Hồi 24(b)
Ỷ THẾ HIẾP NGƯỜI

Sáng sau, Trương Công lén thu xếp quần áo tiền bạc rồi thừa lúc không ai để ý, bác trốn ra khỏi dinh Nhị Quốc Cựu và đi mất.
Nói về Trương thị sau khi từ biệt Trương Công liền lần theo lộ ra tới đường cái thì trời đã sáng tỏ mặt người. Nàng ghé vào ngôi chợ nhỏ mua ít đồ dùng rồi lén ra ngoài đồng hoá trang thành mụ đàn bà quần áo lôi thôi, hôi hám, mặt mũ, chơn tay vàng như nghệ, trông thật là thiểu não.
Sau đó nàng hỏi thăm đường về vùng Thạch Kiều và chiều hôm sau, nàng về tới tiệm ngủ huỳnh bà.
Nàng đến bên Huỳnh bà và nói:
- Thưa bác, cháu là vợ Tú tài văn Chánh mới trốn về được đây.
Huỳnh bà hốt hoảng đứng dậy, kéo trương thị vô phòng riêng và bảo:
- Mấy bữa nay bác nghe đồn Bao đại nhơn có tìm thấy dưới giếng Quỳnh Hoa sau vườn tào phủ xác một thanh niên và một đứa bé ba tuổi. Vậy sự thể ra sao, cháu nói bác nghe.
Trương thị ứa nước mắt, thuật lại nguồn cơn. Huỳnh bà nghe xong cũng sa giọt lệ:
- Thế thì tàn ác quá chừng. Cháu hãy tạm ẩn trong phòng này để bác đi dòxem Bao đại nhơn có ở phủ không. Cháu phải thận trọng vì hiện nay khắp vùng ai cũng biết là Bao Công đang truy ra tung tích hai nạn nhơn. Nếu bọn thủ túc của Quốc Cựu biết cháu còn sống và hiện có mặt ở đây, chúng sẽ tìm cách giết cháu để triệt đường Bao Công.
Huỳnh bà tất tả ra phố. Tới lúc lên đèn, bà trở về và bảo Trương thị:
- May cho cháu quá. Bao đại nhơn có nhà và sáng mai hồi canh năm, ngài đi hành hương nơi miễu Thành Hoàng ở gần đây.
Trương thị vội hỏi:
- Thưa bác, biết nhờ ai làm đơn bây giờ. Cháu chỉ võ vẽ đôi ba chữ…
- Ừ nhỉ, còn cái đó mới khó chứ. Biết nhờ ai đây.
- Cháu nghĩ có thể nhờ mấy cậu khoá…
- Cháu nói phải, bác có quen một câu, để bác đi hỏi thử xem.
Huỳnh bà lật đật chạy đi kiếm một câu cũng đã đỗ Tú tài và thuật lại đầu đuôi câu chuyện. Thấy cậu ta có vẻ ngần ngại, Huỳnh bà tiếp luôn:
- Sở dĩ già nhờ cậy đến cậu là vì già nghĩ rằng nạn nhân cũng là một sĩ tử như cậu. Cổ nhân có nói: “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”. Nay trong giới sĩ phu có người lâm nạn, cậu nỡ ngoảnh mặt làm ngơ sao đành…
Nghe tới đây, cậu thư sinh nọ mặt đỏ bừng, cướp lời Huỳnh bà:
- Thôi được, để cháu làm dùm.
Rồi cậu lấy bút thảo mọt hồi xong lá đơn. Huỳnh bà cảm tạ ra về.
Sáng hôm sau, mới canh tư Trương thị trở dậy kêu Huỳnh bà mở cửa. Bên ngoài trời lạnh thấu xương, Trương thị cứ lầm lũi tiến theo con lộ mà Huỳnh bà đã chỉ hồi hôm. Nửa giờ sau, nàng dừng chân bên gốc cây gạo, cách miễu thành Hoàng không xa.
Nàng đứng lặng yên như pho tượng, hai tay ấp lá đơn vào ngực như sợ cơn gió bấc vô tình và giật cuốn đi mất. Trong đêm trường tĩnh mịch, không một tiếng động, ngoài tiếng gió rít trên ngọn cây và tiếng dế khóc than dưới đám cỏ.
Bỗng có tiếng vó ngựa từ xa vẳng đưa lại. Nàng chú ý nghe. Tiếng vó ngựa kèm theo tiếng chân người đi rầm rập tiến gần lại phía nàng. Nàng nhớn nhác ngó quanh. Phía tay mặt nàng, hoàn toàn im lặng. Theo lời Huỳnh bà. Bao Công sẽ từ phía mặt đi tới.Trương thị đứng ra giữa lộ dán mắt nhìn về phía trên. Phút sau nàng thấy có anh đèn lồng xuất hiện rồi thì tới toán lính cầm đuốc sáng rực, đi hai bên một vị quan cưỡi con bạch mã: Đúng là Bao Công rồi, Trương thị vùng chạy tới quỳ trước chân ngựa, hai tay nâng lá đơn lên khỏi đầu.
Đoàn quan quân dừng lại. Hàng chục bó đuốc rọi vào phía Trương thị. Giữa lúc ấy, một bóng đen nhẹ nhàng lướt bên bờ đường tới nấp sau bụi rậm, cách đó lối hơn mười bước.
Viên quan quay lưng ngựa, tay phải nắn cây roi sắt, còn tay trái cầm lá đơn của trương thị do lính hầu vừa dâng lên. Ông ta hô lính giơ cao ngọn đuốc. Viên quan mặc áo đại thần, mặt trắng như thoa phấn, môi đỏ chót như son. Bóng đen trông thấy khẽ giậm chơn thốt lên ba tiếng: “Trờ, lầm rồi”.
Vừa lúc ấy viên quan cũng vò nát lá đơn rồi quắc mắt la Trương thị:
- Hay cho con tiện tỳ này khi không dám chặn đầu ngựa ta. Phen này ta phải đánh chết mi.
Miệng nói tay ông ta vung roi sắt nhằm Trương thị quất xuống liên hồi.
Trương thị ngã gục xuống đất mê man bất tỉnh, máu chảy đỏ một bên mặt.
- Bây đâu lục soát nó cho ta.
Hai tên lính không mang đuốc cúi xuống. Chúng tìm thấy mười lạng bạc trong túi áo của Trương thị liền nạp cho chủ:
- Tâu Hoàng Thân, có số bạc này trong mình nó.
- Đưa đây, rồi xách cổ nó vứt vào bụi rậm bên đường cho ta.
Lính hầu dạ ran xúm lại khiêng Trương thị vứt ngay gần bụi rậm có bóng đen đứng núp nẫy.
Viên quan được lính kêu là Hoàng Thân ấy, đốt ngay lá đơn rồi lầm bầm nói:
- Không hiểu em ta làm ăn thế nào mà để cho con mụ này xổng ra. May mà gặp ta chứ gặp phải Bao Công thì khốn rồi.
Thì ra viên quan ấy là Tào Đại Quốc Cựu!! Hèn chi. Nghĩ mà tội nghiệp cho Trương thị.
Bốn tên lính vất Trương thị vào bụi râm xong liền trở lại mặt đường.
Tào Đại Quốc Cựu hất hàm hỏi:
- Xong chưa?
Một tên mau miệng thưa:
- Dạ xong rồi.
- Liệu nó đã chết chưa?
- Dạ, chắc chết chứ sống gì nổi với ngọn roi sắt của Hoàng Thân. Vả lại nó hết cựa quậy lại không thấy rên la gì.
Một tên khác góp ý kiến:
- Tâu Hoàng Thân, với cái rét này thì nó cũng phải chết.
Tào Đại Quốc Cựu gật đầu tán thưởng rồi chia mười lạng bạc cho đám thủ túc. Xong hắn ra lệnh:
- Thôi lên đường gấp kéo không kịp vào triều kiến Hoàng thượng. Bữa nay đức vua lâm trào bất thường.
À thì ra có cuộc hội bất thường này mà Bao Công phải bỏ cuộc hành hương tại miễu Thành Hoàng va Trương thị mất cơ hội trả thù nhà
Chờ cho bọn Tào Đại Quốc đi đã khá xa, bóng đem mới từ bụi rậm chui ra, chạy đến bên Trương thị cúi xuống nghe ngóng một lát rồi lẩm bẩm:
- Còn thoi thóp thở, may ra cứu sống được.
Nói đoạn, bóng đen cõng Trương thị lần theo lề đường và thẳng tiệm ngủ của Huỳnh bà:
Bóng đen đó chẳng phải ai xa lạ, chính là Huỳnh bà. Số là khi mở cửa cho Trương thịra đi, Huỳnh bà lén gọi đứa cháu trai dạy trông nhà rồi bà cũng đi theo hút Trương thị nên được chứng kiến cảnh tượng trên từ đầu đến cuối.
Về tới nha,ø Huỳnh bà hô cháu đem nước nóng rửa vết thương cho Trương thị rồi bà đi kiếm lương y về chạy chữa. Nhờ thầy giỏi lại được Huỳnh bà tận tâm săn sóc, nên trương thị, sau một ngày mê man đã tỉnh lại và qua mấy bữa vết thương trên đầu se lại và nàng đã ngồi dậy đi lại được như thường.
Trương thị quỳ xuống ta ơn Huỳnh bà rồi khóc mà rằng:
- May nhờ có bác chớ không thì cháu đã ra người thiên cổ, chẳng báo được thù nhà. Ơn cứu tử biết bao giờ đáp được.
Huỳnh bà lật đật đỡ Trương thị dậy và bảo:
- Cháu chớ nói đến ân huệ. Ở đời giúp đỡ nhau, có cho mà cháu phải bận tâm. Cháu khá bình tĩnh, lo ăn uống cho mau lại sức mà báo thù cừu.
Trương thị nghen ngào đáp:
- Cháu có mười lạng bạc ròng nó lột mất, nay nhờ vả bác mãi cháu áy náy vô cùng. Thôi răm sự nhờ bác…
Huỳnh bà khoác tay ngắt lời trương thị:
- Bác đã nói là bác giúp mà. Bây giờ cháu cứ tĩnh dưỡng đi. Bác đã nhờ cậu khoá làm lại cái đơn khác rồi. Để tới ngày rằm đây Bao đại nhơn qua miễu Thành Hoàng hành hương cháu sẽ ra đón đường đệ đơn cáo.
- Cháu nghĩ hya là đem đơn vô phủ nạp còn tiện và chắc ăn hơn. Lần này mà lầm nữa thì chắc chết quá bác à.
- Có lúc bác cũng nghĩ như cháu song thấy bất tiện vì giờ này bọn thủ túc của hai Quốc Cựu tất rình rập xung quanh phủ Bao Công để bắt cháu.
- Họ chắc là cháu chết rồi còn chi.
Huỳnh bà lắc đầu:
- Chúng nghe ngóng mấy bữa nầy không thấy ai nói đến xác chết ên đường tất sinh nghi đoán là cháu còn sống nên sẽ lùng kiếm cháu. Cũng vì vậy nên bác sẽ đưa cháu qua lánh nạn tại một nơi khác. Đến sáng ngày rằm bác sẽ đến đưa cháu đi đón đường Bao Công. Lần này bác có kế rồi, không sợ bị lầm nữa. Cháu hãy yên tâm.
Cuối canh tư ngày rằm, cảnh vật hãy còn chìm trong bóng đêm, bỗng trên con đường tới miếu Thành Hoàng, có ba bóng đem lầm lũi tiến bước.
Tới gốc cây gạo đứng núp bữa trước, cả ba dừng lại. Cứ trông hình dáng thì hai người trước là đàn bà còn người đi tập hậu là đàn ông.
- Cháu hãy cầm sẵn lá đơn nơi tay và núp sau gốc cây gạo này, bác sẽ đi xuống phía dưới miễu Thành Hoàng còn thằng cháu trai của bác đây sẽ đi lần lên phía trên. Hễ có đèn đuốc quan quân đi tới, thì bác hay thằng cháu đây sẽ nhận diện. Nếu đúng là Bao đại nhơn, bác hay nó sẽ đứng lên làm hiệu, cháu cứ việc tiền tới mà cản ngựa dâng đơn. Hai cháu đã hiểu chưa?
Hai bóng đen gật đầu. Thế rồi cả ba chia nhau đứng vào vị trí ấn định.
Trời bắt đầu rạng sáng. Xa xa có tiếng trống cầm canh thong thả điểm năm tiếng. Ông thủ từ miễu Thành Hoàng đã trở dậy lên đèn thắp nhang và thỉnh thoảng một hồi chuông. Tiếng chuông rền rĩ ngân vang, lúc đầu còn khoan thai sau trở nên dồn dập và chấm dứt bằng ba tiếng mạnh và rời rạc. Tiếng chuông vừa tan trong không gian thì xa xa từ phía tay trái Trương thị có ánh đèn đuốc nổi lên đỏ rực. Lát sau một vị quan cưỡi ngựa đi giữa đoàn quân mang đuốc sáng choang.
Có lẽ Bao đại nhơn vì lần này đoàn quân đi từ dưới lên. Lần trước Tào đại Quốc Cựu và đám thủ túc đổ từ trên xuống. Trương thị cầm chắc lá đơn trong tay, sửa soạn lại quần áo cho tề chỉnh rồi ngóng trông về phía Huỳnh bà ẩn núp.
Đoàn quan quân gần tới rồi, Trương thị sốt ruột lẩm bẩm:
- Quái sao mãi không thấy Huỳnh bà làm hiệu. Hay là không phải.
Tiếng chân người hoà lẫn tiếng vó ngựa va tiếng đuốc nổ tanh tách càng lúc càng nghe rõ. Vầng ánh sáng của hơn hai chục bó đuốc toả ra tiến dần tới miếu Thành Hoàng. Trương thị dán mắt nhìn về phía Huỳnh bà. Vị quan đã sắp tới trước bụi rậm Huỳnh bà ẩn núp. Vẫn chưa thấy bà đứng dậy ra hiệu. Trương thị miệng lâm râm khấn vong hồn chồng về giúp.
Bỗng nàng thấy bóng Huỳnh bà nổi bật trên vùng ánh đuốc đỏ hồng. Trương thị băng ra lộ cắm cổ chạy tới trước đoàn quân và quỳ xuống giữa đường, tay nâng cao lá đơn lên khỏi con bạch mã của vị đường quan. Thoáng thấy bóng người quỳ trước mặt, con ngựa liền hí lên một hồi rồi đứng dừng lại.
Lính hầu đổ xô đến chĩa giáo rọi đuốc vào người Trương thị. Quan ngồi trên mình ngựa, mặt sắt đen sì, mình bận áo đại bào, mắt sáng như sao, đầu đội bình thiên trông thật oan phong lẫm liệt. Đúng là Bao Công rồi. Thật là may cho Trương thị.
Bao Công cất tiếng sang sảng gọi quân hầu:
- Tụi bây chớ làm người ta sợ.
Thơ lại mau ra tiếp lá đơn đem ta coi.
Một anh thơ lại trẻ tuổi phóng trước cầm lá đơn đem đến trao Bao Công.
Đã xem 437024 lần.


© 2006 - 2024 eTruyen.com