Mây trắng


Lòng hâm mộ

     iờ lý, thầy giáo đang chép tựa để lên bảng bỗng thằng Tuấn la to:
- Quay phim! Quay phim! Xe vô trường kìa.
Cả thầy lẫn trò đều đổ dồn ánh mắt ra cửa sổ. Máy quay phim, máy đèn, bảng hắt sáng... Lần lượt được người ta dỡ từ trên xe xuống. Và... và không thể tin được: Lê Quang - chàng tài tử đẹp trai rất nổi tiếng đang bước ra từ chiếc xe hơi đời mới.
- A! Có Giáng Quỳnh nữa kìa!
- Có Thành Phúc, Lâm Phương, Việt Trà nữa!
Thầy bất bình la to, cố gắng lập lại trật tự:
- Các em im lặng, nếu không tôi cho lớp “tiết B” đó.
Phải mất vài giây sau, lớp mới chịu lắng xuống. Và vài phút nữa, lớp bắt đầu vào bài theo lời giảng say sưa của thầy. Tất cả đã trở lại bình thường.
Nhưng không, cô bé Hà ngồi gần cửa ra vào vẫn chưa thể tập trung được. Đoàn làm phim đã cuốn hút cô. “Thật hạnh phúc khi được đóng phim”. Cô bé nghĩ thế. Nhìn các minh tinh màn bạc áo dài trắng thướt tha đang ngồi hóa trang trên ghế đá, Hà muốn điên lên. Một cảm giác háo hức, hồi hộp lạ lùng ngự trị trong tim cô. Bàn tay bé nhỏ lần vào cặp táp lôi nhẹ chiếc gương để dưới gầm bàn. Hà liếc xuống. “Ôi chao! Mình cũng xinh lắm chớ! Sao mình không được đóng phim nhỉ?”. Hà cảm thấy thời gian trôi qua chậm chạp quá. Hết tiết Lý, rồi phải ngồi thêm tiết Sử nữa mới tới giờ ra chơi. Hà phấp phỏng đếm thời gian, cô như ngồi trên lửa.
Chuông reo báo hết tiết hai. Thầy lý vừa ra khỏi cửa, cả lớp lại ồn ào, nhốn nháo nhìn về phía những đạo cụ quay phim và các diễn viên. Và lẽ dĩ nhiên Việt Trà là người được nhiều ánh mắt chăm chú nhất. Một vài đứa trong lớp cả gan đi ra cửa, Hà có mặt trong đám này. Chúng đến bên đoàn làm phim. Ở các lớp khác cũng có tình trạng tương tự. Các diễn viên nhanh chóng bị bao quanh. “Reng! Reng”. Chuông vào tiết ba đã reo, chưa kịp nhìn cho đã con mắt, lũ học trò đành tiếc rẻ lục tục kéo vào lớp. Hà còn chùng chình chưa đi. “Hay là... hay là mình trốn tiết này. Lâu lâu mới có một dịp như vầy mà!”. Cô bé suy nghĩ. Và sự đam mê điện ảnh đã thắng nỗi lo sợ bị thầy cô la rầy. Hà len lỏi vào tận chỗ đặt máy quay. Cô bé như muốn ngộp thở vì đứng gần diễn viên ngôi sao Lâm Phương... Nhìn ngoài đời, cô có vẻ kém ăn ảnh hơn trong phim. Nhưng dẫu sao cũng nổi bật hơn người khác. Còn Giáng Quỳnh thì nước da không được trắng. “Thì ra họ cũng đâu có toàn bích, mình so ra còn có khả năng hơn họ”. Hà suy nghĩ. Cô cố tình đứng sát, mong sao họ để mắt tới mình. Nhưng chẳng có ai đoái hoài gì đến Hà cả. Thậm chí Lê Quang và ông quay phim còn bực mình đẩy cô ra cho trống chỗ. Hà khó chịu, tính bỏ đi nhưng vào lớp giờ này là tự sát. Cô đành mon men lại gán chỗ mấy anh lo phần hắt sáng. May thay, họ không xua đuổi cô. Hà thầm nguyền rủa những con người đằng kia “Mai mốt mình còn nổi tiếng hơn họ, ghét!”. Cô bé đưa mắt hờ hững nhìn xung quanh, cố làm ra vẻ lạnh lùng, bất cán. Chợt ánh mắt cô dừng lại chỗ ghế đá nơi diễn viên Thành Phúc đang ngồi với một vài người lạ khác. Anh đang đợi tới giờ nhập vai. Hà hay xem kịch trên truyền hình thấy anh diễn hài rất tếu, nhưng sao ở đây trông anh nghiêm nghị quá. Ô kìa! Thành Phúc nhìn Hà. Cô bé muốn đứng tim. Anh ta mỉm cười và còn đá lông nheo với cô nữa chớ. Không thể nào diễn tả nổi tâm trạng Hà lúc này. Sự hồi hộp, háo hức lại trở về nguyên vẹn trong cô như lúc ban đầu. Cô lấy lại niềm tin tưởng đã mất. “Thấy chưa! Rốt cuộc cũng có người để ý đến mình”. Và cô lý luận: sở dĩ lúc nãy ông quay phim và Lê Quang tỏ thái độ bất lịch sự với cô là vì họ đang bận rộn.

 

Mới sáu giờ sáng, Hà đã sửa soạn chỉnh tề. Cô tự ví mình xinh như nữ diễn viên Việt Trà. Thậm chí còn trắng hơn cô ta nữa. Hôm qua, lúc đứng ở đoàn làm phim, Hà nghe họ hẹn nhau hôm nay sẽ quay tiếp ở đường Bà Huyện Thanh Quan, chỗ bán bò bía, bột chiên, gỏi... cho học sinh. Chắc họ lấy cảnh các cô nữ sinh đang ăn hàng vặt. May cho Hà thời gian này ba mẹ cô đang công tác xa, bà nội không hề kiểm soát nổi cô nên buổi trốn học sáng nay không trở ngại gì. Hà còn rủ chị Lan hàng xóm cùng đi, chị ấy cũng yêu thích điện ảnh lắm.
Đến 9 giờ bốn mươi lăm. Đoàn phim vẫn chưa bấm máy. Họ đang chờ Giáng Quỳnh. Ông đạo diễn tay cầm kịch bản đi đi lại lại vẻ sốt ruột. Những kẻ hiếu kỳ như Hà và Lan cũng tỏ ra nôn nóng. Một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu Hà: “Biết đâu họ sẽ đem mình vào thế chỗ cô ta?”. Hà bứt rứt: “Sao họ không chịu nhìn xung quanh. Mình đứng sát chỗ họ luôn mà”. Và người ta có nhìn cô thật, nhưng với ánh mắt hờ hững, như là nhìn một... bức tường vậy. Hà bắt đầu nổi quạu, cô chưa kịp lầm bầm trong miệng thì một tiếng văng tục cất lên. Mọi người đổ dồn ánh mắt về phía Lâm Phương. Phải! Chính cô ta đã thốt lên câu “khủng khiếp” đó. Rồi từ từ Lê Quang, Thành Phúc cũng đều chửi rủa kẻ đến muộn. Lâm Phương giận dữ tính xách bóp đầm ra về. Hoàng Quốc leo lên chiếc Dream định rồ máy. Cuối cùng thì Giáng Quỳnh cũng tới. Ngộ thay, trông khuôn mặt cô ta cũng hầm hầm, cáu bẳn không kém những diễn viên chờ đợi cô. Người chuyên hóa trang đon đả bắc ghế cho cô ngồi.
- Có chuyện gì thế? Mọi người chờ em sốt cả ruột!
- Thằng Lâm Vinh thật khốn nạn (!?)
Hà nghe lùng bùng lỗ tai. Lâm Vinh là một tài tử nổi tiếng, báo chí hay ca ngợi mối tình của anh ta với Giáng Quỳnh.
- Thôi bỏ chuyện đó qua đi em! - Người hóa trang an ủi - Bữa nay em lên đồ đẹp quá! Ai tặng vậy?
- Thì thằng ch... đó chớ ai.
Hà nhắm mắt, rùng mình. Không hiểu sao xung quanh im phăng phắc. Những khán giả hè đường bất ngờ được dự màn kịch quá đời này. Chị Lan bấm tay Hà. Cả hai len lỏi đám người bỏ ra về. Nhiều người cũng thế. Hà thấy nỗi thất vọng tràn đầy trên khuôn mặt họ. Một cô bé cỡ mười hai, mười ba ngơ ngác hỏi mẹ: “Ủa, sao kỳ vậy?”. Bà ta lắc đầu, không biết phải trả lời làm sao.
Chị Lan an ủi Hà: “Lẽ ra mình đừng trách họ, mình chỉ nên hâm mộ con người họ trên màn ảnh thôi. Đừng tìm hiểu đến khía cạnh khác”.
- Nhưng tại sao chị ta lại xử sự như vậy trước đông đảo người hâm mộ?
- Ai mà biết được - Chị Lan xua tay - Thôi quên đi.
Hai chị em chở nhau về nhà. Gió vù vù thổi.
Chợt, Hà giật áo chị Lan, giọng hoảng hốt:
- Chết rồi! Hôm nay kiểm tra Toán một tiết!

Truyện Mây trắng Con gái Sài Gòn Mưa phùn Công tử Bạc Liêu Cắt đuôi Con quỷ nhỏ Viên đạn thứ tư Thực tập trường đời Hạnh ngộ đầu xuân Người mẫu về hưu Lòng hâm mộ i quê - Nóng kinh người. Lúc em ra Hà Nội, em co ro trong mấy chiếc áo to sù sụ, lại còn trùm đầu trùm cổ trông... gớm chết mà anh vẫn đèo sau lưng chạy khắp thủ đô đấy thôi. Còn anh chỉ mở có một cái cúc mà em đã khó chịu.
- Anh nóng nực như vậy thì chiều nay mình đi bơi đi!
- OK! - Hoàn sáng mắt - Ở hồ nào? Sài Gòn hồ có thuốc tẩy không?
- Ý anh nói hồ có mùi thuốc tẩy đó hả?
- Mình kiếm hồ nào sạch sạch đi!
- Có hồ thiên nhiên như hồ Tây hay hồ Gươm ở Hà Nội vậy đó.
- Tên gì?
- Hồ Kỳ Hòa.
- Anh nghe nói ở Sài Gòn có hồ Con Rùa nổi tiếng lắm. Có rộng bằng hồ Tây không?
Tôi nén cười, gật đầu. Vậy là anh chàng vào tròng rồi.
- Vậy chiều nay mình bơi ở hồ Con Rùa nhé! - Hoàn hào hứng - Xem có đẹp như hồ Gươm không!
Tôi nhớ lúc tôi ra Hà Nội, Hoàn dẫn tôi vào thăm đền Ngọc Sơn và chỉ chú rùa trong đó nói là Thần Rùa, được nhân dân thỉnh vào đền thờ, mỗi năm Thần Rùa nhúc nhích và bò về hồ một lần, sau một ngày lại bò vào đền, leo lên bệ thờ. Hoàn nói dóc mà mặt cứ tỉnh bơ làm tôi tin ngay, tuy nhiên sau đó tôi nhận ra mình đã mắc lỡm. Lần này, tôi sẽ cho anh chàng được... bơi lội thỏa thích ở hồ Con Rùa.
Quả như tôi dự đoán, mặt Hoàn cứ nghệt ra:
- Hồ Con Rùa đây sao? Bé như cái lỗ mũi thế này à? Làm sao mà bơi được?
- Thì anh cứ nhảy đại xuống đi - Tôi tỉnh bơ - Em canh công an cho.
Hoàn hoang mang, ngơ ngáo ngó tới ngó lui, miệng lầm bầm:
- Chả nhẽ hồ Con Rùa trứ danh lại quái đản như thế này?
- Nó đó!
- Này cô bé đáo để - Hoàn gần như hét vào mặt tôi - Cô bé chở anh đi đâu thế này? Anh chắc rằng đây không phải là hồ Con Rùa. Có vẻ gì là Rùa đâu, lại chỉ là một cái vũng bé tẹo như thế này?
- Không tin, anh hỏi bà bán thuốc lá đi!
Hoàn xăm xăm sấn tới bên bà bán thuốc lá:
- Đây có phải là hồ Con Rùa không hả bác?
- Chớ ở đâu nữa? - Bà bán thuốc lá ngớ người, lom lom nhìn cậu bé Bắc Kỳ - Ở ngoải mới vô hả?
Hoàn quê độ quay lại phía tôi:
- Anh nóng lên rồi đó nhe! Hồ thế này mà em dẫn anh đến bơi cái gì?
- Tại anh đòi đi Hồ Con Rùa, em đề nghị hồ Kỳ Hòa chứ bộ!
Hoàn lại đến bên bà bán thuốc lá:
- Bác ơi! Ở hồ Kỳ Hòa bơi được không?
- Được chứ sao không! - Bà bán thuốc lá hồ hởi - Ở đó rộng hơn ở đây nhiều, mà cậu cũng có thể đến Đầm Sen, đẹp lắm!
Tôi không ngờ vô tình mà bà bán thuốc lá xởi lởi này đã giúp tôi. Người Nam bộ, thay vì nói “bơi”, họ sẽ nói “lội”. Hoàn hỏi ở hồ Kỳ Hòa có “bơi được không?” làm bà bán thuốc lá tưởng là bơi xuồng, là chèo xuồng, nên bà trả lời là được. Phen này, cho anh chàng tha bồ mà “bơi” nhé!
Hoàn bị tôi xỏ mũi đến hồ Kỳ Hòa, rồi Đầm Sen cũng chưa trầm mình xuống dòng nước mát được, lại còn bị tôi đì, bắt chèo xuồng, “bơi” vòng quanh hồ mệt thở hổn hển.
- Tội nghiệp anh quá - Tôi làm bộ thương xót - Hay là ngày mai mình đi Suối tiên đi!
- Có tắm được không? - Hoàn không dám dùng từ “bơi” nữa - Đừng trêu anh mãi thế!
- Đã gọi là Suối Tiên thì phải có nước chứ!
- Thế hồ Con Rùa, hồ Kỳ Hòa rồi Đầm Sen cũng đều là hồ, là đầm, có tắm được đâu!
Tôi phá lên cười. Thôi, tha cho cu cậu. Quả là ở Suối Tiên có suối thật đó nhưng chỉ là suối nhân tạo bé tí!
- Không thích Suối Tiên thì mình đi “Saigon Water Park”. Chỗ này bảo đảm tắm được. Anh có đọc báo Hoa Học Trò số Xuân không? Người ta có giới thiệu đó. Em không ghẹo anh nữa đâu.

 

Ngày mai, Hoàn lên tàu về Hà Nội rồi. Ba tôi mời anh chàng uống tí rượu.
- Dạ, cháu chỉ dám uống vài ba chén thôi ạ!
- Hả! - Ba tôi sửng sốt - Vài ba chén? Vậy là ngon rồi. Té ra dân ở ngoải nhậu đô cao thiệt. Lấy cho anh cái chén, con.
Tôi mắc cười quá. Tôi biết cả Hoàn và ba tôi đều lầm. Chén ở ngoài Bắc, trong Sài Gòn gọi là tách, còn chén của người Nam là cái bát của người Hà Nội. Nghe Hoàn nói anh uống được vài ba chén, ba tôi nghĩ là vài ba chén ăn cơm, nhiều quá! Hà hà! Phen này cho cu cậu ngất ngư luôn.
Uống được một “chén”, Hoàn tá hỏa van ba tôi rối rít. Anh chàng biết tôi cố tình nên căm lắm. Lúc tôi chở Hoàn về khách sạn, anh ta gần như gầm lên:
- Em đúng là ba que xỏ lá, chơi anh hết phen này đến phen khác.
- Có công nhận em cao tay ấn hơn không?
- Có, có! - Hoàn lè nhè - Con gái Sài Gòn trông hiền thế mà thâm!
- Không phải thâm mà là thông minh. Còn con trai Hà Nội chỉ thích làm anh người ta mà bị người ta ghẹo hoài, quê quá!
Năm ngoái, nghe nói Hoàn là sinh viên, Hoàn lại xưng “anh” với tôi nên tôi nghĩ ít ra Hoàn cũng lớn hơn tôi một tuổi. Tôi hồn nhiên anh anh em em thật ngọt để rồi cuối cùng, Hoàn tỉnh bơ thú nhận vào ngày chót:
- Em bằng tuổi anh đấy! Anh là sinh viên, còn em chỉ học lớp 12 là vì ở ngoài này, tụi anh học sớm hơn trong đó một năm. Vả lại, trông em khờ khạo thế này thì làm em của anh là phải rồi!
Quá bất ngờ, phản ứng thế nào cũng thua hắn một bậc, tôi đành ngoan ngoãn:
- Dạ! Nhìn cái bản mặt anh già hơn em thiệt!
Tàu hụ còi báo giờ chạy. Hoàn cười nhìn tôi chia tay:
- Này em - Hoàn leo lên tàu - Anh về nhé! Cảm ơn em đã chăm sóc anh tận răng và dẫn anh đi “bơi” đã đời. Lại còn cho anh đi thăm “Viện bảo tàng” nữa.
- Vậy chứ chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, dinh Thống Nhất sao anh không kể?
- Quên! - Hoàn cười - Vả lại những chỗ đó không làm nổi bật lên tính cách con gái Sài Gòn. Khiếp!
Vừa nói xong, Hoàn quay người chui tọt vào toa, chẳng kịp cho tôi có thời gian trả đũa câu nào. Tàu lại hụ còi, rục rịch chuyển bánh. Tôi tính quay về thì Hoàn ló mặt ra cửa sổ:
- Em ơi! Dù gì anh thấy con gái Sài Gòn cũng tuyệt lắm.
- Còn phải nói!
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: casau
Nguồn: casau - VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 28 tháng 3 năm 2016

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--