-- XXXIV --

     ảng sáng thì Trọng Khang về.
- Mặc quần áo đi giày vào, ta lên ở trên xóm với Vương lão gia.
Khánh Ngọc và Giáp mỗi người chạy lại nắm một tay:
- Thế là thế nào anh?
- Chúng ta bây giờ... là thượng khách của Vương lão gia.
- Sao lại thế? Anh làm gì mà quần áo lấm láp như thế này?
Trọng Khang ngồi xuống chiếu:
- Bây giờ mới thật sống chắc chắn.
- Tiền nhà đến rồi ư?
- Chưa. Nhưng đến hay không đến, cũng năm hôm nữa thì về. Thì ra tiếng súng lúc nãy là bọn giặc cỏ ở Nam-Thoong đến đây đánh Vương lão gia, để định cướp lấy chúng ta mà đòi tiền chuộc. May quá, không thì chúng ta bị buôn hai lần. Vương Nhân nhờ tôi đến đốc thúc bộ hạ giữ mé trại đằng sau núi, vì đấy thấp và đường bằng, ông ta sợ chúng lên được.
- Thế bây giờ chúng đâu rồi?
- Chúng đánh không nổi rút đi cả rồi. Nhưng Vương lão gia sợ đêm nay, chúng lại kéo đến nữa, nên nhờ tôi lên phòng giữ hộ. Thôi ta lên, ông Vương Nhân đang chờ anh em ta để uống rượu.
- Nhân thể có nước nóng, anh tắm đi cái đã cho đỡ mệt, rồi hãy lên. Để em lau đất ở áo và quần đi đã, chứ tiều tụy thế này, ban ngày bọn họ trông thấy họ cười cho.
- Không có bàn tay thiện xạ của ông thì phen này chúng tôi nguy khốn. Chỗ tôi đóng quân đây, chỉ có phía ấy là lên được. Tôi chẳng may bị đạn thành ra không bắn được nữa. Mà quân thì đã cắt bốn mươi tên đi chờ để tải tiền, thành ra ở nhà còn ít quá. Mời ông xơi chén này gọi là để... tạ chút ơn giúp đỡ.
Trọng Khang đưa chén rượu cho Khánh Ngọc:
- Chén này tôi xin nhường cho Nguyễn phu nhân, bởi cái tình của chúng ta còn có bây giờ là nhờ ở phu nhân.
Bằng mấy câu vắt tắt, Trọng Khang thuật lại những việc đã xảy ra. Vương Nhân chắp hai tay vái Khánh Ngọc:
- Lòng dạ của phu nhân thật đàn ông chúng tôi phải thua.
Khánh Ngọc cũng vái trả lời:
- Tôi sở dĩ...
Trọng Khang vội gạt đi:
- Em định nói dây mơ rễ muống để làm gì.
Vương Nhân sai một bộ hạ tiếp đồ nhắm vào bát ba người:
- Tôi vì đạn gẫy xương tay không thể uống được rượu, tôi rất lấy làm tiếc, chứ không thì tôi phải uống thật say. Thôi ông thưa với phu nhân cứ yên tâm, ở lại đây, nếu quá cái hẹn mười lăm hôm mà tiền chưa đến, tôi cũng xin để cho các ông về. Nếu đến thì càng hay, bằng không thì cũng xin thôi.
- Tiếc quá, cái ống ảnh của chúng tôi bị họ làm hư mất, chứ không thì ta chụp một tấm làm kỷ niệm. Chúng tôi cứ đinh ninh đợi chết, ai ngờ còn phút này?
- Nếu không có phu nhân thì có lẽ tôi cũng chết bởi tay ông. Nhưng tôi tin trong một lúc bực tức với số mệnh, ông định xử thế, chứ một khi trông thấy tôi, ông cũng chẳng nỡ nào. Cũng như tôi không thể nỡ tâm được với ông...
- Điều đó thì chưa rõ, nhưng tôi thấy rằng sự phu nhân đòi đi chơi thật là một cái không may, ấy thế là lại chuyển thành ra rất may. May cho tôi để biết chỗ kém cỏi của lòng mình mà bổ khuyết lại. Nguyễn tiên sinh trong lúc ấy, cũng tỏ ra một người rất can đảm. Chính tiên sinh cầm súng vất ra ngoài.

Truyện Trường Đời -- I -- Đã xem 3512 lần. --!!tach_noi_dung!!--


-- XXXII --

--!!tach_noi_dung!!--
     ọn ba người bị giam hôm nay là đúng mười hôm. Giáp đã bình phục, nhưng còn yếu và xanh.
- Thôi, về Hà Nội anh tẩm bổ chừng vài tuần thì lại béo ngay. Không mai kia, tiền đến, chúng ta sẽ được tha. Ở trong cái hầm không có ánh sáng mặt trời và thiếu không khí như thế này một ít lâu nữa thì ở đây ra, chúng mình đến đem theo mầm bệnh lao mà ra.
- Mầm bệnh lao thì chưa biết, nhưng giá tôi và anh mà đem bộ râu đinh ghim này về Hà Nội thì phải biết, đàn bà họ nhìn mình như quái vật.
- Ồ, anh không nói, tôi quên mất đấy. Chúng ta nhiều... việc quá thành ra quên cả trang điểm. Cô Khánh Ngọc, cô trông chúng tôi bây giờ đã hết cả mỹ thuật chưa?
Khánh Ngọc vuốt bộ râu hai người:
- Không những bộ râu này hợp với cái cảnh này, gian hầm này. Tôi trông hai anh ra phết tướng giặc lắm.
- Hợp hay không thì mai kia ta cũng đã về nhà. Cũng phải sắm sửa cho ra dáng con người một chút. Biết lấy gì để bạt bộ râu đây. À, tôi xem những sách mạo hiểm thấy nói bọn lính thủy, thường lấy nến đốt râu. Ta không có nến, ta dùng cái đèn dầu cá kia vậy. Để tôi thử đốt cho anh.
- Sợ bỏng.
- Không, ta xớt ngọn lửa ở ngoài, bỏng làm sao được.
- Ừ, thế anh thử làm cho tôi.
Trọng Khang vừa giơ ngọn đèn lại gần cằm Giáp, thì Giáp đã kêu rối rít:
- Úi dà, nóng lắm! Thôi tôi chịu!
- Tôi mới “cạo xớt” đấy thôi mà.
- Anh cạo thực sự thì có lẽ cằm tôi thành tật.
- Anh xoàng. Thế anh cạo tôi.
Giáp vừa châm ngọn lửa vào râu thì Trọng Khang đã hét:
- À, không được! Cái lối cạo bằng “dao lửa” thế này thì thành tật thật. Tôi xin tôn ông tha cho.
Khánh Ngọc cười ngặt nghẽo:
- Các ông ơi, người ta râu xồm cơ mới làm thế được. Râu cơm của các ông mà cạo bằng lối thì khi hết bộ râu, cơm cũng không ăn được nữa. Giá có cái nhíp để tôi nhổ cho nhỉ.
Giáp đi treo chiếc đèn lên chỗ cũ:
- Ở đây thì đào đâu ra nhíp. Giá có hai đồng xu.
- Ở đây thì đào đâu ra xu. Anh ngớ ngẩn cũng chẳng kém tôi.
Trọng Khang ngẫm nghĩ một lát:
- À tôi tìm ra rồi. Tôi tìm ra một thứ không phải nhíp, không phải xu, nhưng cũng có cái công dụng như xu và như nhíp. Nhưng râu đã đâm dài như râu chúng mình thì mới nhổ được, chứ râu ngắn thì đành chịu. Vương tôn ông ơi ngài lấy của chúng tôi mười vạn đồng, chúng tôi chỉ xin ngài có một cái bát thôi.
Chàng bẻ một miếng bát, chặt làm đôi, rồi mài nhẵn và tròn như hình đồng xu.
- Anh ngồi dậy. Tôi nhổ cho. Ủa, tối quá, râu ngài biến đi đâu, chẳng trông thấy gì cả. Cô Khánh Ngọc, cầm giùm hộ chúng tôi cái đèn lại đây. À, khá quá, thế này thì kém gì nhíp. Nhưng tôi chỉ nhổ cho anh một nửa mặt thôi, anh lại phải nhổ nửa mặt cho tôi, chứ không nhỡ Vương lão gia đùng đùng vào đây nói với chúng mình: “Người nhà các anh đã đưa tiền chuộc rồi, các ngài về đi!” thì tôi thiệt.
Khánh Ngọc giằng lấy hai cái mảnh sành ở tay Trọng Khang:
- Thôi, để em nhổ cho hai anh. Chả nhẽ em không được cái tích sự gì. Em nhổ cho mỗi anh một cái một, như thế thì thật đều, chứ không hai anh nhổ cho nhau được nửa mặt rồi, mà Vương tôn ông vào thì để cho ma nó trông.
Trọng Khang và Giáp nằm dài ra giường, Khánh Ngọc ngồi giữa, chiếc đèn ở phía trên đầu hai người.
- Úi dà, nhổ từng chiếc thế này nóng ruột lắm.
- Anh còn đi làm gì được nữa bây giờ mà nóng ruột?
- Ấy thế mà nóng ruột. À thế này, cô nhổ cho anh Giáp nhiều chiếc, rồi lại nhổ cho tôi. Trong thời kỳ “đình chiến” ấy, tôi ngâm nga cho mà nghe.
- Ừ phải đấy. Chứ cứ chộp bên này một cái, chộp bên kia một cái, nó nhồn nhột làm sao ấy.
Khánh Ngọc vừa nhổ, vừa đếm. Đếm đến gần một nghìn thì Vương
-- XXVIX -- -- XXX -- -- XXXI -- -- XXXII -- -- XXXIII -- -- XXXIV -- Hai mẫu chuyện để thay lời kết