Chương 19

Emilie cảm thấy hạnh phúc tới với nàng càng lúc càng gần, càng rõ nét hơn. Với cái cớ đi gặp để được cô Sầy truyền nghề sư phạm, Emilie đến trường mỗi ngày hai buổi như đi học trước kia.
Thầy Xuỵt luôn luôn trêu ghẹo làm cho chàng và nàng càng khắng khít hơn. Minh chỉ trở lại có mấy ngày mà hai đứa đã đi chơi với nhau bao nhiêu lần. Hầu như khắp thị xã không có chỗ nào lõi dấu chân của hai người. Những lúc đầu Minh hoơi ngượng vì trong đầu còn lợn cợn hình dáng cô thôn nữ, nhưng chỉ hơn một ngày là Minh đã xua tan nói đi. Minh thấy Emilie gần gũi, thân thiết và hợp tính tình lẫn trình độ với mình. Còn nàng kia, than ôi, một lời chưa trao đổi thì làm sao chung sống suốt đời.
Chiều đến, gặp Emilie, thầy Xuỵt bảo ngay:
- Bữa nay đi lên sân vận động nghe!
- Chi vậy thầy?
- Tụi bay coi Thổ đá banh còn tao tắm pít xin tẩy trần một bữa!
- Dạ, tắm xong, thầy sẽ trẻ lại mười tuổi!
Emilie thủ thỉ với Minh:
- Bữa nay ba có đi nữa! Ba ngồi khán đài A.
Minh nhìn Emilie với cặp mắt lạ lùng. Emilie cười:
- Bộ anh sợ hả?
- Khộ.ông!
- Thầy Giám Thị đã nói với ba về anh rồi. Ba chịu anh lắm. Thầy hứa bữa nào sẽ dẫn anh tới gặp ba! - Emilie nói một hơi.
Trước kia háo hức bao nhiêu, bây giờ chàng lại vừa lo vừa sợ bấy nhiêu.
Minh bước đi trên đưòong piste rải than hột đen mà tưởng như trên con đường đầy lỗ chân trâu ở quê mình. Emilie lại trỏ lên khán đài:
- Ba ngồi ở hàng ghế thứ hai bên trái. Ba bảo em: "Con gái cưng đi với ba đi con!" Em chịu thôi. Ngồi coi nửa chừng hổng lẽ bày chuyện "khát nước" để đi ra hay sao?
Đi ngang chỗ bọn Yvonne và Thérèse chọc ghẹo mình năm trước, Emilie nhắc:
- Tụi nó nghịch ghê. Hồi đó em mới hơi để ý anh thôi, thế mà tụi nó bắt em phải nói " I love you cho bằng được. Trời trả báo cho nên con Yvonne bị Ông thầy xớt mất. Anh có nghe em không, anh ngó đâu vậy? Quay sang khán đài cho ba thấy anh chút!
Minh nghe mọc ốc cùng mình, chân bước lóng cóng. Minh ngó sang sân cỏ thay vì đưa tay che mặt.
Emilie cười:
- Bộ anh mắc cở hả?
- Đâu phải, nắng chói quá hà!
- Nắng chói hay sợ "ông già vợ" thấy mặt? Em đùa vậy thôi, chớ ba đã gặp anh rồi.
- Hồi nào?
Emilie cười nhí nhảnh:
- Hôm bữa đó!
- Bữa đó là bữa nào?
- Bữa nào em không biết bữa nào nhưng chắc chắn là có.
- Bữa anh lên văn phòng đóng tiền trường chớ gì.
- Hổng biết!
- Hèn chi... à phải rồi! Phải ông già mang kiếng cận không?
- Ông già nào mà không mang kiếng cận?
- Gương mặt hao hao giống em?
- Em giống ba chớ sao ba giống em?
Bỗng có một bàn tay, mọc ra từ đám khán giả như một nhánh hồng.
- Emilie lại đây!
Thì ra Yvonnẹ Nàng ta đứng bên ông thầy. Cả hai đều đội nón rộng vành và mang kiếng mát nhưng Emilie cũng nhận ra ngay vì hai cái bản mặt Tây Đầm giữa đám người Ăn na mít. Emilie lôi tay Minh tới. Yvonne vui vẻ:
- Đây là chồng tao nè Emilie..! Còn kia là...?
- Là... gì hả anh? - Emilie bị Yvonne hỏi bất ngờ nên lúng túng chờ Minh đáp.
Minh cười:
- Thôi mà bạn, biết rồi, còn phá nhau chi!
Yvonne vẫn không buông tha:
- Đâu có phá, nhưng trước khác, bây giờ khác. Trước là học trò, bây giờ là ông Tú, cũng như moa? đây, trước là học trò của ảnh, bây giờ... Ờ hết học trò rồi!
- Lâu nay Yvonne có gặp... - Minh định hỏi có gặp Madeleine không, nhưng lại ngưng ngang vì sợ đụng tới vết thương lòng của người khác.
Nhưng Yvonne đáp suông sẻ:
- Không gặp ai hết. Đứa thì nghỉ học, đứa lên lớp, tản lạc khắp nơi. Mình cũng sắp rời khỏi cái xứ hiu quạnh này.
- Đi đâu?
Về bên Ăng lơ te! Ở đây buồn quá. Cái tánh của mình không chịu ở đâu quá hai năm. Mình muốn dưới mắt mình phong cảnh phải luôn luôn mới. Nhất là thích đi tàu hoa? từ Paris xuống Marseilles. Cứ ngủ một giấc mở mắt ra là thấy một cảnh lạ. Anh có đồng ý thế không?
Đức lang quân của Yvonne nãy giờ im như thóc, bây giờ có dịp nịnh đầm:
- Cái đó đã hẳn nhiên rồi, em yêu quý.
- Em không thích " Objets inanimés " của Lamartine chút nào. Em muốn vứt tất cả những gì cũ kỹ trong đời em để đón lấy cái mới.
Bỗng Minh kêu lên:
- Bền!
Một tốp cầu thủ đang lố nhố ở góc sân hí hoáy buộc dây giày và chạy tới chạy lui, quơ tay qươ chân để lấy trớn chuẩn bị ra sân. Một cái đầu ngẩng lên nhìn ra phía Minh:
- Bền! - Minh gọi lần nữa.
- Đúng ảnh rồi. - Emilie tiếp.
Bền chạy ra reo mừng:
- Mừng ông Tú Minh.
- Sao mày biết?
- Bảng vàng niêm yết ở cổng trường kia kìa.
- Thầy Giám Thị nói lâu nay mày không ra sân cỏ nữa!
- Thì tao về nhà đá banh bưởi với trẻ em chớ sao!
- Không đi Rạch Giá, Bạc Liêu nữa à?
- Hội tuyển B Nam kỳ mời tao, nhưng tao không đá. Ở nhà đá banh lông nhà.
- Mày lập hội dưới đó hả?
- Không! Banh lông này tao đá một mình!- Rồi quay lại góc sân lôi tay một nàng dắt tới- Đây, banh lông của tao đây. Tao "sút cú nào" bà Jeanne d'Arc ôm trọn! Banh... sắp bể rồi đó.
- Liễu!- Emilie kêu lên rồi chạy vào. Hai người bạn cũ ôm choàng lấy nhau.
Bến tiếp với Minh:
- Ngạc nhiên hả? Không có gì lạ, sau đám cưới chị Mi, tao làm đám hỏi. Hỏi rồi cưới vậy thôi. Mày biết cái tánh tao mà, hễ bóng trong chân thì "sút". Mà có chắc vô "gôn" mới "sút". Hơn nữa ông "via" tao muốn cầm chân tao ở nhà với sợi dây làm bằng cái lá Liễu.
- Mày hay thật!
Bền chạy lại thùng nước chanh múc hai ly đem lại:
- Mời ông Tú bà Tú giải khát với "tụi em" đi. Lâu quá không gặp. Tưởng biệt tích luôn chớ. Mà cũng may, bữa nay đá với Thổ Trà Vinh nên ông Cò Caraie và thầy Năm lôi tao lên "khắc" chân với tụi nó. Mày coi kìa, đội Trà Vinh đó, thằng nào thằng nấy đen kịn như than đước.
Liễu nói sang:
- Sau trận này em vứt ba cái đôi giày đó hết. Em không có cho đá nữa. Nhiều trận đá chơi xấu lắm anh à! Hồi trước em thích, không hiểu sao bây giờ em ghét đá banh ghê!
Bền vẫn giọng cà rỡn:
- Mày thấy chưa Minh? Tao nói đâu có đó mà. Nếu mày cứ nhút nhát thì đâu có ngày naỵ Mà chừng nào " un et un font un (một với một là một) đấy? Hai bạn phải kiến tôi cái đầu heo nọng đó nha! Liễu, em ở đây với hai bạn mình nghe. Anh vào dượt sơ mấy cú để chút nữa khỏi " đá cho Thổ coi!
Bền bước lại hôn môi hôn má Liễu và bảo:
- Đừng lo nghe bà bầu. Em cứ hoan hô mạnh đi. Hội tuyển A Nam Kỳ anh còn phá lưới, sá gì cái hội "đui cà then" này.
Rồi Bền quay lại bước đi oai vệ như viên tướng xuất chinh. Để cho Emilie và Liễu tâm sự với nhau, Minh đi đến tìm chỗ ngồi sau khung gỗ. Chàng xem cầu thỉ chạy lao xao trên sân cỏ, theo dõi trái banh tưng lên rớt xuống! Chân đá, đầu đội liên miên. Qúy mập vẫn giữ gôn. Xệ, Xủng, Tưng vẫn oai vệ xông xáo, nhưng chàng xem không lý thú như ngày trước.
Mặc dù chàng cố xua đuổi hình dáng cô thôn nữ, tâm trí chàng vẫn luôn bị ám ảnh. Như mặt trăng dưới đáy ao. Nhặt một hòn đá ném nó tan trong chốc lát rồi cũng tụ lại y nguyên.
Chàng có nên nói thật với Emilie chăng? Nói thì sự gì sẽ xảy ra. Không nói thì sự gì sẽ xảy ra?
Bỗng trong sân, đội Trà Vinh bị cú phạt góc. Liễu kêu và vẫy tay lia:
- Anh Minh, anh Minh coi anh Bền chặt coọc ne! Tuyệt lắm!
Bền ôm trái banh hiên ngang bước ra đặt ở góc sân. Trong lúc chờ đợi tiếng còi của trọng tài, Bền chạy ra chỗ Liễu. Liễu rút khăn tay lau mồ hôi cho chồng. Bền vừa thở hổn hển vừa nói trong tóc Liễu:
- Em coi anh chặt cú này nghe. Trái banh sẽ rơi đúng trên sà ngang dồng dồng hai ba cái rồi rớt xuống ngay lằn vôi. Bên mình chỉ cần lấn thằng "gôn" là ăn.
Rồi Bền hôn Liễu:
- Hôn anh đi, anh sẽ hên! Chụt! Chụt!
Emilie nhìn bạn. Khi yêu người ta có một ngàn cách làm cho nhau hạnh phúc. Và Emilie cảm thấy cái hạnh phúc của Bền-Liễu là cái hạnh phúc của Minh-Emilie đang gần kề. Emilie thỉnh thoảng liếc nhìn cái bụng của Liễu. Nàng sực nhớ tới trong nhật ký có những chữ Nguyệt và Qưới viết tắt và nàng cười một mình.
Tan trận đấu, Bền xách túi du lịch ra sau khán đài thay quần áo rồi trở lại đi với Minh trong lúc Liễu và Emilie đủng đỉnh dắt nhau ra cổng.
- Sao, vô "gôn" rồi chớ? - Bền cười ngỏn ngoẻn hỏi Minh.
Minh làm thinh, Bền vừa lau mồ hôi vừa tiếp:
- Mày phải "sút cú pho! làm bàn, đừng có lừa qua lừa lại trước mặt thành hoài người ta cướp mất banh. Có khi kẻ thủ thành cũng muốn mày "sút" để người ta biết tài mày và người ta ôm để mày biết tài người ta. Mày nên hiểu như thế. Hai năm rồi mậy! Mầy phải noi gương tao kia kìa! Hai bên đã đồng hè vô sân cỏ rồi thì phải đu... ụng cho nhoáng lửa ra.
Minh thở dài. Nghe bước đi lạo xạo đường piste trải đá nhuyễn. Minh tưởng như gót giày có gu của chàng cầu thủ cào trên da mình. Minh thở dài:
- Mày làm đám cưới hồi nào vậy?
- Chỉ sau chị Mi vài tháng thôi.
- Mày tài thiệt!
- Con Mad trở về với thằng nỡm của nó, tao vừa buồn vừa mừng. Buồn vì trái tim trống hoang, còn mừng vì thoát khỏi ma trơi mà không bao giờ hát " Si tu reviens " (Nếu em trở về)
- Sao mày nói nó yêu mày tận mạng và hứa không ngó mặt tên Sở Khanh?
- Khi người ta hứa nghĩa là người ta đang nói láo! - Bền nói bằng tiếng Pháp - Promettre c'est mentir! Bất cứ trong lãnh vực nào. Mầy hiểu không? Nhất là trong tình trai gái!
- Ai bảo mầy vậy?
- Tiểu thuyết ta và tiểu thuyết Tây. Hì! Bởi vậy nên mới có các vụ Graziella, Paul et Virginie, Lan và Điệp v.v..
Minh lại thở dài sườn sượt. Bền vẫn hăng hái tiếp nhưng thấy hai nàng đứng chờ ở phía trong cổng thì Bền vẫy tay:
- Liễu! Em ra ngoài ngồi ở lều giải khát của bà Sẩm Lai Bửu Liên chờ anh... - rồi quay lại Minh - Bà Bầu tao bây giờ chịu phép rồi. Mày thấy chưa?
- Tao không ngờ mày chuyển bại thành thắng được như vậy đối với bà Liễu.
- Buổi tối còn Mad cho tao " ô rờ lui tao về trường gặp " nàng đi xe đạp tới dốc. Tao nắm bánh xe ngay và bảo:"Liễu, anh yêu em!". Hà hà. Hổng biết Lê Văn Trương hay tao nói mà tao nhớ hoài! Hà hà...
- Nói gì?
- Lấy đàn bà trị đàn bà!
- Nghĩa là sao? Tao không hiểu gì hết.
- Mày cứ lo gạo bài nên không đọc tiểu thuyết. Có khi một ngàn bài "Ăng rệp" Vật lý, Sử ký không bằng một câu nói của văn sĩ đem áp dụng ra ngoài đời nghe mày! Những cái thứ đó học tới trình độ nào mới xài được thì tao không biết, nhưng cỡ tao bây giờ chỉ để dạy học trò kiếm xụ Có thuộc lòng cũng vô ích.
Bà Bầu Liễu bưng hai ly nước chanh trở vô cho lang quân và khách. Bền xuýt xoa:
- Anh gặp bạn quên cả khát. Merci Madame Bền! - Bền vừa nâng hai ly nước vừa nói tía lia - Em ra ngồi chơi chút đi hoặc dắt cô "bạn" dạo quanh đài chiến sĩ. Chút xíu anh ra hôn em trăm cái.
- Nửa giờ thôi à! em mỏi chân lắm.
-Ừ, anh sẽ ra đón em vào phút thứ hai mưoi chín rưỡi - Bền hôn gió vợ rồi quay lại Minh... - Người ta nói "đạp gai lấy gai lể ", mình bị đàn bà con gái phụ bạc thì tìm đàn bà con gái mà yêu thì "vết thương lòng" sẽ lành lại ngay, mày biết không? Buông con Mad tao quơ ngay bà Liễu. Ban đầu bả hạch hỏi xỉ vả tao cả buổi trời, rồi ngày sau làm giận làm hờn. Tao một mực chối quanh giữa tao và Mad chỉ là tình bạn ngây thơ, trắng tinh như hai tờ giấy mới mua vậy. Và thề thốt nữa chớ.
- Thề gì? - Minh lôi tay Bền ngồi ở một băng đá ở cạnh hồ tắm đang vui rộn rã.
- Thề rằng anh chỉ yêu em. Em là hoàng hậu của lòng anh, như các ông văn sĩ viết linh tinh trong sách. Trời, đọc tiểu thuyết là để nhớ những câu văn hay, để xài hoặc để làm theo. Mày không thấy tao ngáp phải con ruồi to tướng hồi nẳm sao? Tao đâu có đọc hết Paul et Virginie, tao chỉ xem kỹ mấy chỗ cô cậu hái hoa bắt bướm và mùi mẫn với nhau thôi, rồi tao đoán mò là thằng Paul tương tư, chẳng ngờ trúng tẩy nên bà Pottier cho tao điểm tối đạ Không ngờ, ai ngờ tao với con Liễu yêu nhau, cưới nhau. Tuyệt chưa?
- Ai mày cũng bồ được và cũng yêu được hết ráo.
Bền hớp ngụm nước chanh và lắc đầu:
- Đúng vậy mà cũng không đúng vậy!
- Mới đi cặp với con Mad lại tỏ tình với con Liễu.
- Là vì con Mad bỏ tao. Tại nó không phải tại tao! Khi yêu nó tao cũng yêu hết sức hết lòng. Nó biểu gì tao làm nấy. Nó bảo tao đọc "Une vie" tao đọc Une vie, nó bảo tao đọc "Nuit de Noces ", tao cũng đọc... Chẳng những đọc mà còn làm theo nữa chớ.
- Làm theo cái gì?
- Théorème réciproque (Đau khổ vì yêu, lấy yêu mà trị đau khổ!).Nếu không vậy thì còn thuốc gì hiệu nghiệm? Nếu tao không yêu được Liễu thì cũng phải yêu người khác. Tao không như cô Rempailleuse của Maupassant, cũng không làm Duval của Ạ Dumas fils. Tao là tao: Thằng Bền!
- Mày không tính chuyện thủy chung sao?
- Có chứ! Tao yêu ai cũng thủy chung cả. Khi tao yêu người này thì tao chẳng hề dấm dớ với người khác. Lúc tao yêu Mad thì tao chỉ yêu Mad. Nhưng khi không yêu nó nũua hoặc nó không yêu tao nữa, thì tao yêu người khác. Và khi yêu người khác thì tao không bao giờ trở lại yêu Mad. Đó là thủy chung của tao. Cô Rempailleuse yêu thằng Chouquet và đau khổ tới chết mà nó chẳng thèm đáp lại, còn Mr Duval thì đào mả người yêu để nhìn lại mặt. Và chỉ xem được cái thây ma thối rã. Tao không phản đối họ nhưng tao không làm theo họ hoặc cho đó là những điều sáng suốt. Yêu là một sự hùn hạp tình cảm một cách chân thành. Bên này bỏ ra bao nhiêu, bên nọ góp vào bấy nhiều. Không có cái lối xách gói chạy theo van xin mà không được!... Bền mở cái xắc ra lấy mấy quyển tiểu thuyết đưa cho Minh. Mày có đọc thì đọc "Tiếng hát giữa rừng khuya" của Tchya, " Kho vàng Sầm Sơn " của Thế Lữ, " "Lá ngọc cành vàng" của Nguyễn Công Hoan.
Minh cầm lấy, lật vào bên trong liếc sơ, để trên đùi, ngẫm nghĩ một lúc rồi hỏi:
- Tchya là nghĩa gì? Trong tiếng Việt mình không có cái chữ lạ lùng này!
- Thế mà nó có nghĩa rất hay.
- Nghĩa gì?
- Tao đánh liều, một bữa nọ tao chận đưòng hỏi Giáo Sư Long, ông ta bảo đó là các chữ đầu trong một câu nói của tác giả quyển sách " Tôi chỉ yêu Alice " hoặc là " Tôi chẳng hề yêu ai ". Không biết lẽ nào! Mấy ông văn sĩ thi sĩ cầm chữ nghĩa trong tay, muốn viết sao thì viết, càng bí hiểm càng nổi tiếng. Độc giả không hiểu cũng mặc kệ.
- Alice là ai mà ổng chỉ yêu Alice?
- Ai biết được. Thì cũng như mày bảo tao:" Tôi chỉ yêu Emilie " vậy! Nếu mày viết sách thì bắt chước ổng ký là " Tchyem " cho thiên hạ điếc con ráy chơi! "Tôi chỉ yêu Emilie" hay cũng có thể hiểu "Toi chẳng yêu em". Hì hì..- Bền quay ngoắt lại - chắc bà bầu tao đang sốt ruột! Sao? Chuyện của mày tới đâu? Các ẩn số đã tìm ra hết rồi phải không? Nếu có thể, nói cho tao nghe với.
Minh lại thở dài. Bền đoán có chuyện gì không suông sẻ. Nếu êm xuôi thì Minh đã xổ bầu tâm sự ngay cho Bền rồi. Đợi Bền hỏi lần nữa chàng mới đáp:
- Xuôi thì cũng xuôi, nhưng đang mắc cạn.
Bền ngạc nhiên nhưng chưa kịp hỏi thì Minh bảo:
- Ba má tao không đồng ý!
Bền cười nhạt, rồi nói ngay không cần suy nghĩ:
- Đó là cái công thức của thời đại này. Con trai đi học ở tỉnh thành có mèo văn minh bận đồ mốt thoa son đánh phấn, các ông via không ưng, bắt cưới vợ nhà quê môn đăng hộ đối. Con trai không nghe, bỏ nhà đi ở với mèo trên tỉnh. Đó là solution một (giải pháp), solution hai là con trai nghe lời ông bà già bỏ con mèo mướp, cưới con mèo mun, làm con mèo mướp đi tu, tự tử v.v..Do đó có các tuồng cải lương diễn ở rạp Nam Xuân cho mình coi thường xuyên. Solution ba là con mèo mướp đã ôm banh lông mà bị chàng trai phụ bạ cưới vợ. Mèo mướp đẻ con đem cho nhà thớ. Hai chục năm sau người cah mới đi tìm gặp con, lại gặp trắc trở sao đó, rồi cha con đấu boa nha, lông rông qua cửa sổ. Do đó mới có những tiểu thuyết kiếm hiệp hai xu một cuốn. Mày nằm ở solution nào?
Minh thuật lại chuyện nhà, Bền nghe xong cười ngất:
- Trường hợp của mày dễ ụi hà! Nó nằm trong solution một, nghĩa là con trai không nghe lời cha mẹ, bỏ nhà đi xây tổ uyên ương với cỏ trên tỉnh. Chỉ có vậy thôi.
Minh xua tay:
- Tao không có can đảm làm cho cha mẹ tao buồn và tao mang tiếng là thằng con bất hiếu.
- Đẻ một đứa cháu nội dắt về là bất hiếu trở thành có hiếu ngay mày ạ!
Minh lùng bùng lỗ tai. Ghê gớm như trời sập.Minh không có gan.
Bền bảo:
- Nếu mày không dám thì đi solution ba
- Tao cũng không thể làm như vậy được.
- Thì làm sao?
- Theo mày thì làm sao?
- Ông via tao rất dễ tính. Làm sao thì làm miễn có cháu nội cho ổng thôi, kế đó là ở nhà coi rưộng vườn cho ổng. Nội vườn dừa cũng đã ba mươi mẫu, còn ruộng, tao không biết có bao nhiêu, nhưng tao cũng không ở tại xứ, mà tao sẽ đi Rạch Giá.
- Chừng nào đi?
- Bà Liễu đập bầu xong, cứng cáp, tao với bả đi. Bả không dám cho ông "trung phong" đi một mình...
- Hề hề! Vì sợ cú "lộn lèo" nguy hiểm của ổng phải không?
Bền lảng sang chuyện khác:
- Ông già vợ hụt của tao đúng là Tây mẫu quốc, ổng lúc nào cũng khen tao. Trước kia, thấy tao lui tới với con Mad, ổng ngó tao có nửa con mắt. " Thằng Annamite " nào vậy? Nhưng sau khi ổng biết con Mad đã cho "bóng tao lọt lưới nó" và tao cũng không chém chạy thì ổng rất thích tao. Ổng hứa sẽ cho tao đi Tây, hứa tìm ruộng cho tao làm... chủ.
- Nhưng khi thằng chồng con Mad sang?
- Nó sang ổng vẫn chơi điệu. Trước kia con Mad định cưới tao, ổng bảo "Tốt!". Bây giờ tao bị con Mad cho "lui ghe", ổng cũng gật gù " très bien ". Nhưng ổng muốn tao đừng lui tới nữa gây rắc rối cho gia đình ổng. Tao tỏ ra "đứt đoạn tơ lòng" nên ổng vẫn giữ lời ước cũ. Vậy đó! Tao sẽ đi Rạch Giá nhưng không lập nghiệp ở dưới cái xứ Kinh Xáng Xà No, Xà Beng, Xà Búp gì đó, mà tao xuống bán cái rột rồi hốt bạc về trên này mua ruộng cho mướn, và lập thêm vườn dừa hoặc làm việc khác. Tao sẽ làm hãng xà bông, vựa dừa khô, vựa miển gáo bán cho xe đò. Như vậy tao có thể áp dụng ba cái công thức hoá học vào nghề nghiệp được. Tao năm nay 25 tuổi, tuổi con gà. Ba tao bảo "con gà chỉ ăn khi nào nó bươi ". Mặc dù đứng trong thúng lúa đầy tràn, nó vẫn bươi tung toé ra mới ăn, chớ không khi nào chịu đứng yên mà ăn nọ Ông già tao chỉ lo tao bươi phá chớ không làm ra của, nên không muốn cho tao đi xa nhà là vậy đó.
Minh ngẫm nghĩ một lúc rồi lắc đầu:
- Tao nhất định không cưới vợ!
- Nhưng mầy đã bước vô vòng của người ta rồi. Đã hỏi thì phải cưới. Con Emilie biết chuyện đó chưa?
- Ai nói mà biết. Chắc hay được tin đó, nàng sẽ đi tu.
Bền cười xoà:
- Không có đâu mày ơi! Mày nhảy ra thì không thằng này cũng thằng khác nhào vộ Sở dĩ thằng Tartuffe thằng Lạc Philo đứng ngoài là vì mày đang ở trong cấm địa, chớ mày forfait thì tui. nó ào tới liền. Con gái đâu có khi nào như khung thành bỏ trống mà luôn luôn có cầu thủ vờn bóng trước mặt. Khung thành không có thủ thành là sân bóng hoang.