Nhờ Tin Có Ông Trời

Kính dâng mùa Phật-Đản 2546 và Vu-Lan Báo-Hiếu năm 2002

" Một, dưỡng nuôi là hiếu dưỡng bình thường

Hai, hiếu hạnh là việc làm hiếu thảo
Ba, hiếu tâm là lòng thành con, cháu,
Dù ở xa cũng hướng đến cha mẹ hiền
Ba hiếu trên chỉ giúp thể xác được bình yên
Nhưng không thể cứu tội căn cho Phụ-Mẫu
Chưa tạo phước lành ai hiểu thấu
Khi lâm chung siêu đọa ai tận tường
Hiếu thứ tư, hiếu đạo vượt bình thường...!’’.
(Bước Chân Xuất Thế)
°
" Cha mẹ sanh con trời sanh tánh!’’. Câu nói này thường xuyên phát ra từ miệng của người đời. Vì có những cha mẹ hiền mà lại sanh những đứa con ngổ nghịch, cứng đầu, hoặc ngược lại... "
... Vào đầu thập niên 1940 ở ấp Bình-Thượng, làng Bình-Chánh (Chợ-Lớn). Trong một gia đình nọ, có hai anh em chú bác ruột, tên Tự và Nhiên là hai đứa con trai duy nhứt của hai anh em ông Hội Đồng Nguyễn Hữu Thanh và ông Cả Nguyễn Hữu Thản. Tự và Nhiên hồi lúc còn nhỏ thì ngoan ngoãn, học hành rất siêng năng. Rồi bỗng nhiên đến tuổi mười lăm mười sáu thì chẳng chịu tiếp tục học gì nữa mà tối ngày chỉ rong chơi lêu lõng. Đến khi mười tám mười chín tuổi thì hai cậu lại đi phá làng phá xóm, rồi trở thành ăn-cướp nổi tiếng trong làng. Chẳng hiểu trong đầu hai cậu nghĩ gì? Hai cậu rủ nhau đi ăn-cướp. Khi cướp xong thì lấy tiền bạc vàng vòng phân phát cho những người nghèo trong làng. Vì thế mà chỉ có dân nhà giàu sợ họ. Chớ dân nghèo thì lại thích. Làm giòng họ, cha mẹ phải mang tiếng và sầu khổ vô cùng. Việt Nam mình có câu: ‘’Luật vua thua lệ làng’’. Vì thế mà chẳng ai dám bắt họ.
Hai bà Mẹ của hai cậu là khổ nhứt. Một hôm ông bà Hội Đồng Thanh mời bà con quyến thuộc trong gia đình họp lại để bày mưu lập kế tính chuyện bắt cho bằng được hai thằng con ngổ nghịch đem về trị tội. Bà Hội Đồng Thanh biết con rất thương mình. Bà giả bệnh nặng, rồi nhờ người nhắn Tự phải về gặp mặt bà gấp.
Được tin mẹ bệnh, Tự nói với Nhiên:
- Nhiên ơi! Tao phải về thăm má tao. Mày dám về với tao không?
Nhiên nhìn Tự, lòng nghĩ: ‘’Từ hồi nào tới giờ mình theo anh Tự. Nay ảnh về thì mình cũng về chứ?’’. Nhiên gật đầu:
- Về thì về. Ba em khó hơn ba anh. Ổng mà bắt được em chắc ổng xiềng em vô cột nhà quá!
- Nếu, mầy sợ thì mầy đừng theo tao về. Bộ tao không ngán ba tao sao? Nhưng tao thương má tao lắm. Tao sẽ rình chờ chừng nào ba tao đi hội họp, hay ai mời đi ăn nhậu thì tao vô nhà.
- Anh có ý đó rất hay.
- Tao sẽ cho người gặp con Út Ngân, nhỏ làm nhà tao, bảo nó cho tin tức coi ông già tao chừng nào vắng nhà.
- Anh tin nó sao?
- Nó sợ tao như cọp. Nó không dám cãi hay nói láo với tao đâu.
Vài hôm sau, Út Ngân nghe phong phanh là ông Hội Đồng Thanh đi ra ngoài làng họp và không ăn cơm nhà. Cô liền đi cho Tự hay tin. Và đồng thời cho bà Hội Đồng Thanh biết là Tự sẽ về đêm nay để thăm bà. Bà lật đật xức dầu cù-là leo lên giường nằm trùm mền và làm bộ rên.
Tự và Nhiên lén về. Vô nhà Tự đến giường hỏi mẹ:
- Má ơi! Có con với thằng Nhiên về thăm má nè. Má bệnh gì vậy má?
Nhiên cũng hỏi:
- Bác Hai, bác bệnh gì vậy bác?
Bà Hội Đồng Thanh trở mình qua vừa rên vừa nói:
- Đã hai ba ông thầy thuốc đến bắt mạch, họ nói bác bị thúi ruột. Chắc bác sẽ chết sớm quá con ơi!
Tự nghe mẹ nói, lòng cậu rung lên:
- Má đừng nói vậy má ơi!
Bà Hội Đồng Thanh vẫn nằm trùm mền và nói:
- Con sợ má chết sao? Nếu thật vậy, thì con đâu có làm khổ mẹ cha như thế này. Thôi, để má chết cho rồi!
Nhiên nhìn Tự lắc đầu:
- Anh thấy chưa?
Bất chợt từ trong phòng có năm sáu người ùa ra đè Tự và Nhiên xuống, họ lấy bao bố trùm đầu hai cậu và lấy dây luột cột lại.
Thế là mưu kế bắt Tự và Nhiên đã thành công. Hùm dữ còn không ăn thịt con. Ông Hội Đồng Thanh và ông Cả Thản nhờ mấy gia-nhân xích lòi-tói vô chân hai cậu. Ông Cả Thản dẫn Nhiên về nhà. Còn ông Hội Đồng Thanh thì xiềng Tự vào cây cột lớn giữa nhà. Tự tức giận con Út Ngân cành hông. Hăm dọa Út: ‘’Nếu tao được sút chuồng là tao giết mầy, Út Ngân ơi!’’.
Mấy ngày Tự bị xiềng xích. Chỉ có mẹ cậu đem cơm và đổ bô tiêu-tiện cho cậu. Bà Hội Đồng Thanh không dám cho Út Ngân đến gần Tự. Út Ngân vì sợ Tự giết nên xin nghỉ việc về quê.
Ông Hội Đồng Thanh gọi các anh em trong giòng họ lại nhà. Ông chẳng dám rầy la con mà ông chỉ năn nỉ. Bà Hội Đồng cũng khóc lóc nhẹ lời năn nỉ con mình. Nhưng chưa dám tháo xiềng cho con vì sợ cậu chạy thoát.
Tự thấy mẹ khổ vì mình. Lòng cậu rất thương mẹ nhưng lại bất mãn người cha thuộc loại ‘’cường hào ác bá’’. Ông Hội Đồng Thanh rất sắt lệnh với dân làng, nhưng với con thì ông phải chùng bước. Ông năn nỉ Tự trước mặt mọi người:
- Ba lạy con, con hãy từ bỏ ăn-cướp mà trở về nhà, ba má sẽ lo cưới vợ cho con. Con đi ăn-cướp ác quá. Trời, Phật sẽ hại con sau này đó. Ba xin con hãy chừa bỏ đi. Rồi con muốn gì ba cũng chìu theo ý con.
Tự bị xiềng, lòng tức giận lắm. Cậu đứng lên và nói:
- Nè, tất cả mọi người làm chứng nghe. Cho tôi ra điều kiện với ba tôi.
Ai ai cũng nhìn ông Hội Đồng. Ông gật đầu. Mọi người đều gật đầu theo. Ông Cả Thản đứng lên đến gần nói với Tự:
- Thằng Nhiên nó nói, con là người cầm đầu trong bọn. Con ngưng là nó ngừng liền theo con. Hồi nãy, nó đòi theo chú qua đây mà chú không cho. Chú cũng xin con hãy nghe lời ba con đi.
Ông Hội Đồng Thanh nhìn vợ, ý bảo vợ rót nước trà thêm vào tách mọi người. Ông thở ra, nhìn con và nói:
- Điều kiện gì? Mầy cứ nói ra đi.
Tự ngồi bệt xuống sàn nhà, tay khoanh qua hai đầu gối, nói:
- Ba, và chú Ba bớt ở ác với những Tá-điền và dân nghèo trong làng... Con sẽ nghe lời ba má cưới vợ. Nhưng... nếu có ông trời thì sau khi con có vợ. Ông trời cho vợ con sanh một cặp trai, và một cặp gái. Con sẽ không phá mấy nhà giàu nữa...
Mọi người nhìn ông Hội Đồng Thanh. Ý bảo ông nên hứa đại cho vui lòng Tự. Ông lắc đầu, rồi nói lớn:
- Thiệt, mầy là thằng coi Trời-Phật không ra gì. Trời sẽ đánh mầy. Trời ơi! Xin ngó xuống mà coi nè trời!
Ông Cả Thản nhẹ giọng nói với anh:
- Anh Hai, anh nên giằng cơn giận. Cháu nó có lòng tin nên mới nói vậy. Anh nên bằng lòng đi.
Ông Hội Đồng Thanh lấy hột quẹt đốt ống điếu, hít vài hơi, ông đứng dậy và nói ngọt với con:
- Rồi, ba hứa với con trước mặt mọi người đây. Ba bằng lòng những điều kiện của con.
Ánh mắt của Tự đổi lại hiền từ. Nhưng cậu chỉ vào chân và hỏi cha cái giọng hơi mất dạy:
- Vậy, sao ba không mở lòi tói cho con?
Bà Hội Đồng vừa nghe con hỏi, bà liền đến bàn thờ vói tay lấy chìa khóa cầm trong tay. Bà đi lại gần năn nỉ chồng:
- Ông à. Ông mở lòi tói cho con đi.
- Bà nữa hả! Cứ bênh vực nó hoài. Bởi vậy, người ta nói: con hư tại mẹ mà!
Ông Thản tiếp lời anh:
- Xin anh nên mở khóa xiềng cho cháu.
- Chú Ba nó, có dám mở xiềng cho thằng Nhiên chưa?
- Dạ, tại vì dấu anh, chớ thằng Nhiên không có bị xiềng như cháu Tự đây đâu. Nó tự do đi lại từ hỗm rày.
Mặc dù, ông Thản không cho Nhiên đến đây, nhưng Nhiên cũng rình rình mò đến đứng đằng sau bếp nghe ngóng. Bất chợt, Nhiên lù lù ra và quỳ gối chấp tay nói với ông Hội Đồng Thanh:
- Dạ, con lạy bác Hai, con sẽ không theo anh Tự nữa. Xin bác tha cho anh Tự. Con bảo đảm, nếu anh Tự thất hứa với bác. Con sẽ thế mạng. Xin bác mở xiềng cho anh Tự.
Ông Hội Đồng nhìn Nhiên. Rồi ông giựt chìa khóa trên tay vợ và quăng trước mặt Nhiên, ông bảo:
- Nè, mầy mở cho nó đi. Nhớ nghe hôn. Có gì thì mầy lãnh tội dùm nó.
Tất cả mọi người thở nhẹ nhàng...
Sau đó, Tự và Nhiên trở lại những đứa con ngoan ngoãn như xưa. Và nghe lời mẹ cha cưới vợ đàng hoàng.
Hai năm sau, vợ Tự song sanh hai đứa con gái. Tự lại bất mãn. Vì cậu xin hai đứa con trai trước mà lại cho con gái. Tự liền qua nhà Nhiên tính chuyện ‘’phá làng’’ nữa. Vợ Nhiên đang bụng chửa dạ mang. Nhiên nhứt định không làm theo Tự, và khuyên Tự hết lời. Tự thấy không có Nhiên thì như cua không càng. Cậu lại đi lên Chợ-Lớn vào mấy sòng bài cờ bạc, hút xách, chơi bời. Tự tưởng mình thuộc loại thứ dữ, nhưng nào ngờ ở trên Chợ-Lớn còn dữ tợn hơn. Một hôm, Tự gặp dân cờ-gian, bạc lận gì không biết. Tự gây gỗ với họ nên bị dân anh-chị đánh bễ đầu sưng mặt. Tự trở về nhà xin tiền mẹ. Mẹ cậu đâu có quyền hành gì tiền bạc. Bà thương con quá nên lòn rút được một số tiền của chồng đưa cho con. Nhiều lần như vậy, ông Hội Đồng Thanh nghi là bị mất cắp tiền. Ông hành tội vợ. Bà vợ khổ quá nên sanh bệnh thật.
Tự hết đường gỡ gặc. Lại thấy mẹ bệnh nặng. Vợ cậu lại đang mang thai. Cậu rất muốn trở về nhà, nhưng sợ gặp cha thì kỳ này sẽ bị cha xiềng múc chỉ. Nên cậu cứ lang thang lòng vòng trên Chợ-Lớn như thằng ăn mày.
Căn bệnh trầm cảm của bà Hội Đồng Thanh càng ngày càng nặng, không có thuốc men gì chữa nổi. Bà không ăn uống, thân xác ốm o, kiệt sức sắp lìa đời. Bà xin phép và năn nỉ chồng cho thằng con về thấy mặt bà lần cuối cùng. Ông Hội Đồng nhứt quyết không chịu, vì ông đã tuyên bố từ con rồi.
Đến ngày vợ Tự vào nhà sanh, lại song sanh hai đứa con trai. Tự nghe tin ấy, trong lòng chấn động như bị trời đánh vì quá sợ ông trời. Tự nhủ: ‘’Có ông Trời thiệt rồi!’’. Tự trở về Bình-Thượng vào tiệm hớt tóc quen, cậu quỳ lạy xin họ cạo đầu dùm. Rồi mang cái đầu trọc lóc, thân xác tồi tàn về nộp mạng với cha.
Căn bệnh nặng, xem như nan-y của bà Hội Đồng Thanh. Nhưng sau khi bà nghe con mình hối hận và cạo đầu. Như liều thuốc tiên, bà nghe nhẹ người, tinh thần khoan khoái và lại đòi ăn uống...
Tất cả giòng họ thấy sự linh ứng đó. Họ hàng cùng họp lại nhà ông Hội Đồng Thanh để làm chay cúng Phật và sẵn dịp tha thứ cho Tự lần nữa.
Tự sợ Trời, và lòng thật sự tin có Trời, Phật. Cậu xin cha xây cất một ngôi chùa nho nhỏ và rủ Nhiên đi tu với cậu. Nhiên sẵn có tâm tánh hiền từ. Nhưng vì bị ông anh con bác rủ đi ăn-cướp nhà giàu cho nhà nghèo cậu xiêu lòng nghe theo. Nên bây giờ cũng thấy trong lòng mang nhiều tội lỗi. Cậu cũng bỏ vợ con mà theo Tự vô chùa tu chung.
Từ đó, Nguyễn Hữu Tự và Nguyễn Hữu Nhiên xả bỏ hết chuyện hồng trần mà vĩnh viễn theo bước chân của Đức Từ Phụ Thích-Ca-Mâu-Ni để tu hành, phó mặc cho vợ con sống sao tùy ý.
Lòng mẹ thương con bao la, nên bà Hội Đồng Thanh cũng đi theo con vô chùa làm Bà-Vãi, công quả nấu nướng trong chùa. Bà giao phó việc nhà cơm nước cho vợ của Tự và Chuông, đứa tớ trai lo cho chồng bà...
Nhờ tin có Ông Trời, hay là nhờ có Chân-Tu mà Tự và Nhiên bỏ đời vào chùa tu tới ngày nay...???
(Ivry-sur-Seine, Bạch-Am, ngày 10-04-2002.)
ô Phương Khanh nói lại, làm tôi vui lắm. Chân thành cảm ơn Cô Phương Khanh đã tận tình dạy cho Kim (nói riêng) và cho tất cả Học Sinh (nói chung) học tiếng Việt Nam mau hiểu, mau nói và viết... Và, tôi cũng không quên ơn Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris đã tổ chức ‘’Lớp Học Tiếng Việt’’ vào mỗi chiều thứ Bảy. Tôi hy vọng nơi đó sẽ thâu nhận Học Sinh càng ngày càng đông đảo thêm. ‘’Tiếng Việt là hơi thở của Mẹ Việt Nam. Xin đừng để cho Mẹ tắt thở...’’(Lời của Giáo Sư Vũ Ký trong ‘’Luận Cương Về Văn Hóa Việt Nam’’).
Đây là những lời chân thật, là nỗi vui mừng tận đáy lòng của tôi, là niềm vui của một người mẹ vừa được đứa con gái, tên Thiên Kim Agnès Hiver trao tặng một món quà tinh thần to lớn nhứt đời vào dịp Lễ Giáng Sinh, năm mới 2003 và Tết Nguyên Đán Quý Mùi.
Từ khi, tôi tập tành làm thơ, viết lách, tôi có lo nghĩ: ‘’Rồi đây không biết còn có ai trong gia đình mình đọc được và gìn giữ những gì mình đã viết...? Chắc là phải đem gởi cho mây khói sẽ tan vào hư-không!’’. Nhưng nay, sự mong ước của tôi đã trở thành sự thật... Đêm nay, bên ngoài đầy giông bão, sấm chớp nổ vang rền. Còn trong nhà thì nghe se lạnh. Nhìn một khoảng trời xa thấy Mây Vẫn Còn Bay...
(Ivry-sur-Seine, đêm đông mưa gió 02-01-2003)
Thư Gửi Thiên Kim
Nguyễn Thị Vinh
Thay Lời Bạt
Tập truyện ‘’Đàn Chim Việt’’
của
Việt Dương Nhân
°
Thiên Kim thân mến,
Đọc bản thảo Đàn Chim Việt của mẹ cháu, nhà văn Việt Dương Nhân, hầu như cốt truyện nào cũng mang hình bóng ít nhất một người làm thơ, dăm ba người ngâm thơ hoặc nhiều người thích thơ; truyện nào của mẹ cháu, nói cho cùng rồi cũng hướng tới một chất thơ, mà tôi tạm gọi là thơ của đời sống, nằm ở ngoài mọi chữ nghĩa: Mong sao con người được tôn trọng và cùng sống tử tế với nhau, dù ở quê nhà hay quê người. Nhưng chính Thiên Kim, một đôi cánh trong đàn chim Việt, đã giúp mẹ cháu viết nên một bài thơ xuôi, mang tên Mây Vẫn Còn Bay, khiến người đọc như tôi hết sức bồi hồi. Cảm động trước một tình mẫu tử vừa thiêng liêng, vừa cao đẹp. Nơi mà người mẹ bị cuốn hút vào trăm công ngàn việc của cuộc sống tỵ nạn, thể nhập và đấu tranh; có việc cần phải làm gấp, có việc nên làm và có việc chưa cần lắm, để cuối cùng mang trong lòng một niềm ân hận khôn nguôi: "Con mình đã mất tiếng Việt!". Dường như mẹ cháu, nhà văn Việt Dương Nhân, chỉ mới tiếc cho năm mươi phần trăm gốc Việt nơi Thiên Kim mà bà đau lòng như vậy; nói chi các bậc cha mẹ khi thấy con mình, Việt ròng mà mất gốc, thì sự áy náy hẳn sẽ vô cùng mạnh mẽ hơn? Con cháu, của những người Việt nặng lòng với quê hương, bản quán, mà lại không ăn một món ăn Việt nào, không nói được tiếng Việt, không viết được chữ Việt, nếu học cao bất quá họ trở thành các chuyên viên, các nhà trí thức Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Na Uy... gốc Việt; trong khi các bậc sinh thành ao ước họ trở thành các nhà trí thức, các chuyên viên Việt Nam ở nơi đất khách. Những cuộc rời làng, xa nước nào mà không có sự hy sinh, mất mát? Có những thứ mất đi, của đời làm cha mẹ, để đổi lấy sự tự do, no ấm và học hành cho chính mình và trên hết là cho con cháu. Nhưng mất luôn cả "tâm hồn Việt" thì mục đích ban đầu "vì tương lai của thế hệ sau" cuối cùng sẽ chỉ là niềm tiếc hận mãi?
Thiên Kim thân mến, cháu và những ai như cháu, tìm về tiếng Việt là tìm về với người Việt, trong đó có mẹ cháu, là tìm về nước Việt, nơi cháu đã được sinh ra, nơi mà dòng sữa của mẹ cháu có cả mùi gạo hẩm, cơm ôi, lẫn mùi thơm của gạo Tám Thơm, Nanh Chồn, Nàng Hương; nghĩa là có cả đau khổ lẫn hạnh phúc.
Cảm ơn cháu, Thiên Kim ạ, tâm hồn cháu như phù sa sông Cửu, đã bồi thêm đất hạnh phúc cho mẹ, cho nhiều người khác, trong đó có tôi; với hành trình ngôn ngữ Việt, của cháu từ năm lên sáu, đứt quãng rồi nối tiếp không dễ dàng, tới năm ba mươi tư tuổi, giả dụ chỉ với một câu: "Con thương má nhiều lắm!!", bằng chữ Việt nguệch ngoạc của cháu, cũng đã là một câu thơ; và với tôi, nó trở thành bài thơ vì hai cái chấm than (!!).
Tôi, may mắn thay, đã được đọc vài bài thơ cháu viết bằng Pháp văn, trôi chảy và trong sáng, hàm chứa một Tấm Lòng yêu con người và cuộc sống. Mấy bài thơ đó hay, nhưng chưa làm tôi xúc động bằng những câu của Thiên Kim, một người con chúc mẹ năm mới sức khỏe, may mắn và hạnh phúc. Lời chúc, nghĩ cho cùng, chính là tên gọi khác của ước mơ. Mơ ước đẹp của Thiên Kim, mà cô giáo Phương Khanh đã ghi lại: ''Em hỏi Kim học tiếng Việt để làm gì? Kim trả lời, học chữ Việt để đọc sách của chị và muốn biết những gì chị viết...''. Cảm ơn những thầy cô giáo tiếng Việt ở nơi đất khách, mất bao thời giờ, công sức đôi khi cả tiền bạc riêng tư, chỉ để nhận lại một niềm vui toát ra từ những trang vở học trò: "Hãy nói và viết tiếng Việt như ăn Phở, như ăn Chả Giò, tự nhiên như tình yêu của người Mẹ Việt giành cho mình". Nhiều người nước ngoài còn đi học nói và viết tiếng Việt. Cao hơn nữa, họ còn dịch sách Việt qua ngoại văn, chuyển Truyện Kiều sang Đức ngữ, Anh, Pháp văn; có người còn vào Thư viện Quốc Gia Pháp để tìm cho ra những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng chưa in thành sách; có là người Việt hay không, chưa hẳn đã tùy thuộc vào việc nói sõi tiếng Việt và viết rành chữ Việt! Là hay không là, người Việt, ở chỗ có tìm về tiếng Mẹ Đẻ hay không. Không gần gũi với Tiếng Mẹ Đẻ thì dễ dàng xa cách với Tình Mẹ? Không nhất thiết đều là như vậy... Nhưng chắc chắn, theo những gì tôi thấy được ở cuộc sống, sẽ không có một tình Yêu Nước gắn bó và nồng nàn!
Thiên Kim thân mến, trong các bài thơ của cháu mà tôi được đọc, nhiều, rất nhiều câu hay, bởi "văn hóa là sự hợp tác", như:
"...Nous nous aimons
C'est la seule loi
A laquelle nous obéissons
Et nous sommes libres
De notre choix
Toi et moi,
Unis pour la vie!.."
(Trích "Je t'ai attrapé" của Kim Agnès Hiver.)
Tôi đã tạm thoát dịch, theo cảm nhận, được gói tròn như sau:
Nguyện theo một luật Thương Yêu
Đời ta hòa hợp với nhiều tự do.
Thiên Kim thân mến, lẽ ra tôi phải viết một bài Bạt cho cuốn sách Đàn Chim Việt này về tác phẩm hoặc tác giả, theo đúng nghĩa một bài viết ở sau mỗi cuốn sách, nhưng chính mẹ cháu đã tự viết Bạt rồi, qua bài Mây Vẫn Còn Bay, người đọc đã thấy ở nơi mẹ cháu một tình thương nước, xót người đầy nỗi đau khổ: "Mình làm mẹ mà con mình không biết nói được tiếng của mình. Thật là đáng trách!'' và với niềm hạnh phúc: ''Không, không. Con không quên đâu Má ơi!’’. Không quên là có nhớ, nhớ đến lời ru, tiếng nựng của mẹ khi mình còn thơ ấu, nhớ đến giọng nhắc nhở, la rầy của mẹ khi mình lớn lên cùng với nhiều sai sót vô tình hoặc cố ý. Thế nên, cách yêu mẹ hay nhất là yêu Tiếng Mẹ Đẻ, có thể Thiên Kim và ai đó chưa chia sẻ với tôi về cách nói trên, tôi vẫn xin cảm ơn tất cả, mà trước hết là cảm ơn "Ngàn Vàng", Thiên Kim Agnès Hiver!
Nguyễn Thị Vinh
Na Uy Oslo, mùa Tuyết, tháng 1, năm 2004.
Lettre à Thiên Kim
En guise d’épilogue de la
Nouvelle: Les Oiseaux du Vietnam
De Viêt Duong Nhân
Chère Thien Kim,
Après lecture de la nouvelle Dan Chim Viet (Les Oiseaux du Vietnam) de ta mère, de l’auteur Viet Duong Nhân, j’éprouve cette impression que les récits naissent des négatifs provenant de l’esprit des amoureux des lettres. Dans toutes les histoires écrites de l’empreinte du vécu, au moins par leur auteur, de quelques lecteurs ou de ta mère, à la fin, il ressort inexorablement cette saveur poétique que j’appellerai ‘’poésie de la vie‘’, en marge de tout style littéraire: Inlassable espoir de respect mutuel et de solidarité entre les Hommes, que ce soit à l’étranger comme dans sa patrie. Au fond, toi Thien Kim, une des paire d’ailes de la bande d’Oiseaux du Vietnam, tu as donné à ta mère cette inspiration vertueuse dans la rédaction de la nouvelle Mây Vân Con Bay (ndlr: Les nuages continuent de voyager) qui a suscité chez les lecteurs tel que moi beaucoup d’émois. J’ai été émue devant cet amour maternel à la fois si naturellement inné, si beau et grandiose, bouleversée par cette mère aspirée par le tourbillon de la vie difficile qu’ont vécu les femmes réfugiées, obligées de combattre avec acharnement afin de gérer les multiples priorités quotidiennes pour en fin de compte hériter de cet inconsolable regret: ỡ mon enfant a perdu sa langue maternelle, le vietnamien!ữ. Probablement l’écrivain Viet Duong Nhân, ta mère, a juste regretté à moitié ces cinquante pour cent de part de métissage vietnamien qu’elle t’a transmise et pourtant sa douleur est déjà si grande ; Il serait inutile de parler de ces parents qui voient leurs enfants, les descendants du dragon vietnamien1, totalement déracinés. Cette rude réalité doit être certainement encore plus dramatique. Les enfants de ces compatriotes passionnés de leur pays, ne mangeant pas de nourritures vietnamiennes, ne parlant pas vietnamien, n’écrivant aucun mot vietnamien, s’ils peuvent atteindre des niveaux d’étude supérieurs ne peuvent au plus que devenir l’élite des intellectuels Anglais, Français, Américains, Allemands, NorvégiensẨ d’origine Vietnamienne ; alors que les Hommes accomplis ne souhaiteraient qu’être des intellectuels, l’élite vietnamienne expatriée dans leurs pays d’accueil. Quels exodes, quelles sont les expatriations qui ne sont pas sources de sacrifices et de perte? Parmi les sacrifices, dans la vie d’une mère, en échange de la liberté et des besoins primaires, il y a le renoncement à son propre épanouissement mais surtout le sacrifice de l’éducation de ses enfants. Mais alors, en dépit de la perte même de cet ỡ esprit vietnamien ữ en échange du but prioritaire, ỡ l’avenir de la postérité ữ, ne reste-il en fin de compte, qu’un éternel regret?
Chère Thiên Kim, toi et tes compatriotes, qui cherchent à découvrir votre langue maternelle, vous essayez, en réalité de vous approcher de vos sources. Ta maman fait partie de ces personnes amoureuses de leur patrie, lieu où vous avez vu le jour, lieu où son lait de mère est teinté de ce goủt de riz fermenté, parfois même gâté et mélangé à la fois à ces odeurs savoureuses de brisures de riz parfumé Tam Thom (brisure parfumée), Nanh Chon (de croc de fouine), Nang Huong (demoiselle parfumée) ; c'est l’endroit même où malheur et bonheur se côtoient. Je te remercie, chère Thiên Kim, ton âme est comme ces effluents du fleuve Cuu (Mékong) qui a contribué à apporter cette terre riche de bonheur à ta mère, à beaucoup d’autres personnes et parmi celles-ci, il y a moi. ; Tes capacités linguistiques en vietnamien, à partir de tes six ans, jusqu’à l’âge de trente quatre ans, ponctuées par des périodes interrompues puis difficilement renouées, à travers par exemple la seule phrase: ỡ je t’aime beaucoup maman!! ữ, usant des mots vietnamiens dont l’accent mal maîtrisé et qui t’est propre, ont suffi, pour être une poésie, en soi. Pour moi, elle devient un poème entier grâce à ces deux points d’exclamation (!!).
Quel bonheur, pour moi, d’avoir pu lire quelques uns de tes poèmes rédigés en français, chantant, harmonieux et dont les mots expriment pleinement ton amour pour les Hommes et pour la Vie. Ces vers sont exquis mais ne m’ont pas autant émue que tes paroles, celles dont tu uses pour souhaiter à maman une nouvelle année de bonne santé, année chanceuse et débordante de bonheurs. Tes vỵux, finalement, c’est l’autre façon pour désigner le rêve. Les vỵux de Thiên Kim dont la maîtresse Phuong Khanh a pu garder les traces: ỡ J’ai demandé à Kim pourquoi tu apprends le vietnamienẨ ữ Kim a répondu, j’étudie le vietnamien pour lire les livres que tu écris et je voudrais également savoir ce que tu y écrisẨ ữ. Merci à ces maîtresses et maîtres de langue vietnamienne à l’étranger, qui ont consacré beaucoup de temps, d’énergie et parfois même leur propre argent juste pour avoir le bonheur de lire les cahiers des écoliers: ỡ parle le vietnamien comme tu manges la soupe tonkinoise, comme tu manges des nems, aussi naturellement que l’amour que les mères vietnamiennes réservent à leurs enfants ữ. Même certains étrangers apprennent à parler et à écrire le vietnamien. Plus encore, certains traduisent les livres vietnamiens en langue étrangère. Ils traduisent même le Roman de ‘’Kim-Vân-Kiêu’’ de Nguyên-Du en allemand, en anglais, en français. D’autres vont à la bibliothèque François Mitterand pour trouver des écrits de Vu Trong Phung, non encore édités en livre ; Ces personnes vietnamiennes ou non n’appartiennent pas forcément à la catégorie des personnes maîtrisant bien notre langue! Être ou ne pas être vietnamien consiste simplement en le désir de remonter à ses origines. Est-ce qu’en connaissant peu sa langue maternelle, il serait plus facile de négliger l’amour que l’on pourrait éprouver pour sa mère? Je ne suis pas certaine qu’il en soit ainsiẨ Selon mon observation et mon expérience, il est plus sủr que les personnes ignorant leur langue maternelle ne pourront pas témoigner un amour solide et fidèle pour leur pays.
Chère Thiên Kim, parmi tes poèmes que j>Kiếp bơ vơ