Chương 5

Điện Thâm thức dậy thì đã sang một ngày mới. Một ngày mới cũ như trái đất, nên chẳng có gì mới đối với nó cả. Vẫn thế, vẫn thế.
Phong cảnh ở đây như rắc một lớp bụi nâu.  Đường xe hơi và xe lửa gặp nhau ở đây.  Đoàn xe đỗ lại để lấy thêm chất đốt cho người và xe.
Tên CHT hất hàm bảo Điện Thâm:
Xuống ga kia kiếm gì bỏ bụng, mày!
Em đâu có tiền!
Dân miền Nam giàu bỏ mẹ lại kêu không tiền!
Dạ em và gia đình em đi kinh tế mới từ khi Giải Phóng vào!
Tên CHT trợn mắt:
Gia đình tập kết lại đi "Ca-Tê-Em" (KTM) à!
Dạ người ta bắt lầm.  Má em van xin nhưng họ không nghe. - Điện Thâm nhanh trí nói trớ - Gia đình em phải lãnh 1 cái cuốc chim và 3 lít muối đi lên rừng sản xuất. 
Tên CHT trợn mắt nhưng dịu giọng:
À mà cách mạng đang tiến lên quá độ, có khi cũng nhầm! - Có lẽ để đền bù cho sự nhầm lẫn của cách mạng, hắn móc túi chọn một tờ giấy bạc và bảo: Cầm lấy xuống ga mua chuối bánh hay bất cứ thứ gì bỏ vào mồm được đem lại đây ta chén! Từ đây chạy suốt thì phải chiều mai mới về tới Hà Nội.  Ở đó tha hồ mà ăn tươi.
Ở thủ đô "ngày mai ăn khỏi trả tiền" hả đồng chí?
Tên cán bộ không hiểu giai thoại chế diễu trong sách nên trừng mắt:
Thủ đô nào ăn khỏi trả tiền? Bố láo!
Thằng Điện Thâm giật mình đánh thót: không nên đùa! Lỡ lòi đuôi "kịch sĩ!"
Nó cầm tờ giấy bạc, đưa lên mắt xem và hỏi:
Giấy này bao nhiêu đây, thủ trưởng?
Hai hào chỉ đấy! Đã giải phóng cả năm rồi không biết à?
Em đi kinh tế mới có thấy tiền bạc bao giờ?
Rồi nó lủi thủi đi về phía ga lèo tèo ba cái hàng nước vối với mấy cái bát sành.  Từ ngày giải phóng vào....
Ruồi bâu lên mấy cái vỏ chuối dưới chân bàn, bay tủa ra như một giàn nhạc tí hon chào khách qúi.
Bà hàng nước chít khăn nâu đon đả mời:
Anh giải phóng về chơi quê ta đấy à? Mời anh xơi bát nước!
Điện Thâm dừng lại, ngồi vào bàn thong thả nâng chén hớp từng ngụm.  Nước chát chát, nhưng vừa đói vừa khát, nuốt cũng ngon.
Xong rồi, đứng dậy oai hùng cất bước.
Bỗng nghe tiếng chân chạy phía sau:
Anh cho tiền nước ạ!
Điện Thâm ngạc nhiên trước cái bàn tay răn rúm chìa ra run run.  Điện đặt tờ giấy trong lòng  bàn tay già và nói:"cảm ơn cụ".
Nó không kịp nghĩ gì khác.  Nó chợt hiểu ra, tiếng mời ở đây không có nghĩa như ở trong Nam.  Hơn nữa đây là cửa hàng nước không phải nhà riêng.
Nó đi đến trước cửa ga, đứng ngơ ngơ ngáo ngáo không biết để làm gì thì thấy một tấm bảng đỏ lói mang những dòng chữ vàng choé.  Đây là cái lối của họ.  Mắt Điện đã từng quen nhìn ở Sài Gòn và những chợ - đã đi qua - bảng đỏ và sao vàng.  Đỏ là máu, vàng là vàng lá và vàng khối.  Muốn có vàng nhiều phải đổ máu.  Lãnh tụ CS, tên nào cũng giàu sụ là nhờ máu của chiến sĩ và cán bộ của chúng đổ ra. (Tiền của chúng rồi sẽ mua hết bọn tư bản.  Nhưng tư bản nhầm tưởng rằng họ sẽ chinh phục, bắt CS phải đầu hàng vì...tiền!)
Một tiếng còi thét lên như tiếng con lợn bị chọc tiết, làm Điện giật mình.  Nhưng nó cũng cố xem qua những dòng chữ:
"Nơi đây, đồng chí Lê Duẩn đã từng làm công nhân tàu hoả năm 1933 để xây dựng cơ sở đảng.  Cũng chính năm này đồng chí bị bắt đày đi Côn Đảo..." Tiếng tàu hoả lại éo lên làm Điện ngưng đọc.
Điện định quay trở lại, nhưng sực nớ ông CHT đưa tiền cho đi mua chuối, bánh, lỡ đã uống nước vối hết một hào rồi.  Còn một hào làm sao mua nổi bánh, chuối đem về.Nhưng tô nước vối đã một hào thì với một hào còn lại làm sao mua được món gì để bỏ vào bụng, nhất là cái bụng từng quen thắt như đám lính này?
Tuy vậy, hãy thử thời vận xem sao.  Nghĩ vậy Điện quay lại hàng nước hỏi giá một nải chuối.  Bà cụ trả lời bằng một câu hỏi:
Đằng nớ xài giấy chi đấy?
Điện hiểu và đáp ngay:
Giấy miền Bắc chính cống ạ!
Giấy cụ tôi không quen.
Giấy đức thánh Trần đâu còn nữa ạ!
Bà cụ cười giơ cả lợi ra:
Anh nói rứa răng không còn? Một đức thánh ăn 10 cụ ở đây này!
Điện giật mình đánh thót, quay mặt ngó quanh.  Thấy năm bảy người đi tới, Điện đưa tay sờ nải chuối vàng hườm, vờ hỏi để lấy oai:
Chỗ này cụ tính bao nhiêu?
Tôi không biết giá!
Sao cụ treo bán?
Treo thì treo nhưng bán thì không bán!
Thế cụ biếu không cho khách à?
Có loại khách tôi biếu không.  Nhưng đằng nớ không phải là loại khách ấy.
Bà cụ nhìn chăm chăm vào cái nón của Điện làm Điện nghe buốt tới óc.  Điện hiểu bà cụ muốn ngầm nói gì với Điện.  Cái sao vàng trên nón làm khổ Điện nhưng bằng cách nào nói cho bà cụ biết cái bụng của mình.
Đám người đi qua.  Họ cười nói rân ran, giọng nói nặng chình chịch.  Điện không nghe ra họ nói gì.  Y như họ là người ngoại quốc vậy.
Điện hỏi: Cụ bán cho cháu một hào chuối hoặc bánh được không?
Chuối làm gì bán có một hào? Chả nhẽ tôi lại bán cho ông nửa trái à? Đời này có ai mua nửa trái chuối không?
Điện tìm cách thuyết phục bà già:
Cháu không có tiền cụ à.
Ăn cướp của người ta, chở đầy xe chở về ngoài ấy, mà kêu không tiền à?
Bà già lại nhìn cái nón cối của Điện với cặp mắt gay gắt.  Một chốc, không hiểu sao bà lại bảo:- Thôi bẻ trái đèo cuối nải chuối, tôi bán rẻ cho đó.  Điện bẻ trái chuối và đưa tiền cho bà lão.  Bà không nhìn, đút vào dưới nắp tràng bằng tre hỏi:"mặt mũi râu ria ai thế này?"
Cụ Hồ đấy.
Cụ Hồ nào?
Điện dậm chân:
Giải phóng cả năm rồi bà chưa biết cụ Hồ là ai sao?
Làng tôi ở gần rú rậm, có cụ Hổ chớ không có cụ Hồ!
Điện cầm trái chuối về đưa cho anh CHT và thuật lại câu chuyện.  Anh CHT bẻ nửa trái đưa cho Điện, không nói mắc rẻ, chỉ chép miệng:
Bà già lạc hậu lại ở ngay quê đồng chí tổng bí thư.  Rồi móc đưa cho Điện tờ bạc khác- mày đi mua hai cái bánh ú.
Điện bảo bánh ú đàng quán hết rồi.  Thực ra Điện không muốn trở lại để nghe bà lão mắng mỏ.  Tuy trong bụng không thích nhưng ngoài mặt phải làm ra vui.  Đời là một vở tuồng.  Câu nói của bà Phước Lộc Thọ là một nguyên lý để sống như nguyên lý Archimède trong vật lý, Pythagore trong hình học vậy.
Xe lửa ở phía Nam đỗ lại ở ga.  Nó mang dòng chữ bên hông vàng ngoách, trong bụng nó là gạo, TV, tủ lạnh và tù.  Những thứ ấy chở ra Bắc.  Đó gọi là con tàu Thống Nhất.
Điện lên xe. Không biết suy nghĩ những gì.  Đầu trống mà bụng cũng rỗng.  Anh chỉ huy trưởng cứ lầu bầu về bà già lạc hậu ở quê đồng chí tổng bí thư.
Xe chạy nhanh.  Đường không xốc nhiều.  Điện định bụng sẽ bình tĩnh xem cây cầu Hiền Lương ra sao nhưng khi mở mắt thì đã qua khỏi lâu rồi.  Đứa con đi tìm bố bây giờ đã lọt ra đất Bắc XHCN.  Rồi cái gì sẽ tới?
Điện nhớ mẹ và hai chị.  Không biết bây giờ họ ở đâu? Chị vượt biên có thoát không? Mẹ có về quê ngoại được không? Lòng cứ dậy lên cuộn tơ vò.  Cái thiên đường kinh tế mơí bây giờ có thêm mấy cái lò thổi rèn đúc cuốc chim cho dân miền Nam đi xây dựng xả hội chủ nghĩa bằng những tấm tôn nằm úp trên những sườn nhà xiêu vẹo do những bàn tay đàn bà dựng lên.
Tên Lê Duẩn là đồ tể áo quần sạch sẽ nhưng nó uống máu người không biết tanh.  Nó là tên cướp mặt mũi bình thường nhưng tay nó đã đốt phá sạch xóm làng miền Nam.  Chính nó!
Dân Nam kỳ gọi nó là con heo.  Dân miền Bắc kinh hãi nó nhất.  Nó ăn nói như chó táp nước bèo, học hành chẳng ra chi, nhưng sao nó lại làm chúa một xứ, tại sao có những tên Nam Kỳ học thức lại quì lạy nó coi nó như cha?
Điện tự hỏi rồi ngủ vì mệt mỏi ê chề.  Giấc ngủ không biết kéo dài bao nhiêu năm nữa!
Nó tưởng đã qua hàng thế kỷ, nhưng khi nó mở mắt ra thì nó vẫn thấy đoàn tàu đậu ở gần cổng xe lửa với cái tấm bảng đỏ choé mang thành tích của đồng chí "tổng bí thư Lê-con-heo"
Đoàn tàu dài dằng dặc đã đến đỗ ở ga không biết từ lúc nào, đầu tàu hướng về phía Bắc.
Không hiểu sao nó nghĩ rằng trong những toa tàu này có ba nó.  Ông ấy bị xiềng chân trói tay vứt nằm chung với  những người khác như nó đã thấy. Ừ, có khi mình sẽ gặp ba ở đây.  Ý nghĩ này làm nó tỉnh ngủ và trở thành táo bạo.  Nó muốn chạy ào vào đoàn tàu và tìm ba nó trong các toa.  Nhưng thấy chung quanh toàn là màu đỏ và những người đội mũ đính sao vàng thì ý nghĩ này dịu xuống ngay.  Bên cạnh nó anh CHT đang lim dim đôi mắt ra chiều suy nghĩ.  Bỗng nó hỏi:
Anh có tiền không, em đói quá!
Anh CHT mở choàng đôi mắt, gật gù nhìn nó:
Tao cũng đói. Nhưng bánh trái ở đây đắt quá.  Gì mà tới 2 hào một quả chuối.  Dồn đầy bụng phải mất bao nhiêu?
Thôi để em laị đó hỏi xin mấy cái bánh ú thiu.
Ối bậy nào, lính bác Hồ không được làm thế! - Nói rồi anh CHT móc tuí áo lấy tiền - Đây là khẩu phần ngày mai.  Nhưng tạm ứng cho ngày nay, mai sẽ tính - rồi đưa tiền cho thằng bé.
Thằng Điện chạy bay trở laị ga. Bà hàng nước vẫn còn đấy, nhưng chuối bánh đã biến đi hết. Điện hỏi:
Mấy cái bánh ú hồi nãy đâu rồi cụ?
Bán hết rồi.  Mấy cái thiu họ cũng mua.  Không biết để làm gì?
Thằng bé thoáng nghĩ và nói ngay:
Chắc là mua cho tù cải tạo chớ gì.
Ừ, tù mà được bánh đó cũng là quí rồi.
Ba cháu không ăn được đâu. Thằng Điện buột miệng nói.
Bà lão nhìn nó:
Cậu có ba đi cải tạo à? Trại nào thế?
Thằng Điện xua tay rối rít:
Không! Không, ba cháu đi tập kết.
Người trong nớ thì đã về lâu rồi.  Sao cậu còn ra đây.
Thằng Điện suýt lòi đuôi kịch sĩ, nói luôn một tràng như để thoát bẫy:
Ba cháu còn công tác ngoài Hà Nội, chưa về.  Cháu đi nhờ xe quân sự ra tìm ba cháu.  Đi đến đây thì hết tiền ăn quà.  Đói quá. Bây giờ chỉ còn có nhiêu đây.  Anh chỉ huy trưởng đoàn bảo cháu đến mua bánh!
Bánh hết rồi.  Chỉ còn mấy nải chuối sống.  Hai hào một nải.
Cụ cho cháu xin một nải.  Thằng bé móc tiền đưa và lấy nải chuối xanh ngắt từ trong tay bà cụ.
Tiếng còi tàu oéc lên inh ỏi.  Tàu Thống Nhất lại đi.  Những toa tàu đóng cửa kín mít bị lôi sau cùng.  Không biết sao nó có ý nghĩ mãnh liệt:"Ba ở trong những toa này!"
Trở lại gặp anh CHT, đưa nải chuối xanh.  Anh ta nói:
Chuối này chỉ để dằn bụng người chết, chớ mình ăn sao được! - Rồi bảo: Thôi lên ngủ tiếp là hết đói.  Chừng vài giờ nữa, chúng nó bốc hết mấy cái thằng đại tá ở trại Kiên Hà trở ra đây, mình đi thẳng về Hà Nội.  Em sẽ gặp ba em nội nhựt ngày mai.  Sướng nhé! Ráng nhịn đói.
Anh CHT nói một đường, thằng Nam nghĩ một ngả, nhưng nó cũng thấy sung sướng vì những tiếng "gặp ba em".