Chương 25

Acmân, mệt mỏi với câu chuyện dài bị ngắt đoạn bởi những giọt lệ, đặt hai  bàn tay lên trán và nhắm mắt lại. Có thể là để suy nghĩ, có thể là cố gắng để ngủ, sau khi đã đưa tôi những trang nhật ký do chính tay Macgơrit viết.
Vài giây phút sau, nhịp thở trở nên hơi nhanh hơn chứng tỏ Acmân đã ngủ.  Nhưng là một giấc ngủ mơ màng, bất cứ một tiếng động nhỏ nào cũng có thể đánh thức được.
Đây, những gì tôi đọc, và tôi chép lại, không thêm không bớt chữ nào.
«Hôm nay, 15 tháng mười Hai. Em ốm từ ba bốn ngày rồi. Sáng nay, em vẫn  nằm tại giường. Thời tiết u ám, em buồn bã. Không có một người nào bên cạnh  em cả. Em tưởng nhớ đến anh, anh Acmân ơi. Anh ở đâu, lúc em viết những  dòng này? Cách xa Paris, rất xa, người ta bảo thế, và có thể anh đã quên em Macgơrit rồi. Mong anh được sung sướng. Anh, con người đã cho em những  giây phút sung sướng nhất trong đời em.
Em không thể cưỡng lại ý muốn giải thích cho anh biết về thái độ của em, và  em đã viết cho anh một lá thư. Nhưng một bức thư như thế, viết bởi một người  con gái như em, có thể bị xem là giả dối, trừ phi cái chết sẽ biến nó trở thành  thiêng liêng, và đáng lẽ chỉ là một lá thư, thì nó lại là một lời xưng tội.
Hôm nay, em bị bệnh. Em có thể chết do căn bệnh này. Bởi vì em luôn luôn  linh cảm rằng mình sẽ chết trẻ. Mẹ em đã chết vì bệnh phổi. Và cái lối mà em  đã sống cho đến ngày nay, chỉ có thể làm bệnh tình của em – tài sản duy nhất  mẹ em để lại – ngày thêm nặng hơn. Nhưng em không muốn chết mà không cho  anh biết rõ những gì anh còn muốn biết, để khi anh trở về, anh giảm được sự băn khoăn, nếu anh thực sự băn khoăn về người con gái khốn khổ mà anh đã  được yêu thương trước khi ra đi.
Đây, nội dung bức thư đó, mà em sung sướng chép lại, để tự cho em một  bằng chứng mới về sự biện giải của em.
«Anh còn nhớ không, anh Acmân, cái tin cha anh đến đã làm chúng ta lo  lắng ở Bugival. Hẳn anh còn nhớ, nỗi khiếp sự ngoài ý muốn mà cái tin đó đã  gây nên nơi em, cái cảnh tượng đã xảy ra giữa anh và cha anh, anh đã kể cho em  nghe chiều ngày đó. Ngày hôm sau, trong khi anh đến Paris và đợi cha anh về,  một người đến nhà em, và đưa cho em một lá thư của ông Đuyvan.
Cái thư đó, em kèm với thư này, bằng những lời lẽ khẩn thiết, yêu cầu em  ngày hôm sau lấy một cớ nào đó để xa anh và tiếp cha anh. Ông muốn nói chuyện với em và nhất là dặn dò em đừng cho anh biết gì cả về việc làm này  của ông.
Anh còn nhớ lúc anh về, em đã tha thiết khuyên anh phải trở lại Paris ngày  hôm sau như thế nào.
Anh phải đi được một giờ thì cha anh đến. Em không kể lại ở đây những ấn  tượng mà gương mặt nghiêm khắc của ông đã để lại trong tâm trí em. Cha anh nhiễm đầy những lý thuyết cổ hủ, đã cho rằng bất cứ người kỹ nữ nào cũng là  một con vật, không tâm hồn, không lý trí, một thứ cạm bẫy để hốt vàng, một  cái máy bằng sắt luôn luôn sẵn sàng chiến nghiền nát cái bàn tay đưa đến cho nó  một vật gì, xâu xé không thương hại, không cần biết đến người cho nó sống và  hành động.
Cha anh đã viết cho em một lá thứ đứng đắn, để em có thể đồng ý tiếp ông. Ông đã đến và hành động hoàn toàn không giống như ông viết. Ông có thái độ bề trên, không cần lịch sự, và cả thái độ doạ nạt nữa, trong những câu nói đầu  tiên. Em buộc lòng phải cho ông hiểu là ông đang ở nhà em, và nếu phải tiếp  chuyện, trả lời ông về cuộc đời em, thì đó chỉ là vì tình yêu chân thành của em  đối với con ông.
Ông Đuyvan dịu lại một chút. Tuy nhiên, ông bắt đầu cho em biết, ông  không thể nào chịu đựng lâu hơn nữa để nhìn thấy con ông phải phá sản vì em,  rằng em đẹp, đúng vậy, nhưng em có đẹp đến thế nào đi nữa, em cũng không  nên dùng sắc đẹp để làm hỏng mất tương lai của một thanh niên do lối sống  hoang phí vô độ của em.
«Đối với sự việc như thế, chỉ có một cách để trả lời, có phải không anh? Đó  là đưa những bằng chứng, từ khi trở thành tình nhân của anh, em không hề đòi  hỏi điều gì vượt trên khả năng của anh, cũng không đòi hỏi một sự hy sinh nào  ở anh. Em đưa ra những biên nhận cầm đồ ; những biên lai bán các thứ không  đem cầm được. Em cho cha anh biết, em đã quyết định bán hết đồ đạc trong nhà  để trả các món nợ của em, và để sống với anh mà không trở thành một gánh  nặng cho anh. Em kể cho cha nghe về hạnh phúc của chúng ta, về niềm hy vọng  mà anh đã nói cho em ở một cuộc đời yên ổn và sung sướng hơn. Cuối cùng,  cha anh đã thấy được sự thật, đưa tay bắt tay em, xin lỗi về thái độ của ông lúc  mới đến.
Rồi cha anh nói với em:
- Thế thì, thưa bà, không phải bằng những lời chỉ trích và doạ dẫm, mà bằng  những lời van xin, tôi yêu cầu bà chấp nhận cho một sự hy sinh lớn hơn tất cả những hy sinh mà bà đã chịu với con tôi.
Em run lên trước đoạn vào đề đó.
Cha anh tiến lại gần em, cầm lấy hai bàn tay em và nói tiếp với một giọng  êm dịu:
- Con ạ, không nên nghĩ xấu về những gì cha sẽ nói. Chỉ nên hiểu rằng cuộc  sống, đôi khi có những đòi hỏi rất tàn nhẫn đối với trái tim, nhưng ta phải bằng lòng chấp nhận. Con là một con người tốt, tâm hồn cao quý hơn hẳn những  người đàn bà khác. Những người đàn bà khác có thể khinh bỉ con, nhưng họ không thể bằng con. Nhưng con nên nhớ rằng, bên cạnh người tình, còn có gia  đình. Ngoài tình yêu còn có những bổn phận. Tiếp theo cái tuổi của những đam  mê là cái tuổi mà con người, để được kính trọng, cần đượán chúng tôi – Ôlêem và tôi. Thế là những lá thư nặc danh nối  tiếp theo những hỗn láo trực tiếp. Không một điều sỉ nhục nào mà tôi không  khuyến khích tình nhân mới của tôi kể lại, và chính tôi cũng kể lại về Macgơrit.
Phải thật sự điên rồ mới đi đến mức độ đó. Tôi không khác nào một người  quá say do uống nhiều rượu xấu, thần kinh rối loạn đến nỗi bàn tay có thể cứ phạm tội ác mà trí tuệ không còn sức lực gì để ngăn cản nữa. Giữa tất cả những  sự việc đó, tôi khổ đau như một thánh tử đạo. Sự bình tĩnh không khinh mạn, thái độ đầy phẩm cách nhưng không miệt thị mà Macgơrit dùng để đáp lại tất  cả sự tấn công của tôi, làm cho tôi cảm thấy nàng đã cao thượng hơn tôi, càng làm cho tôi chống đối nàng nhiều hơn nữa.
Một chiều không biết Ôlêem đi đâu, và đã gặp Macgơrit. Lần này, Macgơrit  không nhịn nhục được trước sự hỗn láo của cô gái ngu ngốc đó, đã chống trả dữ dội. Cuối cùng, Ôlêem phải nhượng bộ và giận dữ, tức tối trở về nhà. Còn  Macgơrit thì ngất xỉu và được người ta mang đi.
Ôlêem kể lại cho tôi nghe những gì đã xảy ra và bảo rằng Macgơrit thấy  nàng một mình, muốn trả thù vì nàng là nhân tình của tôi. Nàng yêu cầu tôi phải  viết thư cho Macgơrit biết, dù có mặt tôi hay không, cũng phải kính trọng người  đàn bà tôi yêu.
Không cần nói, bạn cũng biết rằng tôi đã chấp nhận. Và tất cả những gì chua  cay, sỉ nhục, tàn nhẫn tôi có thể viết được, tôi đã cho tất cả vào trong lá thư để gửi đến Macgơrit, ngay ngày hôm ấy.
Lần này trận đòn giáng xuống quá mạnh. Con người khốn khổ đó chắc  không thể còn câm lặng chịu đựng được nữa.
Tôi nghĩ thế nào cũng sẽ có thư trả lời. Vì thế tôi quyết định ở nhà cả ngày.
Vào khoảng hai giờ, có người gọi chuông, và tôi thấy Pruđăng đi vào.
Tôi cố gắng lấy vẻ hờ hững, hỏi chị ta đến tôi có việc gì. Nhưng ngày hôm  đó, bà Đuvecnoa không cười đùa. Với một giọng xúc động thực sự, chị ta cho tôi biết, từ khi tôi trở về, nghĩa là từ ba tuần nay, tôi đã không từ bỏ một cơ hội  nào để làm khổ Macgơrit. Vì thế, nàng đã lâm bệnh. Cảnh tượng ngày hôm qua  và cái thư của tôi sáng nay đã làm cho nàng nằm liệt giường không dậy nổi.
Nói tóm lại, không chấp trách tôi, Macgơrit đưa người đi đến xin ân xá và  nói cho tôi biết, nàng không còn đủ sức mạnh tinh thần hay sức mạnh vật chất  để chịu đựng những điều tôi gây ra cho nàng.
- Cô Giôchiê – Tôi nói với Pruđăng, - có quyền mời tôi ra khỏi nhà cô.  Nhưng cô xử tệ với người đàn bà tôi yêu, lấy cớ người đàn bà ấy là tình nhân  của tôi, đó là điều không bao giờ tôi cho phép.
- Anh bạn ạ - Pruđăng nói – anh chịu ảnh hưởng của một người con gái không tâm hồn, không lý trí. Anh si mê, đúng thế. Nhưng đó không phải là lý do  để hành hạ một người đàn bà không đủ sức tự vệ.
- Cô Giôchiê hãy gửi ông bá tước N… lại cho tôi. Và như thế sẽ cân bằng.
- Anh thừa biết cô ấy sẽ không làm điều đó. Như vậy, anh Acmân thân mến,  hãy để cho cô ta được yên. Nếu anh giận cô ta, anh sẽ hổ thẹn vì thái độ của  anh đối với cô ta. Macgơrit xanh xao, ho nhiều, cô ấy sẽ không còn sống được  bao lâu nữa.
Và Pruđăng đưa tay bắt tay tôi, nói tiếp:
- Anh hãy đến thăm, cuộc viếng thăm của anh sẽ làm cho cô ấy sung sướng.
- Tôi không muốn gặp ông N…
- Ông N… không bao giờ có mặt ở nhà cô. Cô không thể chấp nhận ông ta  được.
- Nếu Macgơrit cần gặp tôi, cô ta đã biết tôi ở đâu. Cô ta cứ đến. Nhưng tôi, tôi không đặt chân đến đường phố Antin nữa.
- Và anh sẽ tiếp cô ta tử tế chứ?
- Rất tử tế.
- Thôi được! Tôi tin chắc cô ấy sẽ đến.
- Cô ta cứ đến.
- Hôm nay, anh có đi đây không?
- Tôi sẽ ở nhà suốt cả buổi tối.
- Tôi sẽ nói lại với nàng.
Pruđăng ra về.
Tôi không buồn viết cho Ôlêem rằng tối nay tôi không đến gặp nàng. Tôi  không bận tâm về cô gái đó. Mỗi tuần nhiều lắm tôi ở lại đêm nhà nàng một lần.  Nàng không cảm phiền gì, tôi tin thế, vì nàng đã có một diễn viên thuộc gánh  hát nào đó trên đại lộ.
Tôi đi ăn tôi và trỏ về gần như tức khắc. Tôi đốt hết các lò sưởi trong nhà  lên. Tôi cho phép Jôdép về nghỉ.
Tôi không nói lại cho bạn biết tất cả những tình cảm phức tạp đã xáo động  tôi trong một giờ chờ đợi. Nhưng vào chín giờ, khi nghe gọi chuông, tất cả những xáo động hợp thành một xúc cảm mãnh liệt, đến nỗi khi bước ra mở cửa,  tôi bắt buộc phải dựa vào vách, để khỏi ngã
Macgơrit bước vào.
Nàng mặc toàn đồ đen và phủ kín mặt. Tôi nhận thấy lờ mờ gương mặt của  nàng, dưới đám đăng ten.
Nàng bước vào phòng khách, và kéo tấm voan lên.
Nàng xanh xao, tái nhợt như phiến cẩm thạch.
- Anh Acmân, em đã đến. Anh muốn gặp em. Em đã đến rồi.
Rồi nàng ngã vào hai bàn tay khóc nức nở.
Tôi tiến đến gàn nàng.
- Em sao thế? – Tôi nói với một giọng không bình thường. Nàng nắm chặt  bàn tay tôi, không trả lời. Những dòng lệ vẫn làm cho nàng nghẹn ngào. Nhưng  giây lát sau, lấy lại được ít bình tĩnh, nàng nói:
- Anh ác quá, Acmân! Em đã đau khổ quá nhiều! Em có làm gì xúc phạm  đến anh đâu?
- Không làm điều gì cả, trừ những gì hoàn cảnh bắt chua cay.
- Không làm điều gì cả, trừ những hoàn cảnh bắt buộc em phải làm.
Tôi không biết trong đời bạn, bạn đã cảm thấy, hay có bao giờ sẽ cảm thấy  điều mà chính tôi đã cảm thấy khi gặp l0px;'>
Đã 11 giờ đêm. Em không ngủ được. Em ngột thở. Em tin bất cứ lúc nào em  cũng có thể chết được. Thầy thuốc đã ra lệnh đừng để em cầm bút viết nữa.  Juyli Đupơra chăm sóc em, còn cho phép em viết vài dòng này. Không biết anh  có trở về kịp trước khi em chết không? Hay chúng ta đã vĩnh viễn cách biệt  nhau rồi? Hình như nếu anh trở về em sẽ lành bệnh. Nhưng lành bệnh có ích gì nữa?
28 tháng Giêng.
Sáng nay, em bị đánh thức bởi một tiếng động lớn, Juyli ngủ trong phòng  em, chạy vội vào phòng ăn. Em nghe những tiếng nói đàn ông và giọng Juyli  đối chọi lại một cách vô ích. Cô ta trở vào và khóc.
Người ta đến tịch thu đồ đạc. Em bảo Juyli hãy để cho họ làm điều họ gọi là công lý. Người thừa phát lại đi vào phòng em, vẫn để cái mũ trên đầu. Ông ấy  mở tất cả những ngăn kéo ra ghi lại những gì ông ta nhìn thấy, và có vẻ như không nhìn thấy một người đàn bà sắp chết nằm đó, trên một cái giường. Thật  sung sướng, pháp luật nhân từ đã để cho em được nằm yên!
Khi ra về, ông ta nói với em, rằng em có thể khiếu nại trong vòng chín ngày.  Nhưng ông ta để lại một người canh giữ. Chúa ơi! Em sẽ ra sao! Cảnh tượng ấy  đã làm em đau thêm. Pruđăng muốn xin tiền nơi người bạn của cha anh. Nhưng  em không đồng ý.
 Em nhận được thư anh sáng nay. Em rất cần đến nó. Thư trả lời của em không biết đến có kịp không? Anh sẽ còn gặp em không? Hôm nay là một ngày  sung sướng, nó làm em quên đi tất cả những ngày em đã trải qua suốt sáu tuần  nay. Hình như em hơi khỏe hơn, mặc dù em đã trả lời anh với một linh cảm  buồn bã.
Nói cho cùng không phải lúc nào người ta cũng luôn luôn khốn khổ. Khi em  nghĩ, có thể em sẽ không chết, anh sẽ trở về, em lại được nhìn thấy mùa xuân,  anh vẫn yêu em, và chúng ta lại bắt đầu cuộc sống của chúng ta như năm trước.
Em điên mất rồi! Em đang chỉ còn đủ sức để cầm bút viết cho anh cái giấc  mơ không nghĩa lý đo của tâm hồn em.
Dù sao đi nữa, em vẫn yêu anh rất nhiều, anh Acmân ơi. Em đã chết từ lâu,  nếu không được cứu vớt bởi kỷ niệm của tình yêu đó và bởi một kỷ niệm mơ hồ được gặp lại anh bên cạnh em.
 4 tháng Hai.
Ông bá tước G… đã trở về. Người tình của ông đã lừa gạt ông. Ông rất buồn  bã, vì ông yêu người đó lắm. Ông ta đến kể cho em nghe tất cả. Người thanh  niên đáng thương này bị thất bại trong những công việc làm ăn. Nhưng điều đó  không cấm ông trả tiền công cho người thừa phát lại của em và cho người canh giữ ra về.
Em nói chuyện với ông ta. Ông ta hứa với em, sẽ nói lại với anh về em.  Trong những lúc đó, em đã quên trước đây em đã là tình nhân của ông. Và ông  ta cũng gắng làm cho em quên điều đó! Thật là một người tốt bụng.
Hôm qua, ông quận công đã cho người đến hỏi tin tức của em và sáng nay  ông ta đến. Em không thể hiểu cái gì đã làm cho ông già ấy vẫn còn sống. Ông ngồi cạnh em suốt ba tiếng đồng hồ, và không nói với em được hai mươi tiếng.  Hai giọt lệ lớn rơi từ mắt ông xuống, khi ông thấy em xanh xao đến thế. Chắc  hẳn kỷ niệm về cái chết của đứa con gái làm cho ông phải khóc.
Ông như đã thấy con gái ông chết đến hai lần. Lưng ông đã còng, đầu ông  nghiêng xuống đất, môi ông trễ ra, cái nhìn của ông đã mất ánh sáng. Tuổi tác  và sự đau buồn giống như hai gánh nặng đè bẹp cái thân thể suy kiệt đó. Ông  không trách móc em lời nào cả. Có thể nói, ông như ngấm ngầm cảm thấy thoả mãn về sự tàn phá mà bênh tật đã đem lại cho em. Ông có vẻ kiêu ngạo về vẫn  còn đứng thẳng được trong khi em, còn trẻ, bị bệnh tật giày vò, đã phải nằm liệt  giường.
Thời tiết trở nên xấu lạ. Không người nào đến thăm em cả, Juyli, người  chăm sóc em nhiều nhất, vẫn ở bên cạnh em. Pruđăng, vì em không còn có thể,  vẫn cấp tiền như trước, bắt đầu kiếm cớ bận công kia việc nọ để xa lánh dần.
Giờ đây, em đã chết rồi, mặc dù các thầy thuốc có nói gì đi nữa. Và em có  rất nhiều thầy thuốc. Điều đó chứng tỏ bệnh em ngày càng thêm nặng. Em gần  như tiếc nuối đã nghe lời cha anh. Nếu em biết em chỉ chiếm lấy một năm trong  tương lai của anh, em đã không thể cưỡng lại cái ý muốn sống năm ấy với anh.  Và ít ra, em sẽ chết trong lúc được cầm tay một người bạn. Đúng vậy, nếu  chúng ta sống với nhau năm nay, em sẽ không chết gấp như thế này.
Cầu mong ý muốn của Chúa được thực hiện.
5 tháng Hai.
Ôi! Hãy về, hãy về với em, anh Acmân ơi! Em đau đớn dữ dội quá. Con sẽ chết, Chúa ơi! Ngày hôm qua, em rất buồn. Em muốn đi đâu đó, hơn là ở nhà  suốt buổi tối, vì nó có thể kéo dài lê thê như tối hôm qua. Ông quận công sáng  nay lại đến. Hình như cứ nhìn thấy ông già bị thần chết bỏ quên đó, em như muốn chết gấp hơn.
Mặc dầu cơn sốt dữ đã làm em nóng rực cả người, em vẫn nhờ người trang  điểm cho và dẫn em đi đến rạp Vôđơvin, Juyli tô son cho em. Nếu không, em có  thể giống như một cái xác chết. Em đã ngồi vào cái lô, nơi em đã hẹn với anh  buổi gặp gỡ đầu tiên. Suốt giờ, em cứ dán mắt vào cái ghế mà ngày xưa anh đã  ngồi, và chiều hôm qua lại là một con người thô bỉ đang ngồi đó, hắn cười ồn ào  trước những lời lẽ ngớ ngẩn của các diễn viên. Người ta đã đưa em về nhà, nửa  sống nửa chết. Em đã ho và khạc ra máu suốt đêm. Hôm nay, em không nói được nưa. Em chỉ vừa đủ sức để cử động một cánh tay. Chúa ơi! Chúa ơi! Con  sẽ chết. Em chờ đợi, nhưng em không thể nghĩ, em có thể đau đớn hơn là hiện  nay em đang đau đớn và nếu…»
Kể từ những chữ đó, những nét chữ Macgơrit cố viết không thể đọc được  nữa, và chính Juyli Đupơra đã viết tiếp theo.
18 tháng Hai.
Ông Acmân,
Từ ngày Macgơrit muốn đến rạp hát ; bệnh tình của cô ấy càng trầm trọng  hơn. Cô ấy đã hoàn toàn mất giọng nói. Rồi tiếp đến, sự cử động chân tay. Nỗi  đau đớn của người bạn gái đáng thương của chúng ta không thể nào nói hết  được. Tôi không quen với những xúc động như thế, và tôi hoảng sợ triền miên.
Tôi mong có ông bên cạnh chúng tôi xiết bao! Macgơrit gần như luôn luôn  mê sảng, nhưng dù hôn mê hay tỉnh táo, cô ấy luôn luôn gọi tên ông mỗi khi cô  ấy cố gắng thốt ra được một tiếng.
Thầy thuốc cho biết Macgơrit không còn sống được bao lâu nữa. Từ khi cô  đau nặng như thế, ông quận công già không thấy trở lại.
Ông ta nói với bác sĩ, cảnh tượng này làm ông khó chịu quá.
Bà Đuvecnoa xử sự không tốt. Người đàn bà đó nhờ bòn rút tiền của  Macgơrit mà sống đầy đủ, đã hứa hẹn rất nhiều nhưng không giữ lời. Và khi  thấy người láng giềng không còn có ích gì cho mình, bà ta không đến nữa. Tất  cả mọi người đều ruồng bỏ Macgơrit. Ông G… bị nợ nần bức bách, bắt buộc  phải trở lại Luân Đôn. Lúc ra đi, ông có gửi cho chúng tôi một ít tiền. Ông đã  làm những gì ông có thể làm được. Nhưng người ta đã trở lại để tịch thu tài sản.  Những chủ nợ chỉ chờ cô ấy chết để bán đấu giá đồ đạc.
Tôi muốn dùng số của cải còn lại của tôi để ngăn sự tịch thu đó. Nhưng nhân  viên thừa phát lại bảo tôi rằng vô ích. Ông ta còn có những phán quyết khác để thi hành. Bởi vì cô ta sắp chết, thà bỏ mặc tất cả đi còn hơn là giữ lại cho gia  đình cô mà cô không muốn về thăm, và cũng chẳng bao giờ yêu thương cô. Ông  không thể tưởng tượng người con gái đáng thươnh đó đang chết giữa một cảnh  khốn khổ vàng son như thế nào. Ngày hôm qua, chúng tôi không còn một đồng  tiền nào nữa cả. Chén dĩa, nữ trang, áo casơmia, tất cả đều đã đem đi cầm. Nhưng gì còn lại, đều được bán hay đã bị tịch thu. Macgơrit còn ý thức được về những gì xảy ra chung quanh mình. Những giọt lệ lớn chảy dài trên hai gò má gầy ốm, xanh xao. Ông không thể nhận ra được nữa khuôn mặt người đàn bà ông đã yêu quý ngần ấy, nếu ông có thể trở về. Cô ấy bắt tôi hứa sẽ viết thư cho  ông, khi cô không viết được nữa. Cô ấy đưa mắt nhìn về phía tôi. Nhưng cô  không còn thấy gì nữa rồi. Cái nhìn của cô đã mờ hẳn bên cái chết gần kề. Tuy nhiên, cô mỉm cười. Tất cả tâm hồn cô đều hướng về ông, tôi tin chắc thế.
Mỗi khi người ta mở cửa, đôi mắt cô lại sáng lên. Cô ấy luôn luôn tin rằng  ông sắp về. Rồi khi biết không phải ông, gương mặt cô lại đau đớn, thấm ướt  mồ hôi lạnh, hai gò má đỏ lên.
19 tháng Hai, nửa đêm.
Hôm nay là một ngày buồn bã, ông Acmân đáng thương của tôi! Sáng nay,  Macgơrit ngột thở Thầy thuốc đã trích máu cho nàng, nàng đã hơi nói được một  chút ít. Thầy thuốc khuyên nàng hãy mời một linh mục. Nàng bảo nàng bằng  lòng. Và ông đích thân tìm một linh mục ở Xanh Roôc.
Trong thời gian đó, Macgơrit gọi tôi đến bên cạnh giường, yêu cầu tôi mở tủ ra. Rồi nàng chỉ cho tôi một cái mũ trùm đầu, một chiếc áo dài đầy đăngten, và  nói với tôi giọng yếu ớt.
- Tôi sẽ chết, sau khi xưng tội. Chị hãy mặc những đồ này vào cho tôi, đó là  sự làm giáng của một người gần chết.
Nàng hôm tôi và khóc. Rồi nàng nói tiếp:
- Tôi có thể nói, nhưng tôi mệt quá khi nói. Khó thở quá! Không khí!
Tôi khóc nấc lên và chạy đi mở cửa sổ. Sau đó ít phút, linh mục bước vào.
Tôi ra đón ông.
Khi biết mình đang ở nhà ai, ông có vẻ ngại sẽ bị bạc đãi.
- Xin cha cứ vào một cách mạnh dạn – tôi nói với ông.
Ông vào trong phòng một lát rồi trở ra và nói với tôi:
- Cô ấy đã sống như một người tội lỗi. Nhưng cô ấy sẽ chết như một con  chiên của Chúa.
Một lúc sau, ông trở lại với một lễ sính đem theo một cây thánh giá, và một  người phụ lễ vừa đi vừa rung chuông, như để báo có Chúa đến nhà một người  đàn bà sắp chết.
Cả ba đều đi vào căn phòng ngủ, nơi ngày trước đã vang dội biết bao những  lời lẽ tội lỗi, và giờ đây lại là một nơi trang nghiêm thánh thiện.
Tôi quỳ xuống. Tôi không biết ấn tượng mà cảnh tượng đó đem lại cho tôi  kéo dài bao lâu. Nhưng tôi tin rằng từ trước đến nay, chưa bao giờ có một sự việc nào trên đời làm cho tôi xúc động đến thế.
Vị linh mục lấy đầu thánh chấm vào hai bàn chân, hai bàn tay và trán của  người hấp hối, đọc một bài kinh ngắn, và Macgơrit gần như sẵn sàng để đi về thiên đường, nơi chắc chắn nàng sẽ đến, nếu Chúa đã chứng kiến những thử thách đau thương trong cuộc đời nàng, và sự thánh thiện trong cái chết của  nàng.
Từ lúc đó, nàng không nói tiếng nào nữa, không cử động nữa. Bao nhiêu lần  tôi tưởng nàng đã chết rồi, nếu tôi không còn nghe thấy hơi thở nặng nhọc khó  khăn của nàng.
20 tháng Hai, năm giờ chiều.
Tất cả đều chấm dứt.
Macgơrit đêm nay đã hấp hối vào lúc hai giờ. Không có một kẻ tử đạo nào  có thể đau đớn đến mức độ đó, qua những tiếng rên là của nàng. Hai hay ba lần,  nàng đứng dựng lên trên giường. Hình như nàng muốn bắt giữ lại sự sống đang dần dần thoát khỏi tay nàng để trở về với Chúa.
Hai hay ba lần như thế, nàng gọi tên ông, rồi tất cả lại lặng lẽ. Nàng ngã xuống, kiết sức trên giường. Những giọt lệ lặng lẽ chảy dài từ khoé mắt, và nàng đã chết.
Thế rồi tôi đến bên nàng, gọi tên nàng. Nàng không trả lời. Tôi đưa tay vuốt  mắt và hôn lên trán nàng.
Macgơrit đáng thương! Tôi muốn tôi là một người đàn bà thánh thiện để cái hôn đó có thể đưa nàng về với Chúa.
Rồi tôi thay y phục cho nàng, như nàng đã yêu cầu. Tôi đi tìm một vị linh  mục ở Xanh Roôc. Tôi đốt hai cây đèn sáp lên cho nàng, và tôi cầu nguyện ở nhà thờ trong suốt một giờ.
Có lúc tôi tưởng có thể quên đi những gì đã xảy ra từ khi tôi rời khỏi  Bugival, và tôi nói với Macgơrit:
- Em có muốn chúng ta ra đi, chúng ta xa lánh Paris không?
- Không, không – nàng nói gần như sợ hãi – Chúng ta sẽ khốn khổ. Em  không thể xây dựng hạnh phúc cho em được nữa. Nhưng ngày nào em còn một  hơi thở, em sẽ là nô lệ cho tất cả những bất thường của anh. Bất kể giờ nào, ngày hay đêm, khi anh muốn, anh cứ đến, em hoàn toàn là của anh. Nhưng anh  đừng cột chặt tương lai của anh và của em lại nữa. Anh sẽ đau khổ nhiều, và sẽ làm em đau khổ. Em vẫn còn một thời gian nữa để làm cô gái xinh đẹp. Anh  hãy tận hưởng. Nhưng anh đừng đòi hỏi em điều gì khác nữa.
Khi nàng ra về, tôi bỗng cảm thấy kinh sợ giữa cái trạng thái cô đơn mà nàng  để lại cho tôi. Hai giờ sau khi nàng đi, tôi vẫn ngồi trên chiếc giường mà nàng  vừa rời khỏi, nhìn cái gối còn giữ lại những đường nếp của thân hình nàng. Tôi tự hỏi, tôi sẽ thế nào giữa tình yêu và sự ghen hờn của mình.
Năm giờ, không biết đến để làm gì, tôi vẫn tìm đến đường phố Antin.
Nanin ra mở cửa cho tôi.
- Bà không thể tiếp ông được - chị ta nói với vẻ bối rối.
- Tại sao?
- Bởi vì ông bá tước N… có ở đó và ông dặn đừng cho ai vào.
- Ừ nhỉ, thế mà tôi quên mất.
Tôi trở về nhà, như một người say rượu. Bạn có biết tôi đã làm gì trong giây  phút sửng sốt ghen tuông xô đẩy tôi đến một hành vi đáng hổ thẹn không? Bạn  biết tôi đã làm gì không? Tôi tự nhủ rằng, người đàn bà đó chế nhạo tôi. Tôi  hình dung sự gần gũi của nàng với ông bá tước. Hẳn nàng cũng đã lặp lại những  lời đã nói với tôi đêm qua. Tôi lấy một tờ giấy bạc năm trăm frăng gửi cho nàng  với mấy dòng chữ sau:
«Sáng nay, cô đi quá vội, tôi quên trả tiền cho cô. Đây là tiền công của cô đêm qua».
Rồi lá thư đó được đưa đi. Tôi cũng ra đi, để khỏi hối hận về việc làm hèn hạ đó.
Tôi đến nhà Ôlêem. Tôi thấy nàng đang thử những chiếc váy dài. Khi chỉ còn lại chúng tôi, nàng hát những bài ca tục tĩu để giải trí cho tôi.
Người con gái đó đúng là thuộc loại kỹ nữ vô liêm sỉ, không tâm hồn, không  trí tuệ, ít ra là đối với tôi. Bởi vì, cũng có thể có người đàn ông nào đó đã xây  dựng với nàng một giấc mộng, giống như tôi đã từng xây dựng với Macgơrit.
Nàng hỏi xin tiền. Tôi đưa tiền cho nàng. Thế là tôi được tự do. Tôi liền trở về nhà tôi.
Macgơrit không trả lời thư tôi. Không nói thì bạn cũng hiểu tôi đã bực bội  như thế nào trong suốt cả ngày hôm sau.
Lúc sáu giờ rưỡi có người đem lại cho tôi một phong bì, trong đó có lá thư của tôi và tờ giấy bạc năm trăm frăng, không thêm một chữ nào nữa cả.
- Ai đã đưa cho anh cái này? – Tôi hỏi.
- Một bà cùng đi với một chị hầu phòng trên một chuyến đi Bulônhơ. Bà dặn  tôi, chỉ đem thư đến khi xe đã đi xa rồi.
Tôi chạy đến nhà Macgơrit.
- Bà đã đi sang Anh, hôm nay, lúc sáu giờ - người gác cổng trả lời.
Thế là không còn gì giữ tôi ở lại Paris nữa. Không hận thù. Không tình yêu.  Tôi bị kiệt sức bởi tất cả những cơn xúc động đó. Một người bạn của tôi sắp đi  sang Phương Đông. Tôi nói với cha tôi về ý định sẽ cùng đi với người đó. Cha  tôi cho tôi những lời khuyên, những dặn dò, và tám hay mười ngày sau, tôi  xuống tàu ở Macxây.
Chính tại Alâcxăngđri, nhờ một tuỳ viên sứ quán, trước đây đã có lần gặp  nhau tại nhà Macgơrit, tôi biết được bệnh tình của người con gái tôi thương đó.
Tôi viết thư cho nàng. Nàng đã có thư trả lời, như bạn đã biết. Toi nhận thư này tại Tulông.
Tôi ra đi liền sau đó. Bạn đã biết những gì xảy ra.
Giờ đây, bạn hãy đọc những tờ giấy Juyli Đupơra đã trao lại cho tôi, những  tờ giấy đó là phần bổ túc cần thiết cho câu chuyện tôi vừa kể bạn nghe.