Dịch giả: Lâm Hoàng Mạnh
Chương 13
Châu Phi: Nơi bom đạn hay tăng trưởng?

     ương lai của các nuớc châu Phi sẽ theo con đường bom rơi đạn nổ, chia rẽ hay theo con đường phát triển, ổn định và tươi đẹp? Trên khắp châu lục rộng lớn này, có nơi sự thịnh vượng đang gia tăng, nhưng nhiều nơi vẫn còn cái đói cái nghèo cùng kiệt đang đeo bám; nhiều chính phủ có trách nhiệm với quốc gia nhưng nhiều nơi vẫn ở trong tình trạng vô chính phủ, nhiều nơi đồng ruộng màu mỡ và những khu rừng tươi tốt, nhưng cũng không ít nơi hạn hán kéo dài. Đây là một khu vực bao gồm đầy đủ thái cực, sắc thái khác nhau mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặt ra cách giải quyết trong quá trình hoạt động: Làm thế nào chúng ta có thể hỗ trợ giúp họ phát triển với một châu Phi rộng lớn, đồng thời phải tìm cách hỗ trợ để đảo ngược tình hình ở những nơi mà sự hỗn loạn, nghèo đói vẫn đang hoành hành?
Bằng chứng lịch sử của châu Phi là gánh nặng cho câu hỏi này. Những cuộc xung đột và các thách thức của châu lục xuất phát từ thời kỳ thuộc địa, trong chiến tranh mở rộng biên giới giữa các sắc tộc, bộ lạc và tôn giáo. Việc quản lý quốc gia kém cỏi, các lý thuyết kinh tế còn nhiều khiếm khuyết trong thời kỳ hậu thuộc địa vẫn kéo dài, tiếp tay cho tham nhũng. Các lãnh tụ của quân nổi dậy, hầu hết đều giống nhau về một điểm, giỏi trong chiến đấu, nhưng yếu kém trong việc quản lý nhà nước. Thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã tạo ra hai ý thức hệ ở châu Phi, thường xảy ra xung đột giữa lực lượng được phương Tây hậu thuẫn với lực lượng do phe Liên Xô ủng hộ.
Thách thức của châu lục vẫn nóng bỏng thật sự, nhưng mặt khác châu Phi đang trỗi dậy ở thế lỷ XXI. Khu vực Hạ Sahara Phi châu (Nam sa mạc Sahara - ND) có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Năm 2000 thương mại giữa châu Phi với các nước trên thế giới tăng gấp ba lần. Các công ty tư nhân nước ngoài đua nhau vào đầu tư, viện trợ tăng và sẽ tiếp tục tăng lên. Tính từ năm 2000 đến năm 2010, xuất khẩu của châu Phi sang Hoa Kỳ tăng gấp bốn, từ 1 tỷ lên đến 4 tỷ đô la, bao gồm hàng may mặc, thủ công của Tanzania, hoa quả tươi từ Kenya, khoai mỡ của Ghana và da thuộc cao cấp từ Ethiopia. So với cùng thời kỳ, tỷ lệ tử vong của trẻ em giảm trong khi tỷ lệ học sinh tiểu học tăng cao. Nhiều gia đình đã có nước sạch sử dụng, số người chết do xung đột bạo lực giảm. Tổng số người sử dụng điện thoại di động ở châu Phi nhiều hơn so với Hoa Kỳ hay châu Âu. Các chuyên viên kinh tế kỳ vọng người tiêu dùng ở khu Hạ sa mạc Sahara sẽ chi tiêu tăng từ 600 triệu năm 2010 lên 1 tỷ đô la vào năm 2020. Điều này nói lên sự thay đổi về mọi mặt trong tương lai và nhiều nơi tương lai ấy đang đến gần.
Tổng thống Obama và tôi hiểu, giúp châu Phi chấm dứt sự xung đột điều mà người Mỹ trong nước không mấy quan tâm, nhưng nó sẽ mang lại lợi ích to lớn cho Hoa Kỳ. Vì thế ngay trong nhiệm kỳ đầu, Tổng thống Obama công du tiểu vùng Hạ sa mạc Sahara, sớm hơn thường lệ so với người tiền nhiệm, đó là chuyến viếng thăm Ghana vào tháng 7-2009. Trong bài phát biểu tại Quốc hội ở Accra, ông đưa ra cách nhìn mới về sự ủng hộ của Mỹ đối với nền dân chủ, mở rộng thương mại ở châu Phi, Tổng thống có câu rất đáng ghi nhớ: “Châu Phi không cần những người hùng mà cần thể chế vững mạnh”. Ông thừa nhận trong lịch sử, nhiều nước Tây phương coi châu Phi là nguồn tài nguyên cần khai thác, cần được bảo trợ coi đó là công việc từ thiện. Tổng thống nêu thách thức giữa châu Phi và Tây phương là vấn đề bình đẳng, châu Phi cần đối tác chứ không cần người bảo trợ.
Tuy nhiên, hầu hết người lao động trong các quốc gia châu Phi chỉ kiếm được trên dưới một Mỹ kim/ngày, phòng bệnh và chữa bệnh kém gây nhiều người chết oan, trẻ em không được cắp sách tới trường mà được dạy cách bắn súng, phụ nữ và bé gái bị hãm hiếp trong chiến tranh, đồng tiền trở thành chúa tể, tham nhũng hoành hành. 
Sự cam kết của chính quyền Obama tại châu Phi dựa trên bốn mục tiêu: Thúc đẩy cơ hội và phát triển; Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư; Thúc đẩy hòa bình và an ninh; Tăng cường thể chế dân chủ. 
Cách tiếp cận của chúng ta hoàn toàn tương phản với các quốc gia khác ở lục địa châu Phi. Các công ty Trung Quốc, đa số là doanh nghiệp nhà nước, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nguyên liệu to lớn cho lợi ích của họ, vì thế họ tìm kiếm khai thác hầm mỏ, rừng nguyên sinh của châu Phi là chính. Từ năm 2005 họ đầu tư trực tiếp vào khắp lục địa châu Phi, tính đến năm 2009 con số này tăng gấp 30 l!!!15982_13.htm!!! Đã xem 1926 lần.


Nguồn: Dịch giả - VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.ly đưa lên
vào ngày: 1 tháng 6 năm 2016

Truyện Những Lựa Chọn Khó Khăn LỜI TÁC GIẢ hội tham gia hoạt động công khai trong xã hội bảo thủ cực đoan, nhưng không phải vì thế mà trí thông minh, sức sống và sự hiếu kỳ của họ bị hạn chế.
Theo dõi toàn bộ sự kiện, một nữ cán bộ trong nhóm an ninh, những người mặc bộ đồ cánh giơi che kín từ đầu đến chân, chỉ còn chừa một khe hở nhỏ lộ đôi mắt, theo dõi canh chừng cẩn thận tất cả những người Mỹ. Cô không cho phép bất cứ ký giả hay nhân viên nam giới nào trong đoàn được phép tiếp xúc hay đến gần các nữ sinh này. Tôi chuẩn bị lên diễn đàn, cô gái ấy đến gần Huma thì thầm bằng tiếng Ả Rập: “Tôi muốn được chụp ảnh với bà ấy.” Sau khi kết thúc bài diễn văn, Huma kéo tôi sang bên cạnh, chỉ vào cô sinh viên đó. “Chúng ta sang buồng bên chụp ảnh được không?” Tôi hỏi cô, điều mà cô rất mong đợi. Cô gật đầu. Chúng tôi tìm cách rẽ đám đông sang một phòng nhỏ. Cô tháo mạng che mặt, nụ cười rạng rỡ hiện ra. Chiếc máy ảnh chớp sáng liên hồi, mạng che mặt tháo bỏ, chào mừng chúng tôi viếng thăm đất nước Saudi Arabia.
Chính xác một năm sau, sự nhạy cảm trong mối quan hệ giữa chúng ta với mối đe dọa ở vùng Vịnh đang lộ ra. Làn sóng phản đối phổ biến đã bắt đầu xảy ra ở Tunisia, lan sang Ai Cập vẫn không dừng lại. Lời kêu gọi cải cách chính trị, cơ hội kinh tế… lan rộng sang toàn bộ khu vực Trung đông. Không một quốc gia nào không bị ảnh hưởng. Yemen bị ảnh hưởng lớn nhất, hầu như đất nước này bị xé nát, Tổng thống Saleh buộc phải từ chức. Libya lâm vào tình cảnh nội chiến. Chính phủ Jordan và Morocco đưa ra những lời cảnh báo, nhưng họ nhanh chóng tiến hành cải cách thực sự. Saudi Arabia Hoàng gia mở rộng hầu bao nhằm xoa dịu người dân với các chương trình phúc lợi xã hội hào phóng hơn.
Bahrain là cơ sở của Hải quân Hoa Kỳ ở Vịnh Ba Tư đang nằm trong trường hợp thật phức tạp của chúng tôi. Một quốc gia kém giàu có của chế độ quân chủ vùng Vịnh, các cuộc biểu tình diễn ra mang tính chất giáo phái, người Shiite đa số, phản đối nhà cầm quyền Sunni của họ. Đến giữa tháng 2- 2011, quần chúng biểu tình yêu cầu cải cách dân chủ, bình đẳng cho tất cả người dân Bahrainis bất kể theo giáo phái nào, họ tập trung tại nút giao thông giữa trung tâm thủ đô Manama, có tên gọi Vòng xoay Pearl. Sự kiện ở Tunisia và Ai Cập đã dẫn đến lực lượng an ninh khu vực bên bờ vực thẳm, một vài sự cố xảy ra đã khiến đám đông dân chúng nổi giận kéo vào đường phố.
Khoảng 3 giờ sáng thứ Năm ngày 17-2, một số người lập trại ở Vòng xoay Pearl bị thiệt mạng do cuộc đột kích của cảnh sát đã làm tăng sự kích động và phẫn nộ của quần chúng lan rộng. Nhưng các nhà lãnh đạo Sunni ở Bahrain và các nước láng giềng vùng Vịnh thấy phần lớn người đi biểu tình là người Shiite đòi hỏi dân chủ, họ tin có bàn tay của Iran xúi giục đứng phía sau. Họ lo lắng cho rằng đối thủ lớn tràn qua vùng biển xúi giục bạo động nhằm làm suy yếu chính phủ với mục đích cải thiện vị trí chiến lược. Theo hồ sơ ghi nhận, điều lo ngại này không phải phi lý. Nhưng nó lại là bóng đen che mờ nhận thức của họ về sự bất bình chính đáng của người dân, vì thế họ ra tay dùng vũ lực.
Tôi điện đàm với Ngoại trưởng Bahrain, Sheikh Khalid bin Ahmed al Khalifa, bày tỏ mối quan ngại của tôi về bạo lực, khả năng các sự kiện có thể vượt qua tầm kiểm soát. Những ngày tiếp theo rất quan trọng, tôi hy vọng chính phủ của ông thực hiện những bước tránh bạo lực trong đám lễ tang những người thiệt mạng và thứ Sáu là ngày cầu nguyện của người Hồi giáo của toàn khu vực. Dùng lực lượng vũ trang để đối phó với những cuộc biểu tình hoà bình chỉ gây thêm rắc rối. Tôi nói: “Đây là cách giải quyết sai lầm mà chúng ta thường thấy, giải quyết như vậy chỉ gây thêm mọi chuyện thêm phức tạp. Tôi mong muốn ngài hãy lắng nghe ý kiến của tôi. Chúng tôi không muốn bất kỳ bạo lực nào cho phép sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của đất nước ngài. Để giải quyết vấn đề này, cần phải có sự tham vấn cẩn trọng.” Cả hai chúng tôi đều hiểu ngầm “can thiệp từ bên ngoài” là ngầm chỉ Iran. Quan điểm của tôi, nếu sử dụng lực lượng an ninh quá mức có thể dẫn đến sự mất ổn định, tạo điều kiện cho Iran lợi dụng. Đây là điều mà chính phủ của ông cần phải tránh.
Vị Ngoại trưởng có vẻ rất lo lắng, ông chỉ trả lời về mối quan ngại của tôi đưa ra. Ông bào chữa hành động đột kích của cảnh sát là nằm ngoài kế hoạch của chính phủ, đổ lỗi cho người biểu tình gây ra các cuộc bạo động, cam kết sẽ đối thoại và tiến hành cải cách. Ông nói: “Gây ra chết chóc đúng là thảm họa. Chúng tôi đang đứng bên bờ vực thẳm vì mâu thuẫn giáo phái.” Câu nói đầy ớn lạnh. Tôi nói với ông, sẽ cử Jeff Feltman đến Bahrain ngay lập tức. “Chúng tôi sẽ đưa ra những đề xuất, tìm mọi cách giúp đỡ quý quốc trong thời kỳ khó khăn nhất, nhưng đây không phải là vấn đề dễ dàng giải quyết. Tình hình của quý quốc đang đứng trước thách thức thật khó khăn trước vấn đề giáo phái. Tôi hoàn toàn không nghi ngờ sự lo ngại với người hàng xóm khổng lồ đang quan tâm đến vấn đề này của quý vị.”
Lo ngại bạo lực ngày càng tăng cần phải có hành động ngăn chặn được Jeff khuyến khích, người sẽ dành rất nhiều thời gian ở Manam trong nhiều tuần sắp tới, Thái tử nước Bahrain cố gắng tổ chức cuộc đối thoại quốc gia để giải quyết mối quan tâm của người biểu tình và giảm căng thẳng trong nước. Thái tử là người ôn hòa, ông hiểu cần phải cải cách và đây là cơ hội tốt nhất của Hoàng gia hòa giải các phe phái cạnh tranh trong nước. Jeff muốn làm người môi giới ông phải hiểu rõ mối quan hệ giữa Hoàng tộc với những nhà lãnh đạo ôn hòa của phe đối lập người Shiite. Cuộc biểu tình ngày một tăng, đến tháng Ba, người biểu tình kêu gọi bãi bỏ chế độ quân chủ toàn diện. Cuộc đụng độ giữa cảnh sát với người biểu tình ngày một lan rộng, bạo lực bùng nổ. Dường như chính phủ đã mất tầm kiểm soát, các thành viên bảo thủ trong Hoàng gia Bahraini gây áp lực với Thái tử, yêu cầu phải từ bỏ những nỗ lực hoà giải của ông.
Chủ Nhật ngày 13-3, tuỳ viên quốc phòng của chúng tôi tại tòa đại sứ Riyadh báo cáo có sự chuyển quân bất thường ở Saudi Arabia, theo hướng tới Bahrain. Jeff gọi điện cho Ngoại trường UAE, Sheikh Abdullah bin Zayed Al Nahyan (còn gọi tắt là AbZ), xác nhận sự can thiệp quân sự sắp được tung ra. Chính phủ Bahrain kêu gọi chính phủ láng giềng giúp đỡ an ninh. Họ cảm thấy không cần thiết phải thông báo cho Hoa Kỳ, vì không có ý định xin ý kiến chúng tôi, cũng như lo ngại sợ bị ngăn cản. Hôm sau, hàng ngàn binh sĩ Saudi Arabia vượt qua biên giới Bahrain cùng với khoảng 150 xe bọc thép. Ngoài ra có khoảng 500 cảnh sát UAE theo sau.
Tôi thật sự lo ngại sự leo thang này, lo lắng về một cuộc tàn sát đẫm máu sẽ xảy ra nếu xe tăng của Saudi Arabia tiến vào hàng rào của người biểu tình chặn trên các đường phố Manama. Không thể để thời điểm này trở nên thật tồi tệ hơn nữa. Ngay lúc ấy, chúng tôi buộc phải đẩy mạnh các cuộc đàm phán ngoại giao, xây dựng một liên minh quốc tế bảo vệ thường dân Libya từ vụ thảm sát có thể xảy ra của Đại tá Muam-mar Qaddafi, ngoài ra chúng tôi kêu gọi UAE và một số nước vùng Vịnh đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này. Liên Đoàn Ả Rập bỏ phiếu ngày 12-3 yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc áp đặt vùng cấm bay ở Libya, cấm tham gia trực tiếp của họ trong bất kỳ hoạt động quân sự kể cả mang tính hợp phát trong khu vực. Lo ngại cộng đồng quốc tế không có khả năng hành động mà chúng ta sau cuộc chiến Irag và Afghanistan cũng không muốn mạo hiểm tìm kiếm thêm sự can thiệp trực tiếp từ phương Tây vào quốc gia Hồi giáo.
Tôi đang ở Paris hội đàm với Ngoại trường AbZ, Libya, hẹn gặp nhau ở khách sạn của tôi. Trên đường, ông bị phóng viên phỏng vấn về tình hình Bahrain. Ông trả lời: “Ngày hôm qua chính phủ Bahrain đã yêu cầu chúng tôi tìm cách xoa dịu sự căng thẳng.” Tôi hoàn toàn lo lắng về điều ngược lại có thể sẽ xảy ra. Ngày hôm sau Quốc vương Bahrain tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Tôi điện cho Ngoại trưởng Saudi Arabia yêu cầu ông dừng ngay biện pháp dùng quân đội giải tán cuộc biểu tình, yêu cầu kéo dài thêm thời gian để Jeff đàm phán. Chỉ cần 24 giờ tình hình có thể thay đổi. Chúng tôi đã tiến gần tới thỏa thuận với đảng chính trị đa số người Shiite, họ đồng ý rút khỏi những khu vực quan trọng trong thành phố, đổi lại chính phủ khẳng định quyền biểu tình ôn hòa, bắt đầu cuộc đối thoại với niềm tin giữa hai bên. Saud al-Faisal kiên quyết phản đối, yêu cầu người biểu tình giải tán, trở lại cuộc sống bình thường. Ông nói, chỉ như thế mới nói đến vấn đề thỏa thuận, đồng thời đổ lỗi cho Iran quấy rối, ủng hộ bọn cấp tiến. Theo ông, đây là điều kiện tiên quyết để chấm dứt cuộc khủng hoảng và sự trở lại sự ổn định của vùng Vịnh.
Sáng sớm ngày 16-3, lực lượng an ninh đến giải tán biểu tình ở Vòng xoay Pearl. Cảnh sát chống bạo động được hỗ trợ bằng xe tăng, máy bay trực thăng đã đụng độ với người biểu tình, dùng hơi cay đuổi họ khỏi các lều trại. Năm người thiệt mang. Sự xuất hiện của quân đội Saudi Arabia và sự đàn áp mới này đã làm bùng lên ngọn lửa chống đối của người Shiite trong toàn quốc. Dưới áp lực cứng rắn của phe bảo thủ cả hai phía, cuộc đàm phán giữa phe đối lập với Thái tử sụp đổ.
Tôi đang ở Cairo họp với chính quyền chuyển tiếp của Ai Cập, nhận được báo cáo từ Bahrain tôi thật sự thất vọng. Trong cuộc phỏng vấn với đài BBC, tôi thẳng thắn nói về mối quan tâm: “Tình hình ở Bahrain thật đáng báo động. Chúng tôi đã kêu gọi các nước trong vùng Vịnh - bốn nước trong số quốc gia đó đã hỗ trợ bằng lực lượng an ninh – dùng lực lượng vũ trang mà không thông qua giải pháp chính trị sẽ không giải quyết được sự bế tắc.”
Phóng viên Kim Ghattas của đài BBC hòi: “Vậy, bà có kế sách gì để giải quyết với các nước như Bahrain và Saudi Arabia? Họ là đồng minh của Mỹ, được Hoa Kỳ huấn luyện quân đội và cung cấp vũ khí cho họ. Và khi Saudi Arabia quyết định đưa quân vào Bahrain, tôi tin Washington tỏ rõ thái độ không hài lòng, vì đã từng nói ‘đừng có can thiệp’. Đây là vấn đề thuộc nội bộ của Hội Đồng Các Quốc Gia vùng Vinh (GCC).” Đây là sự thật và cũng là điều rất thất vọng.
Tôi trả lời: “Vâng, mọi việc đang xảy ra đúng như những gì chúng ta suy nghĩ. Nhân đây tôi cũng công khai nói chung và nói riêng, chúng tôi sẽ làm tất cả mọi thứ có thể để đưa những giải pháp sai hướng này trở về quỹ đạo, điều mà chúng tôi tin rằng sẽ làm suy yếu sự phát triển bền vững lâu dài ở Bahrain, giải pháp đúng đắn nhất là giải pháp chính trị và kinh tế.
Lời phát biểu ấy hầu như hợp tình đạt lý với thính giả, nó cũng là những điểm chủ yếu mỗi khi thường phát biểu trước công chúng về các nước vùng Vịnh. Thông điệp của tôi rõ ràng với các nước vùng Vịnh. Nhưng Riyadh và Abu Ahabi, những đối tác của tôi không hài lòng, giận dữ coi như bị xúc phạm.
Ngày 19-3, tôi trở lại Paris gặp gỡ lần cuối cùng với liên minh Libya. Lực lượng Qaddafi đóng sát với khu quân sự mạnh nhất của phiến quân Benghazi, khu hoạt động hàng không do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn sắp xảy ra. Một lần nữa tôi nói với AhZ, nhấn mạnh, Hoa Kỳ vẫn cam kết quan hệ đối tác giữa hai bên, với tư cách cá nhân, tôi xác định như thế. Một khoảng im lặng kéo dài, sau đó điện thoại tắt máy. Tôi tự hỏi, có chuyện gì không tốt đã xảy ra chăng? Sau đó cuộc điện đàm nối lại, tôi hỏi: “Ngài có nghe rõ tôi nói không?” Ông đáp: “Tôi đang nghe đây.” “Tốt quá, chúng ta đang trao đổi sau đó tự nhiên sau đó im lặng kéo dài. Tôi cứ tưởng như thế là chấm dứt?” Ông cười, sau đó với vẻ nghiêm trọng ông nói trắng ra: “Thành thật mà nói, khi quân đội chúng tôi đang có mặt tại Bahrain, thật khó cho chúng tôi nếu tham gia vào các hoạt động khác, bởi vì có thể bị đồng minh chất vấn về lực lượng vũ trang của chúng tôi.” Như vậy, phải hiểu, hãy quên sự tham gia với liên minh Ả Rập trong khi đang làm nhiệm vụ ở Libya.
Điều này trở thành thảm họa. Tôi cần phải giải quyết một cách nhanh chóng. Nhưng bằng cách nào? Giờ đây không có sự lựa chọn nào khả thi. Giá trị và lương tâm của chúng ta yêu cầu Hoa Kỳ lên án dùng bạo lực chống lại thường dân mà chúng tôi đã thấy ở Bahrain. Xét cho cùng, đây là nguyên tắc giải quyết của Libya. Nếu chúng ta kiên nhẫn, bền bỉ, xây dựng một liên minh quốc tế có chọn lọc để ngăn chặn Qaddafi sụp đổ vào giờ chót thì chúng ta lại có thể thất bại trong việc ngăn chặn sự lạm dụng và một vụ thảm sát đẫm máu tồi tệ hơn có thể xảy ra.
Tôi nói với AbZ rằng muốn đạt được sự hiểu biết chung mang tính xây dựng giữa hai bên. Ông hỏi, liệu chúng tôi có thể gặp nhau với tư cách cá nhân không: “Tôi đang lắng nghe ý kiến của bà và cũng đang cần một giải pháp. Như bà biết, chúng tôi đang quan tâm đến vấn đề của Libya.” Vài giờ sau, đúng gần 6 giờ tối ở Paris, tôi gặp ông, tôi nói với ông sẽ thảo tuyên bố giữ nguyên giá trị của chúng tôi mà không gây xúc phạm tới họ, hy vọng điều đó đủ sức thuyết phục các nước Ả Rập tái tham gia sứ mệnh tại Libya. Còn nếu không, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng hành động không có sự tham gia của họ.
Tối hôm ấy, tôi tổ chức cuộc họp báo trong văn phòng của Đại sứ Hoa Kỳ tại Paris. Tôi nói về Libya và nhấn mạnh, dưới sự chỉ đạo của các nước Ả Rập trong chiến dịch sử dụng không quân là vấn đề nghiêm trọng. Sau đó tôi chuyển sang Bahrain. “Mục tiêu của chúng tôi là giải quyết vấn đề này bằng chính trị một cách đáng tin cậy, trên cơ sở đó có thể giải quyết những nguyện vọng chính đáng của toàn thể nhân dân Bahrain, bắt đầu bằng cuộc đối thoại của Thái tử mà các bên nên tham gia.” Tôi nói thêm, Bahrain có quyền yêu cầu lực lượng vũ trang từ các nước láng giềng, chúng tôi hoan nghênh các nước vùng Vịnh hỗ trợ những gói viện trợ lớn cho việc phát triển kinh tế và xã hội. “Chúng tôi công khai bày tỏ nếu chỉ sử dụng lực lượng an ninh không thôi, không thể giải quyết được những thách thức đang phải đối mặt tại Bahrain.” Tôi tiếp tục: “Dùng bạo lực không thể và cũng không phải là câu trả lời về giải pháp chính trị. Chúng tôi bày tỏ quan ngại về các biện pháp đang sử dụng trực tiếp của các quan chức Bahrain đang hành động như vậy.”
Sự khác biệt về ngôn từ, lý giải với những gì tôi đã từng phát biểu ở Cairo rất nhỏ, tôi cảm thấy tự tin, hài lòng vì không phải hy sinh những giá trị và độ tin cậy của chúng ta. Thật ít ỏi, nếu như là có, người ta nhận thấy thực tế bên ngoài hầu như không có gi biến chuyển. Ngay sau đó những tốp máy bay phản lực Ả Rập bay qua không phận Libya.
Tôi ước gì chúng tôi có những lựa chọn khả dĩ hơn về Bahrain, tăng được động lực làm đòn bẩy để có những kết quả tích cực. Chúng tôi vẫn tiếp tục lên tiếng trong nhiều tháng sau, nhấn mạnh về việc bắt giữ hàng loạt và dùng vũ lực đã vi phạm nghiệm trong quyền công dân nói chung ở Bahrain và không thực hiện lời kêu gọi cải cách. Nhưng chúng tôi vẫn hoạt động chặt chẽ với chính phủ Bahrain và các nước láng giềng vùng Vịnh với hàng loạt vấn đề.
Tháng 11-2011, trong bài phát biểu tại Viện Dân chủ Quốc gia ở Washington, tôi giải đáp một số câu hỏi phát sinh về mối quan tâm của Mỹ với Mùa Xuân Ả Rập. Chúng ta thường được nghe câu hỏi: Tại sao Mỹ thúc đẩy nền dân chủ theo một đường lối chung, trong khi đó lại có cách khác với một số nước? Gần đây, tại sao chúng tôi lại kêu gọi Mubarak từ bỏ quyền lực ở Ai Cập và huy động một liên minh quân sự quốc tế ngăn chặn Qaddafi ở Libya, trong khi vẫn giữ mối quan hệ với Bahrain và các chế độ quân chủ khác ở vùng Vịnh?
 Câu trả lời, như tôi đã nói, nó xuất phát từ thực tế. Các quốc gia này có hoàn cảnh rất khác nhau, “thật ngu ngốc nếu chỉ có một phương pháp tiếp cận duy nhất để giải quyết thùng thuốc súng trước mặt bất kể nó trong hoàn cảnh nào.” Có những điều có thể thực hiện và có lợi ở nơi này nhưng lại thiếu khôn ngoan nếu áp dụng nguyên xi vào hoàn cảnh khác. Tôi bảo, đấy là sự thật hiển nhiên, Mỹ có nhiều lợi ích quan trọng trong khu vực, nhưng chẳng bao giờ tự nhiên có, nó tuỳ thuộc vào nỗ lực của chúng ta. “Cùng một lúc chúng ta cần phải giải quyết nhiều vấn đề. Điều này càng đúng ở Bahrain. Mỹ thường gặp những đối tác thiếu chân thành, mang tính nghi ngờ đồng thời cũng coi chúng ta thiếu thiện chí, vì thế chúng ta đối mặt với những đòi hỏi buộc chúng ta không thể giữ lời hứa tuyệt đối.”

Tôi nhận ra vấn đề này vào tháng 2-1012 khi tôi trở lại Tunisia, nơi có cuộc biến động đầu tiên của Mùa Xuân Ả Rập. Cảnh sát chống bạo động biến mất, cũng chẳng có mùi của bình xịt hơi cay trong không khí. Tiếng ồn ào, huyên náo của người biểu tình cũng hết. Đảng Hồi giáo ôn hòa đã giành được đa số phiếu trong một cuộc bầu cử công khai, mang tính cạnh tranh nhưng đáng tin cậy. Chính các nhà lãnh đạo tự hứa giải quyết tự do tôn giáo, trao trả hoàn toàn quyền của người phụ nữ. Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ lớn về tài chính, bắt đầu thúc đẩy phát triển thương mại và đầu tư để phát triển kinh tế. Tân chính phủ đối mặt với rất nhiều thách thức, những năm sắp tới còn gặp nhiều khó khăn, nhưng họ có lý do để hy vọng, đất nước Tunisia ít nhất cũng thấy những sự tốt lành như đã hứa khi xảy ra cách mạng Mùa Xuân Ả Rập.
Tôi thật sự muốn trao đổi với tầng lớp thanh niên, những người đã làm lên điều kỳ diệu của cuộc cách mạng. Tôi gặp khoảng hai trăm thanh niên tại Palais du Baron d’Erlanger, trung tâm âm nhạc hàng đầu của Ả Rập và vùng Đại Trung Hải, nằm trên vách đá bên bờ biển. Tôi nói về sự khó khăn trong quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ, về vai trò của các thế hệ thanh niên mà họ cần phải tham gia. Sau đó tôi chờ những câu hỏi. Một luật sư trẻ tuổi cầm lấy microphone, nói: “Theo tôi, có rất nhiều thanh niên Tunisia và vùng Vịnh vẫn nghi ngờ, mất niềm tin đối với phương Tây nói chung, đặc biệt đối với Hoa Kỳ nói riêng. Có rất nhiều nhà quan sát phần nào giải thích nguyên nhân sự gia tăng của chủ nghĩa cực đoan trong khu vực cũng như ở Tunisia theo những quan điểm hoài nghi này. Và ngay cả thanh niên thuộc phái trung hòa và thân phương Tây cũng có cảm giác không tin và chán ngán khi nói đến khả năng xây dựng mối quan hệ đối tác thực sự và bền vững dựa trên lợi ích chung. Vậy điều này Hoa Kỳ có biết hay không? Và làm cách nào bà có thể giải quyết được điều đó?”
Anh đã chỉ đúng những thách thức lớn nhất của chúng tôi. Tôi hiểu, anh mất lòng tin cũng như nhiều người khác có cái gì có liên quan đến sự thỏa hiệp mà chúng tôi đã giải quyết ở Trung Đông. Tôi đáp: “Chúng tôi cũng nhận thức được điều đó và cũng thật lấy làm tiếc, nhưng điều ấy không phản ánh đúng giá trị và chính sách của Hoa Kỳ.” Tôi cố gắng giải thích lý do tại sao nước Mỹ lại hợp tác với các nhà độc tài trong khu vực quá lâu như vậy, như Ben Ali ở Tunisia, Mubarak ở Ai Cập đến các đối tác của chúng ta ở vùng Vịnh. “Khi lập mối quan hệ, quý vị buộc phải quan hệ với chính phủ khi họ đang tại vị, đúng không? Phải, chúng tôi cũng đã làm như thế. Chúng tôi phải quan hệ với chính phủ nơi mà chúng tôi đến, cũng chẳng khác gì1('tuaid=15982&chuongid=27"> Phần kết luận LỜI CẢM TẠ