Chương XI
Lòng mẹ


Chương X
Công việc

     ấy hôm đầu ở nhà Đức, Phú buồn bã lạ thường. Nhất là những giờ Đức đi làm việc thì Phú càng nhớ đến những buổi chơi bời vui vẻ.
Nhưng Đức định dỗ Phú về nhà, có phải Đức không nghĩ trước đến những điều ấy đâu. Cho nên Đức mượn rất nhiều sách vở về cho Phú đọc.
Đầu tiên, Phú thấy chán nản quá. Động giở quyển nào ra đọc vài tờ, Phú đã thấy bâng khuâng, rồi gấp ngay lại mà ngồi thừ ra, thở dài.
Phú chỉ muốn từ giã Đức, để tìm lối cũ mà đi.
Song, Đức khôn khéo lắm. Những khi rỗi việc, Đức thường cùng Phú, hai người đọc chung một quyển sách, rồi cùng bàn bạc nghĩa lý. Cho nên chẳng bao lâu, Phú rất thích đọc và rồi thành ra mê sách. Đức lại nhân lúc đêm khuya thanh vắng mà giảng giải cho Phú nghe, khiến Phú nhiều phen hối hận, vì mình đã trót dại đột.
Đức lại mượn cho Phú rất nhiều sách về văn học.
Một hôm Đức bảo Phú:
- Ngày trước, học ở trong trường, tôi không để ý đến quốc văn, cho nên bây giờ tôi kém về môn học ấy quá.
Phú cười, Đức nói:
- Thật đó, nhất là khi còn bé bằng ngần này, tôi tưởng quốc văn không cần cho sự sống, nên lại có ý khinh mới điên rồ chứ.
Phú lắc đầu:
- Thế thì không được. Khinh quốc văn, cũng như khinh cái thứ của cha mẹ tổ tiên để lại cho mình, cũng như có nhà có đất mà không chịu sửa sang cho đẹp mắt để ở, cũng như thấy người khác có sẵn nhà cửa đẹp, thì mình cứ sẵn đến ở nhờ. Như vậy nhà mình sẽ bị tiều tụy, đổ nát.
Đức gật gù thở dài:
- Bây giờ tôi mới hiểu thế, cho nên tôi đã cố, đã tập, để nói và viết được dễ dàng hơn trước, khỏi phải chêm tiếng Tây vào câu tiếng ta.
Phú buồn cười, nói:
- Ừ, nói hay viết, mà mình lười, không chịu tìm tiếng thì rồi mình sẽ quên mất tiếng ta đi.
- Vậy thỉnh thoảng rỗi, anh giảng cho tôi về quốc văn nhé.
- Được, cái đó không khó. Anh đã làm ích cho tôi, thì tôi xin hết sức để đáp lại tấm lòng anh.
- Nhưng tôi muốn anh giảng rất có thứ tự, nghĩa là anh nói rất kỹ lưỡng cho tôi từng đời nhà văn sĩ một và từng áng văn của người ấy.
- Được, mà tôi lại nói lần lượt từng người từ khi mới có quốc văn đến nay.
- Phải, thế thì hay quá. Nghĩa là anh làm như anh viết một bộ sử về văn học ấy nhé.
Phú ngẫm nghĩ đáp:
- Tôi rất thích việc này, nhưng ngặt vì chưa có đủ sách để tra.
Đức mừng rỡ, nói:
- Tôi có nhiều anh em quen, họ có thể đi kiếm được sách. Để rồi tôi nhớ mượn cho anh.
Phú nhìn lên trần một lúc rồi nói:
- Tôi định thế này, anh ạ. Việc mà anh bảo tôi làm, cũng rất có ích cho tôi. Nhờ đó, tôi lại được đọc và cần nhớ để nói chuyện cho anh nghe. Âu là muốn sau này tôi không quên, thì tôi viết ngay ra giấy. Tôi viết rất kỹ lưỡng, để lỡ có quên chỗ nào, tôi đỡ phải xem lại.
Đứí vỗ tay, nói:
- Thế thì còn gì hơn!
Từ hôm Phú làm việc quốc văn, thì không muốn rời nhà Đức nữa. Mà Đức càng mượn nhiều sách bao nhiêu, Phú càng ham học bấy nhiêu. Không những Phú làm việc trong khi Đức vắng nhà, có khi Đức ở nhà mà Phú cũng không thiết nói chuyện nữa. Đức mừng thầm đã làm đổi được tính bạn.
Nhiều bận, Phú thấy mê man công việc, thì vui vẻ, bảo Đức:
- Tôi đã sống vô ích mất hơn một năm. Tôi đã ăn hại xã hội, mà không làm được nghề ngỗng gì cả. Mới biết ở đời chỉ có sự làm việc mới cho ta cái vui sướng thật thà. Tôi rất tiếc cái buổi đã ăn không ngồi rồi. Giá tôi để cái thì giờ chơi bời dại dột ấy học hành thêm, có phải không đến nỗi làm phiền lòng cha mẹ không.
Rồi ngậm ngùi, Phú nhớ đến gia đình. Một chốc, bỗng Phú nói:
- À, anh chưa có vợ thực đấy à?
Đức cười gật:
- Phải.
Đắn đo, Phú nói:
- T&ocie; chủ nhà con.
- Nhà trọ ấy à?
- Vâng.
- Tại làm sao?
- Tại bà ấy không cho con học.
- Sao lại không cho?
- Bẩm thầy, đã bốn tháng nay, con không trả tiền trọ.
Ông giáo ngồi thẳng lại, cau mặt nghĩ rồi hỏi:
- Nhưng bà ấy cấm anh học bài à?
- Bẩm không cấm, nhưng con không có lúc nào để học bài cả.
- Thế buổi sáng, sao anh không chịu khó dậy sớm để học?
- Thưa thầy, sáng nào con cũng dậy từ bốn giờ. Nhưng con phải thổi cơm để bà ấy ăn rồi đi chợ. Khi con rửa bát và cho lợn ăn xong, thì đã gần giờ học.
- Buổi trưa?
- Buổi trưa, bà ấy giao cho con nhuộm vải hoặc kiếm củi.
- Buổi chiều, nhiều thì giờ, sao anh không học sẵn?
- Buổi chiều, tan học, con phải đi đón gánh hàng cho bà ấy. Rồi về nhà thổi cơm. Bữa ăn người và bữa ăn lợn xong là vừa tối.
- Thế lúc xong việc, anh để thì giờ làm gì?
- Bẩm thầy, hôm nào con không phải chia bài, thì bà ấy sai con các việc lặt vặt. Con chẳng được lúc nào rỗi cả. Con biết rằng con lười học thì thầy ghét, nhưng con biết làm thế nào?
Đức nói đến đây, lại bưng mặt khóc. Rồi một lát, Đức thưa:
- Thấy không có thì giờ làm việc nhà trường, nhiều bận con muốn xin phép thầy thôi học, nhưng con lại tiếc. Con tiếc kỳ thi Sơ học yếu lược sắp tới này.
Ngẫm nghĩ hồi lâu, thầy hỏi:
- Thế nhà anh không có đày tớ à?
- Bẩm thầy, đã ba tháng nay bà chủ con cho thằng nhỏ về, nói rằng đã có con thay nó.
Ông giáo nhăn mặt, đăm đăm đôi mắt:
- Thế bà ấy có hay đánh anh không?
- Bẩm có, vừa đánh, vừa hay nhiếc. Thỉnh thoảng, con đi mượn sách, bà ấy cũng bảo con đi chơi, dọa đuổi mấy lần.
- Thầy anh đâu?
- Bẩm thầy, thầy con mất rồi.
- Thế me anh?
Đức lặng người, không đáp được. Ông giáo hỏi gặng:
- Thế me anh đâu?
- Bẩm thầy, u con đi lấy chồng.
- U anh không cho anh tiền cơm nữa à?
- Bẩm thầy, trước thì tháng nào u con cũng gửi tiền cho, mỗi tháng ba đồng. Nhưng một độ, con không thấy u con cho tiền. Rồi dì con qua huyện, nhắn cho con biết rằng u con mới mất độ tháng chín.
Ông giáo Chính động lòng, nhìn Đức, thương hại. Nhưng hình như ông thấy có một chỗ vô lý trong câu nói của Đức, bèn hỏi:
- À, anh bảo u anh mất, sao tôi không thấy anh để tang?
- Bẩm thầy, con không có khăn áo tang. Mà dù có cũng không dám mặc, vì sợ bà chủ con biết con mồ côi, thì đuổi con thật.
- Thế anh vần giấu bà chủ à?
- Vâng, vì nhà u con ở xa đây lắm.
Ông giáo Chính cắn môi, ra ý nghĩ ngợi, rồi lại nghiêm mặt, nói:
- Thễ họ hàng thân thích anh, có ai ở gần đây không?
- Bẩm, không có ai ở gần đây, vì họ hàng cha dượng con thì ghét con, mà họ hàng cha đẻ con thì bỏ con. Họ ngoại con nghèo quá.
Thầy lặng một lúc, nhìn Đức, rồi nói:
- Nhưng dù thế nào, anh cũng phải chăm chỉ, vì anh là học trò. Thôi, cho ra chơi.
Đức ngậm ngùi, ra hiên rồi xuống sân. Ông giáo nhìn theo, rồi sang lớp khác.
- A ha! Vua Zero!
- Hơơơng!
Anh em túm lại chế nhạo. Đức đứng thần người ra, ủ rũ như con gà bị nước mưa, không cười không nói.
Anh Tam đến gần Đức, chắp hai tay, vái một cái thật dài, rồi bắt chước Đức lúc không thuộc bài, khoanh tay nhìn lên trần, vân vê chiếc khuy áo.
Anh Sinh bưng miệng bấm anh Tòng, khẽ nói:
- Gớm, tóc nó dài và xù như cái mái nhà rơm mới lợp.
Anh Bàng, đứng sau Đức, ghé mặt vào cổ áo, rồi bịt mũi.
Anh Tụng vờ trỏ cái núi đằng xa nhưng quặp hai ngón chân vào chỗ rách ở quần Đức, giật mạnh cho toạc to ra.
Thấy vậy, anh Tam cười sằng sặc, pha trò thêm:
- Để cái cửa sổ rộng cho nó mát. Ồ! Quần vua Zéro thêu hoa thịt, chúng mày ạ.
Nhưng ông giáo thấy tiếng cười ầm ầm, chạy ra. Anh em tản mỗi người một nơi, xong còn quay lại nhìn Đức, bộ dạng bơ phờ, mà nhăn răng ra cười. Các anh ấy cười cái áo thâm nước dưa vừa rộng vừa dài như áo mượn.
Đức vẫn đứng im như không tủi thẹn vì sự chế giễu thâm ác của bạn, mà chỉ tủi thẹn vì cái tình cảnh khốn nạn của mình vừa giãi bày với thầy giáo Chính mà thôi.