Chương 4
GẦN VÀ XA NIẾT BÀN

Tất cả mọi người tu, ai cũng có ước nguyện sanh về cõi Cực Lạc hoặc nhập Niết Bàn vô sanh không còn luân hồi sanh tử. Nhưng tu thế nào mới được gần và được Niết Bàn? Tu thế nào xa và không được Niết Bàn. Bài kệ sau đây của một Tôn giả đệ tử Phật nói về việc gần và xa Niết Bàn:
Thấy sắc niệm say mê,
Nếu tác ý ái tưởng,
Tâm tham đắm cảm thọ
Tâm nhập và an trú,
Thọ người ấy tăng trưởng,
Nhiều loại do sắc sanh,
Tham hại tâm lớn mạnh.
Chúng gia hại tâm nó,
Khổ chất chứa như vậy
Rất xa vời Niết Bàn.
Người đối với mọi hình sắc, vừa thấy liền khởi niệm say mê, rồi tác ý ưa thích nghĩ tưởng hình sắc, thế là lòng tham chìm đắm trong cảm thọ. Do tham đắm trong cảm thọ, nên tâm nhập vào sắc và an trú nơi sắc thì cảm thọ của người ấy đối với sắc càng ngày càng tăng thêm. nếu cảm thọ tăng thêm, thì có nhiều thứ phiền não tội lỗi do cảm thọ sắc mà sanh ra, như tâm tham, tâm hại càng ngày càng lớn mạnh. Nếu tâm hại càng lớn mạnh thì tâm bồ đề bị lu mờ: Nghiệp chướng phiền não chất chồng, càng ngày càng xa niết bàn. Không những đối với sắc, đắm mê sắc có những cái hại như thế,mà đuổi theo thanh đắm mê thanh, đuổi theo hương đắm mê huơng, đuổi theo vị đắm mê vị, đuổi theo xúc đắm mê xúc cũng có những cái hại tương tự. Càng ngày càng xa Niết Bàn. Nguợc lại thì gần với Niết Bàn:
Không tham nhiểm các sắc
Thấy sắc giữ chánh niệm
Tâm không tham cảm thọ
Không xâm nhập an trú
Thấy sắc như thế nào?
Như vậy có cảm thọ
Từ bỏ không tích lũy
Chánh niệm hành trì vậy
Như vậy không chứa khổ
Được vậy gần Niết Bàn. 
Người thấy sắc không nhiểm sắc, tuy mắt thấy sắc mà tâm vẫn an trú trong chánh niệm nên không chạy theo cảm thọ lạc hay cảm thọ khổ. Đã không chạy theo cảm thọ thì tâm không xâm nhập nơi sắc và không an trú nơi sắc. Thấy sắc như thế nào thì ghi nhận (thọ) như thế ấy. Không khởi tâm phân biệt thủ xả chấp trước, hằng ở trong chánh niệm thì phiền não trần lao khổ không dấy khởi. Người không phiền não không khổ đau là gần với Niết Bàn. Vậy, xa với Niết Bàn hay gần với Niết Bàn là do mắt, tai, mũi, lưỡi, thân tiết xúc với sắc, thinh, hương, vị, xúc; nếu dính, kẹt, nhiễm trước thì xa Niết Bàn; không kẹt, không nhiễm trước, là gần với Niết Bàn.
Một hôm Tôn giả Phú Lâu Na đến đức Phật đảnh lễ, quí thưa:
Bạch Thế Tôn, con nuốn  đến  một  chỗ  vắng vẻ để  tu. Xin  Thế  Tôn  dạy cho  con phương pháp tu đơn giản dễ nhớ, để con đến đó tu hành chóng đạt được đạo.
Phật dạy:
- Mắt thấy sắc không nhiễm trước, không dính mắc là gần với Niết Bàn, tai nghe tiếng không nhiễm trước, không dính mắc la gần với Niết Bàn; mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân chạm xúc không nhiễm trước, không dính mắc là gần với Niết Bàn. Ngược lại, nếu nhiễm trước, nếu dính mắc là xa với Niết Bàn.
Tôn giả Phú Lâu Na vâng lời Phật dạy đi đến chổ vắng vẻ để tu.
Phật dạy tu rất là đơn giản.
Tại sao mắt thấy sắc nhiễm trước dính mắc lại xa với Niết Bàn? Mắt của quí vị hiện thấy hình sắc, cái thấy đó có giống nhau không? Thế thường người đời hay nói: chính mắt tôi thấy, đó là sự thật. Theo quí vị thì mắt, tai thấy nghe có đúng sự thật không? Ví dụ có một nhóm người vào tiệm bán vải. Tiệm vải chưng bày nhiều xấp hàng cùng loại mà khác màu: nào  xanh,  vàng,  đỏ,  trắng,  đen, tím... Khi chọn hàng  mua, kẻ  thì  chọn  màu trắng, ngưòi thì chọn màu lam, kẻ thì chọn màu vàng, mỗi người tùy theo sở thích của mình mà chọn mỗi màu. Người chọn màu trắng cho màu trắng đẹp, người chọn màu lam cho màu lam đẹp, người chọn màu vàng cho màu vàng đẹp. Mỗi người có mỗi nhận định, có mỗi sở thích khác nhau.Vậy màu nào đẹp thật? Nếu mỗi người mỗi chấp màu mình thích là đẹp nhất, thì có cãi lộn nhau không? Không đồng ý nhau khư khư với cái chấp của mình ắt sanh tranh cãi. Như vậy thấy sắc chấp chặt vào sắc thì sanh nhiễm trước, rồi bảo vệ cái mà mình chấp. Do bảo vệ cái chấp của mình, có ai nói khác với cái chấp của mình thì chống đối...Từ chấp trước sanh sân hận, từ sân hận gây ra nhiều thứ phiền não khổ đau. Đã khởi phiền não sân hận làm sao gần niết bàn được?
Cái nghe cũng vậy, nhiều người cùng nghe một bài pháp, người thì khen đoạn này hay, kể chuyện quá hay, kẻ thì khen đoạn kia lý tuyệt. Còn người thì ngồi ngủ gục không biết hay. Cùng nghe một bài pháp người khen chỗ này, người khen chỗ kia, người thì không khen. Nếu nguời khen chấp chặt cái khen của mình là đúng thì có cải lộn nhau không? Cái nghe của mỗi người có đến lẽ thật, có phải là chân lý không? Vì không phải là chân lý mà chấp chặtnên gây ra phiền não khổ đau, xa Niết Bàn.
Đến cái ngửi, thông thường hương thơm thì mũi ai cũng ghi nhận thơm, mùi hôi thì mũi ai cũng biết hôi. Tuy nhiên có cái người nàykhen thơm, người khác lại chê hôi. Chẳng hạn như người chưa từng ăn sầu riêng thì chê sầu riêng hôi; còn người quen ăn sầu riêng thì thích, khen sầu riêng thơm. Vậy mùi sầu riêng thơm hay hôi mà người khen thơm, người chê hôi? Thơm hôi tùy theo sở thích sai biệt của mỗi nguời, nó khlâu dài,rồi cứ mãi mê đuổi bắt nó. Khi nào chúng ta thoát ra khỏi cái khổ sanh tử thì mới được cái vui chân thật lâu dài. Nếu còn ở trong sanh tử dầu có nhiều tiền lắm của rồi cũng tiêu hoại. chỉ có người biết trở về cái chân thật, tâm hết vô minh phiền não mới thoát khỏi mọi khổ đau, được cái vui chân thật bất diệt.
Qua những dữ kiện vừa nêu, cho chúng ta thấy người đời không sáng suốt lấy cái khổ của người làm cái vui của mình; vui trên sự đau khổ của người vật. Còn người chân chánh tu hành hằng sáng suốt không bao giờ thừa nhận mình vui trên sự đau khổ của người vật, mà ngược lại lấy cái vui của mình; đem sự an vui đến cho người vật. Tất cả chúng ta phát tâmtu là phát nguyện sống đời an vui bất tận, chẳng những trong đời này mà vĩnh viễn về sau. Muốn được như thế chúng ta phải làm sao? Nên nổ lực tu hành hay lười biếng giải đãi? Người tu hành thoạt nhìn thấynhư thiệt thòi khổ sở vì không thọ hưởng những cái vui sướng của thế gian, lại khép mình trong giới điều nghêm nhặt để tinh tiến tu hành. Vậy, người đã phát tâm tu theo đạo Phật thì suốt đời phải tinh tấn tu hành, chớ không  phải  tu một  thời gian  rồi  ngừng  nghỉ không tu nữa. Nhứt là người già phải nỗ lực tu nhiều hơn, vì già cái khổ tử vong gần kề. Nếu không lo tu hành khi cái chết đến làm sao trở tay kịp? Thế nên người phát tâm tu chẳng những khi còn trẻ lo tu hành mà lúc già lại phải tu nhiều hơn, như thế mới có được nguồn an vui chân thật, dứt mọi khổ đau.
Tóm lại, đạo phật là đạo diệt khổ, đem vui đến cho chúng sanh, và chính đạo Phật là chổ an bình là chỗ nương tựa an vui chân thật, muôn đời của tất cả loài người.