Hồi 20
VỤ ÁN CÁI CHỔI

Xưa, tại quận Hà Nam Huyện Hà Chiêu bên tàu, có hai anh em họ Huỳnh, Huỳnh sĩ Lương là anh, em là Huỳnh Sĩ Mỹ.
Năm Sĩ Lương mười sáu xuân xanh và Sĩ Mỹ mới mười bố thì Huỳnh bà rồi đến Huỳnh ông lần lượt cưỡi hạc quy tiên, cách nhau chưa đầy một năm.
Bữa cất đám Huỳnh ông trời sầu đất thảm, mưa lai rai từ sớm tới chiều không dứt hột khiến ông già bà cả trong làng càng thêm xót thương cho hai mái đầu xanh.
Dân làng chẳng ai bảo ai, tìm mọi cách giúp đỡ anh em họ Huỳnh. Nhưng với ai Sĩ Lương cũng lễ phép khước từ và nói:
- Nhờ trời, ba má cháu quy tiên có để lại cho anh em cháu ít tài sản. Cháu sẽ cố gắng gây dựng lại cơ đồ, và nuôi em cháu. Chừng nào thất bại, cháu xin cô bác giúp đỡ sau.
Mọi người chẳng biết nói sao đành yên lặng ra về, lòng không khỏi khâm phục chàng trai trẻ có chí khí hiên ngang, có đầu óc tự cường.
Sau khi lo cho cha mồ yên mả đẹp, Sĩ Lương ngày ngày dắt trâu ra đồng tiếp tục công việc đồng áng trên mảnh ruộng do cha để lại. Còn Sĩ Mỹ ở lại nhà, lo cơm nước, nấu cám, băm bèo nuôi đôi lợn, thế cho Sĩ Lương. (công việc này do Sĩ Lương cáng đáng từ lúc Huỳnh bà qua đời).
Nhờ Huỳnh ông, lúc sanh tiền, khéo lo xa, chỉ dạy cho việc cấy cày nên nay Sĩ Lương cũng không bỡ ngỡ lắm.
Năm ấy, nhờ trời, vụ lúa được mùa, lại thêm dân làng sẵn có cảm tình với Sĩ Lương bảo nahu giúp đỡ bằng cách mua lại thóc với giá cao, nên Sĩ Lương có được một số vốn khá để tiếp tục làm ăn.
Thấm thoát đã tới kỳ giỗ đầu Huỳnh ông. Bữa đó, trên đường đi thăm một cha về, Sĩ Lương bảo em:
- Em cố gắng chăm nom việc nhà. Hôm nọ em mải chơi để heo đói, anh có rầy la em và em có ý giận hờn anh, như thế là không phải.
Sĩ Mỹ vẫn lặng lẽ đi bên anh.
- Em nên biết rằng lúc cha còn sống, anh cũng đã nhiều lần oán cha trách mẹ bắt anh phải bớt rong chơi mà tập làm việc cho quen. Từ lúc mẹ cha đều khuất núi, anh mới nhận thấy là anh đã lầm. Càng nghĩ lại, anh thấy thương cha nhớ mẹ. Giả tỉ các người không răn dạy anh thì chúng ta đâu có ngày nay. Phải trách mắng em, lòng anh đâu có vui sướng gì…
Sĩ Mỹ ôm lấy anh khóc nức nở, như muốn tạ lỗi mà chẳng nói lên lời, Sĩ Lương biết ý, vỗ về em mà rằng:
- Nay em đã hiểu ra, anh rất mừng. Thôi em nín đi.
Từ bữa đó, hai anh em càng thương yêu nhau hơn và Sĩ Mỹ không bao giờ dám trái lời anh.
Ba năm sau, mãn tang cha, Sĩ Lương nay đã mười chín tuổi được bà con cô bác mến thương làm mai hết đám này tới đám khác.
Nhưng Sĩ Lương cương quyết chối từ mà rằng:
- Cô bác có lòng thương muốn gây dựng cho cháu, cháu rất đội ơn, hiềm một nỗi em cháu còn nhỏ dại. Nay cháu lập gia đình tất nó lủi thủi một mình một bóng, nghĩ mà tội nghiệp…
Ông chú Sĩ Lương xua tay nói:
- Chú có khuyên anh lấy vợ mà ruồng bỏ em đâu. Anh có vợ thì vợ anh nó đỡ đần, nhà thêm người, thêm chân thêm tay, em anh có rảnh tay làm việc đồng áng chung với anh có hơn không?
Sĩ Lương chẳng chịu:
- Ôi thôi, khổ thân nó chú ơi…
Bà cô Sĩ Lương đáp:
- Thằng này lạ thiệt. Không biết lo thân, ở già mãi sao?
Sĩ Lương cười xoà:
- Cô bác thư thả cho cháu “ở giá” vài năm nữa, chờ em cháu lớn khôn, cháu lo cho nó xong rồi sẽ tính đến chuyệ cháu cũng chẳng muộn nào.
Giữ đúng lời hứa, đến năm Sĩ Mỹ hai mươi tuổi, Sĩ Lương nhờ người mai mối hỏi nàng Trương Nguyệt Anh làm vợ cho Sĩ Mỹ. Về nhà chồng ít lâu, nàng Nguyệt Anh tỏ ra rất đảm đang, hiền hậu, đoan trang và rất mực thương chồng kính anh, khiến ahi anh em họ Huỳnh rất đẹp lòng.
Hai Năm sau, Sĩ Lương cũng kết duyên tần tấn với nàng Lý Thị. Trước cảnh anh em họ Huỳnh thương nhau như thể chân tay, hai chị em dâu cũng chóng trở nên thân thiết với nhau.
Xem ra thì Lý thị nhan sắc có phần thua kém Nguyệt Anh và lại vụng về, không chăm bằng em dâu. Thành thử bao nhiêu công việc do Nguyệt Anh lãnh đủ. Có lần Nguyệt Anh than phiền với Sĩ Mỹ thì bị chồng mắng cho một trận nên thân. Từ đó nàng khôn giám suy bì, ganh tỵ với chị dâu nữa.
Sĩ Lương thấy vợ ỷ mình phận trên có ý làm biếng nên một bữa nhân lúc cùng Sĩ Mỹ đi làm đồng mới bàn với em rằng:
- Anh em ta bây giờ còn ở chung với nhau nhưng mai sau có con cái, nhà cửa chật hẹp tất phải ở riêng mỗi người một nơi. Anh không muốn vợ anh lười biếng quen thân nên anh định từ nay công việc trong nhà đều bắt Lý thị và Nguyệt Anh phân công đảm nhiệm. Chẳng hay ý em thế nào?
- Em chịu ơn anh đã nhiều nay vợ em có phải cực nhọc cũng chẳng có chi mà phàn màn. Xin anh đừng nghĩ vậy, mà đau lòng em.
- Em hiểu lầm anh rồi. Anh đâu có định thử lòng em. Nếu em muốn giúp lại anh thì em nên chiều theo ý anh.
- Anh dạy sao em xin tuân lời.
Thế là ngay chiều đó, lúc đi làm về, Sĩ Lương gọi vợ và em dâu lên bảo hai người từ nay phải san sẻ đồng đều mọi công việc trong nhà. Chàng nói tiếp:
- Ngay cả đến việc dễ nhất là việc quét nhà, hai người cũng phải chia nhau, mỗi người quét một ngày.
Cả hai vâng dạ tuân theo. Anh em họ Huỳnh lấy làm mừng lắm. Nhưng họ có ngờ đâu, chính vì sự phân công ấy mà tai hoạ đổ xuống gia đình họ.
Số là Lý thị đã vụng lại lười, bất kỳ việc gì tới phiên thị làm cũng không được chu đáo, hoàn bị bằng Ng biến thành Quốc Mẫu thấy vậy hãi quá, hiện nguyên hình và cong đuôi toan chạy trốn nhưng chưa kịp thì đã bị Thiên Miêu nhào tới cắn ngay giữa bụng chết liền. Con chuột yêu thứ Tư tức là Thừa tướng giả và con chuột yêu thứ Năm tức Thi Tú tài giả cũng bị Thiên Miêu vồ cắn chết. Riêng chuột yêu đầu đàn giả làm Bao Công lúc trước, thấy cơ nguy liền phóng lêmn mây chạy trốn. Thiên Miêu gào lên một tiếng lớn rồi quất đuôi nhẩy vọt lên mây rược bắt.
Lát sau, Thiên Miêu từ trên trời nhẩy xuống, há miệng nhả con chuột yêu đầu đàn bị cắn chết queo xuống chân đài.
Đoạn Thiên Miêu phóng lên đài gương mắt nhìn Bao Công. Bao Công niệm câu kệ của Phật Thế Tôn rồi cám ơn Thiên Miêu. Linh Miêu gật đầu nhẩy tót lên mây trở về dưới chân Đức Phật Thế Tôn.
Bao Công xuống đài đến bên xác năm con yêu thấy con nào cũng mập mạp và dài hơn một trượng, có đủ chơn cẳng giống như người.
Vua Nhơn Tôn thong thả tới ngó xem qua rồi hỏi Bao Công:
- Chuột chi mà lớn như người vậy?
- Tâu Hoàng Thượng, nó ăn thịt nhiều người nên mới lớn mập như vậy và mới thành tinh.
- Bây giờ khanh định làm gì với năm xác chuột này?
- Xin Hoàng Thượng cho quân lính xẻ thịt ăn thêm sức.
Vua Nhơn Tôn chấp thuận rồi phản giá hồi trào, đặt tiệc linh đình thết đãi bao Công.
Chiều đó Thi Tú tài dẫn vợ là Hà Liễn đến lạy tạ Bao Công. Bao Công nhìn hai người một lát rồi nói:
- Thôi hai người khá trở về sum họp với nhau. Câu chuyện vừa rồi xảy ra ngoài ý muốn của Hà thị, cho nên không đáng trách.
Vợ chồng Thi Tú tài vái tạ rồi lui về. Ít bữa sau, Thi Tú tài bắt gặp vợ ôm bụng nhăn nhó liền hỏi nguyên do. Hà thị bẽn lẽn đáp:
- Từ ngày xẩy ra chuyện chuột yêu đến giờ thiếp cứ đau bụng hoài.
Thi Tú tài lặng lẽ lấy linh đơn của Đổng Chơn Nhơn cho bữa trước, mài ra đưa vợ uống. Hà thị mửa ra hết chất độc và khỏi bệnh.
Trong sách có kết thúc chuyện nầy bằng một câu: “Thiệt là một án lạ”.