Bướm Vàng

Nàng tên Hoàng Điệp. Tôi gặp nàng ở một buổi sinh hoạt trại hè, Trại Kết Đoàn, trong tiết mục đố vui và thả thơ để học. Khoảng một trăm năm mơi trại sinh hôm ấy, nàng là người làm cho tôi để ý nhiều hơn cả. Tôi để ý nàng vì khả năng hiểu biết sâu rộng về thơ, văn, và lịch sử nước Việt. Hầu hết, những câu thơ, hay những câu hỏi lịch sử từ thời xa xưa, nàng cũng đều trả lời đúng. Suốt buổi trưa hôm ấy, tôi cứ nhìn nàng và để ý từng cử chỉ của nàng. Càng nhìn, (để ý), vô tình, tôi bị nàng thu hút. Nàng, như một thỏi nam châm. Còn tôi? Như thể những mẫu sắt vụn, cứ bị nàng hút vào.
Tôi tìm cách làm quen. Suy nghĩ và tìm cách thế nào để được nàng ghé mắt.
− Ừ, tìm ra rồi!
Tôi la lớn, làm một số bạn trong căn cabin nhìn tôi, ngơ ngác. Tôi vừa nghĩ ra là sẽ đem tập thơ "con cóc" của tôi chôm từ những nhà thơ nỗi tiếng tặng nàng để tìm cớ làm quen.
Đến giờ sinh hoạt tự do của trại sinh, tôi tìm đến nàng. Lúc ấy, nàng đang ngồi dưới một gốc thông già. Hình như nàng đang viết gì đó. Tôi đến bên này, trên tay cầm tập thơ do mình sưu tầm/chôm/ và làm bập bẹ. Tập thơ mà lúc nào tôi cũng mang theo mỗi lần đi trại để đọc. Tôi cất tiếng chào:
− Hello...
Nàng ngẩn đầu lên và chào tôi lại:
− Hi.
− Hồi nãy trong mục đố vui để học bạn trả lời nhiều câu hỏi đúng quá. Chắc là bạn thích thơ tiếng Việt lắm?
− Dạ
Chỉ một tiếng 'dạ' của nàng thôi cũng làm cho tim tôi đập loạn. Tôi nhìn nàng, cười. (Nụ cười mà những người bạn của tôi thường bảo đó là nụ cười tán gái). Tôi giới thiệu tên mình với nàng:
− Tôi tên Tuấn. Tuấn cũng thích thơ tiếng Việt lắm.
Đây là tập thơ mà Tuấn...sưu tầm. Nàng cầm tập thơ tôi đưa. Mắt nàng mở to, ngạc nhiên. Khi thấy nàng vậy, mặt tôi hếch lên ra vẻ ta đây là một nhà thơ. Hay ít ra cũng là một người sưu tầm thơ. Nàng nhìn tôị Im lặng. Tôi hỏi nàng:
− Bạn....Ơ...ấy…. tên gì?
− Em tên là Hoàng Điệp.
− Hoàng Điệp. Tên hay ghê nhỉ.
− Anh nói hay, mà hay chổ nào?
− Ờ....ờ thì hay.
− Anh cũng thích viết văn làm thơ ghê nhỉ?
− Ừa, mình thích lắm.
− Anh viết văn, làm thơ, chắc anh rành về Hán Việt lắm phải không?
− Không rành lắm, nhưng cũng biết chút chút.
− Vậy anh biết Hoàng Điệp có nghĩa gì không?
Tôi cố nặng óc suy nghĩ để trả lời người đẹp. Nhưng, không biết sao, tôi lại không tìm được ý nghĩa của hai chữ "Hoàng Điệp". Tôi nhớ có một tuồng cải lương mang tên "Chuyện Tình Lan và Điệp". Mà trong câu chuyện tình này, người con trai tên Điệp cũng đâu liên quan gì đến cái tên Hoàng Điệp. Tôi tự thầm trách mình lỡ dại, bây giờ lại không biết trả lời. Tôi nhìn vào mắt nàng. Ở đôi mắt ấy, tôi thấy, nàng đang nhìn tôi có vẻ chờ đợi. Đánh liều, tôi nói đại.
− Hoàng Điệp là một loài hoa học trò phải không?
− Hoa học trò?
− Ừa! Hoa học trò, hay còn gọi là hoa Phượng. Tiếng Anh gọi là Flamboyant đó.
− Cứ cho là vậy, nhưng tên của em không có nghĩa là một loài hoa. Cho anh suy nghĩ lại.
− Vậy thì là một loài chim..... Phụng Hoàng Điệp?
Hoàng Điệp lại cười. Nhìn nàng cười, tôi biết là mình lại trả lời bậy nữa rồi. Nàng nói với tôi:
− Nhà thơ, nhà văn, gì mà không biết hai chữ Hoàng Điệp. Tôi bí quá, nên nói liều.
− Vậy em nói Hoàng Điệp nghĩa là gì?
− Hết hoa, rồi chim, anh còn thiếu gì nửa, suy nghĩ chút đi.
− Không lẻ là ong, là bướm, là đường, là mật.....
Tôi pha trò.
− Đúng rồi, Hoàng Điệp là một loài bướm. Bướm Vàng!
Tôi nghĩ thầm:
"Bướm Vàng. Coi phim chưởng hoài mà không nhớ "Uyên Ương Hồ Điệp Mộng" thiệt là dỡ."
Và, tôi nói với với nàng:
− Mà bướm, hoa, hay chim thì cũng liên quan với nhau cả.
− Nói với anh....mệt.
Qua hai ngày trại, chúng tôi quen nhau và chóng thân. Từ cái buổi nói về tên nàng, tôi không còn kêu nàng là Hoàng Điệp nữa. Mà, tôi gọi nàng là cô Bướm Vàng.
Mỗi lần tôi gọi nàng là Bướm Vàng là nàng nhìn tôi, rồi trợn mắt. Được thể, tôi cứ gọi hoài. Hôm nay là ngày cuối của kỳ trại. Trong lúc bế mạc trại, nàng khều tôi, rồi bảo:
− Đi trại Kết Đoàn, Tuấn thấy vui không?
− Vui lắm, còn Điệp. Opps! I meant Bướm Vàng…. thì sao? Có tìm được cánh hoa nào để đậu không?
− Cũng vui. Hoa thì không có, chỉ toàn thấy "Ông" không hà.
Nàng pha trò. Rồi, nàng tiếp:
− Điệp công nhận là các bạn trong ban tổ chức, giỏi thật.
Chắc năm tới Điệp sẽ tham gia vào ban tổ chức để được các anh theo giống như chị Lý được các anh quay quanh kìa. Nhìn thấy thích quá.
Tôi cười, rồi trả lời nàng:
− Nếu Điệp xin vào thì cho Tuấn xin theo với.
Những ngày trại chóng qua mau, tôi đã trở lại với những công việc thường nhật. Nhưng, hình ảnh của Hoàng Điệp -Bướm Vàng của tôi, vẫn bay lượn trong đầu. Tôi lại thầm bảo mình rằng:
"Thôi thì, hẹn Bướm Vàng và dịp trại hè năm sau. Bướm Vàng nhé."
− Mà tại sao ông lại đi Lương Sơn Bạc tìm ông ta làm gì?
− Tôi nghe nói ông ta là người đắc đạo, nên tôi tìm đến để xin học. Dường như gia đình cô có quen ông ta?
− Ông ta là gia chúng tôi đấy.
− Là gì thưa cô?
− Là gia, là ba tôi đấy.
− Ông ta là người tu hành mà còn lập gia thất sao cô?
− Ông ta có tu hành gì đâu thưa ông.
− Ồ....
Phục chợt lặng người. Chàng suy nghĩ mông lung.
− Ông à.... Ông sao thế....
Người con gái gọi Phục.
Phục giật mình, lắc đầu, trả lời:
− Không gì...
− Ngộ thật.... Ông còn muốn đi Lương Sơn Bạc không, thưa ông?
− Vâng...
Sau khi ăn cơm xong, Phục cùng gia đình Lan đi Lương Sơn. Phục lặng lẽ theo sau Lan. Tuy không nói gì nhưng trong lòng Phục bắt đầu dậy lên những suy nghĩ đối chọi nhau. Khó khăn lắm Phục mới tìm tới được chốn này vì chàng đã nghe nhiều lời đồn đãi về một vị sư đắc đạo ẩn dật ở Lương Sơn. Nhưng vừa rồi, cô Lan đã thừa nhận ông ấy là cha của nàng, làm Phục có phần thất vọng về người chàng đang đi tìm. Ông ta vào chốn rừng thiêng nước độc này để tu tập khổ hạnh, hay để tìm hái những đóa hoa miền núi? Phục muốn bỏ cuộc nhưng đã lỡ lên đến đây, chàng đành phải tiếp tục đi. Phục tự an ủi mình: "Biết đâu người mình tìm không phải là ngườụi mà gia đình cô Lan sẽ đi thăm."
Vượt qua rừng núi toàn hoa mai. Phục hỏi Lan:
− Mình gần tới rồi phải không cô?
− Vâng, thưa ông. Sao ông lại biết?
− Người ta bảo thế.
Đi được một đoạn đường, chàng gặp một người đi chân đất, mình mặc áo cà sa. Lan vui mừng nói:
− Gia tôi đấy.
Chàng ngờ ngợ hỏi:
− Đấy có phải ngài là sư Sãi không thưa cô?
Nghe hỏi, người ấy dừng lại, quay nhìn Phục và trả lời:
− Vâng, tôi tên Sãi, nhưng không phải là sư.
− Thế sao ông lại mặc áo nhà sư và mang danh sư Sãi.
− Tôi mặc áo nhà sư thì đã sao? Tôi có thể làm bất cứ việc gì tôi muốn. Có gì mà cậu lại thắc mắc. –Ông ta nhìn Phục rồi tiếp - Chắc cậu cũng giống như những người khác, coi trọng chiếc áo nhà sư này. Ai mặc nó vào sẽ lập tức được kính phục ngay. Người nào mặc nó mà không hành xử như một vị chân tu thì sẽ làm người đời thất vọng. Cậu phải nhớ rằng, chiếc áo chỉ là vật che thân, không thể nói lên được giá trị của người mặc nó.
− Thế sao người ta lại gọi ông là sư?
− Người ta gọi sao thì mặc. Đó chẳng qua chỉ là một danh từ, một khẩu hiệu mà người đời gọi nhau. Và người ta nghĩ sao thì mặc người ta. Tôi sống không cần người ta vì tôi muốn vượt khỏi tôi để đi tìm bản thân tôi thì có tội tình chi? Khi tôi vượt khỏi tôi, lúc đó tôi mới cảm thấy được sự nhàn rỗi của bản thân. Con người sống hiện tại hay thích nhìn về những thứ mà họ cảm thấy quen mắt. Còn những thứ trái mắt, như tôi mặc chiếc áo sư này, là người ta lại để ý, dòm ngó.
Ông ta vẫn thao thao bất tuyệt. Phục nhìn người đàn ông nọ, mà chàng nghe mọi người gọi là sư Sãi rất đắc đạo, rồi thất vọng tràn trề. Trong lòng chàng, từ lức quyết chí ra đi tìm thầy học đạo, chàng cứ ngỡ rằng chàng sẽ tìm gặp những người tu đạo trong hang núi. Hay ít ra những người ngồi thiền dưới một gốc cây cổ thụ. Chứ chàng không ngờ được rằng chàng lại gặp một người như thế này. Chàng hỏi một câu mà không chủ ý để nghe trả lời:
− Vì sao ông lại có gia thất trong khi ông muốn vượt khỏi mọi thứ trên cõi trần này?
− Vì tôi là con người, mà con người thì cần phải có sự điều hòa của thiên nhiên là phải có vợ, có chồng.
− Vậy tại sao ông không sống với họ, và có một cuộc sống bình thường?
− Vì tôi không muốn quấy rầy đời sống của họ. Và họ cũng không làm phiền lụy đến sự vượt khỏi của tôi.
− Vậy ông đã vượt khỏi ông chưa?
− Tôi đang đi tìm...
− Tại sao ông phải vượt khỏi chính mình? Đó là ý nghĩa cuộc đời của ông chăng?
− Có một triết gia cho là ý nghĩa của cuộc đời, ta chỉ có được nếu ta sống vượt lên trên nó, như tôi đã nói. Và ta cũng chỉ có được hạnh phúc nếu ta sống cao cả.
− Và ông cho đó là đúng?
− Tôi không biết. Vì phần lớn con người không hiểu phải sống thế nào, mới là sống vượt lên trên sự sống tầm thường. Cái mà ta nhiều lúc còn chưa thỏa mãn được làm sao vượt qua?
− Vậy theo ông, ý nghĩa của cuộc đời ở đâu?
Ông nhìn Phục chăm chăm rồi mỉm cười, trả lời:
− Tôi nghĩ đó là một câu đố, một dấu hỏi.
Hai người yên lặng. Không gian ở vườn mai cũng lắng đọng. Mọi sự như cô tịch hẳn, quanh quất chỉ có hương thơm của hoa tỏa ngát. Mặt trời xuống dần và họ vẫn đi tìm một cái gì đó, trong hư không...