Chương 16

Trời mưa tầm tã. Nhưng anh sinh viên họ Vương vẫn kiên nhẫn đạp xe. Đến tiệm chụp hình Sài Gòn Photo, chàng dựng xe đạp ngoài gốc cây rồi bước lên thêm vừa rũ chiếc áo mưa cũ kỹ vừa phóng mắt nhìn vào chiếc tủ kiếng và yên tâm khi thấy giai nhân vẫn còn đứng đó như đợi chàng.
Ngày nào đi học, chàng cũng tạt qua đây để ngắm nàng rồi mới đến trường không một lần quên. Chàng có thói quen ấy bao giờ chàng cũng không nhớ nữa. Chàng bước lại gần tủ dán mắt nhìn vào trong. Giữa bao nhiêu là khung vàng khung bạc lộng hình tài tử giai nhân, mắt chàng chỉ bị hút vào ở chính giữa. Nàng mặc toàn đồ trắng che dù đầm. Chỉ đơn sơ có thế thôi, nhưng khuôn mặt nàng tuyệt đẹp. Chàng vốn là kẻ say mê mỹ nhân.
Chàng đã đến xem buổi đấu xảo hôm nọ hy vọng sẽ tìm được một mỹ nhân. Và chàng đã tìm được "người đẹp trần gian".
Nhưng chàng quên rằng đất Sài Thành này có biết bao nhiêu vương tôn công tử. Họ đâu để những ngôi sao sáng rơi xuống tay một anh học trò khó như chàng. Nếu đỗ tú tài may mắn lắm thì chàng được một chân cạo giấy có hạng trong chính quyền, lương từ 80 đến 120 đồng mà thôi. Làm sao chăm sóc nổi một đoá hoa đầy hương sắc như nàng. Thế nhưng chàng vẫn mơ mộng, dù là mộng ảo.
Chàng nghe lòng rung động mỗi khi đi gần tới đây. Nàng vẫn đứng đấy với gương mặt da hoa phấn với dáng điệu qúi phái và với nụ cười dường như giành riêng cho chàng. Mỗi lần trông thấy nàng, chàng như gặp được tình nhân trong một cuộc hò hẹn. Những người bạn gái của chàng ở ngoài đời dường như lùi dần ra khỏi vòng tim của chàng để nhường chỗ cho nàng.
Nhưng hôm nay bỗng nhiên tầm mắt chàng bị hẫng. Chiếc khung lộng hình nàng đã biến đi. Khoảng trống bên ngoài vụt trở thành khoảng trống trong tim chàng.
Nàng đã "đi" rồi. Nàng đi đâu?
Chàng thẫn thờ quay ra khoác chiếc áo mưa nhưng chưa bước vội. Chàng nán đứng ở thềm nhìn ra trời mưa. Chiếc xe đạp chừng như cũng đứng im lìm dưới tàng cây hứng những giọt lệ thiên nhiên. Một nỗi buồn lan tràn tâm trí chàng. Trời vẫn mưa tầm tã nhưng chàng định ra đi như chạy trốn nỗi buồn.
Bỗng có tiếng động sau lưng. Chàng quay lại.
Một người làm công đến cạnh chàng, lễ phép:
- Thưa ông, chủ tôi mời ông vào trong.
Chàng Vương giật mình xua tay:
- Không! Tôi chỉ đứng tám xin đụt mưa thôi.
- Dạ, ông chủ tôi muốn gặp ông.
- Dạ, tôi không biết. Xin mời ông vào.
- Tôi không muốn chụp hình.
Dù miệng từ chối nhưng chân vẫn bước vào. Ông chủ đón tiếp ân cần.
- Em ngồi đây!
- Dạ! Chàng bỡ ngỡ đáp.
Nhìn ông chủ có vẻ trí thức, Vương yên tâm. Ông nói ngay:
- Tôi đã sang Pháp học cái nghề này mất 5 năm đó chú em. Đây là một nghệ thuật.
- Dạ.
- Tôi để ý chú em thường đến đây xem ảnh của tôi chụp.
Chàng Vương lúng túng. Lâu nay chàng tưởng tình yêu cháy ngầm trong tim chàng không ai biết. Nào ngờ có ngưòoi nom thấy. Chẳng lẽ ông ta thấu được bụng mình. Nhìn bộ ria hóm hỉnh, và cặp mắt tinh đời của ông, chàng càng thấy như tâm sự mình bị lộ liễu nên chàng nói trớ qua:
- Dạ cũng có đôi khi trời mưa như hôm nay...
Ông chủ tiệm cười nhẹ:
- Oa cũng có một thời như em. Tuổi trẻ nào chẳng thế.
Chàng Vương ngồi im. Ông lại hỏi:
- Em đang học phải không?
- Dạ"
- Trường nào?
- Dạ, Pétrus"
- Năm...
- Dạ, năm thứ 2.
- Ban tú tài? Ra trường sẽ làm gì?
- Dạ chưa biết.
- Bổn sở ở đâu?
- Dạ, ở miệt Hậu Giang"
- Tỉnh nào?
- Da, Cần Thơ "
- Ông già làm gì?
- Dạ điền chủ.
Ông không hỏi thêm và nói:
- Rán lấy bằng cấp cái đã rồi việc kia hãy tính sau em ạ!
- Dạ.
- Tôi biết em mất nhiều thì giờ về tấm ảnh chưng bày trong tủ kính. Hằng ngày tôi để ý thấy em đều đến với nét mặt hoặc phấn chấn hoặc lo âu. Không phải đôi khi như em vừa nói mà hằng ngày. Ngày nào em cũng đến đây để ngắm người trong ảnh hồi lâu.
- Dạ tôi chỉ mất 10-15 phút. Không chối được hoặc không muốn chối, chàng đành thú thật.
- Ở đây thì mất 10-15 phút. Nhưng về nhà mất nhiều hơn. Kiều có câu:" Tình riêng, nhớ ít, tưởng nhiều" rồi ông nói luôn:"Hồi trẻ đi học quốc văn ông thầy giảng cho câu ấy, tôi không hiểu gì, về sau khi lớn lên có bạn gái mới nhớ và thấy hay vô cùng.
Ban đầu không có kỷ niệm, người con gái không rõ nét trong đầu, mình không nhớ bao nhiêu, chỉ tưởng tượng, vẽ vời ra cho mình hình nọ ảnh kia và sống với những hình ảnh đó thôi. Cái làm mất thì giờ là như vậy. Nếu đi sâu hơn nữa thì nó là tương tự Em đã tương tư người trong ảnh lâu rồi. Học hành sẽ bê trễ. Cơm cha áo mẹ sẽ uổng, mấy năm đèn sách sẽ trôi đi. Chính vì thế mà tôi đem tấm ảnh đặt vào phía trong này. Đó là tấm ảnh nghệ thuật làm cho tiệm tôi kiêu hãnh, nhưng vì lợi ích của em, tôi phải tạm quên.
Ông chủ quá sành đời. Chàng Vương không còn cách gì cãi được. Chàng chào từ giã rồi trở ra. Trời đã tạnh. Người làm công đang lau những giọt mưa trên tủ kính. Những tấm ảnh lại hiện ra rực rỡ, nhưng vắng bóng người đẹp trần gian. Cả tủ hàng dường như hoang vắng.
Trời ơi! Sao ông ta đọc được tâm tư của mình? Cái gì chớ chữ 'tình' là không giấu được. Chàng đã yêu cô gái đẹp nhất Sài Gòn, yêu mà âm thầm giữ kín, như một thứ đạo giáo chỉ có nữ giáo chủ và một tín đồ.
Từ ấy, Vương không ghé tiệm Sài Gòn Photo nữa nhưng trong tim chàng vẫn đeo mang một bóng hình không rứt ra được. Hằng ngày đi học khi đến chỗ quẹo lại trường cái cổ của chàng vẫn ngoảnh về phía tiệm. Đôi khi chàng đạp tới đó rồi mới nhớ rằng nàng đã 'đí xạ Chàng âm thầm quay trở lại.
Bây giờ dù thói quen đã mất nhưng bóng hình nàng còn đậm trong tim. Chàng vẫn nuôi hy vọng một ngày nào sẽ gặp ' người đẹp trần gian' chàng sẽ nói với nàng:"Anh yêu em" để được nàng từ chối. Như thế cũng tốt. Đó là phương pháp thần diệu nhất để chàng 'cắt' mạch sầu tư.
Bẵng đi một thời gian.
Bây giờ chàng đã đỗ đạt và xin được một chân 'còm-mi ' trong Soái Phủ. Thầy 'Còm' độc thân, ăn xài phủ phệ Đi nhà hàng sang trọng, coi hát cải lương, hát bóng đều ngồi ghế cao. Chàng đã là một trí thức phong lưu của Sài Thành. Đời như thế còn gì hơn ngoài mơ ước cùng người đẹp trần gian chung sống. Nàng ở đâu bây giờ? Báo chí đã một thời nói về nàng không ngớt, nay đã im lặng. Nàng như hạt kim cương chìm dưới đáy biển. Ai mò được?
Một hôm chàng đi vào nhà hàng Quảng Hạp để dùng bữa tối. Đấy là lúc ở thôn quên đã gặt hái xong, các chủ điền đem lúa vô lẫm chờ giá cao nhưng cũng có những chủ điền cho lúa vô bao chất xuống ghe chài đem lên Chợ Lớn bán ngay. Cũng là dịp để các tay nhà giàu lên Sài Gòn thưởng thức phong cảnh và các thứ lạ miệng, lạ mắt, lạ đời. Ở các nhà hàng có thêm món lạ chim ốc cau, dỏ dẻ, thằng nghịch, le le, mỏ nhác, cúm núm chiên bở Brơ-ten hoặc nấu cháo với chất liệu Quảng Đông. Loài chim này ăn lúa đổ ở đồng ruộng phì nhiêu, mập tròn: miếng thịt hai bên ức béo ngậy, còn cặp giò chiên xong nhai dòn khớu.
Các thầy chú tìm được món ngon vật lạ của thôn quê ngay tại Sài Gòn. Vào nhà hàng Continental thầy Còm Vương kêu hai con 'mỏ nhác' quay và một ly rượu 'cỏ nhác' để hài hoà sự ăn uống. Xong lại hút điếu thuốc Lạc Đà phà khói nhìn nam thanh nữ tú, ông Tây bà Đầu cắp tay nhau oai vệ nện gót. Ai ăn mặc xuềnh xoàng thì Hạch gác cửa ngăn lại, không cho vào. Các anh bồi bàn mặc tươm tất chạy lăng xăng và mọp rất dẻo trước mặt khách.
Riêng các em bé đánh giày thì lao lách quanh chân bàn trong lúc các em bé bán báo cũng không kém phần hoạt động. Tiếng rao, mời xen nhau.
- Đông Pháp Thời Báo" đây thầy! Có bài tường thuật đón cụ Bùi Quang Chiêu về nước đòi lập đảng Lập Hiến..Tin mới lạ chưa từng có!
- Báo Cái Chuông Rè đòi trả tự do cho Nguyễn An Ninh đây thầy!
- Vẻ Đẹp số đặc biệt hôm nay... đầy chuyện ly kỳ về cô Ba Trà...
Thầy Còm vẫy chúng đến mua một tờ ra đọc. Bất thần trên trang đầu tờ Vẻ Đẹp có dòng chữ to:"Đời đoá Hoa Trà". Phóng sự điều tra. Thầy đọc ngấu nghiến. Đọc xong lại đọc, chàng lướt nhanh rồi giảm tốc độ Ở từng đoạn một.
Người xưa thường nói Trời Xanh quen thói má hồng đánh ghen. Vậy có đúng không? Đời cô Trần Ngọc Trà là một phần câu trả lời rất thực tế. Từ khi bất ngờ được cô Liễu nhường chức Người Đẹp số 1 Sài Thành rồi được Quan Biện Ly tặng cho danh hiệu 'Ngôi Sao Sài Gòn ' đời của mỹ nhân này ra sao?
Ai cũng tưởng rằng một đóa hoa đây hương sắc như vậy sẽ hưởng một cuộc đời vương giả, nhưng hoá CÔNG không phải lúc nào cũng CÔNG BÌNH mà lại CONG QUEO. Cô Trà đã không được yên thân như một ngưòoi thường, nói chi hưởng hạnh phúc. Sau khi được lãnh danh hiệu cao sang... cô được Quan đốc nhà thương Bạc Hà đem về làm thứ thiếp. Rồi ông lại gả cho một tên Sở Khanh chủ nhà băng có vợ. Vợ hắn chẳng khác gì Hoạn Thự Cho nên cô Trà lại đem thân giãi dầu mưa gió. Cũng may gặp một hoa. sĩ là bạn của kẻ viết thiên phóng sự này đem về vừa làm người mẫu, vừa xây tổ uyên ương. Nghệ sĩ thì giàu cảm lụy nhưng lại nghèo giấy xăng cho nên cuộc đời cô Trà lại ba chìm bảy nổi chín cái linh đinh...
Chàng hoa. sĩ phải bán tranh vẽ về nàng độ nhựt. (xin xem bức tranh lụa bên cạnh bài). Mỗi kỳ báo chàng được trả một số tiền cho bài và tranh của chàng: vừa đủ cho đôi 'oan ương' ăn hủ tiếu... (kỳ sau tiếp)
Thầy Còm xếp nhỏ tờ báo và đi đến quày tính tiền xin dùng nhờ điện thoại để liên lạc với toà soạn báo và hứa sẽ góp thêm tài liệu ly kỳ cho tờ báo về đời cô Trà.
Chập sau chàng phóng viên tới. Thầy Còm sốt sắng vào chuyện ngay:
- Tôi xin kể cho ông một số chi tiết về cô Trà"
- Vâng, tôi xin ghi ngay! Nhà báo móc bút giấu hờm sẵn.
Thầy Còm kể một mạch về cái anh sinh viên mỗi ngày đến tiệm Sài Gòn Photo để chiêm ngưỡng bức ảnh cô Ba rồi mang bệnh tương tư người đẹp, ngày nào cũng phải đến đây nhìn ngắm dung nhan nàng để giải sầu...
Nghe xong chàng phóng viên gật gù:
- Thật là một thiên diễm tình hiếm thấy. Ông có thể cho tôi xin địa chỉ chàng trai si tình đó không?
- A! Anh ấy là bạn học của tôi trước kia, nhưng bây giờ ra đời mỗi đứa đi một nơi. Tôi không rõ anh ta ở đâu.
- Ông có thể cho tôi biết quí danh của cậu ấy không?
- Đó là việc riện, e bất tiện, ông chỉ nên biết là có một chàng trai như thế thật.
- Vậy xin ông vui lòng cho biết quí danh của ông. Nhà báo lại yêu cầu tiếp.
- Tôi là kẻ ở trong cuộc...
- Thế ra cậu sinh viên ấy là ông?
- Khô... Ông, trong cuộc tức là tôi biết rõ câu chuyện của cậu ta chớ không phải tôi là cậu ta.
Ngưng một chút, thầy Còm lại nói:
- Tôi đã giúp ông phóng viên, bây giờ xin ông giúp lại tôi nhé!
- Xin sẵn sàng.
- Ông phóng viên cho tôi biết địa chỉ của người hoa. sĩ tác giả bức tranh đăng báo kia được không?
- À, được lắm. Ông hoa. sĩ là người của đại chúng. Càng nhiều người biết càng tốt cho ông. Nhà phóng viên ghi địa chỉ trên tấm danh thiếp củ amình trao cho thầy Còm rồi từ giã.
Đợi cho nhà báo đi khuất, thầy Còm chạy ra lấy xe đạp vọt ngay đến địa chỉ nhà báo vừa chọ Một căn nhà nhỏ không có số trong hẻm, nhưng nhờ trực giác và linh tính của một gã thất tình, nên chàng chắc chắn đây là nhà của họa sĩ. Thầy run tay gõ cửa. Chờ đợi. Lại gõ, lại chờ đợi.
Người đẹp trần gian sẽ xuất hiện. Thầy sẽ nói ngay những tiếng thầy định bụng sẽ nói khi gặp nàng.
Ông đốc tờ nhà thương Bạc Hà không xứng đôi.
Anh công tử nào đó đã có vợ làm khổ thân nàng.
Còn chàng hoa. sĩ này thì nghèo quá, bán tranh làm sao nuôi nổi mỹ nhân?
Cả ba đều không có đủ điều kiện sống chung với nàng. Trong một thoáng Thầy Còm làm một bản chiết tính khoa học có phần tư vị mình.
Nhưng cánh cửa vẫn đóng im ỉm. Chàng ngoảnh đi ngoảnh lại mới thấy tấm bảng bằng giấy cứng méo mó mang dòng chữ "NHÀ CHO MƯỚN" teo trên cửa. Như vậy là không còn ai ở đây.
Thầy Còm-mi toát mồ hôi. Chàng đi dọc con hẻm tìm người để hỏi thăm, nhưng chẳng ai cho chàng một mẩu tin khả dĩ giúp chàng tìm ra dấu vết người đẹp.
Chàng vừa quay ra thì đụng nhằm một bà béo í chít khăn mỏ quạ áo thắt quả găng, mặt mũi xinh xắn nhưng có vẻ giận dữ. Nhìn người khách sang trọng, bà đổi giận làm vưi:
- Ông định thuê nhà?
- Thưa không, tôi đi tìm người quen ở đây.
- Người quen ở trong nhà này ấy à?
- Dạ phải!
- Xin lỗi ông quen thế nào với cặp uy... yên ương đó vậy thưa ông?
- Dạ bà con, ủa mà không, chỉ là bạn thôi.
- Bạn? thưa... Ông bạ..a.n gì vậy ông? Đến đây bà ta không còn giữ lễ độ như trước nữa.
- Bà hỏi làm gì tận gốc vậy?
- Xem ông có dây mơ rễ má gì với hai cái người ấy không?
- Hai người nào ạ?
- Hai cái người thuê căn nhà này của tôi chớ còn người nào?
- Nếu là bạn của họ thì sao? Thầy Còm cảm thấy bị xúc phạm nên phát cáu.
- Thì dù ông có muốn thuê tôi cũng không cho.
- May quá, tôi lại không muốn thuê một căn nhà không phải là nhà như thế nầy.
- Cũng may cho tôi quá, vì ông không thuê, mà ông có muốn thì mời ông đi chỗ khác... Loại người như thế, cho thuê rồi còn mệt hơn là cứ bỏ cho chuột làm ổ. Tháng nào cũng đòi mà họ không có. Chỉ có 5 đồng không đào ra để trả cho người ta, vậy mà cũng cứ thuê ẩu!
- Tôi trả cho bà! Thầy Còm xẵng giọng.
- Ông nói thật chứ? Bà chủ nhà đổi thái độ từ nộ sang ái.
- Thật!
- Ối giời phúc đức ba đời nhà tôi. Cầu mong ông đẻ con giai! Rồi bà ta xổ một tràng.Cái anh thợ vẽ và cái cô kia cứ đóng cửa im ỉm tối ngày, làm gì trong đó không biết mà con nít bu trước cửa, sau hè vạch vách nhòm vào..Người ta đồn anh ta lột trần cô ấy ra mà vẽ. Vẽ gì vẽ thế! Thế thì còn vẽ làm sao được kia chứ. Thỉnh thoảng có ngày anh ta mở cửa, lúc đó cô ta mặc quần áo hẳn hoi, nhưng tới trưa thì lại đóng cửa. Vẽ với chả vời. Vẽ cái giống gì mới được chứ? Làm nghề gì không làm lại làm nghề vẽ. Cái nghề không có tiền đi chợ, không cả tiền thuê nhà. Nom anh chàng như người nghiện, đầu bù tóc rối, trông gớm chết, còn cô nàng thì trắng da dài tóc nhưng loã lồ không biết mắc cở, y như quân nhà thổ ấy. Không hiểu con nhà ai vô phúc lấy cái anh thợ vẽ này. Nhà cửa dơ dáy tường vôi của tôi bôi bát những màu, nền gạch cũng trát đầy phẩm xanh phẩm đỏ. Hư hỏng cả nhà tôi, tiền cho thuê không đủ chữa.
- Họ đi rồi hả bà? Thầy Còm chối tai, cắt ngang.
- Không trả tiền thì tôi phải mời họ đi chớ sao. Anh thợ vẽ còn làm cao bảo tôi rằng anh ta sẽ thuê khách sạn và trưng các bức vẽ của anh ta ra bán. Chẳng mấy chốc mà thành triệu phú. Giề..ề..triệu phú thì ông ấy nhờ. Tôi chỉ cần 5 đồng mỗi tháng ông ấy trả đều cho tôi thôi.
Thầy Còm móc túi đưa cho bà chủ nhà tờ giấy ngẩu. Bà chụp lấy đưa lên mũi như hôn rối rít.
- Hai mươi lăm gia. lúa chớ phải ít sao! Ông thật là người phúc đức. Tôi cắn rơm cắn cỏ cảm đội ơn ông.