Chương 15

Khi từ nhà ga trở về, Mạnh Giao và Hải Đường đi vào hoa viên trước, và bỗng cảm thấy một sự hoang vắng lạ thường. Một con ác là cô đơn, hót trên mái nhà bếp, càng làm tăng sự vắng lặng. Lúc hai người bước vào nhà, Chu má đang đi ngang qua, ôm một đống quần áo để giặt. Bà ta hỏi Hải Đường:
- Tôi đã lột khăn giường. Nếu cô đồng ý, tôi sẽ tháo cả màn cửa. Cô không dọn vào phòng cô Mẫu Đơn, phải không?
- Không, tại sao phải dọn? Tôi sẽ ở lại phòng của tôi.
Khi bước vào thư phòng, nàng trông thấy hai lá thư và một gói khá lớn nằm trên bàn giấy. Nàng nhận được ngay chữ viết của chị. Một trong hai lá thư gửi cho nàng, lá kia gửi cho Mạnh Giao.
Mẫu Đơn viết gì trong thư mà không thể đích thân nói? Nàng đưa cho Mạnh Giao lá thư và cái gói. Vẻ mặt chàng căng thẳng, lông mày nhíu lại một hai lần, bao giờ cũng là dấu hiệu của một sự tập trung căng thẳng trong tâm trí.
Một sự im lặng chết chóc bao trùm căn phòng, khi mỗi người cầm một lá thư và ngồi xuống ghế bên cửa sổ.
“Em gái yêu quý, Chị sẽ không trở lại nữa. Đường đời dẫn chúng ta xa nhau. Cái chị đang làm có vẻ kỳ lạ đối với em, và chị biết Đại Ca đau khổ lắm. Anh vẫn yêu chị và chị cảm thấy một sự đau đớn vô cùng phải xa anh. Em có thể giúp anh vượt qua được nỗi đam mê đối với chị, nhưng chị không nghĩ anh có thể hoàn toàn xoá bỏ chị khỏi ký ức của anh. Tại sao lại phải như thế? Chị đã học hỏi được rất nhiều điều trong một năm qua, nhưng có một điều không thể thay đổi là tình yêu của chị đối với Tần Châu. Chị không dằn được lòng chị. Đại ca rất là tuyệt vời trong sự hiểu biết. Điều duy nhất chị có thể nói là nếu chị làm anh đau đớn thì quả thực chị không bao giờ muốn như vậy.
Chị của em thật là vô phúc. Có phải là lỗi của chị không thể lấy được Tần Châu, và phải lấy tên thô lỗ ấy, và có phải là lỗi của chị khi chị yêu người anh họ mà không thể lấy được không? Chị không biết tại sao bây giờ chị phải nói những chuyện này với em. Có lẽ chị muốn bào chữa cho chị trước mắt em.
Hãy tin chị, chị cảm thấy nỗi đau vô cùng cho Đại ca. Khi chị đi rồi, em hãy hết lòng săn sóc cho anh. Phải, chị rất sung sướng, sung sướng vô cùng được trở lại với Tần Châu. Dù số phận chị thế nào, chị cũng không cần. Yêu thương và khổ lụy, yêu thương và đau buồn không bao giờ tách rời được. Em còn trẻ, và có lẽ khi em yêu, em sẽ hiểu.
Chị của em Mẫu Đơn” Nàng buông rơi lá thư trên đùi. Nàng nhìn Mạnh Giao, lá thư mở trong tay, rất buồn bã, và tràn ngập lòng thương hại chàng. Nàng chưa bao giờ trông thấy một bộ mặt nhàu nát đến thế và đồng thời cũng tức giận đến thế. Chàng dường như biết nàng đang nhìn mình, và vội quay nhìn chỗ khác, nheo mắt nhìn xuống.
Một cái gì đang phấn đấu để kiềm chế bên trong chàng, trong khi môi chàng mím chặt thành một sự im lặng run rẩy. Những đường gân máu nổi hằn trên thái dương. Chỉ giây lát, chàng ngẩng lên và những đường căng bên miệng dịu xuống. Chàng hỏi:
- Thế nào?
Hải Đường nhìn chàng chăm chăm trong một giây, trước khi nàng nói, hầu như lạnh lùng, "Em xin lỗi cho chị em. Chị ấy hối tiếc những gì chị ấy đã làm... Đây, anh có muốn đọc không?" Nàng đứng dậy, đặt lá thư vào tay chàng trước khi chàng có thể trả lời, và bước qua cửa thư phòng trở về phòng riêng của nàng.
Chàng cảm thấy dễ chịu được ngồi một mình, và cảm phục sự khéo léo tế nhị của Hải Đường. Chàng đã đọc lá thư Mẫu Đơn viết cho chàng, một lá thư tàn ác, trái ngược với bộ mặt rất kiều diễm ấy, như cái tia sáng loé phía sau của một con báo trườn đi. Tại sao nàng cần phải cứng rắn và tàn nhẫn như thế khi nàng đã bỏ đi? Những lời lẽ của nàng toát ra sự cứng cỏi, lạnh như băng giá của một nụ hôn tử thần.
“Đại Ca thân mến, Với một nỗi buồn không cùng trong tim, em viết lá thư này cho anh, bởi vì em không có can đảm tự mình nói trước mặt anh.
Em biết anh là người duy nhất có một sự thông cảm vĩ đại và độc nhất, và em cầu khẩn anh sẽ hiểu em, đứa em họ Mẫu Đơn thiếu may mắn của anh.
Em không thể nói dối anh. Em không muốn lừa dối anh. Em không thể cho anh biết tại sao hay là lúc nào, cái sự kiện tàn ác tràn lên trong tâm thức và linh hồn em.
Em không yêu anh, và sẽ không bao giờ muốn gặp lại anh nữa.
Em yêu anh một lần, yêu điên cuồng mù quáng, với tất cả đam mê trong tim em, nhưng em nghĩ đó chỉ là sự mới lạ và lôi cuốn của một cái gì không biết. Bây giờ em biết anh, em đã thức tỉnh và nhận thức rằng cái mà em coi là tình yêu ấy chỉ là sự thán phục cho một người đàn ông đã thay đổi cuộc đời em, và đã dậy em biết cười.
Em vẫn khâm phục anh và tôn thờ anh như một người đàn ông, và một nhà tư tưởng đã phá vỡ những trói buộc của phe Tân Khổng Giáo, và dạy cho mọi người, đàn ông cũng như đàn bà, phải sống đúng với và làm tròn bản năng của mình, theo đúng sự tốt lành tự nhiên trong tim mình. Điều này em mang ơn anh, và sẽ mãi mãi mang ơn anh.
Em hiểu nỗi buồn khổ của anh, bởi vì em cũng cảm thấy như thế. Nhưng em không yêu anh như anh yêu em, và em không thể bắt em bày tỏ những gì mà em không cảm thấy.
Xin hãy quên người em họ Mẫu Đơn đi. Đừng đi tìm em, bởi vì em sẽ biến mất vĩnh viễn khỏi cuộc đời anh.
Rất đau buồn Mẫu Đơn, em họ của anh” Có một cái gì cố tình tàn phá trong lá thư mà chàng không thể giải thích rõ ràng. Giống như nghe một ban hoà tấu hay, nhưng bỗng nhiên bị một con khỉ làm gián đoạn, nhảy ngang qua sân khấu với tiếng kêu chói tai. Một nỗi chua chát dâng lên trong lòng Mạnh Giao và cổ họng cảm thấy nghẹt. Sự tan vỡ của giấc mộng khiến chàng kinh hoàng và không chống đỡ được.
Điều làm Mạnh Giao ngỡ ngàng là nhát đâm sắc bén trong câu cuối cùng. Chàng biết rõ niềm đam mê nồng nhiệt của nàng lạnh nhạt dần trong mấy tháng vừa qua. Cần gì phải nói những lời này trong thư sau khi chia tay? Thực vậy, chàng đã làm mọi điều chiều theo ước muốn của nàng; chàng nghĩ chàng hiểu nàng.
Nhưng lời nói của nàng là một sự thẳng thắn không thương xót, phản bội không lời xin lỗi, chia tay không có nước mắt. Bỗng nhiên chàng nhớ lại kinh nghiệm tình yêu đầu tiên của chàng; người con gái trước kia đã thay lòng, bỏ chàng để lấy một người chồng giầu, cũng có cùng một cảm giác thú vật cứng rắn thế này.
Điều này càng làm chàng tin tưởng thêm rằng cái luật đầu tiên của đàn bà là chiếm hữu hoàn toàn một người đàn ông - kết hôn với người đàn ông và sau đó chỉ huy, điều khiển và xử dụng người đàn ông theo sự tiện lợi của mình. Khi hủy diệt tình yêu của chàng, Mẫu Đơn đã hủy diệt nhiều hơn tình yêu ấy. Nàng đã làm sống lại trong lòng chàng những tư tưởng thù ghét đàn bà, đàn bà dùng móng vuốt và nước mắt để đạt được một căn nhà an toàn để nuôi dưỡng con cái - bản năng của người đàn bà cũng giống như bản năng làm tổ của loài chim - và khi làm như thế, đàn bà không cần thiết phải vô tâm, nhưng chỉ là tuân theo những định luật của bản năng muôn đời. Người đàn ông độc thân khôn ngoan là một con cá khôn khéo chỉ cắn những mồi nào có thể và tránh cái mạng lưới rộng lớn của môi hôn và những con mắt đắm đuối.
Mắt chàng chợt trông thấy một hàng chữ tái bút viết vội, khác hẳn những hàng chữ viết đẹp ngay ngắn của lá thư. Hiển nhiên là nàng viết thêm, có lẽ đêm hôm qua sau những nụ hôn cuồng loạn, nóng bỏng và phơi trần mà cả hai cùng ngạc nhiên.
“Tái Bút. Xin tha lỗi cho em. Xin tha lỗi cho em tất cả mọi việc. Cái gì em viết đã viết rồi. Đây em tặng anh cuốn nhật ký của em, một phần đáy hồn của em đó. Có lẽ nó sẽ giúp anh hiểu em hơn.” Mạnh Giao bỏ mặc cái gói, không mở ra, vì chàng coi là không thực sự quan trọng. Nếu trong đó có một lời giải thích, thì chàng muốn đọc nó trong lúc bình tĩnh và khách quan, như thể đó là một tài liệu lịch sử hoặc một cuốn nhật ký của một người nào đó viết cả một thế kỷ trước, không liên hệ cá nhân mà chàng đang cảm thấy rất sâu sắc lúc đó. Tại sao nàng phải viết, "Em sẽ biến mất vĩnh viễn khỏi cuộc đời của anh?" Cương quyết, lạnh lùng, và nhẫn tâm. Chàng cảm thấy như thể chàng đang đọc một lá thư của một cô gái bao kinh nghiệm và có tài, và trước kia Mẫu Đơn từng viết loại thư như thế, để cắt đứt một cuộc dan díu mà nàng không còn muốn nữa. Dụng cụ của một cuộc trao đổi. Sự thực là, nàng rõ ràng bỏ chàng để tìm một tình yêu khác, để bắt đầu một cuộc lãng mạn khác. Chàng sẽ đọc cuốn nhật ký ba bốn ngày nữa, có lẽ là một tuần nữa. Chàng cần phải đánh giá lại hoàn cảnh và phục hồi lại sự quân bình của chàng.
Lúc ăn tối ngày hôm sau, Hải Đường hỏi chàng, "Tại sao anh nhìn em như thế?" Mạnh Giao vội trả lời, "Anh nhìn em hả? Anh xin lỗi. Anh không định như vậy." Mắt Mạnh Giao có một cái nhìn tập trung sâu xa, tìm kiếm và xâm nhập đến nỗi một người con gái bình tĩnh và tự tin phải hổ thẹn. Hải Đường trông thấy sự giày vò trong lòng chàng, sự đăm chiêu, và nỗi cô đơn khủng khiếp đằng sau cái nhìn trừng trừng của chàng.
- Có phải anh không nghĩ đến chị của em?
- Không. Anh nghĩ về đàn bà, về bản chất đàn bà. Anh xin lỗi đã nhìn em để tìm...
- Tìm cái gì?
- Để tìm dấu vết lừa dối của đàn bà ở em.
Cái nhìn của nàng, ngơ ngác, mệt mỏi và chua chát, quay đi chỗ khác. "Anh có tìm thấy không? Anh phải nhìn kỹ hơn nữa..." - Anh vô cùng xin lỗi.
- Vậy thì đừng xét đoán em bằng chị em.
Nàng cúi xuống và hỷ mũi trong một chiếc khăn tay nàng lôi ra từ ống tay áo. Rồi nàng quay khuôn mặt trong sáng nhìn chàng, như thể không có gì xảy ra. Nàng hỏi:
- Anh có muốn em ra đi không? Anh biết lúc nào em cũng có thể về quê mà.
- Em có muốn về không?
Nàng trả lời, "Không," và nhẹ nhàng nói thêm, "Trừ phi anh muốn em đi. Anh đã đọc lá thư chị em viết cho em. Chị ấy hy vọng em sẽ ở lại. Em yêu thích Bắc Kinh lắm. Em thích căn nhà này, cả anh và căn phòng của em, và cái lợi được học hỏi rất nhiều ở anh. Không ai có thể đòi hỏi hơn thế được. Nếu anh muốn em ở lại thì em sẽ ở lại. Em muốn ở lại. Chị em... Anh đã đọc cuốn nhật ký của chị ấy chưa?... Chưa?... Em biết chị ấy có một cuốn nhật ký. Em không tò mò xoi bói..." Nàng nói mấy chữ cuối cùng một cách kiêu hãnh.
Mạnh Giao cảm thấy phải bào chữa. "Vậy thì anh năn nỉ em ở lại... Xin đừng hiểu lầm anh. Anh có một cảm giác chắc chắn... rằng rồi sẽ khác đi." Chàng chợt nghiêng đầu lắng nghe.
- Cái gì thế?
- Anh nghĩ anh nghe thấy giọng nói ấy, giọng của chị em. Anh chắc điên mất.
- Điều đó là tự nhiên rồi, sau khi chị ấy ở trong nhà này quá lâu như thế. Đôi khi em cũng nghe thấy giọng của chị. Đêm qua, em chợt thức giấc nửa đêm, và định gọi chị, rồi bỗng nhiên em nhó lại chị đã đi rồi...
Nhưng tại sao anh chưa đọc cuốn nhật ký?
- Anh không muốn đọc. Không muốn đọc lúc này. Anh muốn cảm thấy đủ xa cách Mẫu Đơn trước khi anh đọc.
Nàng tiếp tục ăn cơm, và bỗng giận dữ lớn tiếng, "Bác đầu bếp này thực là quá đáng!" Nàng nhấn chuông và bảo người hầu, "Mang bát canh này đi ngay. Bảo bác đầu bếp đừng làm món này. Không còn đồ ăn ngon hay sao?" Người đầu bếp chạy lên, không dám nhìn thẳng vào cô chủ trẻ. Nàng cho ông ta cơ hội để giải thích. "Bác nghĩ rằng bác có thể làm cá ươn trong khi tôi ở đây hả, tuy nhiên bác biết che giấu bằng gừng và dấm. Hãy nhìn đây..." Người đầu bếp yếu ớt giải thích, "Tôi mua cá ở chợ sáng naỵ.." Hải Đường không thèm nhìn ông ta. "Chủ nhân sẽ ăn cơm nhà trong ba bốn ngày sắp tới, bữa trưa và bữa tối. Tôi thấy món bánh nhân cà tím hết rồi. Hãy làm thêm một ít nữa, hoặc mua tại chợ Đông An. Nhớ là chủ nhân thích món đó." Quay lại Mạnh Giao khi người đầu bếp đi rồi, nàng nói, "Hắn ta thực là điên. Bởi vì tuần trước chúng ta đi vắng và trong nhà lộn xộn, tất cả đầy tớ đều chểnh mảng... Một mình Chu má vẫn như thường. Bà ta lượm những đồ dơ mà không cần phải nhắc bảo. Em thích bà ta lắm. Anh đã thấy màn cửa mà bà ta đã giặt ủi và treo trong phòng Mẫu Đơn chưa?" Mạnh Giao không biết, và mặt chàng tỏ ra dễ chịu. Thực là tốt khi nghe những chuyện vớ vẩn đàn bà ở nàng. Chàng nói:
- Hãy uống trà trong thư phòng.
Đây là buổi tối đầu tiên chỉ có hai người với nhau. Bầu không khí quá mới mẻ nhưng vẫn có vẻ như một cái gì quen cũ. Chàng cảm thấy chàng chưa bao giờ thực sự nhìn kỹ Hải Đường, và chàng nhìn nàng một lần nữa, mặc dù chàng đã nhìn hàng ngàn lần trước đôi mắt trong sáng, thẳng thắn mở to của nàng và cái núm đồng tiền xuất hiện và biến mất từ khoé miệng nàng.
- Tại sao em biết anh thích bánh nhân cà tím?
Hải Đường cười tự mãn. "Một người đàn bà phải nhìn thấy tất cả. Em không tưởng tượng anh sống một mình được. Anh không biết anh ăn cái gì, phải không?" Mạnh Giao tận hưởng sự săn sóc đàn bà này. Chàng không thể chống lại cái cảm giác hoàn toàn thoa? mãn và yên bình mà sự hiện diện của người em họ trẻ tuổi này đem lại cho chàng. Dường như nàng cần phải ngồi đây với chàng, ngồi thẳng trên ghế, hai chân khép lại, bẽn lẽn và kín đáo, khác hẳn người chị lãng mạn và nằm dài ra. Giọng của nàng thanh tao và nhỏ nhẹ, không có tiếng rinh rích như chuông của Mẫu Đơn.
Giữa những ngụm trà, nàng thường giơ tay có những ngón tay mềm mại, cẩn thận điều chỉnh lại chiếc trâm trên mái tóc. Khuôn mặt nàng và sự cân xứng của đường nét mang một nét giống Mẫu Đơn, nhưng vẻ xa xôi mơ màng của mắt người chị không có ở đó; Hải Đường dường như là một bản sao tinh khiết của Mẫu Đơn. Chàng hỏi:
- Phòng này có vẻ khác lạ. Cái gì vậy?
Hải Đường mỉm cười. "Anh không nhận thấy ư? Sáng nay lúc anh vắng nhà, Chu má và em đã thay màn cửa. Em tìm thấy mảnh vải giường sa tanh màu xanh kia." Nàng chỉ vào chiếc ghế trường kỷ gọn ghẽ phủ tấm vải xanh và trắng. "Anh không nghĩ là màu xanh đẹp hơn hay sao? Em bao giờ cũng thích màu xanh.
Cái tấm vải cũ màu tím đang đem đi giặt. Anh có muốn thay lại không?" Mạnh Giao nhớ lại Mẫu Đơn rất thích màu tím, đặc biệt là quần áo ngủ.
- Không. Như thế đẹp hơn. Anh nghĩ căn phòng đã thay đổi - trông sáng sủa hơn.
Sau khi dùng trà, Hải Đường hỏi, "Anh có muốn làm việc bây giờ không? Nếu anh muốn ở một mình, em sẽ trở về phòng em." - Không, trừ phi em muốn thế. Anh quen với sự hiện diện của hai chị em rồi. Thỉnh thoảng cũng rất là cô đơn.
- Vậy thì em sẽ thêm than vào lò và ngồi đây đọc sách. Chiều nay em cũng cảm thấy cô đơn trong phòng của em, vì chị em đã đi rồi.
Lần đầu tiên chàng hưởng một sự bình tĩnh và yên ổn mà chàng không cảm thấy suốt một năm qua; chàng gần như là một con tầu cập bến sau một đêm bão tố.
Cái cảm giác cá nhân bị Mẫu Đơn làm nhục vẫn còn đau nhói trong lòng Mạnh Giao. Chàng ngạc nhiên khám phá rằng chàng đã không còn nghĩ đến nàng và tính nhẩm ngày nào nàng trở về đến Thượng Hải và Hàng Châu nữa. Chàng sẽ không bao giờ tin một người đàn bà nào nữa, và tìm thấy sự thoải mái trong cái ý nghĩ khuyển nho cho rằng tất cả đàn bà đều giống nhau, rằng cái gì đã xảy ra cho chàng chỉ là cái mà chàng phải trông đợi sẽ xảy ra. Nhưng tim chàng vẫn hồi hộp khi trí tưởng tượng của chàng trông thấy nụ cười của Mẫu Đơn và nghe thấy giọng nói của nàng, và chàng có một cảm giác rất mạnh về sự vắng mặt của nàng, sự trống rỗng mỗi khi về nhà.
- Con chó cái đã bỏ ta. Ta mất tất cả rồi.
Hải Đường trông thấy sự bồn chồn này ở chàng, và rất tội nghiệp cho chàng, nhưng nàng không nói gì cả.
Vào đêm thứ ba, chàng nói với nàng sau bữa ăn tối, "Anh phải đi ra ngoài." - Làm việc hả?
- Không, chỉ thăm một người bạn.
Chàng muốn tự thuyết phục về sự trống rỗng của tình yêu đàn bà, và đi tới ngõ Hạnh Hoa để tìm sự an ủi trong vòng tay ôm của một gái điếm, và đồng thời trút bỏ sự trả thù của tinh thần chàng đối với đàn bà.
Cũng là điều thú vị đem tình yêu xuống mức thú vật thấp nhất và tách tình yêu ra khỏi tình cảm, nhưng cũng không đủ sức thuyết phục. Chàng trở lại tối hôm sau, và mặc dầu chàng không muốn, chàng bao giờ cũng tìm thấy sự đáp ứng của con người; người gái điếm mà chàng ân ái cũng là một con người, với tình cảm ấm áp, có khả năng lôi cuốn nồng nhiệt. Thực ra, một vài gái điếm yếu đuối và ngu dốt đã năn nỉ chàng trở lại với họ. Tuy chàng cố gắng, tình yêu, dù là tình yêu mua được, tình yêu thấp hèn nhất, cũng không phải hoàn toàn chỉ là vật dục đối với chàng. Chàng không thể nào không nghĩ tới Mẫu Đơn như lần đầu chàng gặp nàng trên thuyền - thành thực, thẳng thắn, rung cảm với tất cả những thứ tốt đẹp trong thiên nhiên, tràn đầy một niềm vui sống, một tinh thần độc nhất khác với tất cả những người đàn bà mà chàng từng biết.
Chàng không trở lại ngõ Hạnh Hoa nữa. Dù bận rộn hay rảnh rỗi, tâm trí chàng chỉ có một ý nghĩ:
Mẫu Đơn.
Chàng cố gắng đi chơi và gặp gỡ nhiều người, chú tâm tới những vấn đề nhà nước, nhưng cũng vô dụng.
Nàng ở bên chàng từng giây phút của mỗi ngày. Chàng cố nghĩ xấu về nàng - rằng nàng lạnh lùng và tàn nhẫn - nhưng cũng không kết quả. Trí óc chàng cố gắng hết sức tìm những lý do để quên nàng, nhưng trái tim chàng hành động ngược lại. Về thể xác, chàng cảm thấy tim chàng chảy máu, và tình yêu này là một nỗi đau nhức nhối lúc nào cũng bắt chàng phải nhớ. Rồi chàng cố tự thuyết phục nàng yêu chàng và nàng cũng không yêu chàng. Điều nào mới đầu nghe cũng có lý, nhưng rồi lại thấy phi lý. Chàng cảm thấy trong những xúc cảm sâu xa nhất của con người, con ngưòi không biNàng nói thêm còn có một người từ Dương Châu muốn yết kiến chàng, một người ăn mặc sang trọng, để ria mép, và ăn nói giống như một thày đồ nhà quê, chuyên sống bằng nghề giao tế thuê cho người khác. Người đó tỏ ra rất thất vọng và hoảng hốt khi được biết quan hàn lâm đi vắng cả ngày. Người đó hẹn ngày mai sẽ trở lại và dường như có việc quan trọng.
Mạnh Giao nhìn vào tấm danh thiếp. Đó là danh thiếp của Dương Thuận Lý, thương gia muối triệu phú của Dương Châu mới bị bắt. Chàng hiểu ngay và chắc chắn rằng người này do họ Dương phái tới làm đại diện để lo dàn xếp. Làm thế nào họ Dương và những người khác biết được bằng chứng ở trong tay Mẫu Đơn?
Có lẽ người thư ký của Xếp Thuyết đã ngó vào cuốn nhật ký trước khi gửi đi. Người thư ký này chắc đã bảo cho người chú là Xếp Thuyết khi nội vụ bị đổ bể.
Mạnh Giao lập tức ra lệnh cho người gác cổng từ chối không tiếp người khách ấy bằng câu nói cương quyết "Chủ nhân không có nhà." Người gác cổng hỏi, "Nếu ông ta cứ chờ thì sao?" - Cứ nói không có nhà. Ta không có mặt tại Bắc Kinh - nói bất cứ cái gì. Ông ta sẽ hiểu.
Mạnh Giao tức giận. Quay lại hai chị em, chàng nói, "Anh đánh cuộc với các em người đó đem tới một món hối lộ lớn. Anh biết loại ngưòi này. Những người biết chữ nghĩa theo phò bất cứ ai, lo lắng không tìm được sinh kế, nên tìm đường làm giầu bằng những vụ kiện hoặc móc nối và mua bán ảnh hưởng. Họ nói ngôn ngữ của Đức Khổng, với một vẻ khiêm tốn có văn hoá, và biết tất cả những cách cười xã giao, cách đằng hắng, và kính trọng người đối thoại. Họ chỉ làm phí thì giờ của ngưòi khác. Một gái điếm hạng sang một đêm kiếm được một trăm quan. Một tay biết dùng chữ nghĩa và lịch sự có thể kiếm một ngàn quan. Cả hai đều là điếm - có cái gì khác đâu?" Hải Đường lo âu khép chặt chiếc áo ngoài. Bỗng nhiên Mẫu Đơn nhận thấy em gái có vẻ hốc hác tiều tụy.
Nàng liền hỏi:
- Em bịnh hả? Em có vẻ mệt mỏi.
Hải Đường cho biết nàng bình thường, nhưng mắt nàng lờ đờ và thiếu hẳn cái vẻ lộng lẫy bình thường.
Nàng là người rất giỏi che giấu cảm giác riêng.
Sau đó là một bầu không khí vui tươi giả tạo khi mọi người nói chuyện vặt. Những câu chuyện rời rạc, tầm phào và sen kẽ là những lúc im lặng vụng về. Nhưng bữa uống trà trong thư phòng đã lấy lại được đôi chút thân mật dễ chịu.
Mạnh Giao bóc lá thư của Nghi thân vương. Không có gì quan trọng - và vấn đề của Mẫu Đơn chưa tới quan Tổng đốc, nhưng ông ta hứa sẽ lo liệu khi tới chuyện, Mạnh Giao và cô em họ không cần phải lo lắng.
Rồi chàng đọc bản thông cáo bốn trang của triều đình. Theo thông cáo này thì giám đốc Sở Thuế Muối và hai thương gia muối tại Dương Châu đã bị bắt. Nội vụ sẽ chuyển tới quan Tổng Đốc, và quan Tổng Đốc ra lệnh phải làm một bản báo cáo thật đầy đủ. Mạnh Giao biết ngay bản thông cáo này đến từ văn phòng Tổng Đốc. Ý nghĩa của thông cáo này là Đại Lý Viện đã quyết tâm điều tra và không chấp nhận một sự điều đình nào trước vụ xử án. Vì có liên hệ tới vụ án, Mạnh Giao cho biết sẽ đến thăm quan ngự sử Lưu để biết thêm.
Mẫu Đơn hỏi, "Anh có chắc là em sẽ không bị dính líu không?" - Anh chắc như vậy. Để mặc anh lo liệu. Ngay cả khi công tố viên muốn có thêm chi tiết ở em, em có thể nói một cách lương thiện là chồng em không bao giờ bàn luận với em về vụ này - và em không biết gì cả.
Phùng Nam Đạt hoàn toàn biến mất. Chàng không tới quán rượu. Mẫu Đơn tới Thiên Kiều vài lần nhưng không thấy chàng. Một lần nàng lấy hết can đảm hỏi thăm những võ sĩ khác, nhưng họ làm như không biết gì. Nàng lo lắng không biết chuyện gì đã xảy ra cho chàng. Có phải vợ chàng hung dữ đến nỗi nhốt chàng lại, hoặc bắt chàng phải xa lánh nàng?
Giống như một kẻ tội phạm trở lại phạm trường, nàng trở lại khách sạn và lảng vảng tại đó, hy vọng và tưởng tượng Phùng Nam Đạt sẽ xuất hiện và đi vào bóng tối của lối vào khách sạn. Nếu chàng xuất hiện với một cô gái khác, nàng sẽ chạy vào quầy bán trái cây đối diện và tránh không cho chàng nhìn thấy. Mắt nàng dính chặt vào cái khung ánh sáng hình chữ nhật tại cái cột trước cửa, trên đó treo một tấm bảng với hàng chữ đỏ rẻ tiền:
"Liên Thành Khách Sạn", một cái tên hiệu thô tục. Những quán trọ thương mại không thể không nghĩ tới hai đề tài căn bản của du khách:
thứ nhất, sự tìm kiếm một mỏ vàng, và thứ hai, niềm hy vọng liên tục thăng quan tiến chức.
Cảm giác ngây ngất trở lại với nàng khi khoác tay chàng trên đại lộ Trường An, sánh đôi với những bước chân trẻ trung nghênh ngang của chàng. Cơn mơ mộng ngọt ngào chiếm tâm trí nàng vài phút. Rồi mắt nàng mở to khi trông thấy một khuôn mặt lạ, có thể là khuôn mặt người thư ký khách sạn, nhô ra từ cái vùng ánh sáng lờ mờ bên dưới tấm bảng hiệu. Nàng hoảng sợ, quay gót và bỏ chạy.
Ngày một nóng thêm. Nàng không quá quan tâm tới chàng lắm, nhưng câu hỏi cái gì xảy ra cho chàng cứ hiện lên tâm trí nàng. Ñt lâu sau nàng khám phá ra một nơi giải trí nữa tại Thập Tự Hải, ngay sau Tử Cấm Thành. Nàng tới đó một phần vì buồn chán, một phần vì ý muốn tìm kiếm Phùng Nam Đạt.
Thập Tự Hải là một vùng có những cánh đồng trồng ngô và nhiều ao sen dưới những rặng liễu già um tùm.
Cái tên chứng tỏ rằng một thời ở đây có mười ngôi chùa bên một cái hồ, nhưng bây giờ chỉ còn lại một ngôi đền nhỏ, khiêm tốn, bằng gạch đỏ có hai vòng tròn làm cửa sổ. Những hồ nước ở đây nối liền với Bắc Hải bên trong Tử Cấm Thành qua một cái cổng thủy lợi. Trí tưởng tượng của người ta cho rằng hương thơm ở đây đến từ son phấn và nước hoa của các cung phi bên trong Cung Điện; nhưng thực ra chỉ là làn gió thổi qua, đem lại hương thơm ngọt ngào của hoa sen. Tại đây có những lối đi liễu phủ kín, một nơi thanh niên nam nữ tụ họp để nghỉ ngơi một buổi trưa mùa hè. Cây cối um tùm và vùng nước trong xanh đã làm khu vực nổi tiếng về mùa hạ. Khắp nơi vang lên tiếng ly chén của những người bán nước giải khát. Một số người làm trò vui đã chuyển tới đây từ Thiên Kiều, vì vào mùa hạ Thiên Kiều rất nóng bức. Về ban đêm, nơi này sáng rực với đèn cầy, đèn lồng bằng tre, và những cây đèn dầu lớn, phản chiếu trên mặt nước. Người ta không cần phải về nhà để ăn tối, vì chỗ này đầy những người bán mì, thịt nguội, bánh bao, và hàng chục những món ăn đặc biệt khác, suốt buổi chiều và buổi tối cho đến nửa đêm.
Nhưng bóng dáng của Phùng Nam Đạt vẫn mịt mù xa vắng.
Hải Đường nhận thấy cuộc đời của người chị đã thay đổi nhiều. Trong khoảng một tháng, Mẫu Đơn đôi khi ra đi lúc mười một giờ sáng. Nàng thường trở về rất trễ để ăn trưa. Nàng lại ra đi vào lúc năm giờ chiều, sau khi ngồi cả nửa giờ nhổ lông mày và soi gương chải tóc. Nàng ra đi và trở về như một cơn lốc. Nếu Mạnh Giao có mặt, nàng sẽ quẳng áo chẽn lên một lưng ghế và cảm thấy có bổn phận phải săn sóc chàng khoảng một giờ mỗi ngày. Nhưng chắc chắn thiếu trái tim nàng trong việc này. Mạnh Giao cảm thấy không còn sự ấm áp trong đôi mắt nàng, nhưng không nói gì.
Một tối Hải Đường hỏi nàng, "Chị có biết chị đã làm gì cho đại ca không?" Mẫu Đơn chỉ bĩu môi và không trả lời.
Người ta biết ngay khi sự nồng nàn của người tình đã nguội lạnh. Đó là sự lạnh lùng trong đôi mắt và âm điệu của giọng nói, trong sự thiếu vắng của tình cảm ấm áp và ước muốn được gần nhau. Bây giờ khi Mạnh Giao về nhà không còn thấy cái tia sáng rực rỡ ánh lên trong mắt nàng. Một hôm, lúc chàng ngồi ở bàn ăn chờ nàng ra, chàng hỏi Hải Đường, "Chị em đâu?" - Đi đâu đó. Em không biết.
- Chị có như thế như hồi ở nhà không?
- Có, đôi khi.
Hải Đường im lặng, ngầm ý rằng nàng không muốn nói về chuyện này. Nàng lo lắng nhìn bộ mặt điềm tĩnh của chàng. Không một dấu vết nhỏ của xúc động hay bực mình. Nàng nghĩ bụng, "Hừ, đó là chuyện của chị. Chị có thể nói thẳng với anh ấy nếu chị muốn." Nhưng nàng không thể hiểu rõ cái gì đang ở trong tâm trí chàng.
Người em gái trông thấy mọi thứ. Mối tình thoáng qua của người chị với Mạnh Giao không làm nàng ngạc nhiên, cũng như tâm tính thất thường gần đây. Nàng bình tĩnh đánh giá những gì nàng thấy, và giữ im lặng.
Một lần bà Đại Học sĩ Trương Chi Đông muốn làm mai cho nàng, nhưng nàng từ chối. Nàng cũng biết không hy vọng lấy được người anh họ. Mối tình này được kín đáo chôn vùi trong lòng nàng, tạo ra một quyết tâm mạnh mẽ cho hướng đi của đời nàng, như một bánh lái cho một con thuyền, để cho sự chèo thuyền dễ dàng hơn. Ngoài ra, Mạnh Giao không có gì đáng trách theo ý nàng. Mạnh Giao đã nói với nàng nhiều điều mà không nói với Mẫu Đơn. Ngay cả trong cuộc đàm luận về thơ tình của Nhã Lan, hai người đã đạt tới mức thông cảm, tránh được sự xâm nhập sai trái của tình cảm cá nhân. Nàng nghĩ mọi thứ về chàng là hoàn hảo, kể cả mớ tóc bạc bên thái dương; nàng biết trái tim nàng hồi hộp mỗi khi chàng về nhà, tôn kính chàng như một học giả, vì kiến thức rộng rãi, tư tưởng xuất chúng, và dáng điệu lịch sự cổ điển của chàng. Nàng thực tình sung sướng thích hợp với cái địa vị thoải mái của một đệ tử thực tâm thán phục, tình cờ là em họ của chàng, học hỏi được nhiều điều từ bàn ăn điểm tâm, nơi hai người thường gặp nhau, trước khi Mẫu Đơn thức dậy.
Một hôm Mẫu Đơn trở lại quán rượu tại Đông Đàn Bạch Lầu. Người đàn bà thu tiền tại đó trông thấy nàng, bước lại và nói, "Này cô nương, đã lâu lắm không thấy cô lại. Chúng tôi tưởng cô đã rời thành phố rồi." Nàng trả lời, "Không, tại sao tôi bỏ đi chứ?" Nàng nghĩ câu hỏi của người đàn bà thực lạ lùng. Một nụ cười buồn trên môi nàng. Nàng mở miệng rồi lại im lặng, nhưng ngưòi đàn bà đã đọc được tâm trí nàng.
Bà ta nói, "Lại đây," và thì thầm cái gì vào tai nàng.
Mẫu Đơn há hốc miệng ngạc nhiên, như thể thời gian bỗng dừng lại. Nàng kinh hoàng đưa tay lên che miệng, một cảm giác giống với xúc động và ân hận, vì cái gì xảy ra hiện rõ trong trí nàng - cái hậu quả đáng sợ của một hành động cẩu thả. Phùng Nam Đạt đã bị bắt giam vì tội giết vợ, và gia đình nhà vợ kiện chàng.
Không ai biết cái gì đã xảy ra trong căn phòng tối tăm ấy. Có thể vì bà vợ bị tay ngưòi võ sĩ mạnh mẽ hất quá mạnh, đã va đầu vào một vật gì cứng rắn, có lẽ là cột giường bằng sắt. Bây giờ chàng bị buộc tội giết người.
Người đàn bà đã cho Mẫu Đơn biết tin ấy, nhấn mạnh rằng bà ta không còn biết gì hơn nữa, và không muốn dính dáng vào chuyện riêng giữa hai người. Từ khoé mắt, bà ta thấy Mẫu Đơn rũ người xuống ghế, mắt vẫn mở to kinh ngạc. Rồi Mẫu Đơn lạnh lùng đứng lên, đẩy ghế ra sau, và lười biếng lê chân bước ra ngoài đường phố.
Dĩ nhiên nàng không thể giúp gì cho chàng được; nàng cần phải tránh xa cái vụ rắc rối này.
Trong những ngày kế tiếp, nàng tôi luyện trái tim mình để nghĩ rằng, trước hết đây chỉ là một tai nạn, sau nữa là Phùng Nam Đạt đã kể cho nàng nghe về vụ đánh lộn giữa vợ chồng chàng trước khi gặp nàng; thứ ba là, nàng vẫn chưa hề ngủ với chàng, mặc dù việc ấy đã có thể xảy ra. Nhưng dù đã cố gắng, nàng vẫn cảm thấy có tội. Nàng thường thức giấc nửa đêm với một cảm giác run rẩy, như thể chính nàng đã đóng góp vào sự đổ vỡ của một gia đình. Rồi đầu óc nàng tỉnh táo, và tự trấn an rằng nàng không đáng trách trong vụ này.
Mạnh Giao gần đây rất bận rộn sửa soạn cho buổi lễ chào mừng việc hoàn thành con đường xe lửa Bắc Kinh - Sơn Hải Quan. Chàng cảm thấy sự thờ ơ của Mẫu Đơn trong khi nàng cố gắng che giấu sự lạnh lùng ấy; chàng có cái cảm giác lo ngại của người đang đi trên một tảng băng sắp chìm xuống, bên trên băng đá vẫn còn nguyên nhưng bên dưới đã có những vết rạn nứt. Mắt chàng vẫn sáng rỡ mỗi khi trông thấy nàng đi chơi về, nhưng sự hưởng ứng của nàng thì miễn cưỡng và giả tạo. Trên người nàng bao trùm một cái nhìn che giấu, cái nhìn của một tình bạn thương hại, giống như mặt nước ao tù phẳng lặng và nặng nề, thiếu hẳn tiếngn mặt ấy, giọng hát ấy, kết hợp với đôi mắt mù của ông ta, khiến ông ta trông rất bi thương và rất xúc động. Nhưng ông ta không quan tâm.
Thật là một con người đáng khen! Người ta nói người mù là nhạc sĩ hay; có lẽ đúng. Người ta có thể đi theo một con người như thế tới tận cùng trái đất. Cái gì đã làm ông ta bị mù? Có lẽ một cuộc phiêu lưu lãng mạn nào đó? Ai biết được? Tôi quá mê say. Tôi đứng đó lắng nghe người ca sĩ tới hai chục phút, và quên hẳn Mạnh Giao. Tôi trở lại nói chuyện với người hầu bàn trẻ. Tôi nghĩ chàng ghen. Nhưng chàng không hề ghen. Ôi, chàng thực đáng phục! - tôi muốn nói Đại Ca, chứ không phải người ca sĩ Mãn Châu."...
"Tôi muốn dâng trọn cho Mạnh Giao, và tôi cũng muốn Mạnh Giao phải là của riêng tôi. Có lẽ chàng tự hỏi tại sao chúng tôi không phải là một tình bạn lý tưởng, một sự giao cảm của hai tinh thần ở một tầm mức trí thức cao. Kể từ khi đến sống với chàng, tôi cố tránh bàn luận với chàng về tư tưởng và sách vở, trái hẳn với Hải Đường. Tôi sợ tôi sẽ trở thành một môn đệ của chàng, và ngại mối liên hệ sư phụ- đệ tử sẽ thay thế những người tình. Tôi muốn gặp chàng một cách bình đẳng:
chàng là một người đàn ông trọn vẹn và tôi một người đàn bà trọn vẹn. Trong lãnh vực tư tưởng và học thuật, tôi sẽ không bao giờ bình đẳng với chàng." Rồi xa bên dưới là một lời ghi chú kỳ lạ:
"Chàng có khả năng đam mê thân xác không, một sự đầu hàng toàn vẹn của cơ thể và sự xóa bỏ của tinh thần? Chắc tôi làm chàng hoảng sợ trong cái đêm đầu tiên tại Đông Lục. Tôi có thể nhận ra thế trên mặt chàng. Tôi muốn là một con điếm của chàng, hiến dâng toàn thể thân xác. Tôi muốn chàng lạm dụng tôi, đi thật sâu vào tôi và hành hạ thân tôi. Và chàng làm gì? Chàng quá lịch sự tao nhã đối với tôi. Qúa nhiều pháo nổ mà không có hành động. Tất cả chỉ là mân mê vuốt ve, chứ không phải là tình yêu - tất cả chỉ là lý trí. Tôi không cần phải vuốt ve sửa soạn trước. Có người đàn bà nào muốn một người tình trí thức không? Niềm hoan lạc lớn nhất của chàng dường như là thẩm mỹ. Chàng nói tình yêu không phải là hành động của cái ống bơm và lỗ trục. Có lẽ như thế, nhưng -"...
"Tôi không hiểu tình yêu, sự bí mật lớn nhất trên đời này, một sự hoà trộn của cái cao cả và cái buồn cười, của thú vật và tinh thần. Có thể nào có một thứ như thế không? Có tình yêu mà không có nhục dục không?
Có người đàn bà nào không muốn bị chế phục bởi người đàn ông mình yêu, bị cắm sâu vào người, xé rách bên trong ra, và bị vùi dập không? Tôi có phải là một con chó cái không? Nhưng tôi đúng như thế?"...
"Hai trình độ của chúng tôi không bao giờ gặp nhau được. Tôi khám phá ra lỗi lầm của tôi. Tôi không có ý nói chàng không đam mê. Chàng rất đam mê. Nhưng bạn có thích nhìn người tình của bạn trần truồng trên giường chỉ hút thuốc và nói chuyện gẫu trong khi bạn bừng bừng trong người không?...
Khi viết về Nam Đạt:
"Tình yêu là lạc thú của thể xác. Hôm ấy khi tôi trông thấy chàng trèo từ cống lên, mặt và quần áo dính đầy bùn, chàng biểu hiện cái cảm xúc tuyệt vời của tuổi trẻ và sức mạnh thể xác. Cái điều tôi không thể quên là cách đi như chạy của chàng khi chúng tôi quay lại Đông Đàn Bạch Lầu, những bước chân mau lẹ, hai vai rộng, cánh tay gân guốc quàng lấy tôi cho tới khi tôi đau. Tôi bị kích thích đến nỗi nếu không bị vợ chàng quấy phá thì tôi đã đầu hàng rồi. Tôi bàn cãi chuyện này với Mạnh Giao, và chàng đồng ý với tôi. Chàng nói sự lôi cuốn tình dục ở người đàn bà hoàn toàn là thể xác."...
"Tôi cho rằng sự huy hoàng của tình yêu, vẻ đẹp của nó, và ngay cả sự nồng nhiệt của lòng ham muốn chỉ có thể có được khi hai ngưòi tình phải xa nhau, và tâm hồn và trí tưởng tượng hành hạ cảm giác và đưa tới sự thôi miên về tình yêu. Có tình yêu nào mà không có đau buồn, không có mơ ước? Sự ao ước thèm muốn là tình yêu, như tôi biết từ tình yêu của tôi với Tần Châu. Liệu tôi có yêu chàng nhiều như thế nếu chàng sống bên tôi hàng ngày như một người chồng không? Hãy thú nhận đi, Mẫu Đơn, hãy thành thực với chính mình."...
"Tình yêu là mẹ của thảm kịch, thảm kịch tinh thần. Nếu không thì nó trở thành một hài kịch nông cạn hoặc là một tình yêu ba bữa một ngày. Tại sao phải như thế thì tôi không biết. Tôi phải hỏi Mạnh Giao về điểm này. Có lẽ tôi có thể yêu Mạnh Giao trở lại khi tôi phải xa cách chàng, khi tôi mất chàng." "Ai trên đời này muốn đọc về những chuyện tình chính đáng? Tất cả những chuyện tình lớn trên đời này đều có yếu tố bất chính. Cái giây phút cô dâu bước lên kiệu hoa về nhà chồng, là câu chuyện chấm dứt tại đó, bởi vì độc giả không còn thích thú nữa. Những ngư phủ đúng nghĩa quan tâm tới những con cá lớn vuột mất chứ không phải những con cá đã bắt được." Nhưng những hàng viết về Hải Đường làm Mạnh Giao hết sức ngạc nhiên. Đây là một bộc lộ bất ngờ!
Chàng chưa bao giờ ngờ Hải Đường bí mật yêu chàng. Nàng đã giữ kín tình yêu ấy đến nỗi không lộ ra một cảm giác nào.
"Trong tất cả những người trên đời này, người tôi yêu mến nhất là Bạch Huệ. Bởi vì chúng tôi cùng là đàn bà, chúng tôi có một sự thông cảm hoàn toàn, không thể có giữa đàn ông và đàn bà. Tôi thán phục sự thông minh tinh tế và cảm xúc, cũng như quan niệm của chị ấy về cuộc đời, và rất hợp với tôi. Như vậy không có gì ngăn cản; giống như mặt trăng trên một bầu trời quang đãng. Chị ấy có thể làm bất cứ cái gì cho tôi, cũng như tôi sẵn lòng làm bất cứ cái gì cho chị ấy. Khi chị và Như Thủy yêu nhau, tôi không cho chị biết chính tôi cũng yêu Như Thủy. Tôi không thể tạo cho chị nỗi đau không cùng ấy nếu chị biết. Ôi, Bạch Huệ! Chị ấy đối với tôi hơn là một người chị em. Tôi còn nhớ một hôm trời mưa chúng tôi ngồi cùng nhau nhìn những hàng nước mưa chảy xuống khuôn cửa sổ. Niềm vui của chúng tôi trọn vẹn, và chị nói, "Hàng này của tôi, hàng này của chị. Coi xem ai thắng." Rồi những hàng nước mưa nhập làm một, và chúng tôi phá ra cười. Không ai hiểu được chúng tôi nếu họ nhìn chúng tôi lúc đó. Phải, chúng tôi giống như hai giọt nước. Về phần Hải Đường, tôi yêu nó và ghét nó. Tính khí chúng tôi khác hẳn nhau. Cái mà tôi không thể chịu đựng được em gái tôi là sự trách móc im lặng của nó. Giá nó cứ nói thẳng ra cái điều nó nghĩ, nhưng nó không nói. Nhưng dù những sự khác nhau, tôi yêu nó và rất thán phục. Một hôm tôi nói với nó, "Đừng chối. Chị biết em yêu Đại Ca." thì nó trả lời, "Em yêu thì đã sao? Anh ấy là của chị rồi mà." Việc này có giống như tôi từ chối không cho Bạch Huệ biết tôi yêu Như Thủy không? Hay là rất khác?
"Chúng tôi chỉ bàn về tình yêu của tôi với Mạnh Giao. Hải Đường nói, "Chị, đừng hiểu lầm cái điều em sắp nói với chị đây. Em không phải là người chỉ ưa lý thuyết. Ñt nhất em không nghĩ em như thế. Nhưng đối với một người con gái, việc đầu tiên và việc cuối cùng là có chồng và gia đình. Chị đang đùa rỡn với chính chị.
Em muốn nói chị đang lãng phí thời giờ. Chị không thấy rằng chị không muốn lấy chồng chừng nào chị còn tiếp tục với anh ấy?" Tôi không thể nào đồng ý với nó hơn nữa.
Mẫu Đơn rất tưởng tượng, nhạy cảm và đam mê, nhưng bên dưới sự mơ mộng, sự cẩu thả, có lẽ nàng đang tìm kiếm cái mà đàn bà phải tìm kiếm, cái mà đàn bà đã tìm kiếm từ thuở ban sơ - một người chồng lý tưởng. Giống các đàn bà khác, nàng cũng lo lắng xây một cái tổ cho nàng. Nàng chán một niềm đam mê mà không có viễn ảnh hôn nhân. Nàng viết:
"Tham vọng của tôi là trở thành một bà mẹ có nhiều con. Tôi không thể có con với chàng mà không làm nhục cả chàng lẫn tôi. Thế nhưng nhu cầu sâu xa nhất của tôi là có một thằng bé con Mạnh Giao mà tôi sẽ nuôi nấng và cho bú vú tôi." Tất cả những hạt giống của nàng đều kêu gào phải được tưới bón. Giống như một bông hoa nở, nàng đang phóng ra những làn sóng của hương thơm mê mẩn để lôi cuốn đàn ong, sợ rằng chúng sẽ chết vì phấn hoa vô sinh của chúng. Có lẽ Mẫu Đơn chưa sẵn sàng làm tổ, hoặc có lẽ nàng chưa bao giờ sẵn sàng. Nàng yêu thích được tự do; có lẽ điều này đã đẩy nàng hoảng hốt đi gõ những cánh cửa đã khoá, hết chiếc này đến chiếc khác - những cánh cửa đã khoá từ bên trong. Tần Châu, Mạnh Giao, Phùng Nam Đạt:
họ là những người nàng không thể lấy được. Tuy thế trong nhật ký có một hàng chữ rất đau đớn:
"Ôi, đối với mười người như Phùng Nam Đạt, hãy cho tôi một đứa con của tôi, và tôi sẽ sống và chết mãn nguyện." Một lần nàng nói với Hải Đường, "Làm đàn bà thực là phức tạp."