Chương XI
Lòng mẹ


Chương II
Ai?

     uổi học chiều hôm ấy, Đức lại làm cho anh em trong lớp phải một phen nhịn cười không được: Đức lại không thuộc bài.
Ai nấy đều tròng trọc nhìn Đức và sắp sẵn miệng để cười.
Cạnh bàn thầy, Đức đứng khoanh tay, mặt tái xanh, ấp a ấp úng mãi:
- Thấy người i-a hoạn nạn thì i-a thương.
I-a thấy i-a người tàn tật i-a lại càng trông i-a nom.
Người ngồi bàn đầu khẽ nhắc Đức, nhưng thầy gõ thước vào bàn, nói:
- Im!
Mọi bận, muốn chế nhạo những anh lười biếng, thầy hay bắt chước bộ dạng lúng túng lúc không thuộc bài. Thầy vớ hòn phấn, thầy vân vê khuy áo nách, thầy trợn mắt nhìn lên trên trần, thì học trò phải cười nôn ruột.
Trái lại, lần này thầy cứ ngồi nghiêm chỉnh, chẳng nói chẳng rằng, nên mọi người im lặng và đều yên trí rằng vua Zéro lại được ăn trứng của thầy.
Vậy mà lạ quá, thầy thấy Đức đứng ngay như tượng gỗ, lại không hề nói năng một câu nào. Thầy nhìn Đức ra ý chán nản, rồi đặt bút xuống bàn, thở dài và hỏi cả lớp:
- Như thế này thì đáng sửa phạt bằng cách gì?
Anh em nhao nhao nói:
- Thưa thầy, đáng Zéro ạ.
- Thưa thầy, phạt quỳ ạ.
Nghe xong, thầy nhìn Đức, lắc đầu cười lạt, bảo:
- Nhưng mà... mời anh về chỗ!
Thấy cách sửa phạt ngọt ngào này còn đau đớn bằng mấy con Zéro, bằng mấy mươi lần chép phạt, bằng mấy mươi buổi quỳ, bằng mấy giờ nghe mắng, Đức cúi đầu, lủi thủi về chỗ, mặt đỏ như gấc. Rồi, nhớ lại câu thầy hẹn lúc sáng, Đức tủi thân gục đầu xuống bản.
- Thưa thầy, anh Đức khóc ạ.
Nghe tiếng anh Chi mách, Đức vội vàng lau nước mắt, ngẩng mặt lên. Đức thấy bạn bè anh nào cũng có ý giễu cợt mình, lại thấy thầy giáo ghét bỏ, hờ hững thì lấy làm oán trách cả mọi người.
Đến giờ chơi, Đức cố ý ra sau cùng để mong thầy gọi, và được nghe xem thầy trừng phạt những gì, nhưng mà không, thầy thu xếp sách vở, rồi cũng ra đứng ở hè, nói chuyện với thầy giáo lớp khác.
Đức đứng yên một chỗ, lắng tai nghe, thấy thầy giáo đang phàn nàn về mình và nói rất to với các thầy giáo khác:
- Nó lại không thuộc bài! Nhưng ai hơi đâu mà phạt!
Đức tái mét mặt, rùn cả mình.
Bỗng anh Thi chạy đến, bảo:
- Kìa anh Đức, các thầy gọi.
Đức sợ hãi, thong thả lại chỗ các thầy đứng. Vừa đến nơi, ông giáo Chính như gớm mặt Đức, không nói gì cả, lững thững đi về lớp.
Đức thấy vậy, càng tủi thân. Anh em bạn xúm quây xung quanh, lại làm cho Đức bối rối thêm nữa.
Ông giáo Tuệ ôn tồn khuyên bảo:
- Anh không thuộc bài, thầy giáo không bằng lòng đâu. Phải chăm học như năm ngoái mới được chứ!
Đức khoanh tay, nhìn xuống, không nói gì. Đức không nói gì, vì Đức cho rằng nếu kể lại cho các thầy biết cái cảnh nhà mình, tất anh em bạn nghe thấy, họ sẽ chế nhạo, và, dù các thầy có biết, mình cũng không được ích gì hơn.
Thầy giáo trỏ tay ra đường, nói:
- Kìa anh trông, cái xe kia chất nặng những bồ cùng đẫy, người phu xe gò lưng cố miết không được một bước...
Bỗng, học trò kéo cả ra bờ rào, reo!
- A, thằng ăn cắp!
Thầy giáo lại bảo:
- Anh nhìn kia, thằng ăn cắp, người ta trói nó, giải nó về huyện. Anh có thấy người lính đi cạnh nó, tay cầm cái roi mây hay không?
- Thưa, có ạ.
Ngay lúc ấy, có chiếc ô-tô ù ù đi tới bốp còi inh ỏi. Các người gồng gánh đi giữa đường luống cuống chạy tán loạn, người đâm sang bên trái, người dồ sang bên phải. Chiếc xe vội hãm máy lại. Người tài xế thò cổ ra chửi rủa cục cằn.
Thầy giáo nói:
- Suýt nữa thì có người bị chẹt.
Rồi thầy lại nhìn Đức, ôn tồn nói:
- Bên mình anh bao nhiêu gương to tầy liếp. Người phu xe phải sống một cách vất vả. Thằng ăn cắp phải làm những cách đê nhục. Bác nhà quê, vì ngờ nghệch quá, đến nỗi suýt bị thiệt thân, vậy anh có biết những người ấy vì sao!!!15908_4.htm!!! Đã xem 9020 lần.

Đánh máy: casau
Nguồn: casau - VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 15 tháng 3 năm 2016