Chương 13

     ỪNG LÁC MÓC TRONG TÚI RA MỘT CHÌA khóa. Nó bước tới chỗ xe Vespa đậu. Trong nháy mắt, Mừng lác đã rồ máy đàng hoàng ngồi trên chiếc Vespa. Nó trổ tài “thổi xế” rất hào hùng. Phóng xe đến chỗ Đạm, nó nháy mắt:
- Nhảy lên đi!
Nguyễn Đạm ngạc nhiên:
- Xe của ai đó?
- Thổi.
- Thổi là gì?
- Là mượn đỡ một lát. Xe của thiên hạ đây mà. Lẹ lên kẻo lính nó rượt thì lại vào phòng tạm giữ nếm đòn Chà và lai.
Nguyễn Đạm nhảy vội ngồi phía sau Mừng lác. Mừng lác sang số rồi chờ xe vọt chạy. Đạm ôm lấy bụng Mừng lác. Vua giết người Phú Thọ phóng qua vài phố thì bớt ga lại. Nó cười ha hả. Nguyễn Đạm sợ sệt. Mừng lác không nhìn thấy mặt Đạm lúc đó, nhưng nó hiểu Nguyễn Đạm đang lo ngại. Sự im lặng của Đạm chứng minh nhận xét của Mừng lác là đúng. Mừng lác nói:
- Ngán à?
- Ngán gì?
- Ngán trở lại phòng tạm giữ?
- Đã vào một lần có thể vài lần.
Mừng lác vồ lấy lời Đạm:
- Cũng như tôi, đã thổi xế một lần thì có thể thổi xế hàng chục lần.
Nguyễn Đạm vội thanh minh:
- Tôi không muốn nói thế.
Mừng lác hỏi:
- Thế Đạm muốn nói gì?
Nguyễn Đạm trả lời:
- Điều tôi định nói chỉ liên quan tới cá nhân tôi thôi, nhưng anh làm tôi quên béng rồi.
Mừng lác nói:
- Quên là phải, có hàng ngàn điều bắt mình phải quên. Nhớ lại chỉ tổ đau buồn. Đã có hồi tôi làm nghề ăn cắp xe. Nhưng Đạm đừng lo, giờ “giầu” rồi, tôi sẽ bảo Lâm sùi đem chiếc Vespa này lại quận X trả đàng hoàng để Lâm sùi “ăn điểm” của cảnh sát. Đạm chưa biết, tôi có nhiều tài lắm. Tôi có thể mượn đỡ chiếc xe hơi.
Xe chạy qua cầu Trương Minh Giảng. Mừng lác không nói thêm. Nguyễn Đạm cũng không hỏi han gì. Tâm hồn nó đang hướng về Thủy. Mỗi lần nhớ tới Thủy là mỗi lần lòng dạ nó bồi hồi. Và càng bồi hồi, lòng căm thù càng sôi sục. Nhưng chưa có động lực nào làm cho nỗi căm hờn của Đạm thể hiện bằng hành động. Nó chỉ chửi rủa vu vơ và hứa hẹn trả thù cuộc đời.
Sống với Mừng lác đã lâu ngày, Nguyễn Đạm không thể quên nó còn gia đình, còn người bố để khinh bỉ nó. Còn người mẹ để đêm đêm khóc thảm thê thương sót nó. Còn đàn em dại ngơ ngác chẳng biết anh mình giờ ở đâu. Đạm hiểu rõ nó có thể trở về gia đình khi nó làm nổi một việc gì đem lại danh dự cho gia đình. Hoặc nó trở về với nhiều tấm bảng trên tay, hoặc nó trở về với một địa vị cao cả trong xã hội. Một thứ thì Đạm đã từ chối dứt khoát, một thứ thì Đạm đang mò mẫm kiếm tìm.
Mừng lác đưa nó kiếm tìm trong các hộp đêm, các tiệm giải khát, các nơi ăn chơi xa hoa. Nguyễn Đạm dần dần biến thành tay ăn chơi nổi tiếng. Tiền bạc như nước, uống rượu như uống nước mía. Nhảy hay như tài tử xi nê. Những thứ đó chỉ giải buồn trong khoảng khắc. Khi nằm một mình vắt tay lên trán, nghĩ tới tương lai mình, tương lai của những đứa bằng tuổi mình, Nguyễn Đạm cảm thấy buồn nôn. Một bệnh trạng buồn nôn khốn khổ chứ không phải thứ buồn nôn rửng mỡ của bọn văn nghệ chạy theo triết lý hiện sinh mà không hiểu một tí gì về hiện sinh.
Mừng lác thắng xe làm đứt ý nghĩ của Nguyễn Đạm. Trùm du đãng bảo Đạm:
- Xuống đi bộ một quãng.
- Còn xe Vespa?
- Có lẽ không cần nhờ Lâm sùi đâu, tối nay đi nhảy gọi nhờ điện thoại cho cảnh sát biết tin xe nằm ở đây. Lúc ngồi trên xe Đạm nghĩ gì thế?
- Nghĩ tới số phận mình.
- Hôm nay ông phải “khai hỏa” đấy nhé!
Nguyễn Đạm cười ngượng:
- Cứ giục mãi...
Mừng lác vội nói:
- Hay để giành “khai hỏa” người yêu?
Nguyễn Đạm bỏ Mừng lác tại một cửa tiệm cà phê. Nó theo con ngõ nhỏ đi vào xó tội lỗi. Vẫn quang cảnh cũ. Không có gì thay đổi ở cái xóm đĩ điếm này dù trên chính sách cải cách xã hội của chánh phủ đã có nhiều điểm đổi thay. Và bộ mặt của c. Nàng thở dài. Lại thở dài:
- Em cũng cô đơn như anh. Anh biết mẹ em là gì không?
- Không cần biết.
- Mẹ em là “chị hai” của bọn gái điếm! Anh ngạc nhiên không?
- Không.
- Tại sao anh không ngạc nhiên?
- Vì anh thấy cuộc đời bẩn hết không riêng gì một ai. Anh cũng bẩn, cũng hèn và nếu sống ở chỗ sang trọng thì cũng đốn mạt, đê tiện, ăn cắp như chúng nó thôi.
Duyên đứng phắt dậy:
- Vậy thì anh đừng nói chuyện yêu tôi nữa. Tôi muốn vươn lên chứ không muốn ngụp lặn trong tội mỗi.
Mừng lác níu kéo Duyên:
- Em có tội lỗi gì đâu?
Duyên bĩu môi một cách đau đớn:
- Tôi, tôi khổ sở vì có người mẹ làm nghề bốc lột gái điếm.
Mừng lác chặn lời Duyên:
- Anh biết.
Duyên giật mạnh cánh tay nàng khỏi Mừng lác:
- Anh không biết gì cả, thật sự anh không biết gì cả. Anh đã lầm rồi đó. Tôi đóng kịch với anh từ mấy hôm nay chứ không dễ dàng và ngây thơ như anh tưởng đâu.
Như một tiếng sét nổ tung đầu óc. Mừng lác bủn rủn cả đôi tay, lặng lẽ đan đôi bàn tay lại để bớt run. Mừng lác nói đứt khúc:
- Cô.. nói... thật... hả.. cô Duyên?
Trùm du đãng Phú Thọ có để ai làm nó thất vọng, bối rối. Vậy mà lại có phút giây, tâm hồn Mừng lác xao xuyến trước cả một lời nói có thể làm nó hoa dao đâm nát thây kẻ đối diện.
Duyên quay lại nhìn Mừng lác. Đôi mắt nàng hiền hậu đó trong phút giây tuyệt vọng. Lửa yêu khơi dậy ở tim nó. Mừng lác nói thật nhỏ:
- Cô nói thật hả, cô Duyên?
Duyên đã ngồi xuống ghế. Nàng mỉm cười:
- Tôi nói thật thì anh nghĩ sao?
- Tôi muốn biết cô nói dối, cô cứ bảo nói dối đi, để tôi được tin rằng đời còn có nấc thang để tôi trèo lên.
- Anh cũng muốn vươn lên?
- Ai chẳng muốn vươn lên. Nhưng Duyên nghĩ xem, đã có ai ròng dây cứu một đứa mà họ cho là kẻ khốn nạn?
- Có chứ.
- Ai. Cô chỉ chỗ tôi đi.
- Tôi đây.
- Vậy thì Duyên hãy ròng dây xuống vực sâu, hãy nói rằng cô không đóng kịch với tôi.
Duyên xoắn ngón tay:
- Tôi muốn ròng dây cứu anh, nhưng tôi không muốn nói dối anh. Tôi biết anh đã bị đem ra triển lãm ở đường Tự Do. Tôi biết anh hay đi trên con đường về nhà tôi và tôi đã giàn cảnh để anh trổ tài hiệp sĩ...
Mừng lác trố mắt nhìn Duyên. Người con gái nói tiếp:
- Còn tôi không phải là Duyên. Tôi là Thy Kent anh biết không?
Mừng lác giật mình. Người con gái mảnh mai đương ngồi cạnh nó là Thy Kent, một nữ chúa rằn ri, một đứa con gái chỉ huy cả một bầy con trai du đãng. Mừng lác đổi thái độ. Nó cười gằn:
- Thy Kent đấy à? Cho xin điếu Kent hút đi nữ chúa!
Thy Kent vén ống quần lên. Bao thuốc là đầu lọc được nhét vào sợi dây thun quấn một vòng ở cẳng nàng. Nữ chúa rằn ri lôi ra, ném cả bao cho Mừng lác:
- Thuốc nhẹ, hút được không?
- Được chứ.
Thy Kent ném luôn cho Mừng lác hộp quẹt:
- Lửa đấy.
Mừng lác đưa tay trái bắt hộp quẹt, đồng thời, tay phải nó chụp lấy cánh tay Thy Kent. Nữ chúa rằn ri nhún vai:
- Quê thế?
Mừng lác vội buông tay Thy Kent ra:
- Quê à?
- Chứ sao?
Mừng lác rút điếu thuốc Kent, quẹt lửa mồi thuốc. Nó hít đầy một hơi rồi liệng điếu thuốc ra xa:
- Biết sự nổi giận của vua du đãng Phú Thọ không?
Thy Kent không thèm trả lời. Nữ chúa rằn ri giơ tay lên, lấy hai ngón tay vẩy vẩy:
- Cho xin lại bao thuốc, anh Mừng lác.
Mừng lác cười rất đểu:
- Dễ thế à?
Thy Kent lại nhún vai:
- Không dễ với người khác nhưng không khó với tôi.
Mừng lác trao gối Kent và hộp quẹt cho Thy Kent, gật gù nhìn nữ chúa rằn ri:
- Đúng đấy. Sao hôm nay nữ chúa mặc áo dài?
Thy Kent hỏi xỏ:
- Sao hôm nay vua giết người tán gái hay thế?
Mừng lác tức sôi ruột. Nó nện gót giầy xuống nền đất công viên:
- Muốn sinh sự gì nói luôn đi.
Thy Kent đổ thêm dầu vào lửa:
- Anh nói với cô Duyên hay nói với nữ chúa?
- Nói với nỺn về khuya. Ông bỏ bữa cơm tối ở nhà. Ông đã uống khá nhiều ở một quán cóc bên lề đường ngoại ô. Khi ông lảo đảo bước vào ngõ, ông đã ngã mấy lần. Tới nhà, ông xô cửa đánh rầm cái cửa sổ chắp bằng những mảnh thùng sữa gẫy nát. Chị em Thủy giật mình tỉnh giấc. Ông Thuận cười hề hề, nói năng nhảm nhí. Ông đọc tên những người lãnh đạo quốc gia chửi bới thậm tệ. Ông gọi những linh hồn của đất nước là những thằng khốn nạn. Ông kết tội cả tổ quốc. Ông bảo tổ quốc không có gì linh thiêng cả. Vì nếu linh thiêng, tổ quốc đã vật chết những đứa khốn nạn đang ăn trên ngồi trước để áp bức đồng bào ông.
Chửi bới một lúc, ông bắt Thủy chong đèn lên. Ông bắt chị em Thủy ngồi dậy nghe ông nguyền rủa cuộc đời. Chị em Thủy, thoạt tiên ngơ ngác. Sau đó ôm lấy nhau khóc tấm tức. Ông Thuận hét inh, cấm không cho khóc. Và ông chỉ vào mặt Thủy mắng mỏ:
- Mày là đồ khốn!
Thủy kinh sợ. Nàng vội lấy khăn ướt đắp vào mặt cha. Thủy biết cha mình đêm nay uống nhiều. Nhưng ông Thuận hất tay con gái ra. Mắt ông đỏ ngầu, ông nhìn Thủy trừng trừng:
- Ai bảo mầy bị bắt hả Thủy?
Thủy không trả lời. Ông Thuận gầm thét:
- Ai bắt mầy, tiên sư cha chúng nó, sao chúng nó bắt mầy?
Rồi ông nghiến răng:
- Nó đổ bệnh cho mầy hả con?
Thủy úp hai tay vào mặt:
- Con lạy bố...
Ông Thuận cười man dại:
- Sao con không tự tử cho rồi, còn sống làm chi cho nhục.
Ông lại quát:
- Đồ khốn nạn, sao mầy không chết đi. Sao chúng mầy không chết đi để tao rảnh tay, tao ôm súng bắn vỡ sọ những thằng khốn nạn đó?
Thủy nghiến răng muốn nát. Nàng đứng chết dí một chỗ. Ông Thuận gọi:
- Thảo!
Thảo sợ sệt thưa nhỏ:
- Dạ...
Ông Thuận đập bốp vào vách ván:
- Mầy không dám nói to à?
- Dạ...
- Dạ cái gì? Mầy dạ ai, bố mầy đây không cần dạ vâng gì nghe con. Tiên sư cha cuộc đời...
Ông ôm bụng cười rũ rượi, Thủy bảo em:
- Bố say rồi đó, các em đừng buồn nghe...
Ông Thuận vươn vai. Ông đá tung cái ghế trước mặt:
- Ai bảo tao say? Ai bảo tao say? Ông say đấy, tiên sư cha chúng nó những thằng tỉnh, những thằng khốn kiếp làm ông say...
Ông Thuận đấm một trái vào không khí:
- Thiện!
Đứa con trai thứ ba run rẩy:
- Bố gọi con ạ!
- Ừ, bố gọi con.
- Con đây?
- Con đâu? Bố có nhìn thấy con đâu? Con ơi!
- Dạ.
- Lớn lên con phải học cách giết người nghe con.
Ông Thuận nhảy cỡn. Ông xé tung khuy áo, cởi chiếc áo sơ-mi vất vào xó tối.
- Phải giết người, đời này lương thiện là ngu.
Ông đổi giọng:
- Sao, chúng mầy không chết đi, chết hết đi, sống nheo nhóc làm gì? Chết hết đi, tao sẽ giết chúng mầy...
Ông Thuận xồng xộc xuống bếp. Chị em Thủy quá sợ hãi đến nỗi không còn kêu cứu được nữa. Ông Thuận đã xách con dao bầu lên. Ông hoa dao một lát. Thủy chạy tới ôm chân cha:
- Bố ơi! Bố ơi!
Ba đứa em nàng cũng chạy tới khóc như ong vỡ tổ. Những chuyện vợ chửi chồng, chồng đánh vợ, bố đánh các con xảy ra như cơm bữa ở các xóm lao động. Không ai xúc động chuyện này. Người láng giềng vẫn nằm ngủ thin thít, ngáy khò khò. Nếu sự ồn ào có làm thức giấc, họ chỉ buông vài câu chửi bâng quơ. Rồi lại nhắm mắt tiếp tục ngủ.
Dường như, những tiếng khóc đã làm ông Thuận tỉnh rượu, hay ông quá say hết cả sức, ông rời rã chân tay. Con dao bầu rớt xuống đất. Và ông quỵ luôn.
Thủy cùng ba đứa em chung sức kéo cha lên giường? Nàng đấp chăn trùm kín người cha, ba đứa em chung nhau săn sóc bố. Đứa xoa dầu nóng, đứa sát muối vào lòng bàn chân, đứa lấy khăn ướt đấp lên trán bố. Ông Thuận thở rống. Ông đã ngủ mà không biết ông vừa làm gì
Thủy giục các em đi ngủ. Nàng an ủi Thảo:
- Bố say bố nói nhảm đó, em đừng nghĩ gì nghe em. Tội nghiệp bố...
Thảo rơm rớm nước mắt:
- Bố say thật hở chị?
- Bố say thật mà. Những người say đều nói nhảm cả. Họ nói thật tàn nhẫn mà không hiểu họ nói tàn nhẫn. Rượu nói đấy chứ có phải bố nói đâu em...
Thảo lắc đầu:
- Chị nói dối, bố không say đâu, bố thù oán cái gì đó.
Thủy cúi đầu. Tiếng thở của ông Thuận đã nhỏ dần. Ngọn đèn dầu tỏa ra một vùng ánh sáng, sáng hơn c/div>- Muốn vô tù không?
- Không muốn, vì tôi đã từng ở tù.
- Vậy muốn gì mà ăn nói ngỗ ngược thế?
- Muốn thầy coi thẻ nhanh dùm để tôi vào sớm kiếm người quen.
Người cảnh sát ném trả Đạm chiếc căn cước:
- Không đi “chơi bời” chứ?
Nguyễn Đạm mím môi:
- Người bà con tôi ở trong xóm.
Người cảnh sát lạnh lùng đến tàn nhẫn:
- Vô đi, hễ bắt được quả tang đừng có trách.
Nguyễn Đạm khinh khỉnh nhét chiếc thẻ căn cước vào túi quần sau.
Nó lầm lũi bước vào ngõ hẹp. Tiếng một ả điếm mời nó:
- Vô đây mí em anh hai...
Nguyễn Đạm muốn nôn mữa. Nó giả vờ điếc, bước đi, bước đi. Nhưng tiếng ả điếm đuổi theo như con chó săn đã đánh hơi đích xác con mồi:
- Vô đây “yêu” lắm mà anh hai...
Con điếm chạy ra nắm cánh tay Đạm. Con điếm khác ở nhà khác gần đó cũng chạy ra. Hai con níu kéo một “khứa” không ham “giải buồn”. Nguyễn Đạm bỗng trở thành nạn nhân của sự tranh giành. Nó giật tay thật mạnh. Hai con điếm ngã chúi vào nhau. Ngay lúc đó, xuất hiện một tên ma cô bằng tuổi Đạm. Tên ma cô vỗ vai Đạm:
- Anh hai đi với em.
Đạm xẵng giọng:
- Đi đâu?
- Thì anh hai đi với em.
Nguyễn Đạm mặc kệ tên ma cô dắt mình đi.
Hai con điếm bị “khứa” chê, hằn học chửi đổng. Nguyễn Đạm quay lại. Tên ma cô buông lời:
- Thây mặc nó, anh hai. Hơi đâu chấp nhặt với bọn đĩ điếm.
- Chú mầy định dắt tao đi đâu?
Tên ma cô nham nhở:
- Đi tới chỗ anh hai khoái!
- Sao mày biết tao khoái?
- Thì các anh vô đây tìm khoái lạc chứ tìm gì nữa...
Nguyễn Đạm nhìn thẳng vào mắt tên cô ma:
- Tao không khoái.
Tên ma cô kiên nhẫn:
- Bọn đượi điêu luyện sẽ làm anh khoái. Có “thuốc” đây.
Nguyễn Đạm hất cánh tay tên “ma cô” khỏi tay mình:
- Tao không đi tìm đĩ đâu, mày nghe rõ chưa?
Tên “ma cô” nham nhở hơn:
- Xóm này toàn đĩ, anh không tìm đĩ thì tìm ai?
Nguyễn Đạm lại đau nhói tim phổi. Nó muốn vung tay đấm vỡ mặt kẻ đối diện. Nhưng tay nó chùn lại khi nó chợt nhớ rằng từ người tài xế tắc xi, người cảnh sát kiểm tục đến thằng “ma cô” đều có ý nghĩ như nhau. Nghĩ là đàn bà con gái sống chung với bọn điếm ở Lăng Cha Cả đều là đĩ điếm hết.
Nó dịu giọng:
- Tao đi tìm một người quen. Nhưng thôi, mày muốn đưa tao đi đâu thì đi.
Tên ma cô sáng mắt lên:
- Anh “chịu” rồi hả?
- Chịu gì?
- Chịu chơi.
- Mày câm mồm mày lại, đừng nói năng gì nữa.
Nguyễn Đạm móc túi lôi ra tấm giấy hai trăm nhét vào tay tên ma cô:
- Chịu câm hồn không?
Tên ma cô lặng người một lát:
- Dạ, đàn em xin câm miệng, nhưng chẳng lẽ đàn anh không hỏi gì.
Nguyễn Đạm búng ngón tay:
- Khi nào tao hỏi mày hãy nói.
- Dạ.
Mừng lác đã dạy Nguyễn Đạm cái tác phong đàn anh đó. Bây giờ nó đã quen cuộc sống đàng hoàng của những thằng thanh niên vô lý tưởng. Vô lý tưởng nhưng may mắn hơn những thằng vô lý tưởng khác. Là chúng nó còn có nghề để kiếm ra tiền để sống phè phỡn, chứ không đến nỗi phải vác dao đi đánh mướn hoặc thổi xế hoặc đi hiu hoặc bớm xếch lấy tiền độ nhật.
Ba đứa sống chung một căn phòng ở bin đinh bằng tiền làm nghề ma cô của Mừng lác. Mừng lác, đối với xã hội là một tên khốn nạn song đối với các em điếm sống cơ cực ở các ngõ hẻm ngoại ô bùn lầy nước đọng thì lại là vị anh hùng, là một ân nhân đã đưa bọn điếm sạch nước cản từ trong bóng tối ra ánh sáng, từ bọn điếm năm choạc lên giai cấp điếm quý phái làm ít ăn nhiều.
Từ dạo bỏ nghề chém giết, Mừng lác đã tạo cho nó một khoảng đất đứng tương đối vững chắc. Nếu xã hội còn nghề làm điếm lén lút, Mừng lác còn sống phong lưu tới khi nó nhắm mắt. Nó đã nghĩ ra một lối thoát, đã làm một cuộc cách mạng cho cuộc đời du đãng của nó.
Mừng lác đi chơi bời khắp các xóm nhỏ ở ngoại ô Sàigòn, Chợ Lớn.
Như một tên đạo diễn đi tìm một đào chính cho cuốn phim mới, Mừng lác cũng đi tìm hoa hậu... điếm. Nó nhặt các em điả bao giờ. Những con mắt của bốn chị em nhìn cảnh đổ vỡ. Cánh cửa che gió lạnh sụp gẫy. Cánh cửa như ông Thuận. Ông Thuận đã ngã quỵ. Như một căn nhà trống trải, những đứa con bắt đầu cảm thấy gió lạnh của cuộc đời tạt vào tim phổi họ. Nỗi sợ hãi đùn lên tâm hồn. Thảo bảo chị:
- Em ra chắp cánh cửa che tạm đêm nay nhé chị!
Thiệu đứng lên trước:
- Để em giúp chị Thảo một tay.
Con bé Thúy cũng nói:
- Em cầm đèn nhé!
Nhưng Thúy đã ngước đầu lên. Nàng nhỏ nhẹ:
- Thiện và Thúy đi ngủ đi. Để hai chị lo chuyện ấy.
Hai đứa bé ngoan ngoãn nghe lời chị. Đợi một lúc lâu cho hai em ngủ thiếp, Thủy ngồi sát Thảo, nàng khoác tay qua vai em:
- Bố không thù oán gì đâu, em ạ!
Thảo đưa tay vuốt mặt:
- Không thù oán gì sao bố uống rượu?
- Tại bố buồn.
- Ngày trước bố cũng buồn mà.
Thủy níu chặt cổ em:
- Thảo!
Thảo đáp khẽ:
- Dạ.
- Em chưa nên tìm hiểu. Biết thêm một sự thật người ta sẽ không muốn sống nữa.
Thảo chụp lấy câu nói của chị để hỏi:
- Có sự thật gì ám ảnh bố chăng?
Thủy mím môi. Thảo nắm chặt lấy bàn tay chị:
- Hở chị?
- Em còn nhỏ quá, tò mò làm gì.
- Em không nhỏ đâu, chỉ kém chị có hai tuổi thôi. Dễ chừng em còn biết hơn chị vì em đã...
Thủy giật mình:
- Em đã...
Nàng buông tay khỏi vai em.
- Em đã... gì?
- Em đã yêu. Em đã biết ôm người yêu của em và rướn người lên để nó hôn em.
Thủy bàng hoàng như đang lạc vào rừng sương mù dày đặc. Nàng thẫn thờ hỏi em:
- Rồi sao nữa?
- Mới có thế thôi. Chị ngạc nhiên lắm à?
- Ừ, chị ngạc nhiên lắm.
- Có gì mà ngạc nhiên. Tới cái tuổi nào đó người ta không thể chấp nhận hoàn cảnh khốn nạn của mình, người ta phải tìm cách thay thế hoàn cảnh khốn nạn đó bằng một hoàn cảnh khác. Chị có công nhận em đẹp không?
- Em đẹp lắm.
- Sống mãi với bố ở những vùng ngoại ô đầy đĩ điếm này nếu cam phận, rút cuộc cũng chỉ đến cái nước làm điếm. Em không muốn làm điếm, em muốn làm đứa con gái có hàng chục thằng con trai cung phụng em. Em không lý tưởng gì cả. Em thực tế, quá thực tế. Những ngày tháng sống ở Lăng Cha Cả, em đã hiểu cuộc đời. Em không tin tưởng ở bố nữa. Bố bất lực rồi, bây giờ bố lại nghiện rượu. Em tự hỏi bố sẽ làm gì cho chị em mình.
Thủy lặng thinh. Một lát khá lâu hai chị em không nói với nhau điều nào.
Trên mái nhà, tiếng con thạch sùng tặc lưỡi. Tiếng tặc lưỡi của loài thạch sùng sao mà buồn thế. Những hồi tiếc của ngàn đời trong những tiếng tặc lưỡi đó. Thủy ứa nước mắt. Những giọt nước mắt rơi thật nhanh và nghe thật rõ ràng. Ở gầm giường, tiếng chuột rúc, dường như lũ chuột đang nhảy đầm bằng điệu nhạc nước mắt của Thủy.
Thảo bắt đầu hối hận:
- Em đi dựng cửa chị nhé!
Thủy vẫn nín thinh. Thảo lại ngồi xuống cạnh chị:
- Chị giận em à?
- Không.
- Sao chị không nói với em?
- Em nói hết rồi, em nói đúng lắm. Em đã lớn, em có quyền chọn lựa con đường đi của em.
- Em xin lỗi chị, tại em quá đau khổ.
- Chị chắc bố còn đau khổ hơn em. Bố căm thù cuộc đời, bố đau khổ vì không làm chị em ta sung sướng được. Lỗi ấy đâu phải tại bố. Nhưng em đừng ngại em cứ tự do chọn lựa lấy đường em đi, miễn là con đường đó đưa em tới hạnh phúc.
Thảo ôm lấy chị, khóc rưng rức:
- Em không bỏ bố đâu, em không bỏ gia đình đâu. Em đã nói nhảm, em xin lỗi chị.
Thủy không mảy may xúc động. Nàng hỏi em:
- Em muốn biết một sự thật ám ảnh ba không?
Thảo chưa kịp trả lời, Thủy đã nói tiếp:
- Có lẽ không nên giấu em. Để chị nói em nghe. Hôm chị bị bắt vào phòng tạm giữ, bọn khốn nạn đã phá hại đời chị. Điều đó khiến bố đau khổ, bố muốn chết ngay vì bố tự biết sức bố không thể làm gì hơn là uống rượu đề quên đau khổ.
Thảo lại lạc vào vùng sương mù như Thủy vừa mới lạc vào khi hay tin em gái mình đã biết rướn người lên cho tình nhân hôn say đắm. Nàng nắm lấy cánh tay chị:
- Thật không?
- Thật hơn cả sự thật!
- Chị bị nó cưỡng hiếp!
- Ba đứa.
- Trời!
- Mà chị vẫn ch
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---