Ngoại Thuộc Tùy và Đường

Sau khi Lưu Phương đã bình được Giao Châu vua Tùy lại nghe người nói nước Lâm Ấp nhiều của báu lạ, bèn lại sai Lưu Phương đi kinh lược nước Lâm Ấp. Lưu Phương đem quân bộ kỵ ra lối Việt Thường, quân chiến thuyền ra lối Tỷ Cảnh. Vua nước Lâm Ấp là Phạm Chí chống cự lại, dùng quân cỡi voi to, quân Lưu Phương đánh không lại, bèn đào nhiều hố nhỏ, phủ cỏ lên trên, ra khiêu chiến giả thua chạy. Quân Lâm Ấp đuổi dấn, voi sa xuống hố, đổ ngã chạy rối loạn, quân tinh nhuệ theo đó tiến lên, mấy trận đều thắng, đi quá về phía đồng trụ của Mã Viện, 8 ngày đến kinh đô Lâm Ấp. Phạm Chí bỏ thành chạy ra biển. Lưu Phương vào trong thành lấy được 18 cái thần chủ thờ trong miếu, các thần chủ đó đều bằng vàng; rồi khắc bia đá ghi chiến công và mang quân về. Trận đánh này, quân sĩ bị phù thũng chết mất đến 4,5 phần 10, Lưu Phương cũng bị bệnh chết ở dọc đường.
Nhà Tùy cho Khâu Hòa làm Thái thú Giao Châu. Khi nhà Tùy nội loạn, Tiêu Xằn sai người chiêu dụ Khâu Hòa. Hòa không theo. Xằn nghe tin Hòa có nhiều châu báu, giàu ngang nhà Vua, bèn sai Ninh Trường Chân đánh Hòa. Hòa muốn ra nghinh tiếp, Cao Sĩ Liêm can rằng: "Quân của họ đi xa đến đây, thế không ở được lâu, trong thành ta có quân mạnh, còn có thể đánh được, làm sao mới trông thấy mà đã chịu ngay?". Hòa nghe lời, cho Sĩ Liêm làm Tư mã, mang quân ra đón đánh, phá được quân Ninh Trường Chân. Sau nhà Tùy mất nước, Hòa theo về nhà Đường, nhà Đường cho làm chức Đại Tổng quản Giao Châu.
Nhà Đường đặt ra An Nam hộ phủ, đóng ở Giao Châu.
Tại nước An Nam, có việc khởi loạn của Lý Tự Tiên. Nguyên theo lệ trước các lái hộ Lĩnh Nam chỉ phải nộp một nửa thuế, Đô hộ là Lưu Duyên Hựu bắt phải nộp cả toàn số. Các lái hộ mới oán, mưu với nhau làm loạn. Tự Tiên làm mưu chủ, Duyên Hựu giết Tự Tiên, đảng của Tự Tiên là Đinh Kiến tụ họp dân chúng vây phủ thành, giết Duyên Hựu. Quan Tư mã Quế Châu là Tào Huyền Tĩnh đánh giết được Kiến.
Ngươi Châu Hoan là Mai Thúc Loan giữ châu tự xưng là Hắc Đế, bên ngoài giao kết với nước Lâm Ấp và Chân Lạp, có đế 30 vạn quân, nhà Đường sai tướng quân là Dương Tư Húc đánh bình được.
Thúc Loan người làng Hương Lãm, huyện Nam Đường(1), nay có đền thờ ở thôn chợ Sa Nam(2), tức là nơi nhà ở của Thúc Loan.
Thời nhà Đường có Tống Chi Đễ bị tội đầy ra quận Chu Diên, gặp lúc Loan vây hãm châu Hoan, vua Đường bèn trao cho Đễ chức Tổng quản để đánh ông Loan. Đễ mộ được 8 người tráng sĩ mặc áo giáp dày, kéo đến tận chân thành mà hô to rằng: "Hễ bọn người Lèo hành động tức thì giết chết"; 700 quân đều phục xuống không dám đứng dậy, mới bình được. Đương thời nội thuộc, Mai Hắc Đế không chịu bọn ngược lại kiềm thức, cũng là người xuất chúng trong đám thổ hào. Việc thành thì làm nên Lý Bí hay Triệu Quang Phục, không thành thì làm Phùng Hưng, Mai Thúc Loan. Cho nên nêu rõ ra, viết hai chữ to "châu dân" là khen việc làm ấy đó.
Một người dân Giao Châu là Đào Tề Lượng họp đảng, đánh cướp thành ấp. Mẹ Tề Lượng là Kim Thị thường lấy trung nghĩa dạy Lượng, Lượng ngoan cố không nghe. Bà mẹ tuyệt tình với Lượng, tự làm ruộng mà ăn, tự dệt vải mà mặc. Vua Đường nghe tiếng, xuống chiếu cho hai người đinh tráng hầu hạ, nuôi nấng, sứ giả ở bản đạo phải quanh năm đi lại hỏi thăm bà suốt đời.
Nước ta có người quận Cửu Chân là Khương Công Phụ có tài cao, đỗ Tiến sĩ, làm quan với nhà Đường, dần dần thăng đến chức Hàn Lâm Học sĩ. Công phụ tâu bày việc gì đều tường tận xác đáng, vua nhà Đường trọng lắm, tiến lên chức Trung Thư môn hạ Bình chương sự. Vì việc nói thẳng trái ý Vua (can việc hậu táng Đường An công chúa) mà bị bãi. Công Phụ người làng Sơn Ôi đất An Định, cha là Đĩnh, em là Công Phụ cũng đỗ Tiến sĩ. Công Phụ thường theo việc trong lúc hiểm nghèo, tâu bày việc gì đều có ích cho nhà Vua, việc gì xảy đến đều đúng như ông đã dự liệu từ trước. Công Phụ khéo làm văn, làm bài phú "Bạch vân chiến xuân hải", người Đường khen bài ấy là kiệt tác.
Tại làng Đường Lâm(3) thuộc Phong Châu có Phùng Hưng một nhà hào phú có sức mạnh kéo trâu, đánh hổ. Thời bấy giờ Kinh lược sứ là Cao Chính Bình thu thuế nặng. Ông Hưng cùng với em là Hải, xuất phục được các làng ấp ở chung quanh, tự hiệu là Đô quân, Hải là Đô bảo, dùng kế của người làng là Đỗ Anh Hàn, đem quân vây phủ, Chính Bình lo phẫn mà chết, ông Hưng vào ở trong phủ, cho Hải làm Thái úy, rồi ông mất. Dân chúng lập con Hưng là An làm Đô Phủ Quân.
Ông Hưng đồng lòng với dân chúng, lập em là Hải. Bồ Phá Lặc có sức khỏe đẩy được núi, không chịu theo Hải, lánh ở động Chu Nham. Bồ Phá Lặc lập An là con ông Hưng. An tôn cha là Hưng làm Bố Cái Đại Vương (tục gọi cha mẹ là Bố Cái), dân Thổ cho là linh dị, lập đền thờ ở phía tây đô phủ để thờ Hưng.
Nhà Đường cho Lý Phục làm Tiết độ sứ Lĩnh Nam, khi Lý Phục đã đến nơi, dân Nam đều yên lặng; Phục dạy dân làm nghề nung ngói. Nước Nam biết làm nhà ngói là do Lý Phục dạy cho.
Nhà Đường cho Triệu Xương làm Đô hộ. Xương đến nơi, sai sứ dụ Phùng An. An đem quân đầu hàng. Xương đắp thêm La thành cho lại được vững chắc, ở châu 10 năm, dân theo giáo hóa tốt, không dám có lòng chống đối, sau vì có bệnh đau chân, phải xin về nước. Nhà Đường cho Bùi Thái thay làm Kinh lược sứ. Thái san phẳng ao chuôm ở trong thành, họp làm một thành. Nha tướng của Thái là Vương Lý Nguyên đánh đuổi Thái. Thái chạy về quận Chu Diên. Vua Đường triệu Triệu Xương về, hỏi tình hình, bấy giờ Xương đã 70 tuổi, tâu các việc tinh tế rõ ràng. Vua Đường lấy làm lạ, lại cho làm Đô hộ. Khi Xương đến, người châu vui mừng, mới định xong việc biến loạn.
Sử thần bàn rằng: Vì Duyên Hựu ngược đãi các lái buôn, mà gây ra loạn Đinh Kiến, vì Ch!!!5422_9.htm!!! Đã xem 67640 lần.

Sửa chánh tả: Trương Củng
Nguồn: Trương Củng
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 17 tháng 5 năm 2005

Truyện Việt Sử Tiêu Án ( 1775 ) ---~~~cungtacgia~~~--- !!!5422_9.htm!!!án không nghe, Hoằng Tháo cho quân thuyền từ sông Bạch Đằng tiến vào. Bấy giờ Ngô Quyền đã giết được Công Tiễn, nghe Hoằng Tháo sắp đến, nói rằng: "Thằng trẻ con kéo quân đi xa mỏi mệt, quân ta đương nhàn rỗi, đối phó với quân của chúng mỏi mệt sẵn, tất nhiên phá được chúng". Sau đó, ông sai người cắm gỗ nhọn bịt sắt ở lòng sông, đợi nước thủy triều lên to, thuyền quân của Tháo vào rồi, lập tức khiêu chiến, giả cách thua chạy, để cho quân địch đuổi theo. Nước thủy triều rút xuống rất chóng, thuyền của địch đều mắc vào gỗ nhọn lật úp cả. Quyền thừa thắng đánh mạnh, bắt giết được Hoằng Tháo, Nghiễm thương khóc, thu nhặt tàn quân bỏ về nước.
Sử thần bàn rằng: Lưu Nghiễm ngấp ngó Giao Châu, thừa lúc Đình Nghệ mới mất, cậy có quân ứng viện của Công Tiễn, chắc rằng có thể đánh một trận phá được Ngô Quyền, nhân thế lấy được nước nam dễ như móc túi vậy. Nếu không có một trận đánh to để hỏa nhuệ khí của Lưu Nghiễm, thì cái tình hình ngoại thuộc lại dần dần thịnh lên, cho nên trận đánh ở Bạch Đằng là cái căn bản khôi phục quốc thống đó. Sau này Đinh, Lê, Lý, Trần còn phải nhờ dư liệt ấy. Võ công hiển hách của Ngô Quyền, tiếng thơm nghìn đời, đâu có phải chỉ khoe khoang một lúc bấy giờ mà thôi.
Trên đây là Nam, Bắc tranh giành, từ năm Đinh Mão niên hiệu Khai Bình thứ 1 nhà Lương, đến năm Mậu Tuất niên hiệu Thiên Phúc thứ 3 nhà Tấn, cộng 32 năm (cha con Khúc Hạo 24 năm, Đình Nghệ 8 năm).
Sách Thông luận bàn rằng: Chu Ôn cướp ngôi vua Đường ở một xó đất Lương Biện, còn các trấn thì chia nát ra, đất Quảng thuộc về Lưu Ẩn, bỏ Giao Châu mà không tranh đến, tự nhà Lương đến nhà Chu không có chiếc xe ngựa nào đến cảnh thổ Giao Châu. Lưu Nghiễm tuy có chí hăng hái muốn thôn tính Giao Châu nhưng một trận thua Đình Nghệ, một trận bị nhục với Ngô Quyền, thì cái lòng chực cướp đất Giao Châu nguội như đống gio tàn. Họ Ngô được thời cơ ấy mới dựng nước, truyền cho con, cũng làm vua một phương như Bắc triều là do ở đó. Khúc Thừa Mỹ nhận chức quan của Lương mà bị cầm tù ở Ngụy Đình; Dương Đình Nghệ đuổi tướng Hán nhận lấy châu, mà bị nha tướng giết hại. Truyện có nói rằng: nếu không có người bị ngã, thì mình nổi lên sao được, là nghĩa thế. Tóm lại, cũng là bởi lòng trời yếm loạn, muốn mở cơ nghiệp nước ta là một đời trị bắt đầu từ đấy.
_______________
1) Mai Thúc Loan, quê ở xã Mai Phụ, huyện Thanh Hà, tỉnh Hà Tĩnh, theo mẹ ra sống ở Nam Đường, nay là huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An.
2) Sa Nam. Nay là thị trấn của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
3) Nay là xã Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây.
4) Đại La, nay là khu vực các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm của Hà Nội.
5) La Thành, là toà thành luỹ bao quanh Đại La (nay thuộc Hà Nội).
--!!tach_noi_dung!!--

Sửa chánh tả: Trương Củng
Nguồn: Trương Củng
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 17 tháng 5 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--