Chương 10

Trà dựa lưng vào gốc cây da mòn lẳn. Những con mắt ở bàn chân đã đưa nàng tới đây. Sau mấy ngày lang thang mà không tìm được việc làm, xài hết mấy đồng sót trong túi, Trà vô cùng chán nản. Có lần định nhảy xuống sông. Một bữa mệt lả, Trà nằm trên băng đá kê đầu trên cái xách taỵ Ngủ dây, cái xách biến mất, nàng còn hai tay không. Chỉ sót lại bộ đồ bọc da và đôi guốc dính chân, gót guốc mỏng hơn dao cạo, mất hết vẻ đài các, cũng như chủ nó. Cặp gu bằng ngà có giá trị hay không? Trà chưa từng biết. Nhưng chúng nhắc cho Trà nhớ bọn thằng Ẩn. Và Trà lần mò tới chùa. Con bò vẫn còn đứng trước cửa chùa. Mấy.anh Bảy chị Bảy. rải rác đi vào cúi đầu trước con vật bốn chân. Nó không thèm đáp lại những cử chỉ tôn kính của loài hai chân đối với nó.
Uớc gì đây là chùa Phật, chùa Bà, chùa Ông, một ngôi chùa như ở quê ngoại, quê nội, chứ đừng chùa Chà Và! Trà sẽ vào xin cơm ăn, xin quét chùa và ngủ ngoài hiên chùa. Chắc ông sư bà vãi sẽ thương Trà hơn cái ông từ Chà Và.
Trà không hiểu sao họ thờ con bò? Giá nó hoá thành con bò thật để cho người ta xẻ cho Trà một miếng con con lúc này. Cao lương mỹ vị vừa nếm ở nhà chồng mới hôm nào, hãy còn chưa tan trên đầu lưỡi, nay đói như cào, Trà không tìm được thứ gì để dồn vô bụng. Năm xu cuối cùng còn lại Trà đã mua một chiếc bánh ú, lột lá ra mới hay là bánh ú ọ Trà chua chát nghĩ mình cũng là một cái bánh ú được dì Hảo o lại đem gạ bán cho người ta chớ khác gì! Còn ba xu mua một tán đường trâu, cắn một miếng phun phèo phèo đắng nghét. Trà ném luôn cả bánh lẩn đường.
Bữa nay có lễ. Họ bố thí nhiều hơn ngày thường. Trà vào xin một dĩa cà-ri.
- Cay quá! Nhưng phải nuốt để sống hôm naỵ Trà ra hiên chùa ngồi ăn.
Bỗng nghe sau lùm cây bên kia tiếng cãi vã rồi tiếng đùa.
- Bóp v... năm xu, rờ m..u một cắc,... ắc cái đồng hai.
- Anh thương em vì bởi chữ ụ Bỏ thêm dấu nặng chữ đ đứng đầu.
- Ê đừng nói bậy bạ nghe bây!
- Hồi hôm tụi bây đi đâu?
- Coi hát bội!
- Bội nhốt vịt hay bội nhốt gà?
- Trời, hát bội gánh Kim Hoàn ở bên đình Hoà Phú.
- Tầm bậy, gánh Kim Thành, la Kim Hoàn.
- Tiền đâu mua giấy?
- Vô bằng giấy vàng. Ngồi ghế hạng nhứt!
- Nhứt két!
- Nói vậy tụi tao có cách vô khoẻ hơn chui vải bao.
- Cách nào?
- Nè, tao kể cho nghe để bắt chước.
- Ừ, kể đi!
- Tụi tao một bầy cả chục đứa làm sao chui lọt, nên phải lập kế! Thằng ông nội xét giấy bận áo trắng, miệng hút thuốc Tây coi bảnh lắm. Tao bảo thằng Chằng Hiu lấy miểng sành vít bùn dưới cống đến gần cửa. Thừa lúc thằng chả rọi đèn pin nhướng lên nhướng xuống coi giấy, thằng Chẳng Hiu vụt bùn vô áo thằng chả. Thằng chả tức mình rượt bắt Chằng Hiu. Nhưng thằng Chằng Hiu ốm nhom nó lủi vô đám đông, thằng chả cứ lách theo nhưng sao kịp. Tụi tao ào qua cửa. Đến chừng thằng chả trở lại thì tụi tao đã vô rạp, lủi như cá chạch.
- Còn thằng Chằng Hiu làm sao vô?
- Phải chờ đến lúc kéo màn, khán giả đang nhóc mỏ Cá Kèo coi mê man thì tao len lén giở vải bao cho nó chun vô.
- Biết chỗ nào mà giở?
- Tụi tao có hẹn trước chớ. Cây cột thứ ba, bên trái. Hễ bên trái không được thì qua bên phải, cũng cây cột thứ bạ Thằng Chằng Hiu đâu có vô một mình. Nó còn dắt thêm một bầy nhái bầu, ễnh ương, cóc, chuột.
- Có 'cóc dắn' không?
- Có 'cóc đạp' nè. Pịch! Pịch!Nói bậy ăn đạp nghe chưa?
- Hát bội đêm trước chán quá nên người ta không coi!
- Sao mà chán?
- Cứ vuốt râu ư? ư ư... cả buổi rồi ư? ư ừ vuốt rậu, không nói không ca gì hết chớ sao.
Cho nên đêm sau họ đổi qua cải lương oánh phép. Trời coi đã hết mạng đời.
Một giọng nói ồm ồm vọt lên:
- Tụi bây ở ngoài, coi không đã bằng tao lén vô trong buồng! Tao thấy mánh lới mị thuật hết trơn. Tụi bây biết nó phực đèn màu bằng cách nào không?
- Thì phực chớ làm sao!
- Tầm bậy. Nó để cái đèn măng-sông trong thùng chỉ chừa một mặt sáng thôi. Hễ muốn màu xanh thì nó lấy giấy kiếng màu xanh bịt lên. Nhưng cũng chưa đã bằng oánh phép. Tao thấy mánh lới nó hết à nghe. Nè, nghe! Hễ Tôn Hành giả muốn bay thì lùi lại gần gốc cây. Ở đàng sau gốc cây có một thằng cha núp sẵn, nó tra móc sắt vô cái khoen sắt trong lưng Tôn Hành Giả, tụi mày coi phía trước đâu có thấy gì. Khi nào lão Tôn muốn bay thì dậm chân và la.hô... bay! Thằng cha móc khoen sắt xong quay ra lôi bao cát rớt xuống.
- Bao cát ở đâu mà rớt?
- Bao cát để sẵn trên cây xiên nhà. Cho nên hễ bao cát rớt xuống là giật Tôn Hành Giả tưng lên. Hành Giả chỉ cần giăng tay ra là coi như bay thiệt.
- Sao bao cát rớt xuống mà Hành Giả bay lên được?
- Nó có cái rõ rẽ luồn sợi dây đó, một đầu là Hành Giả, một đầu là bao cát. Vầy nè hiểu chưa? Bữa nào đi với tao, tao chỉ chọ Còn nhiều pha oánh phép lòi lưng và Tôn Tẩn bay đứt dây chửi lộn rùm trời. Vui lắm!
Trà vừa ăn vừa nghe chuyện mị thuật, thiệt lạ. Nhờ vậy mà không thấy cay, nên lua hết dĩa ca-rị Ăn xong nghe môi nóng rần. Trà hít hà và ngó quanh tìm nước. Bỗng..oéc..oéc..Tiếng còi xe lửa rúc lên từ xa.
Đám trẻ ngưng ngang câu chuyện chạy túa ra. Bất thần Trà đứng phắt dậy đuổi theo miệng kêu:
- Anh Ẩn! Anh Ẩn!
Đám nhóc đang chạy, nghe tiếng gọi thì dừng lai.. Chúng trố mắt nhìn người con gái với cặp mắt lạ lùng. Trà hỏi:
- Còn anh Ẩn đâu?
- Ổng còn ngủ trong hang!
Một đứa ốm nhom ốm nhách cao lêu đêu, nhìn Trà trân trân rồi hỏi lại:
- Chị Ba phải không? Chị Ba về, tụi bây ơi!
Cả bọn ùa tới công kênh Trà lên, nhưng một đứa kêu:.chị nặng quá trời! rồi buông Trà xuống dắt Trà ra sau Chùa. Chúng la lên:
- Ê! Ông-xe-lửa-cán! chị Ba anh về nè!
Bất giác Trà nhìn xuống chân. Đôi gu ngà vàng vọt sứt mẻ sau những lúc phong trần, như những cánh hoa héo bị cặp giữa những ngón chân rướm máu. Người ta mang guốc gu là để đi trên đất láng, gạch bông chớ đâu phải để lê la trên đường đá gồ ghề như Trà mấy hôm naỵ Mang guốc đau cả guốc lẫn người, muốn ném phứt mà tiếc. Cuộc đời lắm lúc kỳ cục vậy đó. Đáng lẽ mạnh dạn ném đi mà cứ đeo hoài cho khổ.
Ẩn vừa đi vừa vươn vai và ngáp dài xiêu xiêu tới như say:
- Đâu, chị Ba nào¨?
- Chị nè Ẩn, còn nhớ không? Không hiểu tại sao Trà lại xưng 'chị' với Ẩn bất thần như vậy.
- Nhớ chứ sao không nhớ! Ẩn tung chân lên.Chừng nào năm ngón chân anh mọc lại thì anh quên em. Ẩn thấy Trà khác hẳn xưa. Vừa tròn trịa, vừa đẹp trông lạ hoắt như đã cách xa hàng chục năm.Anh tưởng em có chồng giàu nên không đi bán bánh nữa chớ.
- Chồng gì, chồng ngồng thì có!
- Chối hoài. Bộ sợ tụi này chọt hả?
Trà lắc đầu:
- Không có đâu mấy em ơi! Trà cảm thấy mình lớn nên lại tự xưng 'chị' một cách hồn nhiên với đám nhóc. Mà thiệt vậy, 17 tuổi Trà đã chịu sóng gió hơn một đời người.
- Vậy bà Hảo nói dóc à?
Nghe đến tiếng 'Hảó Trà giật nảy người. Không biết mừng hay sợ. Ma quỉ lại đưa nàng trở về cái hẻm Cây Mai của Dì Hảo nữa chăng? Trời ơi ở đó có biết bao nhiêu sự đời xảy ra cho nàng. Về để hứng lấy cái khổ cái nhục, còn ra gì con người Trà nữa? Nhưng nghe tên người quen xưa giữa lúc bơ vơ không nơi nương tựa, Trà cũng hơi mừng, vừa mừng vừa sợ. Mừng gì với một người đã bán Trà hai lần một cách vô cùng khéo léo và bỏ túi được ít ra là bạc ngàn. Còn sợ thì sợ ai?
- Thôi bỏ qua chuyện đó đi. Bây giờ em biết chỗ nào cầm đồ không? Trà hỏi
- Chi vậy em?
- Đem hấp dùm chị chiếc cà-rá này! Trà giơ ngón tay lên như nêu bằng chứng.
Thằng Ẩn nhìn và kêu lên:
- Cà-rá hột xoàn!
- Ừ, hột xoàn!
- Ở đâu vậy?
- Lượm!
- Sao không để đeo lấy oai với người ta?
- Em không muốn thứ đó dính vô dạ Em ghé... ét. Trà tuốt nhẹ ngón tay nhưng chỉ còn ngón tay trần với dấu khuyết trên da, quên rằng trước khi đi, Trà đã tuột nó ra ném lên giường như muốn xoá sạch vết tích cuối cùng của cuộc tình đồng hồ lẫn cá hố.
Bỗng thằng Ẩn nhìn xuống chân Trà rồi hỏi:
- Ở đâu em có guốc gu này?
- Của anh cho chớ ai!
- Em đẩy cây hoài. Kỳ đó anh cho em, em không thè, mà!
- Không phải không thèm mà em không lấy. Ai đi bán bánh ú trên xe lửa lại mang guốc gu?
- Em không nhận nên anh đem cầm cho bà Bất Hảo.
- Ủa, anh quen với bà đó nữa à? Trà trở lại xưng 'em' với Ẩn như xưa.
- Tụi anh 'thổí được món gì đều đem cho bả. Lần đó anh hấp được cắc rưỡi. Còn đôi này em mua bao nhiêu? Hổng lẽ em mua của bà trời đánh đó.
Trà giật mình thon thót, nhưng Trà không muốn cho Ẩn biết mình có quan hệ với dì Hảo nên nói lảng ra.
- Đời bây giờ mấy người giàu hay bắt chước chưng diện theo ngoại quốc, nên bày đặt mang guốc gụ Guốc của chồng em muạ Anh đi hấp dùm, được bao nhiêu mua bánh làm tiệc.
- Bữa nay chùa có lễ. Người ta cho đồ ăn nhiều lắm, cần gì phải mua bánh?
- Em bảo hấp là hấp mà! Em không muốn vướng chân vì cái nợ này.
Trà rút đôi guốc ném ra, cái đôi guốc oan gia. Mang nó nặng còn hơn đeo gông. Em không muốn thấy nó nữa. Coi chân em đây, chảy máu cũng vì gu ngà cạp.
Bọn trẻ biến đi, Trà định kể chuyện chồng con cho Ẩn nghe nhưng rồi xấu hổ, lại thôi. Còn Ẩn gặp lại Trà, buồn hiu, không nói gì hết. Mà biết nói gì? Cái hôn bị từ chối năm nào... Ẩn giữ sự im lặng bên Trà, trong đầu cuộn lên bao nhiêu là nỗi niềm u ẩn.
Trà thấy Ẩn già hẳn đi, như một trái cây chín héo. Con nít bước qua trung niên không còn tuổi trẻ. Ẩn để ria mép. Bắp tay thì xâm hình kỳ cụ. Giọng nó tha thiết:
- Em ở đây với tụi này, đi đâu chi cho mệt. Cơm Chà Và cay nhưng ăn mãi rồi cũng quen em à! Anh kiếm cho em đôi guốc gu khác.
- Em ở đây rồi sống làm sao?
- Cơm chùa, nước phông tên, ngủ ngoài hiên như tụi anh.
- Khi bịnh hoạn?
- Tụi này cọp vật không chết, bịnh gì!
Thằng bé chạy về, vừa thở hào hển vừa đưa nắm tay ra trước mặt Trà:
- Đố chị em cầm được bao nhiêu?
- Hai cắc.
- Bậy!
- Ba cắc!
- Trật! Thằng bé sè tay ra. Một đồng bạc nhàu nát.
- Em cầm ở đâu vậy?
- Bà trời đánh chớ còn đâu!
- Thôi đi mua bánh luôn đi. Chị đãi các em một bữa!
Nói vậy nhưng Trà nghe bụng dạ xao xuyến bất an. Trà linh tính như sắp có một cuộc ma dắt lối qủi đưa đường xảy đến.
Bọn nhóc đem đồ cúng ở chùa về. Cơm thịt bánh trái ê hề. Thằng Ẩn bảo dọn ra trên một chiếc băng đá bên gốc một cây sứ già trụi lá chỉ có nhánh như ngón tay thằng cùi.
- Ăn đi chị Bạ Mấy ổng thờ bò, chỉ ăn thịt heo và thịt dệ Khi nào chị ăn thịt bò thì nhớ đừng có vô chùa này nghen!
- Sao vậy?
- Ăn thịt bò chị bước vô là ông Từ bước ra đuổi chị đi ngay. Không biết sao ông ta đánh hơi giỏi vậy?
- Cô Ba đây? Cô Ba đâu? Bỗng một tiếng vang lên từ ngoài cổng.
Rồi một người thanh niên chạy vào. Tưởng ai, kẻ đã từng đóng vai kế toán cho ông chủ tàu Vĩnh Thuận, 'người nhà' của dì Hảo. Không hiểu dì có quyền lực gì mà nghe anh chàng bảo, Trà từ giã đám 'xe lửa cán' và lót tót đi về với dì. Cái anh chàng chuyên nghề canh ngõ hẻm cho khách giang hồ yên tâm không bị lính xúc. Vậy mà vao bàn tay dì Hảo, anh ta trở thành kế toán cho ông chủ tàu, ông chủ chẳng ai khác hơn là gã chồng hờ của dì, để cho cô bé Trà lại hóa ra nữ sinh trường Calmette. Ghê gớm thay cho tấn hài kịch lừa đời.
Bỗng Trà buột miệng hỏi:
- Sao anh biết tôi ở đây?
- Bà cố nội nhìn đôi guốc gụ Bả biểu tôi đến nếu phải thì cõng cô về bả giúp đỡ cho.
- Bộ Sài Gòn chỉ có một đôi guốc gu thôi sao?
- Ai mà biết đâu! Nhưng bả nói bả bỏ ngải gì đó. Sớm muộn gì cô cũng trở về với bà.
Trời ơi! cái đồng hồ ba mặt. Đã trốn lại gặp. Tưởng chỉ có một cái ở gần nhà ông Tây đen, ai dè nó ở khắp nơi.
- Đừng coi giờ của nó mà lầm.