Nhà Lý
Thần Tôn Hoàng Đế
Anh Tôn Hoàng Đế
Cao Tôn Hoàng Đế
Huệ Tôn Hoàng Đế
Bà Chiêu Thánh Hoàng

THẦN TÔN HOÀNG ĐẾ
Vua tên là Dương Úc, con Sùng Hiền Hầu, vua Nhân Tôn nuôi, ở ngôi 11 năm. Khi vua mới lên ngôi hãy còn tính trẻ con, đến khi lớn biết tu bổ chính sự, dùng người hiền tài, cũng là vị vua có thể thành hiền quân được, duy chỉ có việc sùng đạo Phật quá, thích các điềm tốt, là đáng cười thôi. Niên hiệu Thiên Thuận thứ nhất, Vua xuống chiếu: phàm người dân có điền thổ bị lấy sung công và người dân phải biên vào sổ làm điền nhi và lộ ông, nay đều tha hết. (Điền nhi và lộ ông đều là người làm đày tớ để người sai khiến).
Vua tăng thước vị và phẩm trật cho các quan văn, võ. Lê Bá Ngọc làm Thái phó, tước là Đại liên ban, Mâu du đô làm Giám nghị, tước vị Nội Thượng Chế, để đền công giúp vua khi mới lên ngôi. Vua xuống chiếu: "Trong nước có tang không ai được cưỡi ngựa và đi xe lam sư" (kiểu xe thế nào không khảo cứu được).
Vua sai sứ thần sang Tống báo cáo việc Vua mới lên ngôi, sai quan đến nước Chiêm Thành tuyên bố tờ chiếu khi Vua lên ngôi.
Nước Chân Lạp vào cướp đất Nghệ An, Vua sai Công Bình đem quân ra đánh ở bế n Ba Đầu Bộ, bắt được chủ tướng và quân lính của địch, quân sĩ về dâng tù binh đã bắt được, Vua cho là nhà Phật phù hộ mới được thế, bèn đến chùa tạ ân.
Từ lúc ra quân đến lúc báo tiệp mới gần hai tháng, truy nguyên công đánh phá được giặc là công của tướng và sự khó nhọc của lính, không có lời khen ngợi úy lạo, mà chỉ quy công cho Phật, thế thì phàm những người lưng đeo áo giáp, tay chống ngọn giáo, đều không có chút công gì đáng khen, còn khuyến khích tướng sĩ sao được?
Quần thần dâng tôn hiệu lên Vua, Vua nói: "Trẫm tuổi trẻ nối nghiệp lớn, thế mà người nước sợ oai đều nhờ các khanh biết tận tâm chức vụ, giúp Trẫm các điều sơ sót không nghĩ tới".
Vua cho độ 4 người lão binh làm thày tăng.
Lão binh mà độ làm thày tăng, mất hết khí hùng cường đi rồi. Bỏ kiếm mà lần chuỗi tràng hạt, cởi chiến bào mà khoác áo cà sa, ngồi ở trong cửa không vắng vẻ, sao không nghĩ đến tình của khuê phụ vợ các chiến sĩ đương mong mỏi được vui cảnh cuốc ruộng, đưa cơm trong lúc luống tuổi.
Vua cải cho Lê Bá Ngọc là họ Trương.
Họ của trời cho, không thể người ta làm được, yêu một vị bầy tôi mà cho cải sang quốc tính, người ta còn chê là cưỡng ép, nay Bá Ngọc là đại thần cho cải họ Lê sang họ Trương là nghĩa gì? Đó cũng là việc làm của người còn tính trẻ con đấy!
Vua tôn thân phụ làm Thái Thượng hoàng, thân mẫu là Đỗ Thị làm Thái hậu.
Vua Thần Tôn đã 14 tuổi, tuy không có tư chất như vua Hán Chiêu, nhưng sao lại không biết nhớ đến cái ân vua Nhân Tôn là cha, thì Sùng Hiền Hầu phải là Hoàng thúc, như việc Hiếu Tôn đời Tống xử với Tú An Hy Vương, là để tỏ ra có một gốc thì mới phải, bây giờ lại tư ân với người đẻ ra mình, là cớ sao thế?
Dân bắt được con hươu trắng, ở rừng Giang Để.
Trong sử đời vua Thần Tôn chép đến 29 điềm tốt, mà điềm con hươu đến tám lần, vì hươu mà được làm quan đến ba lần, dò xét hươu mà được thưởng hai lần. Thích hươu như thế, không biết dùng để làm gì, túng xử một con hươu lạc mất, lại đến sai nhiều người vác giáo đi đuổi, thật đáng cười lắm. Vua sai làm thần chủ vua Nhân Tôn, rước vào thờ ở Thái Thất (Thái Miếu).
Chủ là để hình tượng thần ở đó, thần nương tựa vào cái chủ. Tế ngu thì mới làm thần chủ, hết tế ngu thì mới đổi thần chủ, đã đổi thần chủ rồi, thì mới được rước vào thờ ở miếu, là lễ phải thế đó. Cho nên theo lễ thì phải có 2 thần chủ: 1 ngu chủ và 1 thần chủ. Ngu chủ làm bằng gỗ dâu, cao 1 thước 5 tấc, không đề tên thụy; thần chủ làm bằng gỗ táo, rửa nước thơm, lau khăn lụa, đề chữ mực, rồi quét sơn dầu ra ngoài.
Thể chế của nhà Tống: Đưa tử cung (quan tài vua) lên hoàng đường, lễ yếm toàn (bỏ xác chết vào quan tài mà che đậy lại) sắp xong, quan Nội yết rước ngu chủ đến trước quan tài, tâu xin thần linh nhập vào ngu chủ, liền rước lên xe đưa lên điện, chờ che đậy nắp quan tài xong thì làm lễ tế ngu thứ nhất. Từ lần tế ngu thứ hai đến thứ năm đều làm lễ tại Hành cung ở dọc đường, các quan làm lễ. Lần tế ngu thứ sáu làm tại kinh đô, quan Chánh khanh làm lễ; lần tế ngu thứ bảy đến thứ chín thì vua làm lễ, các quan làm bồi tế. Khi chín lần tế ngu xong rồi, thì làm lễ tốt khốc mà rước vào thờ ở miếu. Lễ tế ngu đến chín lần này có từ đời nhà Chu, đến đời nhà Tống không thay đổi. Chu Văn Công đặt ra ba lần tế ngu, đó là lễ tế người sĩ, cận lai dùng làm quốc lễ, theo nhau làm lỗ mỗ, chưa có xét khảo kỹ. Người giữ việc nước cải chính mới được.
Vua xuống chiếu cấm nô tỳ nhà Vương, Hầu không được ỷ thế đánh người, nếu phạm cấm lệnh đó thì phạt gia chủ.
Vua xuống chiếu con gái các quan đến tuổi cập kê chờ để tuyển vào cung cấm, người nào không trúng tuyển nhiên hậu cho đi lấy chồng.
Vua ra lệnh cấm con gái dân gian không được bắt chước lối ăn mặc nhà quan. Cấm thày tớ nhà quan không được lấy con gái nhà quan.
Sáu cung của nhà vua thiếu gì phi tần, mà cũng phải kén người hiền thục mới phải, đâu lại có xét khắp con gái bách quan để tìm sắc đẹp. Xưa kia Tôn Hiệu, và Tấn Vũ đã làm như thế. Nay vua Thần Tôn cùng một thói ấy, ham mê nữ sắc quá lắm.
Vua xá tội nhân thiên hạ, lại xá tù ơ phủ Đô Hộ.
Năm nào cũng xá, thì bọn gian còn sợ gì nữa. Trộm cướp đã có nhiều mà vua Thần Tôn làm cho chúng nó được tụ họp vào sào huyệt rừng rậm. Lạm dụng xích sắt ở dòng sông để chặn đường thủy, Vua liền trở về, nhổ vài chục cọc sắt đem về.
Vua Thái Tôn đi lần này thật là cuồng bậy, bất quá muốn xem sông núi ở nội địa Tống, cho là người Tống chả làm gì được, chung quy vì sự đi chơi này mà gần bị người Tống làm khốn, thoát được miệng hùm là may đó, có phải là còn huyết khí thiếu niên, chưa được định tính đó chăng?
Vua sai chia trong nước làm 12 lộ, đặt ra chức quan An phủ, Trấn phủ, chánh và phó để cai trị.
Các xã và xách (xã nhỏ) đặt ra chức Đại hay Tiểu Tư xã (ngũ phẩm trở lên làm chức Đại Tư xã; lục phẩm trở xuống làm Tiểu Tư xã) hoặc là kiêm 3, 4 xã, Xã chánh, Sử giám làm xã quan. Lập sổ hộ: người dân 20 tuổi là đại hoàng nam, 17 tuổi, là tiểu hoàng nam, 60 tuổi là lão. Nhân đinh mà có điền thổ thì phải nộp tiền và thóc (1 hay 2 mẫu phải nộp 1 quan, 3 hoặc 4 mẫu nộp 2 quan, 5 mẫu trở lên nộp 3 quan. Thuế ruộng 1 mẫu phải nộp 100 cân thóc), người không có ruộng thì được miễn hoàn toàn.
Theo lệnh nhà Thành Chu: Lấy hạ sĩ hay trung sĩ làm chức Lý tể, Lư tư, bổ quan chuyên chủ chính sự trong làng; đời Hán đặt ra Tam lão, Sắc phu, còn có ý nghĩa cổ; đời sau coi khinh rẻ chức xã trưởng, cho những bọn hèn hạ bỉ ổi ra làm, ra khỏi làng thì bị nhục về roi vọt của quan phủ, về nhà riêng thì bị cường hào lấn át, chính họ cũng tự coi rẻ thân họ, chỉ lần lừa làm kế no bụng, bóc lột dân nghèo, vì thế dân càng khổ thêm, không chỉ một tham quan ô lại làm hại dân mà thôi. Trong năm Cảnh Trị đời Lê có đặt ra xã trưởng, quan Huyện xét công trạng xã trưởng tư lên Bộ. Bộ sẽ kén chọn cho làm quan, coi trọng nhiệm vụ, để cho làm chính sự trong một làng, đó cũng là lương pháp vì dân. Tôi trộm nghĩ nên kén hàng quan đã về hưu mà cho làm xã quan, ủy cho hết thảy công việc giáo hóa dân làng, mà Lý Chính phải lệ thuộc vào xã quan, xét việc làm mà phân biệt, để người ta vui lòng mà làm, Nhiên hậu mong thành hiệu được.
Vua phân phái các văn thần nhậm chức các phủ hay lộ. Phủ có chức Tri phủ, châu thì có Tàu Vận sứ.
Vua định qui chế quân lính, kén người đinh tráng xung vào các đôi quân: Tứ Thiên, Tứ Khánh, Tứ Thần, Thiên Thuộc, Thiên Cương, Chương Thánh, Củng Thần, Thánh Dực, Thần Sách; cần thừa ra thì sung vào Trạo nhi Đoan đội.
Vua ra lệnh định ra quan trong và quan ngoài, 15 năm một lần xét duyệt. (Quan viên nào khuyết thì cho Chánh kiêm chức Phó, Chánh vá Phó đều khuyết thì bổ quan nơi khác đến kiêm, chờ khi mãn năm khảo duyệt, mới bổ vào chưc khuyết ấy). Thời bấy giờ trong nước vô sự, các quan tại chức lâu quá, vị nào ở quán và các 10 năm mới được xuất thân, vị nào ở sảnh và cuộc thì 15 năm. Chức Tể tướng cũng phải kén con cháu tôn thất mà hiền tài mới được làm.
Vua xuống chiếu thi ở điện để chọn lấy người danh sĩ. Cho đỗ: Trạng nguyên là Nguyễn Hiền, Bảng nhãn là Lê Văn Hưu, Thám hoa là Đặng Ma Lã, và hạng xuất thân có từng bậc (2 khoa Nhâm Thìn và Kỷ Hợi duy chỉ gọi là Giáp và Ất) lấy đủ tam khôi từ khoa này trước nhất.
Vua xuống chiếu khi người thông tam giáo các khoa. (Khoa thi Bính Thìn, lấy đỗ Kinh Trạng nguyên là Trần Quốc Lại, Trại Trạng nguyên là Trương Xán. Chia trấn Thanh và Nghệ gọi là Trại, mới phân biệt ra Kinh và Trại. Lệ chia ra Kinh và Trại này cũng như nhà Thanh chia ra Hán và Mã).
Sử thần bàn rằng: Đạo chỉ có một thời, ngoài "nhất trung" ra, không còn đạo gì nữa; cũng như Trương Dung xem chim hồng mà hiểu rằng: "Người Việt gọi là chim Phù, người Sở gọi là chim Ất, về người thì có người Việt người Sở, chứ chim Hồng vẫn là một loài ấy thôi. Nhà Phật tự tôn đạo của mình lên, mới có thuyết 3 người bạn là: Mao Đầu (chứng Già Diệp Bồ tát giáng sinh là Lý Lão Tử), Na Ẩn (chứng Hộ Minh Bồ tát sinh ra Thích Già), ư thị người đời tin tưởng mê hoặc, đặt ra phương pháp mặc và ăn, mong được thành tiên, ăn chay, tụng kinh, mong được thành Phật, xét đến tôn chỉ vẫn trống không; gọi là sa môn và đạo sĩ ăn chay tụng niệm, thì thi để làm trò gì.
Vua đắp đê Đỉnh Nhĩ từ ngọn nguồn" sông đến cửa biển để ngăn nươc lớn; đặt ra quan Hà đê sứ, để đốc xuất việc làm đê; đo đạc số điền địa đắp đê bị mất mà tính giả tiền. Bắt đầu có đắp đê từ đây. Lại kén các vị quan ít việc làm chức Hà đê sư, hàng năm cứ đến mùa nghỉ làm ruộng thì đắp đê và đào ngòi, để phòng khi bị nước lụt và đại hạn. Lại bắt trồng cây am la(3) ở thân đê.
Vua sai Thuật sĩ đi quan sát khắp núi sông trong nước, nơi nào có vượng khí thì yểm cho mất đi (như là núi Chiêu Bạc, sông Bà Lễ đều bắt thợ đục và đào cho sai hình đi).
Thế tục truyền rằng: Cao Vương (Biền) xem xét mạch sông núi nơi nào là đại địa, đều có đặt thành bài ca, hoặc là nói chỗ đất này đã lập chùa, đắp đường, đào giếng và chôn sắt để yểm đi rồi, ý giả đều là Thủ Độ làm cả, mà đổ cho Cao Vương, để làm cho thuật của mình là thần kỳ đó thôi.
Vua xuống chiếu bắt: trong nước gọi là quốc gia, đổi Đô, Vệ, Phủ gọi là Tam ty viện (Phụng tuyên viện, Thanh túc viện, Hiến chính viện).
Vua biết lấy bài minh cho Hoàng tử, để dạy cho biết: trung hiếu, hòa tốn, ôn lương, cung kiệm.
Con An Sinh Vương là Quốc Tuấn đoạt hôn, (bắt cô dâu sắp cưới để chiếm đoạt).
Thiên Thành Công chúa được hứa gả cho Trung Thành Vương, định đến ngày vọng tháng ấy làm lễ hợp cẩn, Vua cho mở hội, bày các đồ vật đưa dâu. Khi bấy giờ Công chúa đã đến ở nhà Nhân Đạo Vương (cha Trung Thành Vương), Quốc Tuấn mê về sắc đẹp, muốn đoạt lấy, đương đêm lẻn vào nơi Công chúa ở mà thông gian. Thụy Bà Công chúa (cô Quốc Tuấn và nuôi Quốc Tuấn làm con) biết chuyện ấy, sợ có tai họa, lập tức đến gõ cửa vua tâu vua biết, và Nhân Đạo Vương bắt giữ Quốc Tuấn rồi, xin vua thương cho. Vua sai người đến nhà Nhân Đạo Vương không thấy động tĩnh gì, vào buồng nằm của Công chúa, thì thấy Quốc Tuấn ở đó. Nhân Đạo Vương bấy giờ mới biết. Thụy Bà công chúa xin đem 10 mâm vàng làm lễ cưới, vua bất đắc dĩ phải gả cho Quốc Tuấn mà đem 2.000 khoảnh ruộng ở Ứng Thiên(4) trả lại lễ cưới của Trung Thàsơn thếp bằng vàng mui xe lợp lụa bắt voi kéo.
Vua sai Phùng Trí Năng đi đánh Ai Lao.
Tổ tiên Ai Lao là người đàn bà, tên là Sa Đài, trên núi Lào, lội xuống nước bắt cá, xúc chạm vào cây gỗ chìm, rồi có mang thai, sinh ra con trai, sau cây chìm đó hóa ra con rồng ra sông. Nhân vì con rồng liếm vào lưng con trai ấy, người trong bộ lạc đều nhấn vẽ vào thân, giống như áo vẽ rồng. Đời Vĩnh Bình nhà Hán, vua nước ấy là Hiền Lật Liễu Báo, xin phụ thuộc vào Trung Quốc, bấy giờ mới thông hiếu với nước Tầu. Vua Minh Đế đặt đất ấy làm 2 huyện Ai Lao và Bác Nam (tức là Vân Nam). Đất đó có rất nhiều bộ lạc, đều gọi là Lào. Tục xứ đó lấy vải quấn quanh mình, rồi vào chùa để tránh quân thù, không có chữ nghĩa, chỉ lấy lá cây ghi các việc.
Nùng Trí Cao chiếm cứ động Vật Ác làm phản, vua đánh không được.
Trí Cao chiếm cứ châu An Đức, tiếm xưng là Nam Thiên Quốc, đổi niên hiệu là Cảnh Thụy, liền đến cướp Ung Châu của nhà Tống, bắt được người Tống và Nghiên Mân, được biết hư thật của Trung Quốc. Mân bảo Trí Cao xin nội thuộc Tống, dâng biểu cống các sản vật, khi bấy giờ Tống đương hòa thuận với nước ta, lấy cớ Quảng Uyên là đất thuộc nước ta, từ khước không nhận. Trí Cao bên ngoài thì xin nội thuộc Tống không được, nói đổ là bị nước ta đánh riết, nhân thế đem đồ đảng mưu cướp đất biên giới Tống. Một hôm y đốt hết sào huyệt, nói dối dân chúng rằng: "Của chức góp bao lâu nay, bị trời đốt hết, không còn gì để sống nữa, cùng kế lắm rồi, phải đánh lấy Châu Ung nước Tàu mà làm vua". Nói rồi y liền đốc xuất quân đánh Ung Châu. Trí Cao chỉ muốn làm thuộc quốc của Tống, để chống cự nước ta; đến khi quẫn bách quá, lại sinh lòng cắn trộm để cầu may. Lấy được Ung Châu rồi, tiếm xưng là Nhân Huệ Hoàng Đế, đổi niên hiệu là Khải Lịch. Đất biên giới Tống được hưởng thái bình đã lâu, không phòng bị gì, cho nên Trí Cao đánh một trận đã được to, đến đâu cũng đều đắc chí; người Tống lo lắm. Địch Thanh khảng khái xin đánh, vua Tống cho làm Tuyên Huy sứ, nhậnt tiết việc đi đánh. Trí Cao cự chiến bị thua, mới đốt thành, đương đêm trốn chạy sang phủ Đại Lý, quan ở phủ Đại Lý chém đầu Trí Cao đóng hòm dâng lên vua Tống. Họ Nùng tuyệt diệt. Trước vua Lý xin với Tống đem quân trợ chiến, vua Tống đã cho. Địch Thanh nói: "Nhờ quân nước ngoài để trừ nạn trong nước, không phải là kế hay. Có một Trí Cao, mà hai tỉnh Quảng không đủ lực đánh nổi phải nhờ quân nước ngoài, nếu nước ngoài ấy lại làm phản thì lấy gì chống đỡ?". Vua Tống xuống chiếu đình chỉ viện binh của nước ta. Đến khi Trí Cao bại, mẹ nó là A Nùng lại thu nhặt dư chúng vào cướp, nhà Tống sai Duy Tĩnh đánh úp giết được, từ đấy hai động Vật Ác và Vật Dương lại thuộc vào Tống.
Vua sai đặt ra đàn Xã tắc, để 4 mùa cúng tế cầu cho được mùa.
Vua đặt ra tùy xa Long Quân (đạo Long Quân theo xe vua).
Vua sai đặt cái chuông lớn ở sân rồng; dân có sự oan ức gì thì đánh chuông ấy lên, để thấu đến tai vua.
Có con rồng vàng hiện ra ở Thụy Minh Các, quần thần đến mừng Vua, thầy Tặng Pháp Ngữ nói:
"Rồng thì bay ở trên trời, nay hiện ra ở dưới là bất thường".
Nhà Lý rất thích điềm tốt lành, cho nên quần thần đời ấy chiều chuộng phùng nghinh; có một con thú lạ, bảo là con lân, thì vẽ vời cho rõ ra lân; một cây cỏ lạ, bảo là cỏ chi, lại vẽ vời cho thành ra cỏ chi. Xem sử một đời vua Thái Tôn, thấy chép có vị Phật Quang, chép thần hiện ra, chép có hoa ưu đàm nở, và chép mưa ra thóc ở thềm điện, còn nhiều hơn nữa. Nếu có Pháp Ngữ thường luôn ở đó, tất không có các điều ấy.
Vua mất, miếu hiệu là Thái Tôn, Thái tử lên nối ngôi vua, cải niên hiệu là Long Thụy thứ nhất.
THÁNH TÔN HOÀNG ĐẾ
Vua tên là Nhật Tôn, là con trưởng của vua Thái Tôn, ở ngôi vua 17 năm.
Vua khéo cư xử, nối được nghiệp, đáng gọi là vị vua tốt, nhưng có việc xây tháp Báo Thiên làm mệt sức dân, làm cung Dâm Đàm phao phí của dân, đó là điều sở đoản.
Niên hiệu Long Thụy Thái Bình thứ hai, mùa đông rét lắm, Vua bảo người chung quanh rằng:
"Trẫm ở thâm cung, đốt than, mặc hồ cừu mà còn rét khổ đến thế này, nghĩ đến tù nhân ở trong ngục thất, bị gió rét thế nào. Vậy bắt phải cung cấp cho đủ chăn chiếu và đồ ăn uống".
Sử thần bàn rằng: Vua Thánh Tôn ở đông cung 27 năm, biết hầu hết những sự khổ sở của người ta, ẩn tình ở dân gian, đến khi lên làm vua, nhân có rét mướt mà thương kẻ tù giam, suy lòng yêu con mà xét đến các việc án oan uổng (Vua ngồi ở điện xử án, công chúa hầu ở bên, Vua chỉ bảo quan coi việc án rằng: "Ta suy lòng yêu con ta, để làm cha mẹ dân, người dân không hiểu biết, thì nên khoan tha cho". Khuyên dân làm ruộng trồng dâu, chẩn cấp kẻ bần cùng, chấn chỉnh việc văn, xét duyệt võ bị, các chính sự tốt, trong sử chép luôn luôn. Vua tôi thân yêu nhau, không có sự cách biệt, cho nên thông hiểu dân tình, không bị ai che lấp, thật là hiền quân đời Lý, cũng là do vua Thái Tôn dạy con có phương pháp đó.
Vua sai xây tháp Báo Thiên 12 tầng, cao vài mươi trượng (có tên gọi là Đại thắng tư thiên bảo tháp, tục truyền: An Nam tứ khí, là tháp Báo Thiên, Chùa Quỳnh Lâm, cái vạc Phổ Minh, chuông chùa Quy Điền).
Vua ra lệnh các quan vào chầu phải đội mũ bộc đầu, đi giày da (vào triều đội mũ đi giày từ đây).
Vua định quân hiệu, gọi là: Ngự Long, Vũ Thắng, Long Dực, Thần Điệp, Phủng Thánh, Bảo Thắng, Hùng Lược, và Vạn Tiệp, quân lính đều thích vào trán chữ Thiên tử quân.
Chế độ binh lính của nhà Lý đại lược theo quân Phủ vệ của nhà Đường, quân Cấm sương của nhà Tống, mỗi tháng lên cơ ngũ một lần, gọi là đi canh, hết hạn canh lại về quê làm ruộng, quan không phải cấp lương, duy có người trưởng cấm quân theo hầu chực tức vệ, được cấp cho 10 bó lúa, 1 tấm vải, cho ăn gọi là đại hòa, cấp cho lúa mạch gọi là chiêm mễ. Không có phí tổn nuôi lính, mà có công hiệu dùng sức lính, cũng là chế độ hay.
Tuổi Vua đã cao (40 tuổi), mà chưa có con, nhân đi du quan đến làng Thượng Lỗi(6), thấy một người con gái hái dâu đứng nấp trong đám cỏ gianh, lấy về làm vợ, đặt tên là Ỷ Lan phu nhân, đến chùa hành hương, có mang sinh ra Kiên Đức (có thuật đầu thai thác hóa của Nguyễn Bông).
Vua cấp bổng liền cho quan Sĩ sư Ngụy Trọng Hòa, Đặng Thế Tư và các ngục lại, để nuôi lòng liêm khiết.
Sử thần bàn rằng: "Dương Chấn từ khước vàng, Ôn Tẩu từ chối tiền, người đời có mấy người được như thế. Nếu không được thế, thì nghèo túng tất sinh lòng tham, cũng là thường tình, mà cho ra làm việc dân, đó là cho lăng chăn dê, đưa vịt nuôi chim ưng. Kinh Thư có câu: "Có được giàu mới cho làm quan, cho nên rút bớt số quan mà cho có lương bổng là việc cần lắm".
Chân Dăng dâng con voi trắng, Vua cho là điềm tốt, cải niên hiệu là Thiên Huống Bảo tượng. Xưa kia vua Hiếu Tĩnh nhà Nguyên Ngụy bắt được con voi lớn ở Nam Duyện, thì đổi niên hiệu là Thiên Tượng, ngày nay niên hiệu Bảo Tượng của Thánh Tôn cũng giống như thế; cái bệnh thích điềm tốt đến thế đó.
Vua thân đi đánh nước Chiêm Thành, bắt được vua nước ấy là Chế Củ giải về. Chế Củ xin đem đất ba châu: Địa Lí (nay là Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), Ma Lệnh (nay là Minh Linh, tỉnh Quảng Bình), để chuộc tội, Vua tha Chế Củ được về nước. Vua đánh Chiêm Thành lâu lắm không hạ nổi, nghe tin bà Nguyễn Phi giúp việc trong cung cấm, mà lòng dân hòa vui, liền nói rằng: "Một người đàn bà mà làm được như thế, đánh Chiêm Thành mà không hạ được, thì bọn con trai ta dùng làm gì được". Lại đi đánh nữa, mới thu phục được.
Vua sai sửa sang Văn Miếu, tô tượng Khổng Tử và Chu Công, thờ cúng đủ bốn mùa.
Có nước đã ba triều vua, mới sửa sang nhà học, chỉ cần có tượng Phật và kinh Phật thôi.
Vua mất, miếu hiệu là Thánh Tôn. Thái tử lên nối ngôi vua, mới 7 tuổi, mẹ đẻ là Ỷ Lan Lê Thị.
NHÂN TÔN HOÀNG ĐẾ
Tên là Kiên Đức, con trưởng vua Thái Tôn, làm vua được 56 năm. Trong đời vua nước lớn phải kiêng sợ, nước nhỏ mến phục, thần thì giúp, người vui theo, đời được thái bình, có thể khen là vị vua tốt, tiếc rằng tôn sùng đạo Phật và thích điềm tốt quá lắm, là điều đáng chê trách.
Niên hiệu Thái Ninh thứ hai, Hoàng thái hậu là Dương Thị cùng dự việc chính trị giúp Vua; mẹ đẻ Vua là Lê Thị kêu ca với vua rằng: "Mẹ già sinh dưỡng khó nhọc, mới được có bấy giờ, mà người khác được hưởng phú quí, vậy xử trí cho mẹ già sao đây". Vua còn nhỏ tuổi không biết xét đoán ra sao, liền ép bà Hoàng thái hậu phải chết theo vua Thánh Tôn.
Quan Thái sư Lý Đạo Thành lấy chức Tả gián nghị Đại phu ra trấn Nghệ An.
Con chim sẻ trắng đậu ở sân cung cấm.
Tiền Lý thích điềm tốt thành bệnh nghiện, ai ai cũng xu my như điên, con qui, con hươu cũng tự cho là điềm tốt, giống gì cũng đều là điềm tốt cả. Khảo cứu một bộ sử triều Lý, cả trước sau gần 50 lần chép tường thụy, lớn nhỏ gần 30 chục bài chép về việc Phật, việc tầm thường nhỏ mọn chả có gì đáng là điềm tốt, thuyết không hư tịch diệt chả đáng giáo lý, không quan hệ gì đến chính trị, lại còn làm hại luân thường, tên các người quê hèn, đàn bà hóa, các việc tắm bụi, nuôi sư, nhất nhất chép cả vào sử, cách chép sử như thế đó sao? Than ôi! Nói về tường thụy bắt đầu từ khi có con sẻ trắng, rồi lại đến truyện con sẻ trắng là hết đời, vậy thì chép con sẻ trắng đó, gọi là yêu quái cũng được.
Vua cho các công thần đến 80 tuổi thì cho được chống gậy và ngồi ghế ở trong triều đình.
Vua mới tuyển các người minh kinh và bác học, lại thi Nho học tam trường. Lê Văn Thịnh (người làng Đông Cứu, huyện Gia Định)(7) được dự tuyển, được tiến vào chầu Vua giảng học.
Vua sai Lý Thường Kiệt và Tôn Đản lạnh 10 vạn quân chia làm 3 đạo sang xâm lấn đất Tống (1 đạo đi từ Quảng Châu, 1 đạo đi từ Khâm Châu và 1 đạo đi từ Côn Luân). Khi bấy giờ nhà Tống dùng Vương Anh Thạch, là người thích cầu công ở biên giới, quan Tri Châu Ung là Thẩm Khởi theo ý An Thạch, lập mưu xâm lấn đất nước ta, muốn kiếm chuyện để lấy cớ mà dụng binh, mới cấm các châu huyện không được buôn bán với dân ta. Vua ta giận lắm, xuống chiếu cho Lý Thường Kiệt đưa quân đánh hãm Khâm Châu và Liêm. Quan Đô giám Quảng Tây, nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu viện, Thường Kiệt đón đánh ở Côn Luân, chém Thủ Tiết tại trận. Tôn Đản tiến quân lên vây Ung Châu, quan Tri châu là Tôn Giàm hết sức cố giữ thành, quân ta lấy túi chứa đất xếp đống ở chân thành mà trèo lên, Giàm phải tự đốt mà chết, thành bị hãm, (Giàm bắt 36 người nhà y đều chết trước, cho xác chết xuống cả một hố, rồi mới tự đốt mình, người trong thành cảm nghĩa khí của Giàm, không một người nào chịu hàng, chết gần 10 vạn người, nhà Tống truy tặng cho Giàm là Trung dũng). Thường Kiệt thắng trận, ra tờ bố cáo nói: "Vì nghe Tống thi hành phương pháp "Tham miêu" làm khổ cho dân, nên ta phải ra quân, là muốn cứu vớt dân". An Thạch thấy thế càng giận lắm, cho Triệu Cao làm Chiêu Thái sứ, cho Quách Quỳ là người lão luyện về công việc ở biên giới, làm phó sứ, hiệp cùng nước Chiêm Thành và Chân Lạp đếm xâm lấn đất nước ta. Thường Kiệt đón đánh tan ở sông Như Nguyệt, Quách Quỳ phải rút lui, lại lấy mất các châu Quảng Nguyên của ta, vua ta sai Đào Tôn Nguyên ra đưa con voi đã dạy thuần rồi cho nhà Tống, để xin lại đất Quảng Nguyên và dân mà Tống đã dắt voi về. Nhà Tống hẹn với nước ta nếu trả lại hơn nghìn dân Châu Ung đã bắt làm tù binh, thì sẽ trả hết đất ở địa giới nước ta, Vua ta ra lệnh chỉ trả độ 200 người, trai thì thích vào trán chữ "Thiên tử binh" gái thì thích vào tay tả chữ "quan khách" cho xuống thuyền chở đi, lấy đất trát kín cả các cửa sổ, trong thuyền đốt nến, làm cho không biết rõ lúc nào là ngày và đêm, đưa đi đường biển, vài tháng mới về đến nơi. Người Tống giận việc đó lắm, nhưng đã trót hẹn, nên giả 4 châu về cho nước ta.
Nhà Tống lấy được châu Quảng Nguyên, đổi tên là Thuận Châu, cho Đào Bật làm Tri châu. Bật bị chết ngay. Quan quân cũng có nhiều người chết vì chướng khí, nên Tống chnh Vương. Điều này thật là lỗi ở Quốc Tuấn thiếu niên khinh bạc, nhưng cũng do gia phong bất chính của nhà Trần, ai ai cũng thế cả, nên không biết dâm loạn là đáng hổ thẹn nữa.
Vua ban yến cho quần thần, khi rượu say đều đứng lên giang tay nhau mà hát; quan Ngự sử Trần Chu Phổ cũng giang tay nhưng không hát câu gì khác, duy chỉ nói rằng; "Sử thần hát" thế thôi, đến sau yến tiệc, có người đeo cái mo gõ vào đó để làm tửu lệnh, làm như thế càng thô bỉ lắm.
Nước Chiêm Thành đưa thuyền đến cướp biên giới, sai sứ đến nói cầu xin lại những đất đã dâng trước, vua giận lắm, chính thân đi đánh, bắt được Vương phi nước ấy là Bố Gia La, rồi trở về. Vua lập ra Viện Quốc học, tô tượng Chu Công, Khổng Tử, Mạnh Tử để thờ phụng. Vua xuống chiếu cho nhân sĩ trong nước đến việc ấy giảng sách ngũ kinh, tứ thư.
Vua lập ra nhà học, tôn chuộng nghề văn, dựng lên ngôi nhà, giảng tập việc võ, cả văn và võ có vẻ rực rỡ lắm, cho nên có các ông Hán Siêu, Trung Ngạn, Nhật Duật, Ngũ Lão nối nhau xuất hiện, Văn Trinh và Hưng Đạo là bậc danh nho, danh tướng lừng lẫy thời bấy giờ, là kết quả của sự tôn chuộng văn võ đó.
Vua định ra thể lệ các phục sức, xe ngựa và người theo hầu của các quan văn võ, chia ra từng bậc, (Tôn thất được đi kiệu đầu phượng, sơn đỏ, lọng tía; quan tam phẩm trở xuống đi kiệu Vân đầu, lọng xanh; quan lục phẩm trở xuống thì lọng đen. Người theo hầu nhiều lắm là một nghìn người, ít là một trăm người. Lọng tía thì 4 cái, lọng xanh thì 2, lọng đen thì 1).
Vua ra lệnh bán quan điền, cày 1 mẫu thì nộp 5 quan tiền.
Vua nằm mộng ra đi chơi, thấy vị thần chỉ một người mà nói: "Người này làm chức Hành khiển được", đến khi ra đi chơi ở ngoài hoành thành, thấy người con trai, mặt mũi, hình dáng rất giống người ở trong giấc mộng, Vua triệu lại hỏi, trả lời đúng như các lời trong giấc mộng. Theo lệ xưa: chức Hành khiển duy chỉ dùng người hầu gần vua làm thôi (theo việc triều Lý dùng Lý Thường Kiệt) Vua mới cho làm chức ấy mà ngại khó, liền cho người ấy 400 quan tiền để tự thiến mình, và cho tên là Phạm Ứng Mộng.
Hoàng tử là Nhật Duật mới sinh.
Xưa kia đạo sĩ cầu tự cho Vua, khi lạy dâng sớ xong nói rằng: "Thượng đế đã cho Chiêu Văn giáng sinh ở trần 4 kỷ", quả nhiên sinh được con trai, trên lưng có chữ "Chiêu Văn" nhân lấy chữ ấy đặt tên; đến năm 40 tuổi, bị đau, con ông Nhật Duật đặt đàn chay cầu đảo, đạo sĩ lạy dâng sớ xong, nói rằng: Thượng đế cười nói; "Làm gì mà quyến luyến trần tục ở lâu thế? Nhưng vì con có hiếu mà thành, lại cho thêm 2 kỷ nữa". Cho nên Nhật Duật hưởng thị được 77 tuổi.
Sử thần bàn rằng: Việc kỳ quái gì cũng có thể có được, nhưng là vì tinh thần gây nên, hoặc giả ở trong khoảng hình như có và không, chứ trời có nói gì đâu. Đạo sĩ bởi đâu mà được có lời truyền dạy rõ ràng thế? Xưa kia nhà Chu có mộng xin 9 tuổi, mà cho 3, chép ở Lễ Ký, thế nho còn cho là vị tất đã có; huống chi con Nhật Duật đâu có được lòng thành cảm thấu trời như vua Văn Vương? Chả qua là nhà Trần tin chuộng quỉ thần, nên vin theo lời hoảng hốt mà phụ hội thêm vào, cho ra thần dị đó thôi.
Doãn đưa cả gia quyến chạy sang Tống, (Doãn là con An Sinh Vương), Thổ quan là Hoàng Bính bắt trả về cho nước ta, bởi thế mà quan ải càng thêm nghiêm mật, Bính nhân thế đưa gia quyến đến cửa khuyết dâng người con gái, Vua nhận lấy.
Nước Mông Cổ ngày mạnh dần, Bính là vị quan giữ đất cho nhà Tống, biết nhà Tống sắp mất nước, nên đưa gia quyến về với ta, để tránh nạn giặc Hồ, rồi giặc Hồ lại xâm lấn nước Nam, Bính vẫn không tránh thoát. Ích Tắc, Lê Xí cũng cho là nhà Trần tất mất nước, mới đem cả gia quyến đầu hàng quân Nguyên, mong được phú quí, thế mà Trần không hề mất nước, chỉ bọn đó chịu sự nhục đầu hàng giặc. Làm bầy tôi mà phản bội nước nhà có ích gì đâu. Lũ ấy không đáng nói đến, nhưng cũng chép lên đây, để răn bảo những bọn thần tử mà có nhị tâm.
Quân Mông Cổ đến xâm lấn nước ta. (Khi trước Hà Khuất chủ trại Quy Hóa cho trạm chạy tâu rằng "Có sứ Mông Cổ đến", Vua xuống chiếu sắm sửa binh khí, đem cả quân thủy và bộ ra chống giữ biên giới, trao quyền tiết chế cho Quốc Tuấn), Vua tự làm tướng ra chống giữ, đóng quân ở Sông Lô, tướng Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai sai người đến dụ Vua đầu hàng, 3 lần đến, Vua đều bắt giam cả, ra lệnh chư tướng đưa nhiều quân ra chờ lệnh, quân giặc đến sông Thao, vua tự đốc chiến, quan quân phải lui, duy có Lê Phụ Trần một ngựa ra vào trong trận giặc, sắc mặt vẫn thản nhiên. Lúc ấy có người khuyên vua đóng quân ở lại để cự chiến. Phụ Trần nói: "bệ hạ hãy làm như đánh tiếng bạc cuối cùng, hãy tạm lánh đi, tôi xin chận hậu". Quân giặc bắn loạn, Phụ Trần lấy ván thuyền che cho vua, được khỏi nạn, lui về giữ ở sông Thiên Mạc, theo Vua bàn việc cơ mật, Vua ngự ở thuyền nhỏ, triệu Nhật Kiểu để vấn kế, Nhật Kiểu lấy ngón tay thấm nước viết 2 chữ "Nhập Tống" vào mạn thuyền. Thủ Độ nói: "Đầu tôi chưa đến đất, Bệ hạ không phiền phải nghĩ gì khác cả", vua liền cùng Thái tử ngự lâu thuyền, tiến lên Đông Bộ Đầu, đánh nhau với quân Mông Cổ phải trốn về, đến Quy Hoá, trại chủ là Hà Bổng lại tập kích phá tan quân giặc. Khi ấy Mông Cổ mới lấy được Vân Nam, quân du kích kéo sang không chủ bụng đánh, nên bấy giờ gọi là Phật tặc. Giặc rút lui hết, Vua về kinh đô, bách quan vẫn yên như cũ, xét định công ban thưởng, cho Phụ Trần làm chúc Ngự sử Đại phu, gả bà Hoàng hậu cũ là Chiêu Hoàng cho ông, và nói rằng: "Trẫm không được khanh thì đâu có ngày nay, nên cố gắng, mong sao được thành công".
Xưa kia Vua cho tả hữu ăn quả am la, không cho Hoàng Cự Đà, đến khi đánh nhau với quân Nguyên ở Đông Bộ Đầu, Cự Đà đi thuyền trốn trước, đi đến Hoàng Giang, gặp Thái tử, Cự Đà tránh mặt, quan quân gọi y lại hỏi: "Quân Nguyên đâu"?. Cự Đà nói: Không biết, cứ hỏi người ăn quả am la thì biết". Thái tử đem việc ấy tâu lên Vua, xin giết đi, để răn bảo kẻ bất trung. Vua nói: Xưa có Dương Châu không được dự ăn thịt dê, đến nỗi thua về quân Trịnh, tội Cự Đà là lỗi ta, tha chết cho y theo đi đánh giặc để chuộc tội".
Thời bấy giờ dân lưu vong ở kinh đô hay ở quê phần nhiều làm nghề trộm trâu bò, nên dân gian cùng quẫn, vài nhà cày chung một con trâu,Vua ra lệnh cấm giết trâu, ai giết một con trâu phải tội 80 trượng.
Vua đi chơi Ứng Phong, xem dân cày ruộng công. Mùa thu năm ấy được mùa, Vua lại đi xem dân gặt lúa.
Bà Ỷ Lan Thái hậu mất, hỏa táng ở Thọ Lăng.
Vua ra lệnh kén chọn hoàng nam người nào khoẻ mạnh xung vào số lính Ngọc giai Hưng thánh.
Vua sai đóng 2 thuyền Cảnh Hưng và Thanh Lan, tập tàu chiến, sửa sang áo giáp và binh khí, vua thân hành đi đánh động Ma Sa. Xuống chiếu nói: "Trẫm nhận lấy cơ nghiệp của tổ tiên, thống trị dân đen, coi dân nào cũng như con đỏ, nên nước khác mến lòng nhân mà quì phục. Dân thần của ta, thế mà tên tù trưởng ấy bỏ cả tuế cống, bất đắc dĩ trẫm phải thân đánh. Vậy lục quân, phải nghe mệnh lệnh của trẫm". Bấy giờ bắt đầu từ Thiên Thu Bộ kéo quân đi; sĩ khí hăng hái lên trăm phần, đánh phá được Ma Sa, bắt tên tù trưởng là Ngụy Phang, rồi hạ lệnh chiêu dụ nhân dân cho về an nghiệp. Khi quân về, khao tướng sĩ, quần thần xin dâng tôn hiệu, đổi niên hiệu là Thiên Phù Duệ Vũ.
Vua cấm dân không được lấy gậy tre, gỗ nhọn đánh nhau.
Vua ra lệnh bắt kẻ trốn tránh, (người đi bắt giữ lại ở nhà riêng, không báo cho quan thì phạt 80 trượng. Các thế gia cướp đoạt kẻ bắt được ấy để làm đứa ở riêng cho mình, thì tội cũng đồng thế). Vua cho chế ra cái ô đi mưa cán không thẳng. Vua cấm không được giết trâu. Trong tờ chiếu nói: "Con trâu là vật hệ trọng cho sự cày cấy, làm lợi cho người không phải ít, mà dám giết để ăn thịt là phải tội".
Nhà Tống trả tên thổ tù làm phản là Mạc Hiền về cho nước ta. Khi ấy Lê Bá Ngọc đánh Quảng Nguyên, bọn phản loạn Mạc Hiền 7 tên trốn vào đất Tống, vua đưa thư sang nhà Tống, nên nhà Tống nghiêm sức bắt trả cho nước ta.
Vua xuống chiếu: phàm đánh người ta đến chết, thì phải tội 100 trượng.
Vua cấm dân gian trong mùa xuân không được chặt cây.
Vua sai Nghiêm Thường sang Tống tạ ân (tạ việc bắt trả Mạc Hiền). Đi đến Quế Phủ, yết kiến ty Kinh Lược, được bảo rằng: Hiện nay Đông Kinh đương đều bắt binh mã đánh nước Kim, lần đi này ngựa trạm, người hầu ở chỗ nào cũng thiếu, không bằng hãy trở về. Thường mới trở về. Năm ấy nước Kim có Ly Phần vây hãm kinh đô Biện, bắt 2 Vua đem về Bắc.
Sao thiên cẩu xa xuống, có tiếng nổ như sấm.
Vua đau, triệu quần thần vào nhận di chiếu, rằng: "Loài sinh vật không có loài gì là không chết, mà người đời ai cũng thích sống ghét chết, Trẫm không cho là phải. Nghĩ như Trẫm khi ít tuổi đã phải chịu cơ nghiệp lớn, biết kính sợ đã 56 năm nay, nhờ Tổ Tôn phù hộ, biên cảnh được yên, nay chết được theo sau Tiên quân là may lắm rồi: Thái tử Dương Úc sẵn có thông minh thành thật, có thể nối được ngôi báu, quan Thái úy Lưu Khánh Đàm nên nhất tâm phò tá, quan Nội thị Lê Bá Ngọc phải phòng bị các điều bất ngờ, đừng bỏ lời Trẫm việc tang thì để 3 ngày thôi, việc táng cần phải sẻn nhặt". Đến ngày hôm sau thì Vua mất, Thái tử lên ngôi vua, Bá Ngọc tuyên thị các quan phải đến ngoài cửa Đại Hưng đợi mệnh, đóng hết các cửa thành, nghiêm cấm cả nội ngoại; một chốc cửa nách phía hữu mở ra, cấm quân đứng sắp hàng ở dưới điện, dẫn quần thần vào sân rồng. Vua sai Bá Ngọc tuyên dụ chỉ rằng: "Tiên đế đã thăng hà, ngôi trời không thể để không được, Trẫm lên nối ngôi, lo lắng vô cùng, các khanh phải nhất tâm giúp Trẫm không những không phụ lòng Tiên Đế, mà cũng là cùng với nước cùng yên hưởng phúc", quần thần lạy mừng ai nấy khóc cả. Vua xuống chiếu cho thiên hạ cứ yên nghiệp làm ăn như cũ
Sử thần bàn rằng: Vua Nhân Tôn có học cao minh, hiểu rõ việc đời, biết nghĩ đến người mất người còn, thấu lẽ tử sinh, xem như mấy câu nói khi sắp mất, không phải người không biết đạo lý không quan tâm đến việc sống chết. Tuy thế, vua Nhân Tông nói ra là người biết rõ đạo, vua Thần Tôn sở hành lại là thất hiếu. Thể lệ để tang ngắn ngày từ Hán Văn Đế nêu ra trước, vì ông học đao Hoàng Lão, việc gì cũng lui một nước, nên mới thành ra có lỗi. Vua Cảnh Đế cũng theo như thế, toại thành việc bất hiếu để lại nghìn đời sau. Vua Thần Tôn còn nhỏ tuổi chưa hiểu lễ, mà quần thần cũng không ai cán gián, sao thế?
_____________________
1) Nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
2) Núi Tiên Sơn, nay thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
3) Băng Sơn: Nay là xã Dương Sơn huyện Hoàng Hóa, Thanh Hóa.
4)Cửa Bố Hải. tức là Cửa Bo, nay là vùng thị xã Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
5) Nay thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. 6) Nay là làng Sủi, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
7) Nay là làng Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Lương, Bắc Ninh.
8) Nay thuộc vùng miền tây, tỉnh Thanh Hóa.
9) Nay là chùa Thày, núi Sài Sơn, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.

Truyện Việt Sử Tiêu Án ( 1775 ) Lời Giới Thiệu n Thành đi đánh, Chiêm Thành xin hòa, từ khi ấy trở đi phải giữ lễ phiên thần, không dám bỏ thiếu cống hiến. Sứ thần nhà Tống và sứ thần nước Kim cùng đến nước ta, Vua sai lấy lễ tiếp đãi kín, không cho hai bên gặp nhau.
Vua tập cưỡi ngựa và bắn ở phía nam thành Đại La, các quan văn võ tập các cách đánh giặc phá
trận.
Vua đi tuần ngoài Hải Đảo, xem khắp hình thế núi sông, hỏi hết các điều tật, khổ trong dân gian, vẽ bản đồ và ghi chép phong tục nhân vật rồi trở về.
Từ khi Hiến Thành cầm binh quyền, việc quân cơ, việc canh biên giới có một phen chấn chỉnh lại hết. Chính sự năm Bảo Ứng với chính sử năm Đại Định, một đằng chăm chỉ, một đằng trễ nải, khác xa nhau. Kinh thi có câu: "Việc gì cũng tốt tại người", thật là đúng.
Vua sai Doãn Tử Tư sang thăm nhà Tống đưa cho 15 con voi đã dạy thuần rồi. Cuối năm Đại Định, vua Cao Tôn nhà Tống đình việc cống voi, đến lúc ấy vua Hiếu Tôn mới tức vị, đưa thư sang mua những con voi đã dạy thuần rồi, để rước khi đi tế giao, vua ta đưa cho 10 con voi làm lễ mừng tức vị, 5 con voi dâng lên để dùng khi đại lễ, làm cái lầu trên lưng voi gọi là La nga (lầu trên lưng voi) và các đồ buộc ở ngà, chân và đầu voi, trang sức bằng vàng bạc, rồi mới đem cho. Tử Tư đi đến quán Hoài Dịch, vua Tống cho dẫn kiến và hỏi han úy lạo.
Từ khi nhà Tống phải bỏ xứ Bắc qua sông sang miền Nam, thì khi sứ thần nước ta có sang chỉ đi đến Quảng Tây giao đồ cống, chứ chưa đến kinh đô, đến khi ấy Tử Tư làm Đại sứ chưa bao giờ có đủ 3 sứ thần, đến khi ấy cho Tử Tư làm Đại sứ, Lý Bang Chính làm Chánh sứ, Nguyễn Văn Hiến làm Phó sứ; người theo làm người giới thiệu đều đặt đủ; Vua Tống thấy ở xa mà đến, rất khen là trung thành, lễ tiếp đãi cũng khác hơn, và xuống chiếu gọi tên nước là An Nam quốc,cho ấn bằng vàng.
Sử thần bàn rằng: Nước ta từ đời Hùng Vương giao thông với Trung Quốc, nhưng còn chưa được có địa vị ở Minh Đường, không được chép vào sách Xuân Thu, là khinh vì nước nhỏ. Đến đời Triệu Đà ở nhà vàng, xưng Đế, nhà Hán phải phong làm Nam Việt Vương, chỉ được ví với Chư hầu ở nội địa, cũng chưa có gì nêu ra là một nước. Sau lại ngoại thuộc Hán và Đường, chia nước ra thành quận, huyện. Đến đời Đinh, Lê thì có đất riêng, mới lập thành một nước, được gia cho chức quan Kiểm hiệu Tam súy, sau tiến lên chức Quận vương; các Vua triều Lý cũng đều như thế. Đến đời vua Anh Tôn một việc bang giao, chu toàn thân mật, sai 3 sứ thần đến quan ải, giữ đủ lễ, làm cho Trung Quốc biết nước đã văn minh, Tử Tư 2 lần đi sứ, tỏ được lòng thành cung thuận, vua Tống phải khen, cho vua ta được là Chân Vương, có quốc hiệu, sau này vẫn làm theo mà không đổi khác được, đó là công vua Anh Tôn, mà Tử Tư cũng đáng là vị sứ thần. Duy có điều để chữ "An" ở trên chữ "Nam", đó là người Tống có ý ngăn ngừa nước ta. Nay muốn chính danh chỉ gọi là Nam Việt, có lẽ phải chờ đến một vị anh quân.
Vua sách phong Long Hãn làm Thái tử, Tô Hiến Thành làm Thái phó để dạy Đông cung. Trước kia Thái tử Long Sưởng gian dâm với cung phi, vua không nỡ giết, chỉ giam thôi; Vua bảo Tể tướng rằng: "Muốn lập Long Hãn làm con thừa tự, nhưng tuổi còn nhỏ, ta thì suy yếu, biết làm sao được?". Vừa lúc đó, người trong nội ẵm Long Hãn ra chỗ Vua, thấy Vua đội khăn, Long Hãn xin để cho đội, Vua chưa cho thì khóc, Vua liền bỏ khăn mà đội cho Long Hãn thì cười ngay; Vua lấy làm lạ, mới quyết định lập làm con thừa tự. Bà Hoàng hậu Lê Thị xin lập Long Sưởng, Vua nói: "Làm con mà bất hiếu, còn trị dân sao được", bèn không nghe lời.
Thái hậu quen làm việc hối lộ biết đâu Hiến Thành lại không là Vũ Đới?.
Vua bị đau, xuống chiếu cho Tô Hiến Thành ẵm Thái tử mà nhiếp chính. Vua mất, bà Thái hậu hối lộ vàng bạc cho vợ Hiến Thành, lại muốn làm việc phế Thái tử lập người khác. Hiến Thành nói: "Làm đại thần giúp Vua còn nhỏ tuổi, lẽ nào lại nhận hối lộ", Thái hậu lại triệu ông vào mà dụ dỗ, ông trút mũ ra mà thưa rằng: "Làm điều bất nghĩa mà được giàu sang, trung thần không ai làm thế. Tôi không dám vâng lời". Việc đó mới thôi.
Trong mấy năm mới làm vua, Anh Tôn chỉ là trẻ con si ngốc, tha hồ cho mẹ cùng kẻ gian thần công nhiên làm vợ chồng, mà không hay biết gì. May mà trời tựa cho họ Lý, Anh Vũ bị trời bắt chết, rồi được có Hiến Thành phò tá ở trong triều, bôn tẩu ơ bên ngoài; Vua cũng biết răn sợ, dần dần có trí lực biết giảng tập võ bị, kén tướng giỏi, chọn sứ thần, nước Chiêm Thành phải giữ lễ phiên thần, nhà Tống phải tôn như một nước lớn; đến mấy năm sau được có người hiền mà phó thác, làm cho nước yên như sập đá, so với năm trước khác hẳn như hai người, đó là vì có tư chất tốt, nên trong nước được bình yên sáng sủa.
CAO TÔN HOÀNG ĐẾ
Vua tên là Long Hãn, con thứ 6 của vua Anh Tôn, ở ngôi vua được 35 năm; chỉ vì rong chơi không chừng mực, không minh về việc chính trị và hình phạt, nên cơ nghiệp nhà Lý mới suy dần. Niên hiệu Trinh Phù thứ nhất (qua năm mới đổi niên hiệu, biết giữ lễ cổ như thế, là vì có Hiến Thành phò tá). Nhà Tống phong cho vua là An Nam quốc vương.
Bà Chiêu Linh Hoàng Thái hậu ban tiệc yến cho quần thần ở biệt điện, và bảo rằng: "Nhà Vua còn nhỏ tuổi quá, trong nước bị người Mán xâm nhiễu, không bằng lập lại Thái tử cũ để yên nhân tâm". Quần thần đều thưa: "Quan Thái phó đã nhận mệnh lệnh của thiên tử, hiệu lệnh được nghiêm minh, thưởng phạt được công bằng, thiên hạ mến phục, chúng tôi không dám làm trái", đều tạ ân rồi lui ra. Khảo xét việc làm của bách quan, người nào có văn học, tài cán là một hạng, người nhiều tuổi, hạnh kiểm thuần phục, biết thấu suốt việc cổ và kim là một hạng, người không thông văn tự mà cần mẫn được việc là một hạng, cứ theo thứ tự ấy mà cho làm quan, vị nào cũng đáng tài, không có lạm chức và nhũng tệ.
Có hai mặt trời cùng hiện ra một lúc.
Tô Hiến Thành mất, bãi triều 6 ngày, để báo tang.
Hiến Thành bị đau, quan Tham chính là Vũ Tán Đường ngày đêm trực hầu ở bên, quan Gián nghị là Trần Trung Tá có việc khác, không đến thăm nom được, bà Thái hậu hỏi Hiến Thành: "Ai thay ông được?", ông thưa: "Trung Tá có thể thay được", bà Thái hậu nói: "Tán Đường ngày đêm hầu thuốc thang sao không nói gì đến", ông nói: "Bà chỉ hỏi ai thay tôi được, nên tôi thưa là Trung Tá, nếu hỏi đến người hầu hạ phụng dưỡng, không Tán Đường thì còn ai nữa?". Lúc bấy giờ Vua mới 3 tuổi, hãy còn phải bế ẵm, Tổ mẫu thì trăm đường phản phúc, chỉ chực phế lập, chưa lúc nào nguy nghi như lúc ấy, một mình Hiến Thành điều tễ không thấy vận động khó nhọc gì lắm, mà ngôi vua được yên, xã tắc được thịnh, không phải là người có đức vọng, tài trí, thì làm sao được như thế?
Thái tử cũ là Long Sưởng tự do làm việc trộm cắp, lại còn âm mưu khởi loạn,vua cho Ngô Lý Tín làm Thượng tướng quân đi tuần hành bắt lũ trộm cướp.
Nước Tiêm La sai sứ thần đến cống.
Có 2 nước Tiêm và Hộc: Đất nước Tiêm thì xấu, không cày cấy được, đất nước Hộc thì tốt, được mùa luôn, nước Tiêm phải nhờ nước Hộc cung cấp cho, sau nước Hộc phải hàng nước Tiêm, họp lại gọi là Tiêm La, đất rộng nghìn dặm, có núi bao bọc quanh, cao ngất, lởm chởm, khí hậu thì nóng, có chướng khí, từ Chiêm Thành đi 7 ngày đêm, mới đến nước ấy. Tục chỉ thích đánh nhau, thổ sản thì có đá hoa, gỗ thơm, sư tử và voi.
Vua Tống lấy cớ cống voi thì đường xa, nhiễu cho dân, nên bãi đi. Các công phẩm khác thì chỉ lấy 1/10 định làm thường lệ.
Vua sai thi học trò người nào thông hiểu thi, thư thì được vào hầu giảng sách cho nhà Vua. (Lấy đỗ lũ Đặng Nghiêm, 15 tuổi trở lên).
Niên hiệu Thiên tư Gia thụy thứ nhất (vì bắt được con voi trắng đặt tên con voi là Thiên Tư, nên mới đổi niên (hiệu) thày tăng Tây Vực đến nước ta. Vua xuống chiếu hỏicó sở năng gì không, thày tăng trả lời là thu phục được con hổ, đem thử không hiệu nghiệm gì.
VUA CHO RƯỚC PHẬT PHÁP VÂN ĐỂ CẦU MƯA
Đời bấy giờ truyền rằng: "Có cô Mán ngụ ở chùa Phúc Nghiêm, thày tăng là Am Lê ngẫu nhiên xúc phạm đến, cô ấy có mang rồi sinh ra con gái, đem trả cho thày tăng, bỏ vào trong cái hốc cây rồi đi về. Sau cây ấy đổ, nổi lên mặt nước trôi đến trước chùa, người làng ấy kéo lên không lay chuyển được, cô Mán đó thử cầm lấy, cây gỗ liền theo tay mà đến với cô ấy. Lấy làm lạ, thợ mộc cắt cây gỗ ấy ra, làm 4 pho tượng Phật, tìm đến chỗ để đứa trẻ con gái thì đã hóa ra đá, nhân thế rước vào chùa làm tượng thờ, gọi là: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Ngày nay chùa Pháp Vân(4) ở Gia Lâm và ở Thượng Phúc, gặp năm nào đại hạn, cầu đảo có linh ứng, các chùa này đều là linh tích.
Vua đi chơi khắp các sông núi, đến đâu có thần thiêng đều cho tên hiệu, lập miếu thờ.
Theo Kinh Lễ: Hễ có công với dân thì mới được thờ, tục đời sau tôn sùng quỉ thần, nước ta tôn sùng nhiều hơn, cả bốn phương trong ngoài, tìm kiếm đền thờ các vị trung thần, hiếu tử, cao sĩ và tiết phụ, thì trăm chỗ thờ không có lấy một, mà những hạng tà dâm như là bà Thắng Minh đời Lê, Anh Vũ đời Lý thì có đền to, đặt tên hiệu đẹp, dân gian cũng quen thói lập hội thờ cúng, cho là thần thiêng, mong nhờ bảo hộ cho mình. Dân ở thôn quê, ngu muội đã đành, đến các quan Thú, Lệnh cúi đầu lạy lục, chưa thấy được người nào phá bỏ dâm từ, làm như Địch Nhân Kiệt, đáng phàn nàn than thở. Người giáp Cổ Hoằng làm phản, vua sai tướng đi đánh bình được, - Người giáp ấy thấy co vết chân trâu ở trên cây am la, trông lên là con trâu trắng, người xem bói toán nói: "Con trâu là vật ở dưới đất, mà lại ở trên cây, đó là cái tượng kể dưới được ở trên", nhân vì thế người giáp ấy mới làm phản.
Vua cho các kỳ lão từ 70 tuổi trở lên, mỗi người một tấm lụa.
Mưa đá, có hòn đá to bằng đầu con ngựa.
Vua cho thi tam giáo, cho được gọi là xuất thân.
Danh nho đời cổ có học rộng cả bách gia, xuất nhập cả đạo Lão và Phật, nhưng rút cuộc vẫn phải trở lại cầu đến lục kinh; nếu học vấn lẫn lộn không được thuần nhất, tâm đã tạp không chuyên nhất, thì có ích gì cho việc đời, mà cũng cho được xuất thân.
Vua xuống chiếu cho chọn lọc lại các tăng đồ, là theo lời Đàm Dĩ Mông.
Triều Lý tôn kính, lễ các thày tăng: Như vua Thái Tổ đối với sư Vạn Hạnh, vua Nhân Tôn đối với thày Minh Không, thiên hạ theo thói gọt đầu, mặc áo đen, nhiều bằng nữa số dân. Vật gì đã quá lắm thì trở lại gốc, là lý thế đó. Vua Cao Tôn không phải là ngăn cấm dị đoan, chỉ vì lòng mê quỉ thần, cũng như vua Đường Vũ Tôn kính các phương sĩ mà lại bài bác phù đồ. Ngô Công Lý ở Diễn Châu nà Đinh Khả ở Đại Hoàng đồng thời làm phản. (Khả tự xưng là con cháu nhà Đinh phiến hoặn dân khởi loạn) vua sai sứ đánh bình được cả.
Vua sai nhạc công chế ra khúc nhạc, gọi là âm điệu Chiêm Thành, tiếng nghe ai oán, ai nghe cũng phải nhỏ lệ. Thày tăng Nguyễn Thường nói: "Tôi được biết: âm thanh mất nước thì nghe như oán như giận; nay nhà Vua rong chơi vô độ, việc triều đình rối loạn, chế ra âm điệu này, là điềm mất nước đó".
Sử thần bàn rằng: Thanh âm với chính trị thông cảm với nhau; cho nên đời cổ làm ra nhạc là bức ảnh hình dung đức chính. Nhạc âm của nước ta, tiếng thổ và tiếng da khác nhau, nhưng âm từ lưỡi mà ra, duy có tiếng thì thanh hay trọc, cao hay thấp không khác gì Trung Hoa, đem chép vào tiếng Trung hoa không cách xa nhau lắm; thế mà lại dùng âm của Chiêm Thành làm ra nhạc khúc, ríu rít tiếng chim kêu, thế là không biến theo văn minh mà biến theo dã man, thật kiến thức hẹp lắm.
Có chim thước đến làm tổ ở các Kính Thiên, sinh ra con non. Quần thần nói rằng: "Xưa kia Ngụy Minh Đế dựng lên Lăng Tiêu Các, con chim thước đến làm tổ ở các ấy". Cao Đường Long nói: "E rằng có chim cưu đến ở đó, ngu thần nghĩ rằng: Các này làm xong, tất cả người họ khác đến ở. Vậy xin vua trước hết phải tu đức mà tạm bãi dùng sức dân quá độ". Vua không nghe.
Bố Trì, chúa Chiêm Thành, bị bầy tôi là Bố Điền trục đi, đưa gia quyến đến ngụ ởb biển Cô La, quan châu mục Nghệ An là Phạm Duyên tâu rằng: dau">Trần Thánh Tôn Trần Nhân Tôn ANH TÔN HOÀNG ĐẾ Minh Tôn Hoàng Đế Hiến Tôn Hoàng Đế Dụ Tôn Hoàng Đế Nghệ Tôn Hoàng Đế Duệ Tôn Hoàng Đế Phế Đế Thuận Tôn Hoàng Đế Và Thiếu Đế HẬU TRẦN NGOẠI THUỘC NHÀ MINH