Chương 15

     HƯNG ÔNG THUẬN ĐÃ KHÔNG VỀ. Ngọn đèn chờ đợi tàn dần rồi tắt ngóm. Hai chị em Thủy thức thi với đèn và đã thắng đèn. Nhưng ông Thuận vẫn không về. Trời cựa mình chuyển sáng. Tiếng bánh sắt của xe bò chở rác không còn nghe rõ nữa. Bây giờ chỉ nghe thấy tiếng nhạc của xe thổ mộ, tiếng vó ngựa lộp cộp trên đường ngoại ô vào thành phố. Rồi tiếng xích lô máy và trăm thứ tiếng ngoại ô. Riêng có tiếng cười nói của các chị em giang hồ được trả tự do ở các phòng tạm giữ về ngõ là đi riêng một bè. Cái thứ âm thanh chói tai đó khiến Thảo nghĩ đến chị, nghĩ đến sự rủi ro có thể xảy ra cho ông Thuận.
Nàng nói vu vơ:
- Bố lại say...
Thủy đáp lời em:
- Chắc bố say quá không lết về nổi phải nằm ngủ ở quán rượu.
- Em sợ.
- Sợ gì?
- Sợ bố lết về...
Nàng nín ngay không dám nói tiếp, Thủy dục em:
- Nói hết đi Thảo!
Thảo cắn chặt môi một vài giây rồi nói:
- Em sợ bố chệnh choạng giữa đường, xe cán bố bị thương...
Thủy giật mình... Nàng muốn bình tĩnh xong không bình tĩnh nổi. Nàng buột miệng:
- Bố bị thương hay bố đã chết?
Hai chị em tưởng chừng như cha mình đã chết, òa lên khóc. Lại khóc. Những người đau khổ chỉ biết khóc.
Trời sáng dần. Thủy không muốn trời sáng nữa, nàng muốn bóng tối cứ phủ dày đặc nhốt chị em nàng trong căn nhà lụp xụp này cho tới khi chị em nàng nhắm mắt để khỏi nhìn rõ cảnh tượng bi ai dưới ánh sáng mặt trời.
Thảo nức nở:
- Bây giờ chị tính sao hả?
- Tính sao? Đã chắc gì bố bị xe cán...
- Say suốt đêm nay bố không về...
- Bố ngủ nhờ ở đâu đấy mà.
- Lúc nãy chị bảo bố đã chết thôi?
Thủy nuốt những giọt nước miếng chảy vào miệng nàng:
- Chị nói bao giờ?
- Chị vừa nói xong.
- Tại em sợ bố bị xe cán thì chị phỏng chừng. Bố không chết đâu. Chẳng lẽ trời đày đọa chị em mình ghê gớm vậy?
Thảo nghiến răng:
- Làm gì có trời!
- Có trời chứ.
- Có trời sao trời không ban cho mình một dịp may nào để vùng lên.
- Mình còn sống là may rồi.
- Em không hiểu nổi chị. Khi thì chị căm thù xã hội, muốn làm đĩ để trả thù xã hội. Khi thì chị lại chịu an bài của Thượng đế. Thế là thế nào?
- Chả là thế nào cả.
Thảo đâm ra sợ hãi:
- Chị điên rồi à?
Thủy bỗng ôm chầm lấy em cười the thé:
- Điên à? Điên được còn sướng hơn nữa chứ. Vì tha hồ chửi rủa những đứa mình ghét mà không đứa nào dám chấp mình. Em nghĩ có sướng không?
Thảo gỡ tay chị ra. Thủy sững sờ nhìn em:
- Em sợ chị ư?
- Không.
- Chị chưa điên đâu. Có điên phải đợi khi chị đi làm đĩ!
Thảo thương chị vô cùng. Trận bão đời vừa rớt về đây, về căn nhà tồi tàn ở khu ngoại ô này. Thảo có cảm tưởng như trận bão đã dứt và một chân trời mới đang hiện ra: Chân trời mới của đói rách cùng cực, ê chề, khốn nạn. Nàng dịu dàng bảo chị:
- Uống một viên “tranquanil”, Thủy nhé!
Thủy lắc đầu:
- Chị bình tĩnh lắm, chưa cần thuốc an thần đâu.
- Mình phải ngủ chứ?
- Em đi ngủ đi.
- Không ngủ mình còn nghĩ nhiều chuyện nhảm lắm. Đã chắc gì bố gặp tai nạn. Em van chỉ, chị đi ngủ đi. Rồi đâu sẽ vào đó.
Thủy không nói năng gì, mặc cho Thảo khuyên giải. Nàng ngồi trơ như một pho tượng, pho tượng chỉ còn đôi mắt đẫm lệ. Tuổi trẻ đấy, tuổi trẻ chưa biết mơ mộng, chưa biết rung động, chưa biết khao khát đá hóa thành pho tượng.
Thảo ngắm chị. Nàng cảm giác mình cũng sắp hóa thành tượng đá hay một đứa con gái bị cướp mất trái tim, tự nhiên, nỗi đau quặn thắt lòng. Thảo cắn chặt môi dưới đến ứa máu. Nàng khe khẽ gọi:
- Bố ơi!
Không có tiếng ai đáp lại ngoài tiếng con thạch sùng tặc lưỡi trên nóc nhà. Thảo về giường mình. Nàng ngả lưng, nằm chờ sáng. Thảo cứ chớp mắt được một lát thì lại gặp từng cơn ác mộng. Và nàng giật mình run sợ. Trán nàng đọng mồ hôi. Khi ánh nắng ban mai lùa vô căn nhà, Thảo vùng dậy. Nàng thấy Thủy vẫn ngồi yên ở chỗ cũ. Đôi mắt Thủy đã khô lệ nhưng hình như lười biếng chớp. Và nhìn kỹ, Thảo thấy đôi mắt Thủy trũng sâu. Nàng thở dài. Tiếng thở dài Thủy nghe rõ, nàng nói:
- Bố vẫn chưa về.
- Vâng, bố vẫn chưa về. Giờ tính sao hả chị?
- Tính sao?
- Em vào phi trường hỏi thăm tin tức ba, chị nhé!
- Ừ, em đi đi...
- Chị giấu tụi nhỏ nghe chị. Kẻo chúng nó bù lu bù loa cả xóm biết mất.
- Cả xóm biết thì mặc kệ cả xóm biết, em lo gì chuyện này.
Thủy giục em:
- Sửa soạn mau lên!
Thảo đã rửa mặt đánh răng xong. Nàng vừa định cầm lược chải đầu thì có tiếng người ồn ào ở trước cửa. Rồi cánh cửa ọp ẹp vá víu của căn nhà bị xô đổ. Hai người cảnh sát nhảy bổ vào nhà. Một người hỏi trống không?:
- Nó đâu?
Thảo rụng rời làm rơi cả chiếc lược trên tay. Thủy đứng lên như cái lò so. Người cảnh sát lặp lại câu hỏi:
- Nó đâu?
Thủy lễ phép:
- Thưa, các ông hỏi ai?
- Thằng Thuận!
Hai đứa em nhỏ vụt tỉnh giấc, ngơ ngác nhìn người lạ. Thủy chết lặng, Thảo trân trân ngó nhân viên công lực. Người cảnh sát lớn tiếng:
- Nó đâu?
Thảo đáp:
- Các ông hỏi bố tôi?
- Chứ đứa nào ở đây?
Thảo muốn tát vào mặt kẻ đối diện. Nhưng nàng yếu đuối quá, đành nuốt nỗi căm hờn. Nàng nói cộc lốc:
- Bố tôi không có nhà.
- Nó trốn đâu?
Thủy đáp:
- Bố tôi đi làm từ sáng sớm, đêm qua không về. Thưa ông, bố tôi đã làm gì?
Người cảnh sát buông hai tiếng:
- Ăn cắp.
Rồi nói thêm:
- Chúng nó họp đảng, ăn cắp của Hãng. Thằng Thuận trốn biệt, bọn đồng đảng bị hốt hết, có đứa chạy bị bắn què.
Người cảnh sát vẫy tay ra hiệu. Bạn ông ta xồng xộc bước tới khám xét cùng chỗ: bếp, gầm giường, cầu tiêu. Không thấy ông Thuận, người này hậm hực:
- Nó không về nhà.
Người kia ra lệnh cho chị em Thủy:
- Chúng mày không được ra khỏi nhà từ giờ cho đến lúc thộp cổ được thằng bố chúng mày. Biết để làm gì không?
Thảo trả lời với giọng đầy bất mãn:
- Không biết!
Người cảnh sát vung tay tát nàng một cái nẩy đom đóm mắt:
- Ranh con đừng có hỗn. Coi chừng đi tù cả lũ, các con ạ!
Bỗng ông ta nheo mắt nhìn bạn:
- Con nhỏ “thơm” quá nhỉ!
Thủy bất chợt hình dung ra phòng tạm giữ, hình dung ra những tên thợ đánh người thay phiên nhau hãm hiếp nàng. Nàng nghiến rằng rồi bảo em:
- Nín đi Thảo!
Người cảnh sát bĩu môi khinh bỉ:
- Bộ chúng mày định vồ một mẻ xây vi-la ở xóm này đấy mà. Chắc tiền đã đưa cho chúng mày. Rồi sẽ thòi ra cho mà xem.
Hai người cảnh sát bước ra. Bốn chị em nhìn theo rồi nhìn nhau. Và cùng nhau òa lên khóc. Thủy mon men ra cửa. Nàng thấy bên ngoài có người đứng canh chừng. Thủy bước vào. Nàng nâng cánh cửa ọp ẹp lên khép lại.
Thảo và hai em chạy xổ tới ôm lấy chị.
- Liệu bố có sao không?
- Chị không biết.
Thằng Thiện sụt sùi:
- Bố đâu có ăn cắp, bố lương thiện mà...
Thủy vuốt nước mắt an ủi em:
- Bố không bao giờ làm trái với lương tâm bố đâu em ạ! Nhưng ở đời có nhiều việc xảy ra trái ngược hẳn ý muốn của mình, lớn lên em sẽ hiểu và em sẽ thương bố hơn.
Thiện tròn xoe mắt:
- Nhưng bố không ăn cắp chứ?
Con Thúy trả lời anh:
- Bố đâu có ăn cắp!
Thảo nói với Thiện:
- Chị Thủy vừa bảo rằng, ở đời có nhiều việc xảy ra ngược hẳn ý muốn của mình, lớn lên em sẽ hiểu và sẽ thương bố hơn. Em thắc mắc làm gì nữa.
Thiện buông thõng đôi tay:
- Thế là bố đã ăn cắp!
Thảo quát:
- Ranh con, nói không nghe gì cả. Ai bảo mày bố ăn cắp?
Thủy xua tay:
- Thảo đừng mắng em nữa. Nó chưa biết gì đâu.
- Còn anh, anh thích?
- Tao mới có ý định đi tu thôi. Từ nay đến khi tao quy y cửa Phật hay khoác áo nhà Dòng có thể tao sẽ thay đổi nếu...
- Nếu gì?
- Nếu cuộc sống của chúng ta le lói một chút hy vọng để làm tương lai.
- Chứ không phải anh thất tình à?
- Tao có yêu ai đâu mà thất tình. Khi tao rắp tâm yêu đương thật sự thì tao gặp con Thy Kent nó sỏ tao một vố. Mẹ kiếp tao cứ bị lừa hoài.
Nghe đàn anh tâm sự một câu hết sức trẻ con, hết sức đáng thương, Lâm sùi không dám cười nửa. Nó cắm điếu thuốc vừa mồi lên môi Mừng lác:
- Hút đi cho ấm đã!
Mừng lác uể oải nói:
- Trừ phi lửa đốt tao, tao mới cảm thấy ấm. Còn bây giờ hồn tao lạnh như băng.
- Đứa nào làm anh lạnh? Phải con Thy Kent không?
- Cuộc đời. Nhưng từ hôm nay tao không thù hận cuộc đời nữa. Tao tha thứ hết. À, xong trận này, tao định đi Ban Mê Thuột chơi ít lâu.
- Anh đi một mình?
- Đời tao mãi mãi chỉ có một mình. Phải chỉ có một người dẫn tao đi đúng đường thì đâu đến nỗi thành Mừng lác.
Mừng lác chớp mắt. Chưa bao giờ nói chuyện với đàn em nó chớp mắt cả. Nét anh chị trên khuôn mặt của nó biến mất. Chỉ còn lại một nỗi buồn không bao giờ nguôi. Mừng lác hít một hơi thuốc lá thật đầy, nuốt khói vào phổi. Đôi mắt nó long lanh một sự thật, một sự thật não nùng của thời đại.
Bấy giờ, người ta đã thay đĩa ở giàn hát máy. Bản «Nhạc buồn» của Chopin êm ái bò vào tâm hồn Mừng lác. Nó thở dài, hỏi Lâm sùi:
- Mày buồn không?
- Buồn lắm.
- Thế mà chúng nó cứ bảo du đãng là bọn chai đá, giết người không gớm tay.
- Kệ cha chúng nó chứ, chúng nó biết cái chó gì.
- Lâm sùi!
- Gì thế anh?
- Hay là mày bỏ cái vụ này, tao với mày tới sòng hút thuốc phiện đi.
- Mình đã lãnh tiền của nó?
- Kệ mẹ nó, cho nó leo cây luôn. Mày đi hít với tao lần chót biết đâu mai mốt anh em mình chẳng mỗi đứa một ngã.
- Anh lại nói gở?
- Gở cái nỗi gì? Tao nói tao với mày sẽ xa nhau bộ nói vậy là tao sẽ chết à?
- Đứa nào dám giết anh?
- Vậy gở cái nỗi gì?
- Trước khi lâm trận, «giang hồ» kỵ nhất nói chuyện chết chóc và xa nhau.
Mừng lác vào dịp khác có thể nó đã bợp tai Lâm sùi hay sỉ vả Lâm sùi thậm tệ về cái tội «lên lớp» nó. Nhưng hôm nay nó chỉ nhếch mép cười:
- Mày «giang hồ» hơn tao không?
- Hơn sao nổi.
- Tao không kiêng mày kỵ làm chi, Lâm sùi! Tao nói thật với mày là tao buồn lắm. Mai tao nhất định đi Ban Mê Thuột rồi đó, tao tính đi tu. Chứ lông bông không có người chỉ đường dẫn lối cho mình có ngày đói dài, chết khốn nạn hơn chó bị xe cán!
Lâm sùi nghĩ đến Nguyễn Đạm. Nó nhìn thẳng vào mặt đàn anh:
- Anh hết tin tưởng rồi à?
- Hết rồi.
- Không còn tin một ai nữa?
- Ừ...
- Cả anh Đạm?
Mừng lác nín thinh.
Bản nhạc của Chopin đã dứt. Người ta cũng không thèm thay đĩa mới nữa. Mừng lác cảm thấy một nỗi cô đơn hãi hùng đánh đai vây quanh nó. Ngồi trong phòng trà mắt nó nhìn rõ màu vàng úa của chiều tà. Nó nhìn rõ một mảng nắng mồ côi rớt rơi xuống cuộc đời. Mừng lác thở dài khiến Lâm sùi sốt ruột:
- Anh nóng lòng!
- Không, tao đang buồn lắm. Thôi mày ở đây điều khiển chúng nó, tao phải đi ra ngoài một chút cho thoáng.
- Anh tới sòng hút?
- Có thể.
- Anh đợi lát nữa em đi với anh.
- Tao không ngồi lâu thêm được mười phút nữa đâu. Ngồi lâu thêm chắc tao hóa đá mất.
- Thì anh chờ thêm mười phút nữa vậy.
Mừng lác chiều đàn em, ngồi nán lại. Nó gọi thêm bia, không biết đã bao nhiêu điếu thuốc lá được đốt cháy? Và giờ phút này, bao nhiêu điếu thuốc lá đang được đốt cháy ở những nơi có thanh niên bơ vơ, lạc lõng? Tuổi trẻ bị bỏ hoang một cách đông tội nghiệp.
Mừng lác bảo Lâm sùi:
- Đêm nay nếu tao không về, mày cứ coi là tao đã bỏ đi nhé!
- Anh đi đâu?
- Tao đã nói với mày rồi. Độ trước tao bảo cho mày cái lý tưởng ma cô, hôm nay tao nhường luôn nghề nghiệp và địa vị tao cho mày. Mày chịu không?
Lâm sùi có vẻ buồn. Nó liếm mép:
- Anh khinh em quá.
Mừng lác sững sờ:
- Mày bảo tao khinh mày?
- Vâng.
- Tao khinh mày ở chỗ nào?
- Anh tưởng em không muốn vươn lên như anh sao?
- Mày hiểu rồi đấy. Ai bảo du đãng thích làm du đãng? Mày còn hơn tao nhiều, hơn ở chỗ dám tin tưởng cuộc đời sẽ hết chó đẻ. Hôm nay tao chán chường vì thế có đứa nào phỉ nhổ vào mặt tao, tao cũng nhịn. Tao chán hết, chán hết...
Lâm sùi an ủi đàn anh:
- Tại hôm nay anh gặp chuyện buồn. Mai anh sẽ đổi ý.
Mừng lác bĩu môi, khinh khỉnh:
- Ừ. Có lẽ vậy. Thôi tao đi hút thuốc phiện đây. Tao phải chích «đô lô dan» tìm cảm hứng mà sống, chờ ngày cuộc đời hết chó đẻ vậy. Hút thuốc phiện mãi cũng chán phè.
Mừng lác đứng dậy, vươn vai. Lâm sùi hỏi:
- Đêm nay anh chờ em nhé!
- Khỏi chờ.
- Hay em tới tiệm kiếm anh?
- Tùy mày. Nếu không gặp tao thì đừng kiếm nữa. Tao đi luôn, nghe.
- Anh đi đâu?
- Mày hỏi câu này mấy chục lần rồi?
Mừng lác cười gằn, khinh bạc rất cải lương:
- Trời đất, nước non nơi nào cũng giống nơi nào, biết đi đâu bây giờ!
Lâm sùi thấy giọng nói của Mừng lác khác hẳn mọi hôm. Nó đâm ra sờ sợ:
- Vậy anh sẽ đi đâu?
- Đi đâu? Tao đã hỏi thế. Có lẽ nên tìm sự giải thoát là ổn nhất.
Lâm sùi nắm lấy tay Mừng lác:
- Em xin đàn anh đừng nghĩ nhảm.
Mừng lác giật tay ra:
- Mày hiểu giải thoát là gì mà bảo tao nghĩ nhảm?
Lâm sùi ấp úng:
- Phải... phải anh... định... tự... tử không?
Mừng lác cười thành tiếng:
- Tự tử hèn chết.
Lâm sùi nói nhỏ:
- Anh còn trẻ...
Nhưng Mừng lác lại nói lớn:
- Tao già rồi, già lắm rồi.
Nó nói tiếp:
- Hận thù đốt cháy tuổi trẻ của mình, mày hiểu không?
Lâm sùi gật đầu:
- Em hiểu.
Mừng lác xô ghế bước ra:
- Mày hiểu thì để tao đi. Mày không giữ nổi tao đâu.
- Cả anh Đạm?
- Để nó lo lấy đời nó.
Mừng lác lừng khừng bước ra khỏi phòng trà. Nó hơi cúi đầu thọc hai tay vào túi quần. Lâm sùi đứng chôn chân một chỗ nhìn theo. Mãi nó chạy ra cửa, hỏi:
- Ở tiệm cũ hả, anh?
Mừng lác không thèm đáp. Nó lầm lũi bước trên vỉa hè. Lâm sùi trông theo, trông theo mãi khi bóng dáng tên đàn anh đau khổ rẽ sang một con ngõ khác nó mới trở vào chỗ cũ. Đôi mắt thằng du đãng Lâm sùi chớp mau. Và hai giọt nước mắt nó ứa ra. Nó không tin là Mừng lác sẽ tự tử nhưng tự dưng nó buồn khủng khiếp. Lâm sùi đập mạnh tay xuống bàn.
- La de nữa đi!
Nó ngó ra ngoài cửa. Nhóm dù đãng đang nườm nượp kéo tới. Lâm sùi hớn hở nét mặt. Nỗi buồn lại thoáng qua. Nó đập bàn lần thứ hai.
- La de nữa đi!
Bọn du đãng ùa vào phòng trà, mỗi đứa chiếm một bàn thực hiện kế hoạch phá đám. Mỗi đứa gọi một ly cà phê đá. Chúng nó hút thuốc làm khói ngộp phòng. Và, nói chuyện tục tỉu, bẩn thỉu khiến những người khách đứng tuổi phải trả tiền đi gấp. Những thanh niên đợt sống mới không dám vào.
Giàn nhạc chơi ở trên, ở dưới chúng đập gót giầy hòa nhịp. Ca sĩ hát, chúng ném nút chai lên tán thưởng vỗ tay dài hàng chục phút đồng hồ. Chủ phòng trà đau lòng lắm. Nhưng giàn nhạc vẫn phải chơi, ca sĩ vẫn phải trình bày giọng nói, trình bày nụ cười, trình bày mông, ngực hết sức có nghệ thuật. Một đêm văn nghệ «quái đản» với những khách thưởng thức «quái đản» kéo dài tưởng bằng ngàn lẻ một đêm. Chủ phòng trà bối rối lắm. Kinh nghiệm của phòng trà Phi Mã làm ông ta lo sợ. Cái đà này kéo dài một tuần lễ thôi là đủ sạt nghiệp rồi. Vì khách sẽ chê, không tới phòng trà Hương Hoa nữa.
Ông chủ phòng trà đành mở ngay một cuộc giàn xếp. Ông bước ra mi cô tươi cười:
- Thưa các bạn. Thật là một vinh hạnh cho phòng trà Hương Hoa hôm nay được tiếp toàn các bạn trẻ, những tinh hoa của đất nước, những người yêu nghệ thuật nhất nước. Mong các bạn hãy tự do thưởng thức, phòng trà Hương Hoa đãi ngộ c&aacuttyle='height:10px;'>
Thiện đá tung chiếc soong. Nó nói, gần như đe dọa:
- Nếu bố làm sao, tôi đốt cái nhà này!
Thủy hoảng sợ:
- Đừng nghĩ dại.
Thảo gật dù:
- Được đấy, nếu mày giỏi thử đốt xem sao. Tao nghĩ vào tù còn sướng hơn sống lây lất ở ngoài.
Thủy nổi đóa:
- Câm miệng cả lũ đi!
Thảo làm bộ điếc. Nàng tiếp tục nói với Thiện:
- Mày định đốt nhà bằng gì?
- Bằng lửa!
- Bằng lửa gì?
- Bằng ét săng.
- Tiền đâu mày mua ét săng?
- Đi ăn cắp.
- Mày biết ăn cắp à?
- Tập.
- Tập khó lắm.
- Khó gì.
Thủy chán nản không muốn ngăn cấm em nói nhảm nữa. Chúng nó đang điên. Tất cả đều điên. Điên hết. Thủy cũng đang nổi cơn điên ngầm. Nàng bịt tai, mặc kệ hai đứa điên rồ bàn chuyện tương lai.