Nhà Trần

THÁI TÔN HOÀNG ĐẾ
Vua tên Cảnh, được bà Chiêu Hoàng truyền ngôi cho, làm vua được 33 năm. Tiên tổ vốn là người tỉnh Phúc Kiến, nước Trung Hoa, đến ông tổ là Kinh sang nước Nam ở làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường, sinh ra Hấp, Hấp sinh ra Lý, Lý sinh ra Trần Thừa, làm nghề đánh cá, lấy bà Lê Thị làm vợ, đến năm Mậu Thìn sinh ra vua Thái Tôn.
Vua là người khoan nhân, có độ lượng đế vương, lập ra chế độ, điển chương đã văn minh đáng khen, nhưng chỉ vì tam cương lộn bậy, nhiều sự xấu xa trong chốn buồng khuê.
Niên hiệu Kiến Trung thứ hai, cho Trần Thủ Độ giữ việc hành quân đánh giặc.
Khi bấy giờ chỗ nào cũng có giặc cướp nổi lên, như là các dân Mán ở Tản Viên và Quảng Oai, đều bình định được cả; duy còn Nguyễn Nộn chiếm cứ Bắc Giang, Đoàn Thượng chiếm cứ Hồng Châu, thế lực đương mạnh tuy có đánh mà không bình được, Thủ Độ xin Vua phong Nguyễn Nộn làm Hoài Đạo Vương, chia cho đất Bắc Giang, Đông Ngàn. Lại cũng có hẹn phong vương cho Đoàn Thượng nữa, nhưng Thượng không đến, chiếm cứ Hồng Châu, Đường Hào, xây thành ở Yên Nhân, gọi dân làm lính để tự giữ lấy. Nộn đem quân đến đánh nhau ở Đồng Dao, Thượng bị thua chết, con là Văn đem cả gia thuộc đầu hàng. Thanh thế của Nguyễn Nộn lừng lẫy, Thủ Độ lấy làm lo, sai người mang thư đến mừng Nộn, và cho Ngoạn Thiền công chúa, để xem tình hình Nguyễn Nộn động tĩnh thế nào. Nộn làm riêng nha trướng cho công chúa ở, nên không được tin tức gì. Nộn đã thôn tính được quân Thượng, tự xưng là Đại Thắng Vương, nhưng biết rằng thế không đứng vững được, hẹn đến tháng 10 thì vào chầu, đến khi ấy đau nặng, vua sai người hỏi thăm, Nộn miễn cưỡng ăn cơm rồi phi ngựa chạy, làm ra vẫn khoẻ mạnh, chưa được bao lâu thì Nộn chết, bộ tướng của Nộn là Phan Ma Lôi ăn trộm con ngựa trốn đi mất, không biết đi đâu (Ma Lôi là người nước Chiêm Thành, Nộn thu dụng làm đứa ở, khéo biết dụng binh, liệu sức địch mà tính đường thắng), trong nước từ đấy mới thống nhất.
Sử thần bàn rằng: Thủ Độ thậm vô mưu, chịu trách nhiệm chuyên chinh, không được thành công gì, bất miễn phải cắt đất phân phong cho Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng để che lỗi mình cầm quân không được việc gì; đến khi thanh thế Nộn to quá, lại đưa thư đến mừng, công nhiên lấy lễ định quốc đãi nó, thậm chí gả công chúa cho nữa thì càng tỏ ra là vô mưu quá lắm, không sợ nó cười cho hay sao? Thủ Độ giết Thượng hoàng nhà Lý ở chùa Chân Giáo, lấy bà Trần Thị là Thái hậu nhà Lý làm vợ (giáng làm Thiên Cực công chúa, để gả cho Thủ Độ cho tiện). Thượng hoàng xuất giá đi tu, có một hôm ngồi xổm ở sân chùa nhổ cỏ, Thủ Độ trông thấy nói: "Phải nhổ hết cả gốc" Thượng hoàng nói: "Ta biết ý mày rồi". Sau nhân khi đi ra chơi ở Đông Thị, nhân dân trông thấy Thượng hoàng có người cảm động đến phải khóc, Thủ Độ sợ nhân tâm nhớ vua cũ, sinh ra biến cố chăng, sai người đem hương hoa đến, nói rằng: "Thượng phụ có lời thỉnh". Thượng hoàng giận lắm, khấn rằng: "Chúng mày đã lấy cả thiên hạ của nhà ta, lại còn muốn hại thân ta nữa, con cháu chúng mày sau này cũng phải chịu như thế". Lập tức tự ải chết; Thủ Độ sai đục thành đưa linh cữu ra, đưa đến phường An Hoa hỏa táng, để cốt ở tháp Bảo Quang.
Sử thần bàn rằng: Thủ Độ và Huệ Hậu thừa cơ vua Huệ Tôn bị bệnh cuồng, xui giục bắt phải xuất gia, để cho thành cái mưu truyền quốc cho nhà Trần; thần dân nhà Lý tuy bức bách về oai thế; nhưng sao lại chả có lòng nhớ vua cũ; nhất đán gặp vua cũ đi ở trong phố phường, xưa kia thì nhà vàng cờ đỏ, ngất ngưởng là vị cửu trùng, nay thì lê đôi giầy cỏ, chống cái gậy tre, thất thểu là một người nhà chùa, người có lương tâm ai không rơi lệ. Nhân tâm như thế, khởi hữu không xảy ra những việc bất ngờ, cho nên tất phải bức bách cho chết đi, công nhiên nói là Huệ quan Đại sư(1) đã lên cõi niết bàn, để tuyệt vọng của người ta, mà ngăn ngừa được biến cố khác; tâm địa Thủ Độ thật nham hiểm lắm. Lại còn quá tệ hơn nữa là: Thái hậu là người đàn bà góa của nhà Lý, đương triều vua Huệ Tôn đã là mẹ của Thủ Độ, sao lại nỡ muối mặt, táng tâm đến thế, cái ngày thày tăng chùa Chân Giáo lên cõi niết bàn lại là ngày Kiến gia Hoàng hậu bị hạ giá(2) tuy đã đổi tên gọi là công chúa, nhưng ở trong họ còn là anh em gần; vì con nhà chài lưới chả biết lễ nghĩa là gì, tập tục loạn luân như thế, từ đời Kinh, Hấp đã có thế rồi. Không may cho vua Huệ Tôn gặp phải, tự cho mình là giai nhân, có biết đâu việc dâm loạn trong nhà họ, cũng như đó rách không giữ nổi con cá lớn, đã từ lâu rồi. Than ôi! Gây dựng nên triều đình nhà Trần là triều đình dâm loạn như loài chim muông là tự việc Thủ Độ lấy Thiên cực mở đầu ra đó. Còn đến việc Thủ Độ chỉ bị tiếng giết vua, mà nhà Trần phải chịu họa báo ứng. Vua Thái Tôn là con rể đã cướp nước lại còn giết cha vợ, sau này Quý Ly đối với nhà Trần cũng là con rể mà cướp nước lại còn cha vợ mà giết con rể; sự hưng vong như giấc mộng, việc báo ứng như cái vòng tròn, ăn ở bất nghĩa có ích gì đâu?
Vua sách phong bà Chiêu Hoàng làm Hoàng hậu tuyển con gái đẹp con nhà lương thiện vào làm cung nhân.
Vua định thể lệ tiền tiêu, dân gian sử dụng tỉnh mạch tiền, một tiền là 69 đồng, tiền thượng cung một tiền là 70 đồng.
Vua xuống chiếu phàm các văn thư, trạng khế dùng cách in tay vào nửa tờ giấy.
Vua ra lệnh thi Tam giáo.
Theo thể lệ cũ triều Lý: hàng năm cứ ngày 4 tháng 4 bách quan vào triều rồi lui ra ngoài cửa tây thành, đến đền thờ thần Đồng Cổ, đọc lời thề rằng: "Làm tôi phải tận trung, làm quan phải thanh bạch, ai trái lời thề này thì thần minh hại người ấy". Trai gái đến xem đông như kiến, cho là việc vui, và long trọng.
Thi lại viên bằng cách thức Bạ đầu, (thể thức công văn tư đi lại, g!!!5422_12.htm!!! Đã xem 67621 lần.

Sửa chánh tả: Trương Củng
Nguồn: Trương Củng
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 18 tháng 5 năm 2005

Truyện Việt Sử Tiêu Án ( 1775 ) Lời Giới Thiệu n Thành đi đánh, Chiêm Thành xin hòa, từ khi ấy trở đi phải giữ lễ phiên thần, không dám bỏ thiếu cống hiến. Sứ thần nhà Tống và sứ thần nước Kim cùng đến nước ta, Vua sai lấy lễ tiếp đãi kín, không cho hai bên gặp nhau.
Vua tập cưỡi ngựa và bắn ở phía nam thành Đại La, các quan văn võ tập các cách đánh giặc phá
trận.
Vua đi tuần ngoài Hải Đảo, xem khắp hình thế núi sông, hỏi hết các điều tật, khổ trong dân gian, vẽ bản đồ và ghi chép phong tục nhân vật rồi trở về.
Từ khi Hiến Thành cầm binh quyền, việc quân cơ, việc canh biên giới có một phen chấn chỉnh lại hết. Chính sự năm Bảo Ứng với chính sử năm Đại Định, một đằng chăm chỉ, một đằng trễ nải, khác xa nhau. Kinh thi có câu: "Việc gì cũng tốt tại người", thật là đúng.
Vua sai Doãn Tử Tư sang thăm nhà Tống đưa cho 15 con voi đã dạy thuần rồi. Cuối năm Đại Định, vua Cao Tôn nhà Tống đình việc cống voi, đến lúc ấy vua Hiếu Tôn mới tức vị, đưa thư sang mua những con voi đã dạy thuần rồi, để rước khi đi tế giao, vua ta đưa cho 10 con voi làm lễ mừng tức vị, 5 con voi dâng lên để dùng khi đại lễ, làm cái lầu trên lưng voi gọi là La nga (lầu trên lưng voi) và các đồ buộc ở ngà, chân và đầu voi, trang sức bằng vàng bạc, rồi mới đem cho. Tử Tư đi đến quán Hoài Dịch, vua Tống cho dẫn kiến và hỏi han úy lạo.
Từ khi nhà Tống phải bỏ xứ Bắc qua sông sang miền Nam, thì khi sứ thần nước ta có sang chỉ đi đến Quảng Tây giao đồ cống, chứ chưa đến kinh đô, đến khi ấy Tử Tư làm Đại sứ chưa bao giờ có đủ 3 sứ thần, đến khi ấy cho Tử Tư làm Đại sứ, Lý Bang Chính làm Chánh sứ, Nguyễn Văn Hiến làm Phó sứ; người theo làm người giới thiệu đều đặt đủ; Vua Tống thấy ở xa mà đến, rất khen là trung thành, lễ tiếp đãi cũng khác hơn, và xuống chiếu gọi tên nước là An Nam quốc,cho ấn bằng vàng.
Sử thần bàn rằng: Nước ta từ đời Hùng Vương giao thông với Trung Quốc, nhưng còn chưa được có địa vị ở Minh Đường, không được chép vào sách Xuân Thu, là khinh vì nước nhỏ. Đến đời Triệu Đà ở nhà vàng, xưng Đế, nhà Hán phải phong làm Nam Việt Vương, chỉ được ví với Chư hầu ở nội địa, cũng chưa có gì nêu ra là một nước. Sau lại ngoại thuộc Hán và Đường, chia nước ra thành quận, huyện. Đến đời Đinh, Lê thì có đất riêng, mới lập thành một nước, được gia cho chức quan Kiểm hiệu Tam súy, sau tiến lên chức Quận vương; các Vua triều Lý cũng đều như thế. Đến đời vua Anh Tôn một việc bang giao, chu toàn thân mật, sai 3 sứ thần đến quan ải, giữ đủ lễ, làm cho Trung Quốc biết nước đã văn minh, Tử Tư 2 lần đi sứ, tỏ được lòng thành cung thuận, vua Tống phải khen, cho vua ta được là Chân Vương, có quốc hiệu, sau này vẫn làm theo mà không đổi khác được, đó là công vua Anh Tôn, mà Tử Tư cũng đáng là vị sứ thần. Duy có điều để chữ "An" ở trên chữ "Nam", đó là người Tống có ý ngăn ngừa nước ta. Nay muốn chính danh chỉ gọi là Nam Việt, có lẽ phải chờ đến một vị anh quân.
Vua sách phong Long Hãn làm Thái tử, Tô Hiến Thành làm Thái phó để dạy Đông cung. Trước kia Thái tử Long Sưởng gian dâm với cung phi, vua không nỡ giết, chỉ giam thôi; Vua bảo Tể tướng rằng: "Muốn lập Long Hãn làm con thừa tự, nhưng tuổi còn nhỏ, ta thì suy yếu, biết làm sao được?". Vừa lúc đó, người trong nội ẵm Long Hãn ra chỗ Vua, thấy Vua đội khăn, Long Hãn xin để cho đội, Vua chưa cho thì khóc, Vua liền bỏ khăn mà đội cho Long Hãn thì cười ngay; Vua lấy làm lạ, mới quyết định lập làm con thừa tự. Bà Hoàng hậu Lê Thị xin lập Long Sưởng, Vua nói: "Làm con mà bất hiếu, còn trị dân sao được", bèn không nghe lời.
Thái hậu quen làm việc hối lộ biết đâu Hiến Thành lại không là Vũ Đới?.
Vua bị đau, xuống chiếu cho Tô Hiến Thành ẵm Thái tử mà nhiếp chính. Vua mất, bà Thái hậu hối lộ vàng bạc cho vợ Hiến Thành, lại muốn làm việc phế Thái tử lập người khác. Hiến Thành nói: "Làm đại thần giúp Vua còn nhỏ tuổi, lẽ nào lại nhận hối lộ", Thái hậu lại triệu ông vào mà dụ dỗ, ông trút mũ ra mà thưa rằng: "Làm điều bất nghĩa mà được giàu sang, trung thần không ai làm thế. Tôi không dám vâng lời". Việc đó mới thôi.
Trong mấy năm mới làm vua, Anh Tôn chỉ là trẻ con si ngốc, tha hồ cho mẹ cùng kẻ gian thần công nhiên làm vợ chồng, mà không hay biết gì. May mà trời tựa cho họ Lý, Anh Vũ bị trời bắt chết, rồi được có Hiến Thành phò tá ở trong triều, bôn tẩu ơ bên ngoài; Vua cũng biết răn sợ, dần dần có trí lực biết giảng tập võ bị, kén tướng giỏi, chọn sứ thần, nước Chiêm Thành phải giữ lễ phiên thần, nhà Tống phải tôn như một nước lớn; đến mấy năm sau được có người hiền mà phó thác, làm cho nước yên như sập đá, so với năm trước khác hẳn như hai người, đó là vì có tư chất tốt, nên trong nước được bình yên sáng sủa.
CAO TÔN HOÀNG ĐẾ
Vua tên là Long Hãn, con thứ 6 của vua Anh Tôn, ở ngôi vua được 35 năm; chỉ vì rong chơi không chừng mực, không minh về việc chính trị và hình phạt, nên cơ nghiệp nhà Lý mới suy dần. Niên hiệu Trinh Phù thứ nhất (qua năm mới đổi niên hiệu, biết giữ lễ cổ như thế, là vì có Hiến Thành phò tá). Nhà Tống phong cho vua là An Nam quốc vương.
Bà Chiêu Linh Hoàng Thái hậu ban tiệc yến cho quần thần ở biệt điện, và bảo rằng: "Nhà Vua còn nhỏ tuổi quá, trong nước bị người Mán xâm nhiễu, không bằng lập lại Thái tử cũ để yên nhân tâm". Quần thần đều thưa: "Quan Thái phó đã nhận mệnh lệnh của thiên tử, hiệu lệnh được nghiêm minh, thưởng phạt được công bằng, thiên hạ mến phục, chúng tôi không dám làm trái", đều tạ ân rồi lui ra. Khảo xét việc làm của bách quan, người nào có văn học, tài cán là một hạng, người nhiều tuổi, hạnh kiểm thuần phục, biết thấu suốt việc cổ và kim là một hạng, người không thông văn tự mà cần mẫn được việc là một hạng, cứ theo thứ tự ấy mà cho làm quan, vị nào cũng đáng tài, không có lạm chức và nhũng tệ.
Có hai mặt trời cùng hiện ra một lúc.
Tô Hiến Thành mất, bãi triều 6 ngày, để báo tang.
Hiến Thành bị đau, quan Tham chính là Vũ Tán Đường ngày đêm trực hầu ở bên, quan Gián nghị là Trần Trung Tá có việc khác, không đến thăm nom được, bà Thái hậu hỏi Hiến Thành: "Ai thay ông được?", ông thưa: "Trung Tá có thể thay được", bà Thái hậu nói: "Tán Đường ngày đêm hầu thuốc thang sao không nói gì đến", ông nói: "Bà chỉ hỏi ai thay tôi được, nên tôi thưa là Trung Tá, nếu hỏi đến người hầu hạ phụng dưỡng, không Tán Đường thì còn ai nữa?". Lúc bấy giờ Vua mới 3 tuổi, hãy còn phải bế ẵm, Tổ mẫu thì trăm đường phản phúc, chỉ chực phế lập, chưa lúc nào nguy nghi như lúc ấy, một mình Hiến Thành điều tễ không thấy vận động khó nhọc gì lắm, mà ngôi vua được yên, xã tắc được thịnh, không phải là người có đức vọng, tài trí, thì làm sao được như thế?
Thái tử cũ là Long Sưởng tự do làm việc trộm cắp, lại còn âm mưu khởi loạn,vua cho Ngô Lý Tín làm Thượng tướng quân đi tuần hành bắt lũ trộm cướp.
Nước Tiêm La sai sứ thần đến cống.
Có 2 nước Tiêm và Hộc: Đất nước Tiêm thì xấu, không cày cấy được, đất nước Hộc thì tốt, được mùa luôn, nước Tiêm phải nhờ nước Hộc cung cấp cho, sau nước Hộc phải hàng nước Tiêm, họp lại gọi là Tiêm La, đất rộng nghìn dặm, có núi bao bọc quanh, cao ngất, lởm chởm, khí hậu thì nóng, có chướng khí, từ Chiêm Thành đi 7 ngày đêm, mới đến nước ấy. Tục chỉ thích đánh nhau, thổ sản thì có đá hoa, gỗ thơm, sư tử và voi.
Vua Tống lấy cớ cống voi thì đường xa, nhiễu cho dân, nên bãi đi. Các công phẩm khác thì chỉ lấy 1/10 định làm thường lệ.
Vua sai thi học trò người nào thông hiểu thi, thư thì được vào hầu giảng sách cho nhà Vua. (Lấy đỗ lũ Đặng Nghiêm, 15 tuổi trở lên).
Niên hiệu Thiên tư Gia thụy thứ nhất (vì bắt được con voi trắng đặt tên con voi là Thiên Tư, nên mới đổi niên (hiệu) thày tăng Tây Vực đến nước ta. Vua xuống chiếu hỏicó sở năng gì không, thày tăng trả lời là thu phục được con hổ, đem thử không hiệu nghiệm gì.
VUA CHO RƯỚC PHẬT PHÁP VÂN ĐỂ CẦU MƯA
Đời bấy giờ truyền rằng: "Có cô Mán ngụ ở chùa Phúc Nghiêm, thày tăng là Am Lê ngẫu nhiên xúc phạm đến, cô ấy có mang rồi sinh ra con gái, đem trả cho thày tăng, bỏ vào trong cái hốc cây rồi đi về. Sau cây ấy đổ, nổi lên mặt nước trôi đến trước chùa, người làng ấy kéo lên không lay chuyển được, cô Mán đó thử cầm lấy, cây gỗ liền theo tay mà đến với cô ấy. Lấy làm lạ, thợ mộc cắt cây gỗ ấy ra, làm 4 pho tượng Phật, tìm đến chỗ để đứa trẻ con gái thì đã hóa ra đá, nhân thế rước vào chùa làm tượng thờ, gọi là: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Ngày nay chùa Pháp Vân(4) ở Gia Lâm và ở Thượng Phúc, gặp năm nào đại hạn, cầu đảo có linh ứng, các chùa này đều là linh tích.
Vua đi chơi khắp các sông núi, đến đâu có thần thiêng đều cho tên hiệu, lập miếu thờ.
Theo Kinh Lễ: Hễ có công với dân thì mới được thờ, tục đời sau tôn sùng quỉ thần, nước ta tôn sùng nhiều hơn, cả bốn phương trong ngoài, tìm kiếm đền thờ các vị trung thần, hiếu tử, cao sĩ và tiết phụ, thì trăm chỗ thờ không có lấy một, mà những hạng tà dâm như là bà Thắng Minh đời Lê, Anh Vũ đời Lý thì có đền to, đặt tên hiệu đẹp, dân gian cũng quen thói lập hội thờ cúng, cho là thần thiêng, mong nhờ bảo hộ cho mình. Dân ở thôn quê, ngu muội đã đành, đến các quan Thú, Lệnh cúi đầu lạy lục, chưa thấy được người nào phá bỏ dâm từ, làm như Địch Nhân Kiệt, đáng phàn nàn than thở. Người giáp Cổ Hoằng làm phản, vua sai tướng đi đánh bình được, - Người giáp ấy thấy co vết chân trâu ở trên cây am la, trông lên là con trâu trắng, người xem bói toán nói: "Con trâu là vật ở dưới đất, mà lại ở trên cây, đó là cái tượng kể dưới được ở trên", nhân vì thế người giáp ấy mới làm phản.
Vua cho các kỳ lão từ 70 tuổi trở lên, mỗi người một tấm lụa.
Mưa đá, có hòn đá to bằng đầu con ngựa.
Vua cho thi tam giáo, cho được gọi là xuất thân.
Danh nho đời cổ có học rộng cả bách gia, xuất nhập cả đạo Lão và Phật, nhưng rút cuộc vẫn phải trở lại cầu đến lục kinh; nếu học vấn lẫn lộn không được thuần nhất, tâm đã tạp không chuyên nhất, thì có ích gì cho việc đời, mà cũng cho được xuất thân.
Vua xuống chiếu cho chọn lọc lại các tăng đồ, là theo lời Đàm Dĩ Mông.
Triều Lý tôn kính, lễ các thày tăng: Như vua Thái Tổ đối với sư Vạn Hạnh, vua Nhân Tôn đối với thày Minh Không, thiên hạ theo thói gọt đầu, mặc áo đen, nhiều bằng nữa số dân. Vật gì đã quá lắm thì trở lại gốc, là lý thế đó. Vua Cao Tôn không phải là ngăn cấm dị đoan, chỉ vì lòng mê quỉ thần, cũng như vua Đường Vũ Tôn kính các phương sĩ mà lại bài bác phù đồ. Ngô Công Lý ở Diễn Châu nà Đinh Khả ở Đại Hoàng đồng thời làm phản. (Khả tự xưng là con cháu nhà Đinh phiến hoặn dân khởi loạn) vua sai sứ đánh bình được cả.
Vua sai nhạc công chế ra khúc nhạc, gọi là âm điệu Chiêm Thành, tiếng nghe ai oán, ai nghe cũng phải nhỏ lệ. Thày tăng Nguyễn Thường nói: "Tôi được biết: âm thanh mất nước thì nghe như oán như giận; nay nhà Vua rong chơi vô độ, việc triều đình rối loạn, chế ra âm điệu này, là điềm mất nước đó".
Sử thần bàn rằng: Thanh âm với chính trị thông cảm với nhau; cho nên đời cổ làm ra nhạc là bức ảnh hình dung đức chính. Nhạc âm của nước ta, tiếng thổ và tiếng da khác nhau, nhưng âm từ lưỡi mà ra, duy có tiếng thì thanh hay trọc, cao hay thấp không khác gì Trung Hoa, đem chép vào tiếng Trung hoa không cách xa nhau lắm; thế mà lại dùng âm của Chiêm Thành làm ra nhạc khúc, ríu rít tiếng chim kêu, thế là không biến theo văn minh mà biến theo dã man, thật kiến thức hẹp lắm.
Có chim thước đến làm tổ ở các Kính Thiên, sinh ra con non. Quần thần nói rằng: "Xưa kia Ngụy Minh Đế dựng lên Lăng Tiêu Các, con chim thước đến làm tổ ở các ấy". Cao Đường Long nói: "E rằng có chim cưu đến ở đó, ngu thần nghĩ rằng: Các này làm xong, tất cả người họ khác đến ở. Vậy xin vua trước hết phải tu đức mà tạm bãi dùng sức dân quá độ". Vua không nghe.
Bố Trì, chúa Chiêm Thành, bị bầy tôi là Bố Điền trục đi, đưa gia quyến đến ngụ ởb biển Cô La, quan châu mục Nghệ An là Phạm Duyên tâu rằng: dau">Trần Thánh Tôn Trần Nhân Tôn ANH TÔN HOÀNG ĐẾ Minh Tôn Hoàng Đế Hiến Tôn Hoàng Đế Dụ Tôn Hoàng Đế Nghệ Tôn Hoàng Đế Duệ Tôn Hoàng Đế Phế Đế Thuận Tôn Hoàng Đế Và Thiếu Đế HẬU TRẦN NGOẠI THUỘC NHÀ MINH