Chương 4

Một buổi chiều ảm đạm Trà và em bé ngồi chơi trên bộ ván bên bà nội. Bỗng cha Trà từ trong buồng đi ra móc một mẩu giấy và đến trước mặt má Trà, không quát mà chỉ hỏi nhỏ:
- Ai gởi thơ này cho bà?
Má Trà đang lau chùi khay trầu cho bà nội quay lại:
- Thơ gì vậy ông?
- Thơ gì b... à... bà đọc thì biết!
Má Trà dừng tay cầm lấy mẩu giấy lẩm nhẩm.
Trà liếc thấy trên giấy chỉ có mấy hàng chữ thưa rĩnh thưa răng mà má Trà đọc hồi lâu không hết. Cha Trà giật phăng vò nát ném vô ống nhổ của nội nhưng lọn giấy lại văng ra ngoài.
Cha Trà tới trước mặt bà nội Trà quì sụp xuống chân bà và khóc rưng rức.
- Con xin nhận tội bất hiếu với má vì vợ con là người đàn bà nhị tâm, uổng công mà dạy dỗ bấy lâu.
Má Trà vừa nghe thì la rú lên. Chiếc khay trầu bằng gỗ chạm mỏng mảnh rơi xuống nền gạch vỡ tan. Má mặt mày xanh lét, tay run lẩy bẩy, loạng choạng bước lại ôm gốc cột hồi lâu mới cất giọng thều thào.
- Ba nó nói tôi nhị tâm là nghĩa gì?
- Thơ này chưa đủ hay sao?
- Trời ơi! tôi có biết gì mà ba nó bảo như vậy.
Cha Trà không nói gì thêm, quay ngoắt đi vào buồng. Má tất tả chạy theo. Bà nội biết có chuyện chẳng lành nên cũng vội vã bước theo luôn.
Trà ôm lấy em bé ngồi chết trân trên ván.
Má hỏi cha:
- Ba nó nói thơ gì?
- Đừng có hỏi! Cha nói với giọng đứt quãng khác thường.lâu nay tôi để ý, tôi thấy chớ phải tôi đui mù gì!
Má Trà cứ nói đi nói lại một câu:
- Tôi đâu có biết thơ gì mà ông nói vậy?
- Giấy mực ràng ràng đó, còn định chối hay sao?
- Tôi không có lòng nào như vậy mà!
Bỗng máu từ trong miệng cha vọt ra. Cha ôm ngực ngã xuống đất.
Cha Trà là một người có học, rất kén vợ. Nên đến lúc ngoài ba mươi tuổi mới gặp được má Trà cũng là người rất kén chồng. Tưởng rằng hai bên khó tính sẽ ăn ở với nhau suốt đời. Chẳng ngờ cha má Trà lại rẽ phân lúc Trà còn thơ.
Má Trà thấy cha Trà không tin thì không cải chính nữa. Còn cha Trà thấy má Trà làm thinh thì càng tức tối và đề quyết cho má Trà như vậy. Bà nội trà rất thương má Trà. Bác Trà, tức anh ruột của cha Trà cũng bênh vực má Trà. Nhưng cả bà lẫn bác đều không lay chuyển được cây đinh đã đóng vào gỗ:.Không cho má con Trà ở trong nhà nữa.. Má Trà không nói thêm một câu, cũng không khóc một giọt nước mắt và nhất là không van cầu một tiếng. Bị xua đuổi và mạt sát má Trà dắt con về quê ngoại.
Trước khi đi, má Trà thắp hương trên bàn thờ ông nội van vái rồi đến lạy bà nội Trà mà thưa rằng:.Con lạy má xin tội bất hiếu, không phải vì con là kẻ lang tâm trắc nết mà vì cha con Trà (má không dùng tiếng.Chồng của con.) đa nghị Dầu cho sau này hàm oan có được rửa sạch con cũng thề không trở lại đây!
Bác của Trà cũng ngậm ngùi đưa má con Trà đi một quãng đường, trước khi chia tay, bác nói:
- Ta bảo nó không nghe! Má bảo nó cũng không nghe. Để cho nó sau này ân hân.
Về đến nhà ngoại, tưởng được ngoại cảm thông cho hai mẹ con Trà mà thương yêu đùm bọc, ngờ đâu ngoại lại cũng đuổi xuạ Ngoại cho rằng má Trà đã làm nhục tông môn và hàng xóm. Trước kia ngoại cưng Trà như vàng ngọc mà bây giờ ngoại không nhìn. Ngoại tức tối la om sòm:
- Người ta sẽ mắng tao không biết dạy con!
Trước tình cảnh đó, má bỏ Trà lại cho bà ngoại rồi ra đi. Trà nào biết má đi đâu. Nhưng cũng may, ít lâu sau má Trà trở về. Má chưa đến nỗi quên rằng ở trên đời này má còn có một đứa con gái tên Trà. Nhưng than ôi, khi Má về thì cả nội, ngoại và cha Trà đều đã lần lượt qua đời. Mác chỉ còn gặp... những nấm mộ Hôm trưóoc thăm mộ ngoại. Ngày sau đi thăm mộ nội và chạ Trà không biết mộ nào là mộ nội, mộ nào là mộ chạ Trà hỏi má, má không nói. Nhưng khi nhìn má đốt nhang trên từng nấm mộ và van vái thì Trà phân biệt. Má chỉ đốt nhang trên mộ cha Trà chứ không van vái không khóc. Trà đoán má còn hận chạ Nhưng với tuổi thơ, Trà không biết phải thương ai mà bỏ ai. Chẳng lẽ teo cha để kết tội má? Chẳng lẽ theo má để giận chả Bây giờ cha đâu còn. Và má đã làm nên tội gì?
Khói nhang bay cuộn như cuồng phong quanh hai nấm mộ. Trà tưởng như hồn nội và cha hiện về. Trà sẽ nói cho cha biết má không có tội gì, má bị nghi oan. Tự nhiên Trà nghĩ như vậy.
Trà nhìn má trân trân. Bỗng nhiên Trà thấy má đẹp. Da trắng tóc đen, môi đỏ như son. Đẹp làm chi cho mang hoa. vào thân má ơi! Trà vụt bước tới ôm lấy má khóc nức nở.
Hai mẹ con quay trở ra đường lớn. Mặt trời chiều rắc bụi vàng úa trên cánh đồng mênh mông. Trên trời đôi cánh chim sập sận bay về ổ. Trà sực nhớ lúc ở với bà nội, chiều chiều hai bà cháu ra ngồi ỏo ngạch cửa đếm chim cò. Chúng đi ăn suốt ngày đến tối lại bay về Cồn ở giữa Sông Cái gọi là Cồn Cò. Bà dạy cháu đếm. Bữa nay từ 1 đến 20, bữa sau từ 20 đến 50. Cứ thế Trà đếm rành đến 100.
Má Trà đi trước, Trà lủi thủi theo sau. Má không nói cũng không quay lại nhìn coi đứa con gái có còn đi sau mình hay đã bị người ta xớt mất rồi. Còn Trà cũng làm thinh không dám hỏi một câu.
Hai mẹ con đi được một quãng ngắn thì có tiếng gọi sau lưng:
- Em Tá... ám! (Má thứ Tám).
Trà mau mắn nhìn lại thì thấy một người đàn ông lót tót theo sau. Ông ta đi nhanh tới chận đầu hai má con Trà và nói:
- Em đứng lại cho goa phân tỏ đôi lời.
- Tôi không có chuyện gì mà phân tỏ! Má Trà quay lại la lớn rồi đi nhanh tới trước.
Bỗng đâu gió cuốn ào ào ngọn cây xoay tít nghe ù ù. Thiên hôn địa ám cát bay đá chạy rát mặt. Trà nhắm mắt và mọp xuống bên đường. Hồi lâu trận gió đi quạ Trà mở mắt thấy má cách Trà xa lắc ở phía trước. Và người đàn ông vẫn lẽo đẽo theo sau. Má chờ Trà tới cùng đi. Người đành ông lúc bấy giờ mới chịu lảng ra xa và rẽ đường khác. Trà không biết đó là ai.
Về nhà Trà hỏi má, nhưng má nạt ngang, Trà sợ quá không dám hỏi nữa.
Từ sau buổi viếng thăm mộ cha Trà, má càng ủ rũ đau đớn, tâm tính hầu như bất thường. Điều lạ lùng là má coi Trà như một thứ oan gia tội báo. Bao nhiêu buồn khổ má cứ thẳng tay trút xuống đầu Trà. Bất cứ Trà phạm lỗi nặng nhẹ gì má cũng đánh, dường như đánh được Trà một phát là nỗi uất hận cha Trà vơi đi một chút nên có dịp là đánh. Ngủ dậy trưa má vào mùng đập bằng cán chỗi lông gà. Rửa chén không sạch má khỏ đầu bằng đủa bếp, cạo cơm cháy làm lủng đít nồi, Má đập luôn cái nồi lên đầu nát ngướu. Má không coi Trà là con của má đẻ ra như hồi Trà còn bé nữa.
Mỗi lần đánh má nghiến răng trèo trẹo:
- Tao đánh cho chết tiệt cái dòng quân bội bạc!
Má chửi xéo cha Trà và cả dòng họ nội Trà. Nhưng Trà phải chịu mà nào Trà đã làm nên tội gì cho cam.
Tưởng về ở với mẹ thì được nâng niu chiều chuộng nhưng ngược hẵn mơ ước của cô gái mười tuổi, má lúc nào cũng đánh chửi Trà làm như chính Trà là nguyên nhân gây ra cuộc sống khổ ải của má và coi Trà như mục tiêu để trả thù.
Nhưng mà chẳng riêng thù chồng con, má còn thù tất cả đàn ông Việt Nam. Có lẽ vì vậy mặc dầu còn trẻ đẹp, má có thể kiếm một người chồng đàng hoàng và giàu có không thua cha Trà, nhưng má lia. đi lấy một người Tàu xấu xí, kèm nhèm (củi tre dễ nấu, chồng xấu dễ xài?) chủ tiệm bán á phiện. Nuôi ả Phù Dung thì có mấy ai thoát khỏi móng vuốt nhung của nàng? Người Tàu cưng vợ hơn người An Nam, nói vậy không biết đúng hay không, nhưng Trà thây ông Dượng rất dễ dãi, má muốn làm gì thì làm, ông không hề xen vô công việc của má. Ngược lại, ông cũng là mục tiêu cho má trả thù. Mỗi khi to tiếng với dượng, miệng má thường hét:
- Đàn ông là loại người ích kỷ, chỉ biết mình không biết ai!
Một đêm, Trà nằm chiêm bao, một giấc chiêm bao lạ lùng. Sáng ra, Trà thuật lại cho má nghe.
- Má ơi! hồi hôm qua con thấy cha con về!
- Cha nào vể.
- Cha về thiệt má à! Cha bận áo bà ba lụa màu mỡ gà quần lục soạn, chân đi guốc vộng.
- Mày câm cái miệng mày lại. Nói láp dáp tao vả tét họng bây giờ.
Nhưng Trà không sợ má rầy. Trà cứ kể sự thật:
- Cha nói cha hết giận má rồi. Cái thằng cha đi theo má hồi chiều bữa hổm là kẻ rơi thơ làm cho cha nghi má.
- Hả, mày nói cái gì? Có thiệt cha mày nói như vậy không?
- Con nhớ rõ từng câu mà!
- Cha con còn nói gì nữa không? (Lần đầu tiên từ khi rời nhà Nội, má dùng hai tiếng 'Cha con' với Trà)
- Cha biểu má đừng đánh con nữa.
- Mày đặt chuyện chớ cha mày... Má nói chưa hết câu rồi oà lên khóc.
Đến đây thì ông Dượng xuất hiện, ông nói:
- Nằm chiêm bao có khi thiệt đó. Như hồi xưa ở bên Tàu ông vua Đường nằm chiêm bao thấy hiền nhân cưú giá rồi sau đó có hiền nhân cứu giá thiệt.
Má Trà tỏ vẻ không tin, lại còn la ông Dượng:
- Đàn ông binh đàn ông. Tới chết tôi cũng không quên chuyện... đó! Ổng (cha Trà) có linh thì bẻ cổ vặn họng thằng cha phá gia cang của ổng cho tui coi, tui mới tin.
Năm này sang tháng khác, Trà ở trong căn nhà tối om ám khói. Ba người, mỗi người một sở thích, một việc làm.
Ông Dượng thì mong khách đến để bán á phiện... nhưng lại sợ người đến đông thì có ngày lính sẽ đến bắt. Thành ra lúc nào Dượng cũng ngó nghiêng như rình ai.
Tuy vậy hễ khách đi rồi thì ông vào buồng.ro rọ. Khói thuốc bay ra ngoài đường thơm phức. Để lính không đánh hơi được, ông đem treo những chùm tỏi khô chung quanh chỗ ông nằm, khắp trên vách. Ông bảo tỏi hút hết khói kia, không bay ra ngoài.
Má Trà không thích lối làm ăn lén lút của Dượng, nhưng đó chính là nguồn lợi lớn gấp mấy chục lần cái quán bán quà vặt của má ở trước cửa. Ở trong cái hẻm đuôi voi này ít khách, xoay trở khó khăn, má định dời quán ra ga xe lửa, nếu không có vốn của ông Dượng thì lấy đâu mà dựng cái quán to hơn được.
Còn Trà thấy ngôi nhà như phòng giam tù với những đày ải về tinh thần lẫn thể xác. Thoát ra khỏi nơi đây như chim xổ lồng chớ không phải chim rời ổ. Trở về đây chim bị nhốt chơ không thấy sự êm ấm của những cọng rơm mềm ra. thơm. Cũng may Trà được má sai đi bán hàng rong. Một cái sàng nhỏ với dăm món quà bánh lấy từ quán. Trà làm chủ một chi nhánh hàng rong của má.
Như con chim nhỏ mới biết bay, thích bay - tưởng đôi cánh tí hon thu gọn cả bầu trời. Trà bắt đầu cầm tiền, biết kiếm tiền và hiểu giá trị của nó.