Chương 18

"Anh! Anh! Em mong anh cháy ruột. Em không thể nào ngồi yên. Hình ảnh anh lúc nào cũng lảng vảng trong đầu em. Ở quê nhà anh có nhớ tới em không? Mới có bấy nhiêu ngày mà em tưởng như hàng chục năm qua vậy.
Em không làm gì được. Thậm chí ăn cơm cũng ngừng đũa nửa chừng. Má hỏi em tại sao? Em thưa rằng em đang lo nghĩ về nghề nghiệp. Ba má đã đồng ý cho em đi dạy rồi. Em chờ anh nhận lời với ông Đốc nữa là xong. Một hôm đọc lại quyển " Paul et Virginie ", bỗng nhiên em khóc mùi. Bà Pottier giảng giải tại sao Paul đau? Bây giờ em hiễu rõ hơn chứng bịnh của Paul. Xa nhau khổ quá anh à. Lần này mà gặp anh, em nhứt định không cho anh đi đâu nữa hết. Sáng anh phải đứng ở vườn hoa chờ em. Trưa phải ra hôn tay cầm xe đạp. Chiều phải đưa em về đến gần nhà mới được trở lại. Thỉnh thoảng anh và em đi xem hát. Bà má đã cho phép em đi một mình. Nhưng mình không vô rạp Nam Xuân đâu anh nhé! Mình chỉ đến đó "uống sữa đậu nành", kẻo nó nguội lâu rồi.
Hôm qua em đến chỗ băng đá em từng ngồi vì sợ "chiếc xe đò màu vàng", anh nhớ chiếc băng kỷ niệm đó không? Em đi đến tiệm rượu. Em đi qua tiệm chụp hình Đinh Bá Trung. Rồi em đến hiệu xe Tám Trận. Để chi anh biết không? Để tìm chiếc xe anh mướn đi chơi với em hôm nọ. Em nhớ rõ chiếc xe đó. Guidon carré, bánh trước hơi cũ, vè sau bị móp một chút. Thấy cái tay cầm của nó em muốn làm như anh quá! Nhưng sợ người ta cho rằng em điên. Bây giờ em mới hiểu tại sao anh cứ đến gốc cây vú sữa để ngó xe em và làm như thế.
Hôm qua em đến bến đò đứng ở nơi em đã đứng nhìn con đò tách bến, nhìn ra sông mênh mông. Ước sao chiếc đò hôm trước cặp bến, rồi anh nhảy lên bờ miệng kêu "Emilie, Emilie!" Nhưng em thất vọng. Em đi dọc bậc thạch, thấy chiếc ghe nào cũng là đò.
Xuân đã đem mong nhớ trở về
Lòng cô gái ở bế nsông
Cô hồi tưởng lại ba năm trước
Trên bến cùng ai đã nặng thề
Nhưng rồi người khách tình quân ấy
Đi biệt không về với bến sông
Đã mấy lần xuân trôi chảy mãi
Mấy lần cô gái mỏi mòn trông.
...
Bỏ thuyền bỏ bến bỏ dòng trong
Cô lái đò kia đi lấy chồng
Vắng bóng cô em từ dạo ấy
Để buồn cho những khách sang sông
(Thơ "Cô Lái Đò" của Nguyễn Bính)
Em có là cô lái đò kia không?
Không bao giờ em "bỏ bến bỏ dòng trong để... buồn cho những khách sang sông". Còn anh chắc cũng sẽ không làm người khách tình quân ấy "đi biệt không về"...
Em sợ quá. Em sợ cái tin một ngày nào đó sẽ đến với em. Tuy chắc không bao giờ nhưng vẫn sợ. Một bữa em gặp thầy Giám Thị. Thầy hỏi em:" Mày giấu thằng Minh trong túi mày hả nhỏ? Cớ sao nay đã ba tuần mà chưa thấy nó tới? Tao đã bẩm lên, ông Đốc đã đồng ý rồi!"
Em đâu có giấu anh được. Anh chỉ sống trong lòng em thôi. Em thưa với thầy em không biết gì hết. Thầy lai. nhắc nào là tiền lương, nhà cửa, vợ chồng, làm em ngượng quá. Lần này anh lên, em sẽ thưa với ba má rõ mọi việc. Ba má thỉnh thoảng, cũng nhắc lại cái anh chàng dưới An Hoá, Bình Đại, con chủ lò dừa lò gạch, xưởng dây luộc gì đó, em thưa để con kiếm chút tiền giúp đỡ cha me... Ba em là người tiêm nhiễm Tây học nên không ép, còn má em thì cứ than thở: chỗ đó giàu, không chịu còn chỗ nào?
Một hôm em soạn ra tất cả những thư từ và hoa nguyệt quới em mới phục anh ghê. Anh có biết là bao nhiêu bức thư không? Bao nhiêu mẩu báo có tên em hoặc chỉ một chữ trong tên em không? Nếu em góp lại tất cả, đem in thì dày hơn quyển "Thư cho người yêu phương xa "(Lettres à l'étrangère) của Balz. Thì giờ đâu mà anh học rồi thì giờ đâu mà viết thư. Ngày nào cũng viết. Còn bông nguyệt quới thì có cả túi. Ngày nào anh cũng hái cho em một đoá. Riết rồi em ghiền. Mấy lúc sau này, khi gần hết 4ème mỗi lần anh tặng, em giắt luôn lên tóc để khỏi mất và nghe mùi thơm suốt ngày.
Bây giờ em gom tất cả lại để trong ngăn kéo bàn học của ẹm Trước kia (hồi 2ème) em sợ má bắt gặp nên em may vào ruột gối, để đêm đêm vùi mặt vào đó nghe tiếng nói và thở hơi nguyệt quới của anh, cái tên đẹp ghệ.Nếu (?... ) thì sẽ đặt tên là..., còn... thì sẽ đặt là Q...
Mỗi lần em qua Ngã Ba nhìn vào những liếp hoa xanh ngắt điểm những đoá trắng như tuyết thì em nhớ anh vô cụng Nếu có anh ở đây thì em sẽ nhận được hoa luôn.
Một hôm em dựng xe ở chân đài chiến sĩ rồi phát khùng hái luôn mấy chục đọa Hái xong sợ lính bắt muốn chết, chạy bán mạng.
Về nhà khi chải tóc em lại thấy một cái bông sao vướng trên tọc Em nhớ có lần anh và em, đứng ngó hồi lâu những chiếc bông ấy lăn quay như vụ trong không gian rồi rơi trên cỏ. Anh nhặt lấy một chiếc bảo em tung lên rồi anh thổi mạnh cho nó baỵ Anh bảo: anh làm gió cho em bay.
Những chuyện như vậy có nghĩa lý gì đâu, nhưng sao em cứ nhớ. Đôi khi mơ màng ngủ lại thấy những chiếc bông sao xoay tròn trong đầu. Em tự nhủ:"anh đến với em!"
Con Liễu biến đâu mất sau khi em đậu Thành Chung. Con Yvonne oai lắm! Một hôm em gặp nó ngồi xe mui trần với ông thầy Ăng Lê chạy vô Câu Lạc Bộ sân vận động. Con Thérèse có gặp em một lần, chạy xe qua nên nó chỉ hôn gió em. Bà Madeleine không thấy xuất hiện ở thị xã này nữa. Ai đóng vai Jeanne d'Arc bà cũng không màng. Ai gọi bà là gái già chắc bà cũng chẳng giận. Bây giờ bà già thật rồi. Đã 23 tuổi!
Có lần em vô sân vận động nhân có trận đá giày, ý là để tìm anh Bền. Em có hỏi chị Oanh vợ Ông Qúy mập về anh Bền nhưng ảnh bảo anh Bền không ra sân nữa. Người ta đồn ảnh lên Sài gòn hoặc đi Bạc Liêu. Thầy Giám Thị cũng không rõ. Ảnh bị Jeanne d'Arc đá cho thủng lưới, có lẽ vì thế con Liễu cũng dang ra luôn.
Thôi mệt quá rồi, em đi ngủ. Em sẽ áp mặt lên chiếc gối thở hơi anh và mộng thấy anh."
Emilie đứng ở bến đò, nhìn mặt sông lấp lánh nắng chiều.
Hôm nay gần hết tuần thứ tư rồi. Minh phải lên. Emilie có linh tính như vậy vì đêm qua Emilie nghe ruột như lửa đốt.
Chiếc ghe nào cặp bến Emilie cũng theo dõi từng người lên bờ. Chờ mãi, Emilie đánh bạo hỏi một người trên chiếc ghe vừa đỗ bến:
- Có phải là đò miệt dưới lên không ông?
- Không, ghe tôi ở Trà Vinh - rồi ông cắt nghĩa - Cháu xem con số trên mui kia kìa. Số 5 là Trà Vinh. Số 1 Gia Định. Số 2 Châu Đốc. Số 3 Hà Tiên. Số 4 Rạch Giá. Số 5 Trà Vinh. Số 6 Sa Đéc. Số 6 Bến Tre. Số 8 Long Xuyên. Số 9 Tân Anh. Số 10 Sóc Trăng v.v.. Cháu muốn tìm ghe tỉnh nào?
- Dạ cháu muốn tìm ghe ở dưới quận lên!
- Tỉnh mới có số, còn quận thì không có đâu cháu ạ!
Emilie buồn rầu quay về. Còn đúng hai ngày nữa thì hết tháng. Đôi chân rã rời. Emilie cơ hồ không muốn đạp nữa, nhưng khi chạy ngang trường thì thầy Giám Thị ngoắc lia:
- Vô đây biểu, nhỏ!
- Dạ!
Như máy, Emilie quẹo vô trường. Nàng không dắt xe mà thả ào xuống dốc.
- Đi đâu về mà mặt mũi coi bơ phờ vậy nhỏ?
- Dạ cháu đi đằng nhà cô sấy học bài sư phạm.
- Học với gốc me và mắm ruốc hả? Cô Sầy đang làm việc ở văn phòng kia kìa.
Emilie ngượng quá không biết nói gì thì thầy bảo:
- Đứng đó! Tao cho mày một cái surprise!
Thầy quay vào trong chưa đầy một phút thì có tiếng kêu:
- Emilie!
Emilie quay lại. Nàng tưởng chiêm bao: Minh đang đứng ở thềm. Chàng chạy ra sân nắm tay Emilie. Nàng nghe bàn tay như than hồng, nghe mi mắt ướt ướt, nhưng nàng cố cầm lại. Em đi đón anh. Nàng chỉ nói trong tâm tưởng chứ không thành lời.
- Anh vừa tới em à!
- Anh đi ngã nào?
- Hèn chi!
- Hèn chi gì?
Emilie làm thinh. Minh dắt tay nàng đi. Thấy nét buồn trên mặt Emilie, chàng an ủi:
- Thì anh hứa lâu nhất là một tháng mà. Hôm nay mới có...
- Em không còn nhớ ngày tháng gì nữa hết.
- Còn hai ngày nữa mới hết hạn.
-... Nhưng em tưởng ba chục năm. Em già đi, anh thấy không?
Sự thuộc đường của những bàn chân đã đưa hai người trở lại Ngã Ba thân mến! Minh hái ngay một đóa nguyệt quới đặt vào tay Emilie:
- Cho em!
Emilie nâng lên mũi hít hít:
- Sao anh lại đi xe hơi?
- Đi mau hơn xe đò.
- Vậy mà ngày nao em cũng ra bến chờ đò lên - Emilie nũng nịu - Ngày mốt anh không lên, em sẽ đi đò xuống cho coi.
- Em biết đâu mà đi?
- Em hỏi đường rồi. Đò đỗ bến chợ Cầu Mống chớ gì? Đúng không? Anh ở đâu em cũng đi tới.
- Sao em biết giỏi vậy?
Emilie cười:
- Bữa nọ em hỏi nhằm đò Thạnh Phú. Một bữa khác em hỏi trúng đò Cái Quao. Bữa đó đò Cầu Mống không lên.
- Đò Cầu Mống ba ngày mới có một chuyến.
- Thì em đi xe, đi máy bay.
- Bây giờ em khỏi đi đâu hết.
- Em tưởng anh về dưới đó có gì vui rồi anh quên em chớ.
- Ở dưới có gì vui mà đến nỗi quên em được hả em?
- Về nhà mà không vui à?
- Vui... Nhưng năm nào cũng vậy thôi.
- Năm nay có khác chứ!
- Khác gì đâu? - Minh giật mình đánh thót.
- Không khác à? Vầy mà không khác sao? - Emilie dỗi.
- Ự.ờ có khác, nhưng mà anh đâu có dám cho nhà biết... anh với em...
Emilie chợt nghe giọng Minh thoáng buồn:
- Sao anh có vẻ... như khác khác vậy?
- Đâu có khác gì!
- Có mà! Đừng giấu em... Anh quên em là thầy bói đọc được cả những ý nghĩ của người khác sao?
- Ừ ờ... Anh buồn vì xa nhà... - Minh cố làm vui - Anh nhớ thằng em út. Anh đi nó khóc nhiều lắm. Vì ở nhà không có ai chơi với nó. Rồi Minh cố làm ra vẻ tự nhiên kể lại việc hai anh em đi bắt kiến vàng.
- Anh không sợ kiến cắn à?
- Sợ gì ba con kiến. Thằng nhỏ gan hơn anh. Ngày nào cũng đi bắt vài bao đem về thả lên cây cam.
- Về nhà cả tháng chỉ đi bắt kiến vàng thôi à?
- Còn làm nhiều việc... khác nữa chớ.
- Em mong được về đồng quê chơi cho thoa? chí. Ngày còn bé em được má em dắt về ngoại trèo hái ổi, tát mương bắt cá, thả diều, thích ghê lắm. Cho em nghe những chuyện anh làm một tháng qua ở dưới đó để em vui lây với! Mà phải kể thứ tự ngày thứ nhất, ngày thứ hai... Cho đến ngày chót, như làm luận văn vậy. À em là cô giáo lớp nhất, còn anh là học trò của em nhé. Anh làm một bài luận " Tả cảnh đồng quê 'em' sống lúc bãi trường ", chóng ngoan rồi "cô" cho điểm lớn!
Minh đang lúng túng nhưng nhờ sự pha trò của Emilie mà chàng bình tỉnh lại:
- Cô giáo oai ghê. Để "em" làm bài luận văn miệng cho "cô" nghe nhé! Ngày thứ nhứt về tới nhà bà con xúm xít chào mừng. Ông già làm heo thết tiệc. Ngày thứ hai đi bắt kiến vàng.Ngày thứ ba đi bắt kiến vàng. Ngày thứ tư kiến vàng đi bắt. Ngày thứ năm lại đi bắt...
Emilie chận lại:
- Phải thuật lại bữa tiệc mừng, bà con vui vẻ cử chỉ ra sao, ai nói những gì, uống rượu nhiều không?
- À, cô giáo bắt gắt nhỉ?
- Đừng quên là em đang học sư phạm nghe. Thôi, kể tiếp đi, với chi tiết rõ ràng hơn.
- Ngày thứ sáu đi ra đồng cỡi trâu. Em nhớ bài "Ai bảo chăn trâu là khổ mình học hồi nhỏ không?
- Không nhớ gì hết. Chỉ nhớ anh thôi.- Emilie áp má vào môi Minh - Kể nốt đi!
- Thì mấy ngày sau cùng cứ "mêm sối xèng " thôi.
- Có ngày nào nhớ em không?
- Ngày nào a... a... a... cũng nhớ.
- Ngày nào cũng nhớ nhiều nhất?
- Ngày nào cũng nhớ... em nhiều hết á!
- Có ngày nào không nhớ em chút nào không?
- Làm sao có một ngày nào như vậy được!
- Có thể một ngày nào đó anh bận liên miên không có thì giờ để nhớ em!
- Không có ngày nào như vậy hết! Chỉ có những ngày anh nhớ em không làm được việc gì thôi!
Minh cố đối đáp vui vẻ để khoa? lấp nỗi buồn lo trong lòng. Khung cảnh nhà ông Hương còn mới ràng ràng. Những lời bà Sáu còn vang vang bên tai. Giữa nắng trưa Minh gục đầu và nhớ Emilie. Minh phải làm vừa lòng mọi người. Minh không có can đảm cải lời cha mẹ. Bây giờ ngồi bên Emilie chàng mới thấy rõ chứng bệnh của thằng Paul khi xa Virginie. Bây giờ Minh không xa Emilie mà Minh vẫn thấy đau.
- Anh có được chừng mấy ngày như vậy?
- Chừng... nhiều lắm, anh không nhớ hết!
- Một ngày, một giờ, một phút anh nhớ em thì cũng đủ làm cho em sung sướng rồi. Anh Minh! Em nói đùa cho anh vui vậy thôi, chớ em biết hết bụng anh rồi!
Minh giật mình quay ngang:
- Em biết chuyện gì?
- Chuyện gì mà em không biết!
- Đâu em nói thử coi?
Emilie nhủi mặt vào tóc Minh hít hít:
- Anh dang nắng nhiều quá hà. Tóc anh khét nắng ghê đi. anh ở dưới sốt ruột bao nhiêu thì ở trên này em bồn chồn bấy nhiêu. Em biết gia đình anh...
- Gia đình anh làm sao? - Minh càng giật nẩy người hỏi.
Emilie thản nhiên:
- Gia đình anh bắt anh... Ở nhà nhưng anh đặt chuyện để lên đây chớ gì!
- Sao em biết rõ vậy?
- Suy bụng ta thì ra bụng người chớ sao! - Emilie cười ngặt nghẹo - Cũng như em trước đây, vì muốn gặp anh nên đang coi hát mà cũng tìm cớ đi ra cho bằng được để gặp người ta. Còn anh muốn gặp em nên lấy cớ để đi lên đây.
Minh mừng như thoát nạn, tiếp ngay:
- Đúng đấy Emilie, gia đình bắt anh ở lại lâu lâu nhưng anh muốn gặp em.
- Thì anh đã gặp em rồi. Còn đòi gì nữa?
- Anh muốn bàn chuyện quan trọng với em.
Emilie nói hớt:
- Ông Đốc nhận em thì ông cũng mời anh dạy. Thầy Giám Thị nhắc với em là ông Đốc muốn gặp anh.
- Anh lên đây để gặp em trước, để để... bà... àn một chuyện quan trọng hơn cả chuyện... đó..ó...!
Emilie xua tay, nói lấp:
- Em biết rồi, chuyện đó anh không phải lo. Anh sẽ rất ngạc nhiên khi nghe em nói.
Emilie lặng thinh, nàng đưa tay lên ngực như để điều hoà nhịp tim.
- Anh có tin rằng chẳng có trở ngại gì hết trên đường đi của chúng mình không?
- Trở ngại?
- Vâng! Nhưng trước kia thì có, nghĩa là hôm trước ba còn phân hai, bây giờ thì ba em đã nói rõ rồi. Chỉ còn một ngày thôi "La guerre de cent ans " (cuộc chiến trăm năm ) chấm dứt và chiến công thuộc về anh.
- Emilie, em giảng sử ký cho anh đấy hả?
Emilie đưa tay lên trời làm một cử chỉ khoáng đạt như chưa bao giờ có và nói:
- Ba cho em tự do lựa chọn hôn nhơn. Ba còn giải thích thêm, ba không theo Tây hoàn toàn, nhưng cái nào của nó tiến bộ mình phải học. Rồi ba nhắc lại tuồng Hoa Rơi Cửa Phật... Em xem tuồng đó với ba ở rạp Nam Xuân anh nhớ không?
- Nhớ... Ớ! A a..anh nghe một ông cụ bảo là cha mẹ gắt gao qua nên hư nát lương duyên của con trẻ!
- Đúng tuồng đó! Ba bảo bây giờo em lớn rồi, sắp làm cô giáo lớp nhứt, em biết nhận xét, nên ba đình hoãn vô thời hạn cái vu "cậu ấm dây luộc" ở An Hoà rồi. Như v
vậy một ngày nào đó em mời anh đến nhà cho ba má biết mặt. Dám đi không?
- Ờ... Ờ... dá... ám!
- Muốn ăn phải lăn vào bếp chớ. Nếu sợ "ma bắt" thì anh hãy nhờ ông Đốc giữ cho. Ông Đốc thân với ba em và ba con Liễu lắm. Mấy ổng lâu lâu đi xoa mạt chược với nhau.
Minh ngồi thừ ra, cứ lơ mơ hưởng ứng.
- Anh nghĩ gì vậy? - Emilie lắc vai Minh.
- Anh suy nghĩ tới nhiều chuyện lắm.
- Nhưng tại sao anh...
- Anh không nghĩ là đời anh lại có những chuyện bất ngờ như vậy. Và anh lo lắng trách nhiệm quá nặng nề với gia đình, cả bên anh lẫn bên em.
- Em nghĩ trước hết là anh với em cùng đi dạy cái đã.! Cha chả, tụi học trò lớp nhì một năm nay lên lớp nhứt sẽ ngạc nhiên khi thấy em làm cô giáo chúng nó. Còn mấy cậu học trò 3ème lên 4ème năm nay sẽ bảo giáo sư Minh chỉ hơn học trò vài tuổi. Anh đừng có kêu học trò bằng " mes enfants như bà Pottier nghen! Em chắc anh hợp "gu" với ba lắm! Còn má thì cưng em nhất! Em lớn tồng ngồng mà bữa nào em ăn bánh, về nhà biếng ăn là má cứ đi ra đi vào tra hỏi chị bếp "nấu những gì mà con nhỏ không ăn vây?"
Khi yêu, người đàn bà phác hoa. cuộc sống cho người đàn ông. Còn người đàn ông thì chỉ yêu và làm theo mệnh lệnh của đàn bà. Người đàn ông nào làm như vậy thì gia đình sẽ hạnh phúc.
Thấy Minh ít đối đáp bàn tính, Emilie dỗi:
- Anh không có ý kiến gì hết. Cứ để em nói không hà!
- Anh biết gì mà nói. Em cứ đặt để mọi việc. Em bảo gì anh cũng nghe.
Sương khuya xuống lạnh vai. Emilie bảo:
- Thôi em về nhé.Mai gặp lại anh! - Nói vậy mà nàng vẫn còn ngồi im.
Hương hoa nguyệt quới toa? lan thành một vùng ngát hương bao bọc hai người. Minh nắm chặt tay Emilie. Emilie kêu lên:
- Sao tay anh lạnh ngắt vậy?
- Tại mình ngồi ngoài sương!
Hai người đứng dậy, mặt đối mặt, tay quàng tay. Emilie trách:
- Từ gặp em tới giờ anh chưa hôn em.
- Hồi nãy trước mặt thầy Giám Thị, không nên!
- Rồi ra đây, anh cũng không hôn. Anh có việc gì mà hồn vía đi đâu hết vậy?
- Anh mừng quá rồi quên. Bây giờ anh bù lại cho!
Minh úp mặt vào giữa hai quả đào tơ Emilie, rồi hôn bên kia, bên này thật dài. Rồi Minh sụp xuống úp môi vào đóa hoa hồng trên làn tuyết nõn.
Emilie đưa tay đặt trên đầu Minh, bám chặt những chòm tóc của chàng như những mớ hạnh phúc nàng đã nắm được trong tay.
Minh đi rảo bước với Emilie gần đến nhà nàng mới quay lại. Minh về trường vào phòng ngủ mà thầy đã dành cho chàng lần trước. Minh gieo ngưòi lên giường úp mặt vào vách.
Chàng không biết làm gì nữa. Cãi lời ba má ư? Không thể được. Từ bé đến lớn chưa bao giờ ba bảo gì mà chàng không làm. Từ lớn tới giờ chàng chưa bao giờ thấy ai trong nhà dám cãi lời ba. Quân Sư Phụ! Minh biết ba chàng thương chàng vô biên, nuôi chàng nên người, nhưng nên người theo kiểu cách của cha mẹ,không ngoài khuôn khổ của gia đình. Mọi việc về đám hỏi cô Sương ở làng Minh Đức đã chuẩn bị từ lâu. Không phải vài năm mà hàng chục năm. Thì ra gia đình đã hứa kết bạn thông gia với nhau từ xửa từ xưa.
Chàng thấy cô Sương quả là một người con gái hiếm có về nhan sắc lẫn về tài đức. Cô như đoá hoa nở trong góc vườn lặng lẽ ít mặt trời và vắng ong bướm. Chỉ có người khổ công đi tìm thì mới gặp. Da cô trắng xanh, tóc đen lấp láy mà bà mai ca ngợi là tóc mật, bàn tay nở như năm cánh sen, lại giỏi chữ Nho, lại biết làm cả thi phú. Một gia đình cổ Nho như vậy, Minh bước vào sẽ vui lên tưng bừng. Ánh đèn dầu làm không khí gia đình dịu mát lâu nay, bây giờ thêm ánh đèn điện chói chang rực rỡ. Nhưng làm sao quay lưng lại, phụ bạc Emilie?
Minh không có can đảm cãi lời cha mẹ càng không có nghị lực nói sự thực cho Emilie nghe.
Minh trăn trở mãi không ngủ được. Minh cảm thấy mình phạm tội mà không biết xưng tội với ai. Chỉ có Emilie mới tha tội được cho chàng. Nhưng chính chàng không muốn xa Emilie. Emilie yêu chàng bao nhiêu, chàng yêu Emilie bấy nhiêu. Nếu chàng được quyền lựa chọn thì không ai khác Emilie. Chàng đã cảm thấy nàng là của chàng ngay từ phút đầu. Con đường hai đứa cùng đi đã quá xa, bây giờ bỗng nhiên kẹt lối! Chàng không bao giờ có ý nghĩ xin cha mẹt nghĩ lại về việc cưới cô Sương. Chiếu chỉ vua đã ban, tội nhân chỉ còn ngửa cổ chờ lưỡi dao phập xuống.
Thầy Giám Thị nghe Minh rọ rạy thì rón rén mở cửa bước đến. Giường của Minh chỉ cách phòng thầy có mấy thước. Thầy cầm chìa khóa to, gõ gõ vào trụ giường, giọng thân mật:
- Sướng qua rồi không ngủ được hả mậy?
Minh ngồi bật dậy. Thầy ngồi ở chiếc giường trống bên cạnh. Hai thầy trò nói chuyện xuyên qua vách mùng. Thầy cứ phác hoa. cuộc sống của hai đứa với những nét cụ thể hơn. Dưới ánh đèn ngủ lờ mờ và bị vách mùng ngăn cách nên thầy không thấy được nét mặt thờ thẫn của Minh.
Thầy nói chuyện một hồi rồi đứng lên:
- Cách đây hai ba hôm thằng Don Quichotte có ghé thăm tao. Học hết 4ème nó về nhà cưới vợ. Nó khoe với tao nó có một đứa con trai. Mày rồi cũng vậy thôi. Ờ ờ quên, mai có trận đá lớn giữa hội tỉnh mình với hội Trà Vinh. Cha chả hội này ít nhất cũng có vài ba thằng Thổ. Mình thường chê mấy cú đá bậy là " đá cho Thổ coi " bây giờ Thổ đá cho mình coi. Không khéo lại thua nó!