Chương 35

Cộp cộp! Người đàn bà gõ cữa xong đứng chờ. Hồi lâu cánh cửa mới chậm chậm mở. Một gương mặt đàn ông ló ra.
- À, đúng đây rồi!. Người đàn bà kêu lên.
- Bà đến đây tìm ai?
- Ông có phải ông Còm-mi Vương không?
- Dạ chính tôi đây. Bà tìm tôi có chuyện gì?
- Hà hà... cũng có chuyện, nếu không, tốn mấy cuốc xe kéo thổ mộ làm chi! Sao ông làm Còm-mi mà ở xa thành phố vậy?
- Dạ, ở trong thành phố nhà mắc quá không mướn nổi.
- Chưa vợ chưa con mà than, vây vợ con rồi than cỡ nào!
Người đàn bà nói phang ngang bửa củi nhưng chủ nhà cũng đứng đối đáp không có gì phật ý mà lại mời người khách lạ vào nhà để hỏi chuyện. Người đàn bà mắt đảo khắp nhà miệng nói vòng quanh:
- Thì cũng có chuyện chớ không ai đến làm chi.
- Bà cứ nói tôi sắp đi công việc.
- Công việc gì cũng không bằng công việc này! Ơ kìa... tấm hình của ai ông treo vậy? Nhà cửa không có đàn bà coi bề bộn quá. Tấm hình treo ở ngang đầu giường còn sách vở bỏ lộn với giày. Chiếc nón lại lật ngửa trên bàn như hứng bạc cắc.
Ông Còm mi Vương hơi cáu:
- Xin lỗi bà...
- Ôi lỗi phải gì. Lỗi chăng là tôi có lỗi với ông. Xin đường đột hỏi ông có quen với chủ tiệm Photo Sài Gòn hay không?
- Tôi có ghé đó xem ảnh nghệ thuật cách đây vài năm chớ không quen ông chủ.
- Vậy mà ổng nói ổng có quen với ông. Ổng có vẻ mến ông lắm.
- Dạ tôi cũng chỉ quen qua loa thôi.
- Quen qua loa nên ổng không biết ông ở đâu, tôi phải đến cô Tư ở Lữ Quán để tìm địa chỉ của ông..
Đến đây thì ông Còm mi có vẻ mất tự nhiên. Ông nói:
- Tôi thường đến đó vào chiều chủ nhật để ăn cơm..
- Rồi để lại một bài thơ dài và một bài thơ ngắn nhờ cô thu ngân trao cho cô Ba Trà phải không? Người đàn bà tiếp "Địa chỉ của ông dưới hai bài thơ, tôi có đến đó nhưng người ta bảo ông đã dời đi lâu rồi. Tôi bèn đến gặp cô Tư để hỏi thăm địa chỉ của ông, thì đúng như lời ông nói, mỗi chủ nhật ông đến Lữ Quán vào buổi chiều. Và đây là địa chỉ của ông với nét chữ của cô Tự Còn đây là hai bài thơ của ông nhờ gởi cho cô Ba Trà. Người đàn bà vừa nói vừa móc túi lấy mẩu giấy đưa ra "Ông tin tôi chưa?
- Dạ bà là ai mà...
- Dạ tôi là người nhà của cô Bạ Cô ấy gọi tôi bằng dì.
- Dạ bà là dì ruột hay...
- Không phải ruột nhưng cũng không phải ghẻ. Người đàn bà trỏ bức ảnh "Đó là bức ảnh của cô Bạ Thợ vẻ thiệt khéo taỵ Tôi vừa nhìn qua biết liền. Cô Ba có ý muốn gặp ông ở Lữ Quán vào lúc nào ông thấy thuận tiện.
Còm mi Vương giọng run run:
- Dạ, tôi không rõ.
- Nếu ông không đến được thì tôi sẽ đưa cô Ba tới đây. Cô dặn tôi nói với ông. Ông nhớ lấy. Cô chưa đối với ai như vậy.
- Bà vui lòng thưa lại với cô là tôi chờ đợi cô ở Lữ Quán, tôi rất hân hạnh được gặp cộ Giọng chàng ta run run đôi môi lặp bặp.Tôi đâu dám làm phiền cô Ba.
Lần đầu tiên Trà viết một trang nhật ký:
Trà gặp chàng lần đầu. Trà cũng run mà chàng ta cũng mất tự nhiên. Khi Trà bày tỏ ý định của Trà thì chàng cho là Trà tàn nhẫn đùa trên đau khổ của chàng và một mực chối từ. Trà phải kể lại những lời của Ba và của chị Đốc So để chứng tỏ rằng Trà đã nhận ra con đường sáng. Cuối cùng chàng bảo: Lương của tôi 120 đồng một tháng, không đủ mua son phấn cho Trà thì làm sao Trà sống với tôi được? Chàng không dám cả gọi Trà là em, cái tiếng mà Trà rất mong muốn nghe thốt ra từ miệng chàng. Tiếng đó Trà đã từng nghe bao nhiêu người dùng để gọi Trà, cớ sao hôm nay Trà còn muốn nghe. Phải chăng là chuyện chưa từng xảy ra trong đời Trà. Cuối cùng chàng phải gọi Trà bằng "em" nhưng vẫn với giọng không được tự nhiên. Trước khi ra về, Trà có thuật qua câu chuyện với cô Tự Cô... sửng sốt bảo: mày điên rồi hả Trà? Bao nhiêu người giàu sang danh vọng đã hỏi em mà em không ưng. Kể cả một ông Hoàng nước ngoài em cũng làm ngợ Vàng bạc châu báu đưa tới tay mà không chịu lấy để hạ mình làm bạn với một anh Còm-mi nghèo nàn và cô thế như vậy? Nếu cô có quyền quyết định thì cô sẽ ngăn cấm đến cùng!
Trà đã trả lời cương quyết:
- Em cảm ơn cô khuyên dạy nhưng em đã quyết định. Em phải tránh cho em cái số phận Đạm Tiên!
Ra về Trà thấy tâm thần yên ổn vô cùng. Trà thấy mình như viên tướng vừa thắng một trận oanh liệt. Binh sĩ cả hai bên đều chết sạch thây ngã liệt địa máu chảy thành sông, chỉ mình Trà sống sót, thương tích đầy mình và hiên ngang trở về doanh trại.
Phải! Quyết định của Trà không phải dễ dàng đạt tới. Cái lối sống hoàn toàn buông thả, gặp gì làm nấy, tới đâu hay tới đó, không hề có kế hoạch mặc cho đời cứ trôi như một cánh bèo trên dòng nước, nay bỗng dừng lại cặp bến, quay nhìn dòng nưóc phiêu lưu ắt không khỏi thèm thuồng.
Như một con chim bay khắp trời. Nay cành này mai cành khác không biết đâu là tổ là nhà không hề nghĩ tới ngày rã cánh.
Bây giờ lại tự giam mình vào chiếc lồng con, dù sơn son thếp vàng dư thừa gạo nước thì chắc gì chim không khát gió trời xanh.
Trà đã quyết định một cách dũng cảm không suy tính thiệt hơn, không âu lo về bất cứ việc gì. Hãy làm một người vợ như bao nhiêu người vợ khác tầm thưòng không có gì vĩ đại nhưng thực ra vĩ đại vô cùng. Trà đã từng thấy cảnh hạnh phúc của bao nhiêu cặp vợ chồng và bản thân cũng đã sống hạnh phúc trong gia đình một thời gian. Đối với vợ chồng không có gì hơn chữ thủy chung, như Trà đã thủy chung với chồng.
Trà thấy lòng thảnh thơi không vướng bận về cuộc sống đã qua, về những giàu sang mà Trà sẽ tiếp tục bắt được từ những bàn tay hời hợt. Chính đó là sự cướp giật tàn nhẫn sau lưng những người vợ chơn chất hiền lành. Tất cả chuỗi ngày qua phải được đẩy lùi mai táng.
Từ nay Trà sẽ là một Trà khác, một cô Ba có chồng. Một cô Ba sẽ được một người đàn ông giới thiếu:"Đây là vợ tôi" như nhà báo gìới thiệu cô Đốc Sao.
Trà kêu anh tài xế đừng lái xe về Nguyệt Tiên Cung. Trà muốn đi xa nó tức khắc. Về đó Trà lại bị cám dỗ bởi những bao thơ ra mắt, những tiếng nhạc khua, những làn khói thơm và những lời ngon ngọt nịnh hót Tra, nhưng chính đó là thuốc độc và sự khinh bỉ của khác đối với Trà. Họ mua Trà từ giá 1000 đồng trở xuống một xụ Với họ Trà không có giá trị gì hết, thua cả một cái rác.
- Ở đâu vui bây giờ mấy em? Nàng hỏi hai vệ sĩ ngồi ở băng sau. Đó là những võ sĩ đã thắng võ đài oanh liệt cậu Tư đã thuê để bảo vệ cô Bạ Võ sĩ Ba Đá đáp:
- Sài Gòn thiếu gì chỗ vui, cô Ba!
- Chỗ nào cũng vui hết cô Ba à. Chỉ có mình tụi em là buồn thôi! Tư Thoi tiếp.
- Sao vậy?
- Dạ em con đông, tiền ăn độ không đủ nuôi chúng nó cho nên có những độ biết thua, nhưng vẫn liều mạng.
- Vậy cậu Tư không trả lương cho hai em sao?
- Dạ có chớ, vừa tiền vừa lúa, nhưng tụi em thua bài sạch trơn. Cái nón nỉ giá 120, cậu Tư cho em, em vừa cầm cũng nướng luôn.
Trà móc bóp xấp bạc đưa ra sau, bảo:
- Chia hai nghe" rồi hỏi tài xế "em biết chỗ nào có bán nhà không?
- Da... hề hề, em biết một cái nhưng chắc cô không mua nổi.
- Nhà của ai vậy?
- Dạ nhà của em..hề hề.
- Bộ cả chục ngành lận sao?
- Dạ, cả chục đồng thì có. Ai mua giở đem về nấu được vài trả bánh tét.
Cô Ba lại móc bóp cho tiền. Gã tài xế tiếp:
- Em không nói giấu chi cô Bạ Em hổng có chơi bài. Em mê cái khác.
- Cái khác là cái gì?
- Da... nói ra sợ cô Ba rầy, nhưng cô hỏi thì em phải thưa. Em cũng như cậu Ba cậu Tư và thầy Sáu.
- Nghĩa là...
- Dạ, là... em mê đào. Hễ em mê ả nào thì túi em sạch vì ả đó. Mỗi lần cậu Ba, cậu Tư đi chơi với cô Ba đều có cho em vài ba tờ nhưng em đâu có đem về nhà được!
- Em có mấy đứa con?
- Dạ, em mới 26 mà được 5 đứa, còn một đứa sắp lú ra.
- Mấy trai mấy gái?
- Dạ, một bầy cù lự lửa không hè!
Bỗng Trà bảo dừng xe. Hai chàng vệ sĩ phóng xuống, một chàng mở cửa xe, một chàng đảo mắt canh chừng bốn phía, rồi thấy cô chủ băng qua đường, anh ta chạy theo.
Trà đi nhanh đến góc phố nơi một đám ăn mày đang nương náu ở chân tường. Người đàn ông tựa lưng vào tường đang cạp một khúc xương giò heo, một đứa bé trai đầu tóc xụ xộp nép bên người đàn ông liếm một mảnh lá bánh có lẽ đã thiu, trong lúc người đàn bà cho con bú chốc chốc lại nhận khúc xương từ tay người đàn ông trao cho để cạp tiếp. Chỉ có đứa bé trong lòng mẹ là vô tư thiêm thiếp ngủ còn con chó Đốm thì nằm nghếch mõm ngắm từng người khách qua như chờ đợi một sự bố thí nào.
Sự quan hệ của họ làm cho Trà nghĩ rằng đó là một gia đình. Trà đứng nhìn trân trối cho đến khi đứa bé khóc oa oa vì một tiếng kèn xe hơi vang động. Phải chăng đó là hạnh phúc gia đình?
Người vệ sĩ nhắc:
- Mời cô Ba trở lại xe.
Trà móc một nắm bạc ném vào nhóm người như thuở nhỏ thường rải lúa cho gà ăn - rồi quay đầu tất tả đi nhanh như chạy trốn cái thảm cảnh trước mặt nàng.
Nhưng nàng đã bị một đám người gồm đủ nam phụ lão ấu bao vây chận đường. Họ reo mừng vỡ lở:
- Cô Ba, cô Ba Hoa Khôi!
- Ba Trà, Ba Trà đi dạo phố bà con ơi! Rồi kẻ đưa tay người vẫy nón, vung khăn.
Hai chàng vệ sĩ thấy không có ai đe doa. an ninh cô chủ nên cũng đứng nhìn với lòng tự hào rằng lâu nay mình đem sức lực ra bảo vệ một nhan sắc mà thiên hạ đều ham mộ. Trên vỉa hè, số người càng lúc càng đông lom lom ngó người con gái. Dưới đường xe ngựa, xe kéo cũng dừng lại làm nghẽn lối đi và xe hơi cũng dồn cục đến mấy chiếc làm tài xế giận dữ bóp kèn vang rân.
Trà đang lúng túng thì bỗng một người vẹt đám đông bước đến gần Trà và hăm hở tự giới thiệu:
- Dạ, thưa Ngôi Sao Sài Gòn, tôi là nhà báo.
- Hân hạnh chào ông!
- Xin cô vui lòng cho biết bữa nay cô đi bộ ngoài phố với mục đích gì?
- Tại tôi thấy phố rộn rịp nên đi chơi chớ không có mục đích gì hết.
- Được biết cô vừa đi dự hội đấu xảo sắc đẹp ở ngoài Bắc kỳ mới về, vậy cô được chấm hạng mấy ạ?
- Dạ hạng bét! Trà đáp hồn nhiên.
Cả đám ôm mặt cười.
- Dạ cô mà hạng bét thì mấy mỹ nhân được chấm hạng nhất hạng nhì ra sao?
- Đó không phải là đấu xảo sắc đẹp mà là một Hội chợ có tánh cách xã hội, nhằm lấy tiền giúp những gia đình nghèo khó và những người tàn tật.
- Dạ chúng tôi có nghe đồn cô sắp xây tổ uyên ương. Nếu đó là sự thật thì số phận Nguyệt Tiên Cung sẽ ra sao ạ?
- Đó là sự thật và tôi sẽ dẹp cái cung đó.
- Cô có thể cho biết đấng nam nhi nào sẽ được diễm phúc 'nâng khăn sửa bóp' cho người đẹp nhất Sài Gòn không ạ.?
Cô Ba đỏ mặt tía tai, cúi đầu che miệng cười:"ông nhà báo nói kỳ quá hà!
- Dạ cô Ba cho phép bổn báo đăng tin vui này lên báo có được không ạ!
- Ông cứ tự tiện.
Đám người vỗ tay reo mừng quơ khăn vẫy nón một cách vô tư.
- Cô Ba lấy chồng! Cô Ba lấy chồng bà con ơi!
- Xin bà con đến uống rượu chung vui. Trà dơ tay vẫy mời.