Chương 23

Hai chiếc xe hơi mui trần chạy hàng một. Chiếc thứ nhất màu đen hiệu Hotckhiss của cậu Tư mới mua, chở cậu Tư, cậu Ba và cô Bạ Cô Ba ngồi giữa, quấn khăn sạc mỏng gió phất qua phía cậu Tư như có chút vị tình. Cho nên cô Ba gác tay qua vai cậu Ba để cân bằng tình cảm. Ba người ngồi vừa vặn băng sau như một bộ ba khắn khít. Thời gian gần đây, người Sài Gòn để ý thấy ở đâu có cậu Ba thì có cậu Tư. Ở đâu có cậu Ba cậu Tư thì có cô ba.
Chiếc xe thứ hai cũng là chiếc Hotckhiss, màu xanh của cậu Ba, chở hai toán vệ sĩ. Xe chạy với tốc độ nhanh vừa phải, đủ qua mặt các xe trên đường. Anh tài xế sợ bị khiển trách, nên không dám chạy chậm. Chiếc khăn sạc của cô Ba càng phất dính vào ngực cậu Tư.
- Anh Ba à! Bữa nay mình đi đâu?- Cậu Tư quay sang hỏi cậu Ba.
- Bây giờ hết chỗ rồi, tôi không biết đi đâu.
- Vô tiệm Ro mình làm bậy vài ngạo hoặc lại anh Bảy Phương gầy sòng chớ còn đi đâu nữa. Mấy bữa ray đen đủi quá tôi làm trôi mấy ghe chài lúa rồi, thôi để bữa khác hãy chơi bài. Tôi muốn coi hát.
Cậu Tư suy nghĩ rồi hỏi cô Ba:
- Hát bóng câm thì chán lắm thôi, em định thế nào Trà?
- Dạ, tùy hai anh chớ em không có ý định gì hết.
Cậu Ba móc kiếng mát gắn lên mắt Trà rồi bảo:
- Em đeo kiếng lên, kẻo xe chạy bét mắt.
Cô Ba cười khoe hàm răng ngọc:
- Cuộc đời đang tươi sáng bỗng nhiên tối sầm.
Cậu Tư ngạc nhiên:
- Em nói gì vậy Trà? Bộ anh với anh Ba có làm gì em không vừa ý hay sao?
Cô Ba lắc đầu:
- Đó là tại cặp mắt kiếng của anh Ba mới gắn lên mắt em nên em nói vậy, chớ đi với hai anh là em vui nhất!
Cậu Ba cải chánh:
- Anh sợ bui. vô mắt phượng của em.
Cô Ba quay sang đấm khẽ vào bã vai chắc nịch như thớt gỗ lim của cậu Ba, phụng phịu:
- Thôi anh đi, anh cứ ngạo em hoài.
- Thiệt chớ ngạo gì. Mắt em theo sách tướng nói là mắt phượng ngủ.
Cậu Tư tiếp:
- Mắt phượng chỉ có ở người Á châu thôi và nhất là những giai nhân tuyệt đẹp. Người ta thường nói mày tằm mắt phượng, em không nghe sao?
Cái "mốt" sống của các bậc vương tôn công tử bấy giờ là:
Nằm giường Lèo, tay đeo hột xoàn,
Mang đôi giày ăn-phón
Xách cây dù Mạc-xây
Cái răng của cậu bịt vàng
Bóp phơi toàn giấy bạc xăng
Cậu Tư thì theo mốt, nhưng cậu Ba thì bất chấp. Cậu đi chơi thường mặc soọc, áo thung và quấn khăn bàng lông mang dép xập xệ. Nếu là kẻ khác thì người ta sẽ bảo là không lịch sự, nhưng đây là cậu Ba Hắc Công Tử, con của Hội đồng trạch thì đó lai. là một cái "mốt thời trang" và cậu được cho là người bình dân trong cách đối xử và không kiểu cọ trong cách ăn mặc.
Thấy trời nắng còn hơi gắt, cậu Ba kéo khăn che cho cô Ba:
- Coi chừng nắng ăn mặt em cho coi.
Cậu Tư được dịp khen cậu Ba và bảo:
- Anh Ba cưng Trà ghê, thưởng anh Ba đi em!
Trà làm nũng:
- Sao anh không thưởng mà anh bắt em?
- Em thưởng thì mới có ý nghĩa chớ anh thưởng thì anh Ba đâu có nhận. Phải không anh Ba?
- Em thưởng tôi rồi anh Tư à!
Cậu Tư hỏi:
- Thưởng gì đâu?
Cậu Ba lặng lẽ trật vai áo. Trà nhìn thấy dấu răng vội vàng kéo áo lại. Nhưng cậu Tư cũng lẹ mắt. Trà xấu hổ úp mặt vào tay, hai chân đạp lia.
Cậu Tư đè lại, bảo:
- Coi chừng lật xe, Trà!
- Em hổng chịu đâu! Em bắt đền anh đó" Trà vừa gào vừa cấu véo hai người.
- Để anh bắt đền! Để để... chụt chụt...
Thời may có một chiếc Fiat màu xám phóng vút qua làm cậu Ba chăm chú nhìn theo.
- Ai như anh Sáu Ngọ?
- Đâu chạy theo coi. Nếu phải, mình rủ ảnh đi lại Lữ Quán 'uống Trà' chơi!
Trà vùng vằng:
- Thôi anh đi. Gặp ông Đốc tưa anh cũng rủ, đụng ông thầy kiện anh cũng ngoắc. Đi chật xe ngồi mệt thấy mồ.
Cậu Ba cậu Tư cùng cười. Cậu Tư vuốt má Trà nhưng Trà càng nũng nịu:
- Đã vậy, tới nơi gầy tiệc rồi hai anh đi mất bỏ em lại một mình với họ.
- Mấy ổng là bạn thân, hai anh mới mời chớ, đâu phải ai hai anh cũng mời.
Trà bảo:
- Thôi bữa nay không mời ai hết. Em đi với hai anh thôi.
- Nhưng hai anh dắt em đi đâu?
- Đi coi hát chịu không cưng? Cậu Ba hỏi.
Cậu Tư mối bắt liền:
- Coi hát thì chờ gánh của tôi lên đây mới có..Du thuyền ủa Điêu Thuyền.
- Ờ ờ cái màn dâng rượu... vui quá.
Hai người quay lại nhìn nhau cười ý nhị, rồi không ai bảo ai, cả hai cùng thơm má Trà và ép mặt Trà ở giữa hồi lâu. Cậu Ba bảo:
- Ừ thôi đi lại Quãng Hạp ăn mỗi người một tô mì.
- Mì mà ăn gì nổi một tô?
- Anh ăn tô rưỡi, em rán nửa tô thôi.
- Hay là đi vô Chợ Cũ ăn cháo cá.
- Cháo cá thì ăn giác khuya chớ ai lại ăn giác chiều.
- Thôi đi lại Rotonde ăn ốc cau quay.
- Ốc cau quay thì phải đến Lữ Quán do Năm Tây chế biến mới tuyệt. À, bữa nào kêu Năm Tây làm một cái "Dã Hạc Giang Nam" dùng thử. Ông Thống Đốc ăn được, sao mình lai. không?
Cô Ba vẫn còn hờn:
- Hai anh lôi em đi hai ba ngày nay không cho về, cô Tư sẽ rầy em cho coi.
- Cổ rầy anh có cách làm cổ hết rầy ngay và còn cho em đi lâu hơn nữa.! Cậu Tư giải thích:" Cổ mướn em ngồi caissière (thu ngân) là để thu hút khách tới cho đông, nay khách tới quá đông nên cổ mới cho em đi. Thực ra em cũng đã tóm cho cổ hai người khách qúi rồi.
- Ai? Cô Ba dẩu môi duyên dáng tươi như cánh hồng ban mai.
- Anh với anh Ba chớ ai. Mỗi lần đến rước em đi chơi hai anh đã phải quấy với cổ, cổ mới cho phép chớ đâu phải tự nhiên mà em được đi.
Cô Ba sực nhớ ra và nói:
- Hôm trước có một ông đến rước em đi... ngoạn cảnh Đà Lạt một tuần lễ.
- Rồi sao?
- Cô Tư không cho đi. Cô nói ông này 'bán kẹo kéó ngoài bùng binh 30 năm rồi.
Cậu Ba cười ngất tiếp:
- Ông già nào mà bán kẹo kéo lâu đời vậy. Trong 30 năm ông phải bán ít nhất 300 tấn kẹo kéo đó.
- Cô Tư đòi ổng phải trả lương cho cổ... ủa cho em 7 ngàn đồng.
- Trời, mỗi ngày có một ngàn thôi à?
- Vậy mà ổng còn trả xuống 5 ngàn.
- Rồi cô Tư nói sao?
- Cô Tư bảo ổng ngày mai trở lại rước em.
- Trời, sao cổ hạ giá trị em vậy? 5 ngàn mà cũng rước em đi chơi một tuần lễ được sao? Em chỉ nói một tiếng đã được 5 ngàn rồi!
Trà cười, tiếp:
- Hôm sau ổng tới. Cô bảo ổng ngồi ở phòng khách. Cô cho ổng chờ từ sáng tới trưa. Rồi từ trưa tới chiều luôn. Chắc ổng ngáp sái cả quai hàm.
- Rồi sao?
- Cổ đẩy cây thoa mỡ bò chớ sao!
- Cô Tư chơi ác thật, cho nên trời phạt cổ có mái tóc đỏ thấy mà ớn!
Cậu Ba hỏi:
- Còn hai ông này có bán kẹo kéo không hả em?
Ba Trà hỏi lại:
- Hai ông nào?
- Ông Ba với ông Tư này nè!
Ba Trà giăng hai cánh tay ngà ra ngoặt cổ hai chàng công tử dụm lại rồi đặt lên má mỗi người một cái hôn dài còn hai cậu thì áo chặt môi mình vào hai bàn tay nõn nà của nàng.
- Vắng hai anh một ngày là buồn một ngày! - Trà rủ rỉ.
- Ai buồn? Em hay cô Tử Cậu Tư gặn hỏi.
- Cô Tư cũng buồn mà em cũng buồn!
Xe chạy qua bến Thủy Binh, Trà nhìn thấy cái đồng hồ ba mặt, bèn la như hốt hoảng:
- Cho xe quay lại, quay lại ngay.
- Sao vậy?
- Em không muốn thấy cái đồng hồ đó.
- Thì đừng có nhìn.
- Em nhắm mắt nhưng em vẫn trông thấy cây kim nó không chạy. Ai coi giờ nó sẽ lầm. Em ghét cái đồng hồ đó lắm.
Rồi Trà hỏi:
- Hai anh thích ăn cà-ri-nị không?
Cậu Ba hỏi:
- Sao em biết món cay hít hà đó? Môi em gặp ớt đỏ lên còn hơn thoa son nữa!
- Hồi nào tới bây giờ em chỉ thoa son vài lần thôi. Còn dầu thơm thì không xài bao giờ nhưng cô Tư ép, em phải chiều. Chính cô dạy em vẽ chân mày, viền mắt chớ em đâu có biết mấy việc đó.
- Em không xài dầu thơm mà vẫn thơm. Hít hít... sao em như tẩm dầu thơm vậy?
- Em không biết. Cô Tư cũng nói: bộ mày đẻ bọc điều sao Trà?
Cậu Ba lại hỏi:
- Em muốn đi ăn cà ri nị hả?
- Dạ. Đến đó em chỉ cho hai anh cách ăn. Mấy 'anh Bảý toàn vắt cơm thảy vô miệng coi vui lắm. Thảy lũm, thảy lũm lia lịa mà không văng ra ngoài cục nào hết! Thiệt tài... Nội dòm mấy ảnh ăn cũng đủ tiền rồi.
Chập sau, xe đỗ lại trước cổng chùa. Con bò vá to sù vẫn đứng bất động như xưa, cơ hồ không biết những người đến xá vái nó hàng ngày.
Cậu Ba bước xuống xe mở cửa và đưa cánh tay gân guốc cho cô vịn mà bước xuống. Cậu hỏi:
- Em muốn cúng chùa hả? Để anh lại kia mua nhang! Rồi quay đi.
Cậu Tư bước xuống sau và dìu cô Ba về phía cửa chính ngôi chùa. Một người áo vàng như nghệ, đầu trắng như thúng bông chống gậy chậm chạp bước ra đưa cặp mắt trắng xát nhình khách.
Trà nhận ra đó là ông Từ, ngày xưa là kẻ la quát đám trẻ lang thang quanh đây hàng ngày và cũng là người bố thí cho chúng nghiều thức ăn nhất. Thời gian được đo bằng cây gậy trúc của ông. Ngày trước ông chạy nhanh đuổi kịp bọn trẻ, còn bây giờ tay gậy run run.
Nhiều năm đã đi qua cuộc đời Trà. Bỗng nhiên nước mắt ròng ròng. Trà quay mặt ra. Nàng cúi đầu chào từ giã ông Từ rồi lôi tay cậu Tư đi.
- Chúng tôi đi mua lễ vật rồi trở lại.
Cô Ba dắt cậu Tư đi quanh chùa như ngoạn cảnh. Chiếc băng đá ngày xưa ngã nghiêng, cây sứ cùi già xơ xác vẫn còn đứng ở chỗ cũ. Và cây da rỗng ruột như người bạn kiên nhẫn đứng chờ đợi người xưa với tấm lòng rộng mở.
Một buổi chiều Ẩn chui vào bọng cây lấy đôi guốc gu ra tặng cho Trà ở đây. Một buổi chiều khác Ẩn ngồi với Trà trên rễ cây da. Ẩn e dè tỏ những cử chỉ âu yếm với Trà rồi Trà nghe một làn hơi nhẹ dường như hôn, nhưng Ẩn không dám hôn mạnh và Trà vụt chạy.
Bất thần Trà vén jupe lên rồi buông xuống ngaỵ Cậu Tư vừa nhìn thấy làn da tuyết thì kêu lên:
- Gì vậy Trà? Có sâu hay kiến nào cắn chân Trà hả? Rồi nhanh nhẹn dìu Trà lại ngồi ở chiếc băng đá.Có sao không Trà? Cậu Tư hỏi lia.
- Không, không có gì đâu hết anh!
Cậu Tư lại vén gấu váy lên để tìm con sâu hay cái kiến nào đã dám len vào đụng tới làn da của nàng Tiên. Cậu Tư có biết đâu Trà đang nhớ lại kỷ niệm xưa với Ẩn. Lần đó Trà vấp té rách ống quần và trầy đầu gối. Ẩn giở lên xem rồi bất thần ôm chân Trà làm Trà ngã lên trên vai Ẩn. Đó là lần đầu tiên da thịt đứa con gái dậy thi chạm vào thằng con trai. Ngày tháng quạ Bây giờ đám trẻ con tản lạc đi đâu hết. Cây da rỗng ruột không che chở chúng và ông Từ không còn nuôi nổi chúng nó nữa. Chúng đã trở thành những thanh niên như Trà đã chịu biết bao nhiêu biến thiên của xã hội. Trà đã sống gần, đã thương mến chúng: Thằng Rái, thằng Chằng Hiu, Ẩn Xe Lửa Cán những người bạn thời trẻ rất đỗi thân thiết của Trà.
- Em là Trà Huế, trà hàng rào!
- Không! Trà là Trà Ô Long, Trà Trung Huê Kỳ chưởng! Tiếng của Ẩn còn vang trong tâm khảm Trà.
Thấy Trà ngồi thừ ra, đôi mắt xa xăm rơm rớm, cậu Tư vừa ôm riết đôi chân Trà vừa ngước lên hỏi:
- Em nghĩ gì vậy Trà?
- Không có gì đâu anh! Tại em mỏi chân thôi!
- Để anh bóp cho em hết mỏi nghe! Hay là để anh bảo tụi nó kêu xe kéo tới...
- Em hết mỏi rồi! Nói xong Trà đứng dậy đi như thường.
Dưới chân nàng từng mô đất cằn, từng miếng gạch bể hiện lên như những kỷ niệm. Khi xưa ăn của chùa bố thí mà sao cuộc đời thanh thảnh vui tươi. Còn bây giờ lên xe xuống ngựa, kẻ chiều người chuộng, sáng đón tối đưa, sao lại chẳng vui bằng?
Cậu Ba trở lại với hai người vệ sĩ. Một người bưng một thúng nhang gồm đủ lại đủ cỡ nhang, nhang ống, nhang thẻ, nhang vòng. Còn người kia bưng một mâm trái cây.
Cậu Ba vui vẻ bảo:
- Em cúng đi Trà, em vái đi Trà. Phật bên Ấn độ cũng thương người như Phật bên mình thôi. Em vái cho ba anh em mình mạnh khoẻ hoài hoài nghe! Em còn vái gì thì cứ vái luôn thể. Nếu em muốn, anh sẽ cất cho em một ngôi chùa, nóc chùa phết vàng, còn cổng chùa đúc bằng bạc"
Cậu Tư cười:
- Bộ anh Ba muốn mình thành Lan và Điệp hả?
Trà nói:
- Em vái cho em nằm chiêm bao thấy ba em. Và hai anh đừng bỏ em.
Cậu Tư cười vui vẻ:
- Hai anh làm sao bỏ em được? Có em bỏ hai anh thì có.
Cậu Ba chêm vô:
- Không ai bỏ ai hết. Còn như em muốn chiêm bao thấy ba em thì chắc dễ thôi. Em vái thì thế nào Phật cũng cho, nhưng ông Phật này là người Ấn độ sợ Ổng không hiểu tiếng Việt Nam. Vậy mình phải đi chùa Việt Nam mới được.
Cậu Tư vỗ tay:
- Ở Mỹ Tho có chùa Vĩnh Tràng tôi rành lắm anh Bạ Vậy mình đưa em Trà tới đó có Phật Việt Nam. Hồi nhỏ tôi đi chùa với ngoại tôi hoài tôi biết cảnh chùa rành lắm.
Cậu Ba giơ tay đồng hồ rồi nói:
- Bây giờ còn sớm, đi ngay thì kịp. Chịu không cưng?
- Để bữa khác, bây giờ đi gấp, anh biểu tài xế chạy mau em chóng mặt lắm.
- Ờ thôi sáng sớm thức dậy mình đi! Trưa ghé Mỹ Tho cúng chùa, chiều xuống Cần Thơ ăn cá cháy ở bờ Hậu Giang.
- Còn tối nay làm gì cho hết thì giờ? Đêm lúc này dài lắm!
Cô Ba đáp ngay:
- Đi coi hát! Như vậy chỉ hết nửa đêm thôi! Còn nửa đêm thuộc quyền hai anh điều khiển.
Cậu Ba cười:
- Đi coi hát thì phải hát bóng chớ hát cải lương không được đâu em ơi!
- Sao vậy?
- Hỏi anh Tư thì biết. Hí hí!
- Anh Tư nói em nghe thử coi!
Cậu Ba đáp ngay:
- Anh sợ anh Tư xem rồi ảnh nổi hứng bất ngờ.
- Hứng gì vậy anh Tư?
- Thì xem đào... hát hay, nổi hứng vậy mà. Anh Tư cũng vậy chứ phải mình anh sao.?
Trà hiểu ra nguýt:
- Hai anh thì vậy không hà! Người ta đang trên sân khấu mà cũng kéo xuống đi cho được.
- Đó là đối với gánh nhà thôi, chớ gánh lạ chắc không dám hứng như vậy đâu! Cậu Ba bào chữa.
Cậu Ba cho người đi mua vé rồi ba người vào rạp. Cậu Ba ngồi bên phải, cậu Tư ngồi bên trái như tả hữu thừa tướng. Ba ngưòi tuy không có hứa với nhau, nhưng mỗi khi đi chơi chung đều tự do, ai muốn làm thì làm, nửa chừng bỏ về cũng không giận hờn, theo luật giang hồ, không ghen tương, không tranh giành làm của riêng như thường tình.
Ở đời muôn sự của chung,
Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi
Vừa ngồi xon, Trà nghe có bàn tay nào khều lưng mình. Nàng quay lại. Một người con gái đẹp rút điếu thuốc mời Trà và hỏi:
- Chị phải là Ba Trà không?
- Cô là ai?
- Em tên là Nhị. Em muốn mời chị đi ra ngoài này nói chuyện chút được không?
- Nói gì thì cứ nói ở ngay đây, không cần phải đi đâu hết.
- Em có người bạn khuyên bảo em: mày hãy đi tìm con Trà và kết chị em với nó. Cả Sài Gòn này ai cũng biết nó là ngôi sao sáng. Mày sẽ được tiền được danh tiếng. Còn mày núp núp lén lén, tiền không có mà danh cũng không. Em thấy nó nói đúng nên đi tìm chị.
Nghe lời cô gái, Trà bàng hoàng. Chưa ai nói với nàng những câu như vậy. Tàn nhẫn, nhưng là sự thật.
Nhị tiếp:
- Em muốn làm em nuôi chị được không? Chị thứ Ba em thứ Tư"
Từ nãy giờ Trà ngồi lặng thinh. Mồ hôi rướm đầy mình. Bây giờ nàng mới hiểu ra mình, qua câu nói của Tư Nhị: Mình là một con đĩ! Chỉ là một con đĩ, không có gì khác!
Tư Nhị lại tiếp:
- Em nghe khác ngồi quán nói với nhau: Đi lại Đại Lục 'uống trà' chơi! Tức là đi lại coi mặt chị đó. Cả Sài Gòn này ai cũng muốn làm tình nhơn của chị. Em ước mong sao ở đất Sài Gòn mọi ngưòoi mê em nhu chị là đời em thoa? nguyện rồi. Em ở trên Nam Vang xuống đây được vài tháng" Rồi Nhị không ngần ngại rỉ tai Trà:"Em sẽ bày cho chị nhiều bùa ngải để làm ăn. Nghề này mà tay trơn là chết không kịp ngáp đó chị.