném plastic, nhưng theo cuộc điều tra thì có lẽ Việt Cộng.
    Phái đoàn hỏi: Ông Bộ trưởng đã nói là công chúng bất thình lình kéo nhau đến đài vô tuyến nghe phát thanh chứ không có ý biểu tình. Như vậy thời làm sao kẻ phá rối biết mà đem plastic đến liệng, vì hành vi này bao giờ cũng có sự chuẩn bị trước, sau khi biết rõ là có sự tụ họp.
    Ông Bộ trưởng đáp: Kẻ phiến loạn có lẽ đã len lỏi vào hàng ngũ Phật giáo từ sáng, khi đám rước Phật biến thành cuộc biểu tình.
    4. Cho tăng, tín đồ Phật giáo được tự do truyền đạo và hành đạo:
    Tổng thống cho biết quyền tự do tín ngưỡng đã ghi trong Hiến pháp và riêng Tổng thống không bao giờ có ý thiên vị một tôn giáo nào. Bằng cớ là chính phủ đã để cho Phật giáo tự do tổ chức tín đồ từ thành thị đến thôn quê và thực hiện nhiều cơ sở tốt đẹp.
    Phái đoàn trình có nhiều sự áp bức khó dễ cấp thừa hành với dụng ý chận nghẹt sự sinh hoạt hàng ngày của Phật giáo.
    Tổng thống bảo nếu có những sự kiện như thế, thời trình nhà chức trách cấp cao hơn xét xử.
    Phái đoàn cho rằng có nhiều việc đã trình ngay Tổng thống mà chưa được giải quyết, thí dụ như gần đây việc xin nhập cảnh phim “Sakya”. Trong lúc Phật giáo chờ sự giải quyết của Tổng thống thì Bộ Kinh tế cho phép nhập tạm.
    Tổng thống, cũng như ông Bộ trưởng nội vụ và công dân vụ quả quyết rằng việc nhập tạm là một thủ tục hành chính không liên can gì đến sự quyết định đã có rồi của chính phủ là phim Sakya sẽ bị cấm chiếu trên toàn quốc.
    5. Đền bồi cho các gia đình nạn nhân và nghiêm trị những người có trách nhiệm trong cuộc đổ máu:
    Tổng thống cũng như ông Bộ trưởng nội vụ cho biết trong số nạn nhân có người Công giáo, có người không phải là Phật giáo, con em của cảnh binh và nhân viên. Toà đại biểu chính phủ đã nghĩ đến việc trợ cấp cho tất cả. Còn việc nghiêm trị thời cuộc điều tra đang tiếp tục.
    - Bảo đảm an ninh cho một phái đoàn ra Huế:
    Sau khi cân nhắc hiệu quả trong việc bảo vệ trật tự công cộng nhân một phái đoàn ra Huế, Tổng thống giao cho ông Bộ trưởng Công dân vụ phối hợp với Bộ Nội vụ liên lạc với nhà chức trách ở Huế để thương lượng với các cấp lãnh đạo tại chỗ hầu tránh mọi sự giao động khi phái đoàn trong Nam ra thăm.
    Ngày giờ khởi hành, tùy từng phái đoàn và sẽ gồm ba tăng và ba cư sĩ.
    - Ra lệnh đừng làm trở ngại các lễ cầu siêu trên toàn quốc:
    Tổng thống có ý kiến nên tổ chức trong chùa và đừng tụ họp quá đông. Ông Bộ trưởng Công dân vụ đề nghị đợt tới, rằm tháng 7 làm long trọng cho toàn thể chúng sinh.
    Trên đây là ý kiến hoặc quyết định của Tổng thống. Phái đoàn chúng tôi sẽ trình lại cho các Ban trị sự Phật giáo toàn quốc biết và lấy quyết định chung.
    Sau khi thượng tọa Thích Thiện Hoa thông báo kết quả cuộc họp với Tổng thống, một cư sĩ không xưng tên đã đứng lên tả lại cảnh tượng ở chùa Từ Đàm và ở Đài phát thanh Huế. Theo cư sĩ này, chính quyền đã cố ý dùng vũ lực cấm ngày Phật đản và không ngại cả sự chém giết. Hiện nay, chùa Từ Đàm bị phong tỏa, nhiều tăng ni và Phật tử kiệt sức. Ông báo động với dư luận trong và ngoài nước. Giữa lúc cư sĩ đang nói, nhiều người mặc thường phục nhưng lưng lại đeo súng, chen lên gần bục gỗ. Một số thanh niên Phật tử lập ra hàng rào bảo vệ. Đáng lẽ còn có mục hỏi của nhà báo và trả lời của phái đoàn song còi cảnh sát đã rú liên hồi. Cả chùa báo động, sợ bị phong tỏa như chùa Từ Đàm, nên mọi người kéo nhau ra đường. Ở các ngã dẫn đến chùa Xá Lợi, cảnh sát dã chiến đã dàn hàng, sửa soạn tấn công. Số hiếu động trong Phật tử cũng tìm gậy, đá, sẵn sàng nghinh chiến.
    Không rõ do một lịnh từ đâu, cảnh sát dã chiến tự nhiên rút êm… Nhưng cuộc họp báo cũng bất thành.
    THÔNG CÁO CHUNG VIỆT - MỸ
    Sau một thời gian nghiên cứu, chính phủ Mỹ thỏa thuận tăng gia việc trợ cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa ngỏ hầu thực hiện chương trình ấp chiến lược mà tổng chi phí lên đến trên 2 tỷ đồng. Ngay lập tức, chính phủ Mỹ góp thêm 55 triệu Mỹ kim tính bằng nông phẩm, phân bón, kẽm gai, xi măng, vũ khí dùng cho dân vệ.
    Sài Gòn, ngày 17 tháng 5 năm 1963.
    Ký thay chính phủ Mỹ:
    Đại sứ Nolting
    Ký thay chính phủ Việt Nam Cộng hòa
    Bộ trưởng Bộ ngoại giao: Vũ Văn Mẫu
    THÔNG CÁO BÁO CHÍ CỦA TÒA BẠCH ỐC
    Ngày 25-5-1963, Tổng thống Mỹ Kennedy đã cho báo chí biết rằng Mỹ sẽ rút quân khỏi Việt Nam bất cứ lúc nào mà chính phủ Việt Nam Cộng hòa yêu cầu; một ngày sau khi có yêu cầu đó, quân đội Mỹ sẽ lần lượt về nước. Tổng thống hy vọng tình thế Việt Nam cho phép, vào cuối năm nay, quân đội Mỹ đã có thể rời Việt Nam.
    THÔNG TRI CỦA VĂN PHÒNG TỔNG THỐNG
    Do có nhiều tin tức xuyên tạc cố ý, Văn phòng Tổng thống nhắc lại với công chúng: chính phủ không hề chủ trương kỳ thị tôn giáo, vẫn tôn trọng tự do tín ngưỡng…
    THÔNG BÁO CỦA GIÁO HỘI TĂNG GIÀ NAM VIỆT
    Để tưởng nhớ các Phật tử tử nạn ở Huế, các tăng ni và Phật tử chùa Ấn Quang và Xá Lợi quyết định tuyệt thực 48 giờ, kể từ ngày 30-5-1963.
    THÔNG CÁO CỦA NHA CẢNH SÁT ĐÔ THÀNH
    Từ 14 giờ 30 đến 18 giờ hôm nay, 30-5, một số tăng ni biểu tình trước trụ sở Quốc hội. Để bảo vệ an ninh trật tự, cảnh sát được lệnh giải tán. Vài cuộc xô xát do hiểu lầm xảy ra. Không ai bị thương.
    THÔNG BÁO KHẨN CỦA PHÁI ĐOÀN PHẬT GIÁO
    Một số tăng ni đến Quốc hội yêu cầu thực hiện những điều Tổng thống hứa, đã bị cảnh sát đàn áp bằng lựu đạn cay và dùi cui. Nhiều tăng ni bị thương nặng.
    Chùa Từ Đàm (Huế) đang nguy ngập: chính quyền đã cắt điện, nước một tuần lễ nay.
    Ngày 3 và 4 tháng 6, Phật tử Huế lại bị cảnh sát đàn áp.
    THÔNG CÁO CỦA PHỦ TỔNG THỐNG
    Theo chỉ thị của Tổng thống, một Ủy ban liên bộ gồm Bộ trưởng Bộ nội vụ Bùi Văn Lương, Bộ trưởng Phủ tổng thống Nguyễn Đình Thuần do Phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ đứng đầu, đã thành lập để cùng phía Phật giáo giải quyết các khó khăn phát sinh từ một tháng nay.
    Phần Phật giáo, một Ủy ban liên phái đã thành lập, gồm các thượng tọa Thích Thiện Minh, Thích Thiện Hoa, Thích Huyền Quang, Thích Đức Nghiệp do thượng tọa Thích Tâm Châu đứng đầu.
    Phiên làm việc đầu tiên giữa hai Ủy ban ấn định vào ngày 5-6-1963.
    Điện tín của Bộ ngoại giao Mỹ gửi đại sứ Nolting:
    Tổng thống xác định lập trường ủng hộ cố gắng của chính phủ Việt Nam do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Quan điểm của Tổng thống là các vụ Phật giáo không thể trở thành lý do để chính phủ Mỹ xét lại thái độ của mình…
    (Bản sao điện tín này được gửi cho Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu và Ngoại trưởng đã chuyển cho văn phòng Phủ tổng thống)
    Điện tuyệt mật của Colby gửi Fishell:
    Vụ “Phật giáo” chỉ tiến triển đến mức đó thì chưa thể “bắn tín hiệu xanh”. Trao đổi thêm với John Hing. Trực tiếp gặp Lâm Sử để hoàn thành kế hoạch “Hight-pressure” (6) và sửa soạn kế hoạch “Horse-tail” (7) một khi cái trước thực hiện trót lọt.
    ----------
    (1) Thuận lợi.
    (2) Alô, phải… Lệ Xuân đây…
    (3) Nước Mỹ trước hết
    (4) Cơ quan an ninh nội địa Mỹ.
    (5) Cercle Sportil Saigonale: Câu lạc bộ thể thao Sài Gòn, nay là sân Tao Đàn.
    (6) Cao áp.
    (7) Đuôi ngựa.

    Truyện Ván Bài Lật Ngửa ---~~~cungtacgia~~~--- !!!6509_96.htm!!!ống Cộng sao?
    Qua câu nói, tướng Minh đã cho Luân một vài cơ sở đánh giá xu hướng chính trị, hoặc ít ra, mơ ước vừa manh nha của ông.
    Luân từ giã tướng Minh đúng quân phong quân kỷ. Tướng Minh có vẻ hài lòng tiễn Luân ra khỏi phòng.
    “Giữa tướng Minh và Mai Hữu Xuân có quan hệ gì không?”
    Luân tiếc là chưa chủ ý tìm hiểu khía cạnh quan trọng đó trong cuộc trao đổi vừa rồi.
    Bữa cơm chiều trong dinh Gia Long không được vui. Tuy gọi rằng đó là bữa cơm đón tiếp vợ chồng Luân nhưng câu chuyện lại xoáy quanh những sự kiện dồn dập xảy ra trong ngày. Đức Giám mục - vừa từ Huế bay vào - cho biết vòng vây chùa Từ Đàm vẫn thắt chặt nhưng Phật tử bên ngoài vẫn liều mạng xông vào tiếp tế. Các chùa khác ở Huế đều tiếp tục cầu siêu. Nhu cho biết ở đô thành, tất cả các chùa thuộc các môn phái khác nhau đều cầu siêu, trừ một nhóm thuộc phái Cổ Sơn Môn. Tình hình các tỉnh cũng tương tự. Những nhóm Cổ Sơn Môn, thường gọi là thầy cúng, không có ảnh hưởng trong giới Phật giáo.
    Cuối bữa ăn, Nhu có báo ngày 15 Tổng thống sẽ gặp một phái đoàn Phật giáo.
    - Gặp phái đoàn Phật giáo? - Trần Lệ Xuân không giấu nổi kinh dị.
    - Phải gặp! Dư luận xôn xao lắm… - Nhu trả lời.
    - Đã thế, tại sao anh không bắt Tổng thống đến chùa Xá Lợi hay chùa Ấn Quang dâng hương niệm Phật! - Trần Lệ Xuân xô ghế, rời bàn ăn, bỏ ra ngoài. Bữa cơm giải tán trong không khí nặng nề.
    Về nhà, Luân đi lại suốt mấy tiếng đồng hồ ngoài hàng hiên. Anh tổng hợp các dữ kiện và cố gắng tìm xem mối liên hệ lục giác phát triển đến đâu: CIA - Phật giáo - Quân đội Sài Gòn - Phòng Nhì Pháp - các phe phái chống Diệm - phần tử yêu nước Phật tử.
    °
    Thông báo của Phủ Tổng thống:
    Thứ tư 15-5-1963 từ 10 giờ 30 đến 13 giờ, tại dinh Gia Long, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đã tiếp một phái đoàn Phật giáo gồm các vị:
    Thượng tọa Thích Thiện Hòa, Trị sự trưởng Giáo hội tăng già toàn quốc.
    Thượng tọa Thích Tâm Châu, Phó hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam.
    Ông Mai Thọ Truyền, Hội trưởng Hội Phật học Nam Việt.
    Đại đức Lâm Em, Phật giáo phái Théravada (người Việt gốc Miên)
    Đại đức Phát Tri, Phó tăng thống Phật giáo nguyên thủy Việt Nam
    Thượng tọa Thích Thiện Hoa, Phó trị sự trưởng Giáo hội Tăng già Nam Việt.
    Cụ Vũ Bảo Vinh, Hội Phật học Bắc Việt.
    Cùng dự buổi tiếp kiến với Tổng thống có ông Bộ trưởng Bộ nội vụ Bùi Văn Lương và ông Bộ trưởng Bộ công dân vụ Ngô Trọng Hiếu.
    Phái đoàn đã trình lên Tổng thống 7 nguyện vọng. Tổng thống đã cứu xét từng nguyện vọng và đã giải quyết thỏa đáng. Cuộc tiếp xúc kết thúc trong tinh thần hiểu biết và thân ái.
    Tường thuật cuộc họp báo của phái đoàn Phật giáo:
    Sài Gòn (Tin riêng của báo Lẽ Sống)
    Chiều hôm qua, 16-5, tại chùa Xá Lợi, phái đoàn đại diện Phật giáo sau khi tiếp kiến Tổng thống đã mở cuộc họp báo. Ngoài các vị trong phái đoàn, có thêm nhiều thượng toạ, đại đức, các đại diện báo chí trong và ngoài nước và đông đảo Phật tử. Sau khi ngỏ lời chào thường lệ, thượng tọa Thích Thiện Hoa, phát ngôn viên của phái đoàn, trình bày như sau:
    - Phái đoàn của chúng tôi gồm có 5 đại đức và 2 cư sĩ. Trong số 5 nhà sư, 4 thuộc Tổng hội Phật giáo Việt Nam, phái Đại thừa, một thuộc phái Nguyên thủy người Việt và một thuộc phái Théravada người Việt gốc Miên.
    Thành phần ấy chỉ rằng tuy chia nhiều môn phái, chỉ có một Phật giáo ở Việt Nam và trong mọi trường hợp, tất cả các môn phái ấy đều đoàn kết chặt chẽ trong tinh thần cũng như trong hành động.
    Do ông Bộ trưởng Công dân vụ hướng dẫn, chúng tôi được Tổng thống tiếp hồi 10 giờ 45, tại dinh Gia Long, trước sự hiện diện của ông Bộ trưởng Bộ nội vụ.
    Sau khi kính chào Tổng thống, chúng tôi có trình một bản nguyện vọng, gồm 5 điểm chính và 2 điểm phụ, ghi rõ trong một tuyên ngôn do vị lãnh đạo tối cao Phật giáo Việt Nam (Hòa thượng Thích Tịnh Khiết) và các Đại đức, Chủ tịch Giáo hội Tăng già và Hội Phật giáo Trung phần ký tên ngày 10-5-1963. Năm điểm chính ấy là:
    1. Bãi lệnh cấm treo cờ Phật giáo.
    2. Cho Phật giáo hưởng một chế độ ngang hàng với các Hội Truyền giáo Thiên Chúa.
    3. Chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủng bố tín đồ Phật giáo hiện nay ở Huế.
    4. Cho tăng, tín đồ Phật giáo được tự do truyền đạo và hành đạo.
    5. Đền bồi cho gia đình nạn nhân và nghiêm trị những người có trách nhiệm trong vụ đổ máu.
    Hai điểm phụ do phái đoàn chúng tôi thêm vào là:
    - Chính phủ bảo đảm an ninh cho phái đoàn độ 20 người (tăng già và cư sĩ) ra thăm Phật giáo Huế và an ủi vác gia đình nạn nhân.
    - Ra lệnh các cấp quân chính đừng làm điều gì trở ngại những buổi lễ cầu siêu cho vong linh nạn nhân ở khắp các chùa toàn quốc.
    Sau đây là những giải quyết của Tổng thống:
    1. Bãi lệnh treo cờ:
    Tổng thống báo sở dĩ có lệnh cấm treo giáo kỳ ngoài vòng trụ sở của mỗi tôn giáo là vì chính Tổng thống đã nhận thấy bên Phật giáo cũng như bên Công giáo, việc sử dụng lá cờ đạo quá bừa bãi và không có tinh thần tôn trọng màu cờ quốc gia. Để tránh những hiểu lầm ở cấp thừa hành, Tổng thống đưa ra một thể thức ấn định sự sử dụng cờ Phật giáo như sau trong các ngày lễ Phật giáo:
    a) Tại chùa hay trụ sở hành lễ: Ngoài đường treo cờ quốc gia. Trong phạm vi chùa hay trụ sở, nếu có treo đại kỳ thời trên lá cờ quốc gia, dưới là cờ Phật giáo nhỏ hơn. Từ ngoài cổng chùa hay trụ sở trở vô được treo cờ Phật giáo xen với cờ quốc gia.
    b) Tại đài làm lễ lộ thiên: Cũng một nguyên tắc, nghĩa là ngoài phạm vi lễ đài và ngoài đường thời treo cờ quốc gia. Phía trong treo cờ Phật giáo xen với cờ quốc gia.
    c) Đám rước: Đại kỳ quốc gia đi trước, đại kỳ Phật giáo đi sau ở đầu đám rước. Ngoài ra, tuyệt nhiên không có một lá cờ nào khác.
    d) Tại tư gia Phật tử: Được treo cờ Phật giáo trước bàn thờ
    2. Cho Phật giáo hưởng một chế độ ngang hàng với các Hội truyền giáo Thiên chúa:
    Phái đoàn trình rằng, Dụ số 10 quy định các hiệp hội (associations) đã đặt các Hội truyền giáo Thiên chúa ra ngoài thể lệ ghi trong các Dụ ấy và có dự rằng sẽ có một quy chế riêng cho các Hội truyền giáo nói trên. Nhưng trên 10 năm rồi, chưa thấy ban hành quy chế riêng ấy.
    Tuy nhiên, Công giáo tiếp tục được hưởng những quyền tự do do những ký kết với chính phủ Pháp xưa lưu lại, còn Phật giáo thời được xem như những hiệp hội ngoài đời và mọi hoạt động đều bị gò bó trong những thể lệ của Dụ số 10.
    Tổng thống đáp: Đây là một vấn đề hành chính chuyên môn cần phải nghiên cứu.
    Phái đoàn lưu ý Tổng thống về điểm Nha trước bạ bắt buộc Hội Phật giáo muốn mua đất xây cất cơ sở, phải có phép trước của Tổng thống. Sự bắt buộc ấy, nếu áp dụng cho các hội truyền giáo ngoại quốc, thời hiểu được, còn áp dụng cho các tổ chức Phật giáo trong nước thời không có lý do. Tổng thống bảo có lẽ có sự hiểu lầm, vậy phải trình cho Tổng thống biết chẳng những trong việc này mà trong tất cả các việc khác nếu Phật giáo thấy có sự sai lầm.
    3. Chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủng bố tín đồ Phật giáo hiện nay ở Huế:
    Tổng thống đáp: Chính quyền có phận sự giữ gìn an ninh trật tự. Nếu chấm dứt bắt bớ thời kẻ tạo loạn thừa cơ mới làm sao? Ông Bộ trưởng Nội vụ quả quyết không có nhà sư nào bị bắt, còn những kẻ bị bắt là những hạng lưu manh phá rối. Ông Bộ trưởng Công dân vụ lớn tiếng phản kháng câu “Khủng bố tín đồ Phật giáo”
    Đáp câu hỏi của phái đoàn, ông Bộ trưởng cho biết chưa tìm ra thủ phạm ném plastic, nhưng theo cuộc điều tra thì có lẽ Việt Cộng.
    Phái đoàn hỏi: Ông Bộ trưởng đã nói là công chúng bất thình lình kéo nhau đến đài vô tuyến nghe phát thanh chứ không có ý biểu tình. Như vậy thời làm sao kẻ phá rối biết mà đem plastic đến liệng, vì hành vi này bao giờ cũng có sự chuẩn bị trước, sau khi biết rõ là có sự tụ họp.
    Ông Bộ trưởng đáp: Kẻ phiến loạn có lẽ đã len lỏi vào hàng ngũ Phật giáo từ sáng, khi đám rước Phật biến thành cuộc biểu tình.
    4. Cho tăng, tín đồ Phật giáo được tự do truyền đạo và hành đạo:
    Tổng thống cho biết quyền tự do tín ngưỡng đã ghi trong Hiến pháp và riêng Tổng thống không bao giờ có ý thiên vị một tôn giáo nào. Bằng cớ là chính phủ đã để cho Phật giáo tự do tổ chức tín đồ từ thành thị đến thôn quê và thực hiện nhiều cơ sở tốt đẹp.
    Phái đoàn trình có nhiều sự áp bức khó dễ cấp thừa hành với dụng ý chận nghẹt sự sinh hoạt hàng ngày của Phật giáo.
    Tổng thống bảo nếu có những sự kiện như thế, thời trình nhà chức trách cấp cao hơn xét xử.
    Phái đoàn cho rằng có nhiều việc đã trình ngay Tổng thống mà chưa được giải quyết, thí dụ như gần đây việc xin nhập cảnh phim “Sakya”. Trong lúc Phật giáo chờ sự giải quyết của Tổng thống thì Bộ Kinh tế cho phép nhập tạm.
    Tổng thống, cũng như ông Bộ trưởng nội vụ và công dân vụ quả quyết rằng việc nhập tạm là một thủ tục hành chính không liên can gì đến sự quyết định đã có rồi của chính phủ là phim Sakya sẽ bị cấm chiếu trên toàn quốc.
    5. Đền bồi cho các gia đình nạn nhân và nghiêm trị những người có trách nhiệm trong cuộc đổ máu:
    Tổng thống cũng như ông Bộ trưởng nội vụ cho biết trong số nạn nhân có người Công giáo, có người không phải là Phật giáo, con em của cảnh binh và nhân viên. Toà đại biểu chính phủ đã nghĩ đến việc trợ cấp cho tất cả. Còn việc nghiêm trị thời cuộc điều tra đang tiếp tục.
    - Bảo đảm an ninh cho một phái đoàn ra Huế:
    Sau khi cân nhắc hiệu quả trong việc bảo vệ trật tự công cộng nhân một phái đoàn ra Huế, Tổng thống giao cho ông Bộ trưởng Công dân vụ phối hợp với Bộ Nội vụ liên lạc với nhà chức trách ở Huế để thương lượng với các cấp lãnh đạo tại chỗ hầu tránh mọi sự giao động khi phái đoàn trong Nam ra thăm.
    Ngày giờ khởi hành, tùy từng phái đoàn và sẽ gồm ba tăng và ba cư sĩ.
    - Ra lệnh đừng làm trở ngại các lễ cầu siêu trên toàn quốc:
    Tổng thống có ý kiến nên tổ chức trong chùa và đừng tụ họp quá đông. Ông Bộ trưởng Công dân vụ đề nghị đợt tới, rằm tháng 7 làm long trọng cho toàn thể chúng sinh.
    Trên đây là ý kiến hoặc quyết định của Tổng thống. Phái đoàn chúng tôi sẽ trình lại cho các Ban trị sự Phật giáo toàn quốc biết và lấy quyết định chung.
    Sau khi thượng tọa Thích Thiện Hoa thông báo kết quả cuộc họp với Tổng thống, một cư sĩ không xưng tên đã đứng lên tả lại cảnh tượng ở chùa Từ Đàm và ở Đài phát thanh Huế. Theo cư sĩ này, chính quyền đã cố ý dùng vũ lực cấm ngày Phật đản và không ngại cả sự chém giết. Hiện nay, chùa Từ Đàm bị phong tỏa, nhiều tăng ni và Phật tử kiệt sức. Ông báo động với dư luận trong và ngoài nước. Giữa lúc cư sĩ đang nói, nhiều người mặc thường phục nhưng lưng lại đeo súng, chen lên gần bục gỗ. Một số thanh niên Phật tử lập ra hàng rào bảo vệ. Đáng lẽ còn có mục hỏi của nhà báo và trả lời của phái đoàn song còi cảnh sát đã rú liên hồi. Cả chùa báo động, sợ bị phong tỏa như chùa Từ Đàm, nên mọi người kéo nhau ra đường. Ở các ngã dẫn đến chùa Xá Lợi, cảnh sát dã chiến đã dàn hàng, sửa soạn tấn công. Số hiếu động trong Phật tử cũng tìm gậy, đá, sẵn sàng nghinh chiến.
    Không rõ do một lịnh từ đâu, cảnh sát dã chiến tự nhiên rút êm… Nhưng cuộc họp báo cũng bất thành.
    THÔNG CÁO CHUNG VIỆT - MỸ
    Sau một thời gian nghiên cứu, chính phủ Mỹ thỏa thuận tăng gia việc trợ cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa ngỏ hầu thực hiện chương trình ấp chiến lược mà tổng chi phí lên đến trên 2 tỷ đồng. Ngay lập tức, chính phủ Mỹ góp thêm 55 triệu Mỹ kim tính bằng nông phẩm, phân bón, kẽm gai, xi măng, vũ khí dùng cho dân vệ.
    Sài Gòn, ngày 17 tháng 5 năm 1963.
    Ký thay chính phủ Mỹ:
    Đại sứ Nolting
    Ký thay chính phủ Việt Nam Cộng hòa
    Bộ trưởng Bộ ngoại giao: Vũ Văn Mẫu
    THÔNG CÁO BÁO CHÍ CỦA TÒA BẠCH ỐC
    Ngày 25-5-1963, Tổng thống Mỹ Kennedy đã cho báo chí biết rằng Mỹ sẽ rút quân khỏi Việt Nam bất cứ lúc nào mà chính phủ Việt Nam Cộng hòa yêu cầu; một ngày sau khi có yêu cầu đó, quân đội Mỹ sẽ lần lượt về nước. Tổng thống hy vọng tình thế Việt Nam cho phép, vào cuối năm nay, quân đội Mỹ đã có thể rời Việt Nam.
    THÔNG TRI CỦA VĂN PHÒNG TỔNG THỐNG
    Do có nhiều tin tức xuyên tạc cố ý, Văn phòng Tổng thống nhắc lại với công chúng: chính phủ không hề chủ trương kỳ thị tôn giáo, vẫn tôn trọng tự do tín ngưỡng…
    THÔNG BÁO CỦA GIÁO HỘI TĂNG GIÀ NAM VIỆT
    Để tưởng nhớ các Phật tử tử nạn ở Huế, các tăng ni và Phật tử chùa Ấn Quang và Xá Lợi quyết định tuyệt thực 48 giờ, kể từ ngày 30-5-1963.
    THÔNG CÁO CỦA NHA CẢNH SÁT ĐÔ THÀNH
    Từ 14 giờ 30 đến 18 giờ hôm nay, 30-5, một số tăng ni biểu tình trước trụ sở Quốc hội. Để bảo vệ an ninh trật tự, cảnh sát được lệnh giải tán. Vài cuộc xô xát do hiểu lầm xảy ra. Không ai bị thương.
    THÔNG BÁO KHẨN CỦA PHÁI ĐOÀN PHẬT GIÁO
    Một số tăng ni đến Quốc hội yêu cầu thực hiện những điều Tổng thống hứa, đã bị cảnh sát đàn áp bằng lựu đạn cay và dùi cui. Nhiều tăng ni bị thương nặng.
    Chùa Từ Đàm (Huế) đang nguy ngập: chính quyền đã cắt điện, nước một tuần lễ nay.
    Ngày 3 và 4 tháng 6, Phật tử Huế lại bị cảnh sát đàn áp.
    THÔNG CÁO CỦA PHỦ TỔNG THỐNG
    Theo chỉ thị của Tổng thống, một Ủy ban liên bộ gồm Bộ trưởng Bộ nội vụ Bùi Văn Lương, Bộ trưởng Phủ tổng thống Nguyễn Đình Thuần do Phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ đứng đầu, đã thành lập để cùng phía Phật giáo giải quyết các khó khăn phát sinh từ một tháng nay.
    Phần Phật giáo, một Ủy ban liên phái đã thành lập, gồm các thượng tọa Thích Thiện Minh, Thích Thiện Hoa, Thích Huyền Quang, Thích Đức Nghiệp do thượng tọa Thích Tâm Châu đứng đầu.
    Phiên làm việc đầu tiên giữa hai Ủy ban ấn định vào ngày 5-6-1963.
    Điện tín của Bộ ngoại giao Mỹ gửi đại sứ Nolting:
    Tổng thống xác định lập trường ủng hộ cố gắng của chính phủ Việt Nam do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Quan điểm của Tổng thống là các vụ Phật giáo không thể trở thành lý do để chính phủ Mỹ xét lại thái độ của mình…
    (Bản sao điện tín này được gửi cho Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu và Ngoại trưởng đã chuyển cho văn phòng Phủ tổng thống)
    Điện tuyệt mật của Colby gửi Fishell:
    Vụ “Phật giáo” chỉ tiến triển đến mức đó thì chưa thể “bắn tín hiệu xanh”. Trao đổi thêm với John Hing. Trực tiếp gặp Lâm Sử để hoàn thành kế hoạch “Hight-pressure” (6) và sửa soạn kế hoạch “Horse-tail” (7) một khi cái trước thực hiện trót lọt.
    ----------
    (1) Thuận lợi.
    (2) Alô, phải… Lệ Xuân đây…
    (3) Nước Mỹ trước hết
    (4) Cơ quan an ninh nội địa Mỹ.
    (5) Cercle Sportil Saigonale: Câu lạc bộ thể thao Sài Gòn, nay là sân Tao Đàn.
    (6) Cao áp.
    (7) Đuôi ngựa.
    --!!tach_noi_dung!!--

    Scan: Thái Nhi
    Nguyễn Đình đánh máy
    Nguồn: Vnthuquan - Thư viện online
    Được bạn: Ct.Ly đưa lên
    vào ngày: 13 tháng 2 năm 2006

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--