Dịch giả: Lê Khánh Trường
Chương 3
TẤM GƯƠNG CỦA KẺ TỘI ĐỒ

     au khi rửa tội cho Klavđia Ivanovna hấp hối, vị cha cố đạo của nhà thờ Flor và Lavr, cha Fêđor Vostrikov, bước ra khỏi nhà Ippolit Matveevich trong tâm trạng phấn chấn cực độ và suốt từ đó về nhà mình, cha cứ vừa đi vừa lơ đễnh nhìn tứ phía, miệng thì mỉm cười bẽn lẽn. Sắp tới nhà, sự lơ đễnh của cha lên đến mức suýt nữa cha đâm đầu vào chiếc ô tô Gos No1 của ủy ban hành chính thị trấn. Sau khi thoát khỏi lớp khói màu tím do chiếc xe ghê gớm phụt ra, cha Fêđor rơi vào trạng thái cực kỳ bối rối, và mặc dù cha đã đứng tuổi và có địa vị đáng kính, song đoạn đường còn lại cha vẫn vượt nốt bằng lối chạy nửa nước kiệu.
Vợ của cha, bà Katerina Aleksanđrovna đã dọn bữa ăn. Những ngày không phải làm lễ vào buổi tối, cha Fêđor thích ăn sớm bữa tối. Nhưng bây giờ, sau khi cởi mũ và chiếc áo thụng vải mềm ấm áp, cha vội vàng vọt ngay sang buồng ngủ, và điều khiến bà Katerina ngạc nhiên là cha khóa trái cửa lại và khe khẽ hát bài “Xứng đáng được ăn” ở trong ấy.
Vợ của cha ngồi xuống mép ghế và sợ hãi lẩm bẩm:
– Lại nghĩ ra trò gì mới rồi đây...
Linh hồn hăng hái của cha Fêđor không biết, không bao giờ biết đến sự yên tĩnh. Kể cả hồi cha còn học ở trường dòng lẫn khi cha lớn lên ở chủng viện. Sau khi từ chủng viện chuyển sang học ba năm ở khoa luật trường đại học tổng hợp, năm 1915 cha Fêđor Vostrikov sợ bị động viên vào lính nên quay trở về chủng viện. Cha được phong chức linh mục và được cử về thị trấn N. Và suốt các giai đoạn chạy theo công danh trong giới tu hành và dân sự, cha Fêđor luôn luôn là người mê mải làm giàu.
Cha Fêđor mơ ước có một nhà máy làm nến riêng của mình. Say sưa và luôn bị dằn vặt về những cái máy làm nến, cha đã sáng chế nhiều dự án khác nhau, mà nếu thực hiện chúng, cha sẽ có một số tư bản cố định và lưu động để mua đứt một cái nhà máy ở Xamara đã lọt vào mắt cha từ lâu.
Các tư tưởng lớn của cha Fêđor nảy sinh đột ngột, và cha bắt tay ngay vào việc. Cha Fêđor bắt đầu bằng việc nấu xà phòng giặt, cha nấu hàng mấy chục ký, nhưng xà phòng – mặc dù có hàm lượng mỡ rất cao, vẫn không có bọt, đã thế lại đắt hơn loại xà phòng “búa và cày” những ba lần. Bị xếp xó lâu ở góc nhà, xà phòng nhũn toẹt ra và bốc mùi thối đến mức mỗi lần bà Katerina Aleksanđrovna đi ngang qua, bà đều phải bưng mặt sụt sùi. Ít lâu sau đành hốt đi đổ xuống hố chôn.
Đọc trong một tạp chí chăn nuôi nào đó, nó nói rằng thịt thỏ mềm như thịt gà, rằng thỏ đẻ ra đẻ và nuôi thỏ sẽ đem lại cho người chủ tằn tiện những khoản lời không nhỏ, cha Fêđor lập tức nuôi nữa tá thỏ, và chỉ hai tháng sau con chó Nerka vì sợ bầy sinh vật tai to đầy lông nhung nhúc ngoài sân, đã bỏ nhà đi mất. Dân chúng đáng nguyền rủa ở thị trấn N tỏ ra cực kỳ bảo thủ và họ hoàn toàn nhất trí với nhau (một điều hiếm thấy) không chịu mua thỏ của cha Fêđor. Khi ấy, cha Fêđor sau khi bàn bạc với vợ bèn quyết định tô điểm cho thực đơn của mình những con thỏ mà thịt chúng tươi ngon hơn cả thịt gà tơ. Từ thỏ, người ta làm món thỏ quay, thịt viên rán, cốt-lét, nấu súp và được đưa ra bữa tối thành món thỏ nguội hoặc nóng. Món này chẳng có gì có hại cả. Cha Fêđor tính rằng nếu chuyển sang chế độ hoàn toàn ăn bằng thịt thỏ, thì mỗi tháng cả gia đình ăn không hết quá bốn chục con trong khi mỗi tháng bầy thỏ đẻ thêm chín mươi con, và con số ấy sẽ tăng theo cấp số nhân.
Vợ chồng cha Fêđor bèn quyết định nấu các xuất ăn trưa đem bán. Suốt buổi tối cha Fêđor dùng bút chì hóa học, viết trên những tờ giấy kẻ ô được cắt xén cẩn thận, mấy câu thông báo về việc bán các xuất ăn trưa ngon tuyệt, nấu bằng loại bơ lấy từ sữa bò tươi hảo hạng. Tờ thông báo bắt đầu bằng ba chữ thật to “Rẻ và ngon”. Bà Katerina nấu một đĩa hồ đầy, và khuya hôm ấy cha Fêđor đem dán các tờ thông báo lên tất cả các cột điện thoại và các bức tường ở gần trụ sở xô viết.
Ý đồ mới đã đem lại thành công rực rỡ. Ngay hôm đầu tiên đã có bảy người mua, trong đó có Bendin làm ở văn phòng thị đội và Kozlov là trưởng ban tiện nghi của thị trấn (nhờ nỗ lực to lớn của Kozlov, cách đây ít lâu một di tích cổ duy nhất ở thị trấn là cổng vòm chiến thắng dựng từ thời Elizaveta đã được phá bỏ, vì theo lời ông ta, nó cản trở giao thông đường phố). Cả bảy người đều khoái món ăn trưa ấy. Ngày thứ hai khách hàng tăng lên mười bốn người. Người nhà của cha lột da thỏ không kịp. Suốt một tuần lễ công việc làm ăn hết sức phát đạt, khiến cha Fêđor đã tính chuyện khai trương một xưởng thuộc đồ lông bằng phương pháp thủ công, thì xảy ra một sự cố hoàn toàn ngoài dự kiến.
Hợp tác xã “Cày và Búa” nghỉ bán hàng ba tuần lễ nhân dịp kiểm kê, đã mở cửa trở lại, và nhân viên cửa hàng ì ạch lăn một thùng bắp cải thối ra chiếc sân sau, chung với sân sau của cha Fêđor để chôn. Ngửi thấy mùi bắp cải độc đáo, bầy thỏ chen nhau chạy ra hố, và sáng hôm sau thì những con vật gặm nhấm đáng yêu ấy lăn ra chết. Chỉ sau ba giờ đồng hồ, hai trăm bốn mươi con thỏ bố mẹ và bầy con đông không đếm xuể đã chết sạch.
Cha Fêđor điếng người, suốt hai tháng không muốn làm ăn gì cả, và mãi đến bây giờ cha mới được lên giây cót tinh thần, sau khi từ nhà Ippolit Matveevich trở về và đóng cửa buồng ngủ lại, ngồi lì trong đó khiến bà vợ kinh ngạc. Tất cả chứng tỏ rằng cha Fêđor mới nảy ra một tư tưởng lớn xâm chiếm toàn bộ tâm trí của cha.
– Này, bà nó đưa cái kéo cho tôi, nhanh lên nào – cha Fêđor giục.
– Ông không ăn tối hay sao?
– Được rồi, lát nữa.
Cha Fêđor chộp lấy chiếc kéo, lại đóng cửa vào và bước tới chỗ chiếc gương treo lồng khung đen hơi bị xây xát.
Cạnh chiếc gương treo một bức tranh dân gian cổ nhan đề “Tấm gương của kẻ tội đồ” in từ một phiến đồng và được tô màu khéo léo bằng tay. “Tấm gương của kẻ tội đồ” đặc biệt có tác dụng an ủi cha Fêđor sau đợt nuôi thỏ thất bại. Bức tranh dân gian mô tả rõ ràng tính trần tục của mọi thứ dưới trần gian. Phần trên cùng là bốn bức vẽ, với bốn phụ đề bằng chữ Sla-vơ rắm rối đa nghĩa để an ủi lòng người: “Xin cầu nguyện, Kham gieo hạt, Iafet nắm quyền, tử thần làm chủ vạn vật”. Tử thần được miêu tả với lưỡi hái và chiếc đồng hồ cát có cánh. Trông thần chết như được lắp từ các bộ phận giả, dùng để chỉnh hình, nó đứng dạng chân trên một quả đồi trơ trụi. Dáng dấp của nó chứng tỏ rõ rệt rằng vụ thỏ chết chỉ là chuyện vặt vãnh.
Lúc này cha Fêđor thấy thích cái hình “Iafet nắm quyền” hơn: một người to béo, giàu có, râu dài ngồi oai vệ trên ngai vàng.
Cha Fêđor mỉm cười, chăm chú ngắm mình trong gương, bắt đầu xén tỉa bộ râu tử tế của mình. Râu rơi lả tả xuống sàn, chiếc kéo kêu tanh tách. Năm phút sau thì cha Fêđor hiểu rằng cha hoàn toàn không biết xén râu. Bộ râu của cha bị lệch sang một bên trông thiếu đứng đắn, thậm chí đáng ngờ là đằng khác.
Loay hoay trước gương một lát nữa, cha Fêđor nổi giận, gọi bà vợ vào, chìa chiếc kéo, nói:
– Bà nó hãy giúp tôi một tay. Tôi không sao giải quyết nổi cái mớ râu này.
Bà Katerina sửng sốt tới mức giấu cả hai tay sau lưng.
– Ông làm gì thế này hở ông? – Cuối cùng bà thốt lên.
– Không làm gì cả. Tôi xén râu đây. Bà hãy giúp tôi. Chỗ này hình như không được cân thì phải...
– Lạy chúa, – bà Katerina chạm vào râu tóc chồng. – Ông ơi, ông định bắt chước bọn cách tân hay sao đấy?
Cha Fêđor thích thú thấy câu chuyện xoay sang hướng mới.
– Tại sao tôi không bắt chước bọn cách tân hở bà? Bọn cách tân không phải là người ư?
– Dĩ nhiên cũng là người, – bà Katerina khổ sở tán thành, – họ cũng ăn cũng mặc...
– Thì tôi cũng sẽ ăn mặc như họ.
– Và cũng nhún nhẩy nữa chứ?
– Và cũng nhún nhẩy.
– Ông còn sức lắm đấy mà chả nhún với nhẩy. Ông thử soi gương xem nào.
Quả vậy, từ trong gương nhìn ra là một bộ mặt xăng xái, với cặp mắt đen, bộ râu lởm chởm và hàng ria dài một cách vô lý.
Hai vợ chồng cha Fêđor cắt xén ria, đưa nó về một tỷ lệ cân đối với râu.
Tiếp đó, bà Katerina càng ngạc nhiên hơn nữa. Cha Fêđor tuyên bố rằng ngay tối hôm nay cha phải lên đường giải quyết một việc và sai bà vợ phải đến gặp ông em trai mượn cái áo bành tô cổ lông cừu và chiếc mũ đít vịt màu nâu trong một tuần.
– Tôi không đi đâu sất! – bà Katerina nói và khóc òa lên.
Cha Fêđor mất đứt nửa giờ đi đi lại lại trong phòng, nói năng lung tung và đe dọa bà vợ bằng bộ mặt vừa đổi khác của mình. Bà Katerina chỉ hiểu nổi một điều: Cha Fêđor bỗng dưng dở chứng, định đội chiếc mũ t về phía Tiflis. Tàu Viễn Đông chạy vòng bờ hồ Baican lao thẳng về phía Thái Bình Dương.
Chất thơ của những chuyến đi xa quyến rũ con người. Nó đã bứt cha Fêđor ra khỏi thị trấn N yên tĩnh và ném cha không biết đến xó xỉnh nào. Nguyên đô thống quý tộc Ippolit Matveevich Vorobjaninov, hiện là nhân viên phòng hộ tịch cũng đang bồn chồn trong dạ và suy tính có quỷ biết chuyện gì.
Tàu chở mọi người đi qua khắp vùng đất nước. Người thì vượt hàng vạn kilomet để tìm cô vợ chưa cưới mặt mày rạng rỡ. Kẻ thì săn đuổi báu vật, bỏ cả nhiệm sở và chạy đến Aldan như một cậu học trò. Có người thì ngồi ở nhà, vừa thích thú xoa bụng vừa đọc các văn phẩm của bá tước Salias để giá 1 rúp bây giờ bán có năm cô-pếch (1).
Việc chôn cất bà Klavđia Ivanovna được lão thợ đóng quan tài Bejentruc nhận lo liệu chu tất. Hôm sau, Ippolit Matveevich đến nhiệm sở. Thực hiện nhiệm vụ của mình, ông tự tay khai tử bà Klavđia Ivanovna Petukhova, năm mươi chín tuổi, nội trợ, không đảng phái, thường trú ở thị trấn N và xuất thân là dòng dõi quý tộc ở tỉnh Stargorot, sau đó Ippolit xin nghỉ phép hai tuần lễ theo luật quy định, nhận 41 rúp tiền tạm ứng, chia tay với các bạn đồng sự và ra về. Trên đường về nhà, ông ghé qua hiệu thuốc. Dược sĩ Leopold Grigorjevich mà người nhà và bạn hữu gọi tắt là Lifa, đứng sau quầy hàng đánh véc-ni màu đỏ, xung quanh là các hộp sữa đựng thuốc độc đang cố gán cho cô em vợ ông đội trưởng cứu hỏa loại “kem Ango chống rám nắng và các vết tàn nhang, làm da trắng tuyệt đối”. Thế nhưng cô em vợ ông đội trưởng cứu hỏa lại đòi mua loại “phấn Rashel” màu vàng, làm cho thân thể có màu rám nắng mà thiên nhiên không thể tạo nổi. Song hiệu thuốc lại chỉ có kem Ango chống rám nắng thôi, thành thử cuộc cạnh tranh giữa hai loại mỹ phẩm đối chọi nhau kéo dài nửa tiếng đồng hồ. Dầu sao Lifa cũng chiến thắng, bán được cho em vợ ông đội trưởng cứu hỏa một hộp sáp bôi môi và một lọ phun chống rệp.
– Ông muốn mua loại gì ạ?
– Thuốc tóc.
– Để nhuộm tóc hay làm cho tóc rụng?
– Sao lại để cho tóc rụng! – Ippolit nói – Để nhuộm tóc.
– Để nhuộm tóc thì có loại “Titanik” tuyệt lắm, mua loại của hải quan ấy. Hàng lậu mà. Đã nhuộm rồi thì dù nước nóng hay nước lạnh, bọt xà phòng hay dầu hỏa đều không thể làm cho nó phai màu. Cứ gọi là đen rưng rức. Mỗi lọ dùng được nửa năm, chỉ tốn ba rúp 12 cô-pếch. Xin bán cho ông như một khách hàng quen.
Ippolit Matveevich xoay xoay lọ thuốc “Titanik” hình vuông trong tay, thở dài nhìn cái nhãn hiệu và đặt tiền lên quầy.
Về đến nhà, Ippolit bắt đầu dội thuốc “Titanik” lên đầu và ria mép với cảm giác ghê tởm. Mùi hôi hám tỏa ra khắp phòng.
Sau bữa ăn trưa, mùi hôi càng gớm ghiếc hơn, râu ria quánh lại với nhau, vất vả lắm mới chải ra được. Màu đen rưng rức hóa ra hơi xanh, nhưng không còn đâu thời gian để nhuộm tóc lần thứ hai nữa.
Ippolit rút rừ trong cái tráp của bà mẹ vợ ra tờ giấy ghi các vật quý mà ông tìm thấy hồi trước, ông đếm tất cả số tiền mặt hiện có, khóa cửa phòng, giấu chùm chìa khóa vào túi sau, lên chuyến tàu tốc hành No7 và đi đến thành phố Stargorot.
Chú thích:
(1) Một rúp bằng 100 cô-pếch.

Truyện Mười Hai Chiếc Ghế LỜI TỰA PHẦN THỨ NHẤT - SƯ TỬ STARGOROT
Chương 1
Chương 2 Chương 3 rất tinh của đồng chí, tôi còn bị một mẻ sợ nữa kia.
– Thế anh tới đây lo việc trang trí nghệ thuật à?
– Không, tôi đi tham quan ạ.
– Đi bộ ư?
– Đi bộ. Các chuyên gia khẳng định rằng đi du lịch trên đường Quân đội Grudia mà dùng xe ô tô là ngốc.
– Không phải bao giờ cũng là ngốc đâu, anh bạn ạ! Như bọn tôi chẳng hạn, bọn tôi chẳng ngốc chút nào. Xe của bọn tôi, anh bạn thấy đấy, xin nhấn mạnh, của tập thể chúng tôi đó, chạy thẳng một mạch Mátxcơva – Tiflis. Tốn rất ít xăng. Vừa tiện lợi vừa nhanh chóng. Êm như ru. Châu Âu mà lại!
– Các anh lấy đâu ra xe mới thế? – Ostap ghen tị hỏi – Trúng số một trăm ngàn à?
– Không trúng một trăm ngàn, nhưng cũng được một nửa số anh bạn nói.
– Đánh bạc được ngần ấy ư?
– Phiếu công trái của câu lạc bộ bọn tôi trúng thưởng đó.
– À – Ostap nói – và các đồng chí lấy tiền ấy mua ba chiếc xe phải không?
– Thì anh bạn thấy đấy!
– Vâng. Này, các đồng chí có cần cố vấn không? Tôi có biết một thanh niên cừ lắm. Không nghiện rượu.
– Cố vấn cái gì?
– Thì... chỉ đạo chung, đưa ra các lời khuyên nhủ, huấn luyện trực tiếp theo phương pháp tổng hợp ấy mà.
– Tôi hiểu rồi. Không, bọn này chả cần.
– Không cần thật à?
– Không. Rất tiếc. Họa sĩ cũng không cần nốt.
– Nếu vậy hãy đưa cho tôi mười rúp.
– Avđôtin – Persitski gọi – cậu làm ơn đưa anh bạn này ba rúp, trừ vào tiền của tớ nhé. Không cần phiếu và chữ ký đâu. Anh bạn này ở ngoài biên chế báo cáo.
– Ít quá – Ostap nói – nhưng tôi cũng xin nhận. Tôi hiểu toàn bộ tình hình khó khăn của các đồng chí. Giá các đồng chí trúng một trăm ngàn, chắc tôi sẽ đòi năm rúp đấy. Nhưng lại chỉ trúng có năm chục ngàn rúp không hào không xu. Bởi vậy xin cám ơn.
Ostap cung kính ngả mũ chào. Persitski cũng lịch sự ngả mũ đáp lại. Ostap lịch sự nghiêng mình. Persitski cũng nghiêng mình lịch sự không kém. Ostap niềm nở phẩy tay. Persitski ngồi bên tay lái cũng vẫy vẫy tay. Nhưng Persitski ra đi trên chiếc xe ô tô bóng lộn, tới những miền xa lạ đầy hấp dẫn, cùng với tốp bạn bè vui vẻ; còn vua mánh thì ở lại giữa đường trong đám bụi mù với một thằng ngốc.
– Ông đã thấy loại xe này bao giờ chưa? – Ostap hỏi Ippolit.
– Xe của công ty công nghệ phẩm Zakapkaz hay là của hãng “Motor” tư nhân ấy nhỉ? – Ippolit hỏi lại ra vẻ thành thạo. Sau mấy ngày đường, ông ta đã biết rõ tất cả các loại phương tiện giao thông – Tôi đã định lại gần để múa cho họ xem.
– Ông bạn đáng thương ơi, ông mụ mẫm quá mất rồi. Xe này của công ty công nghệ phẩm Zakapkaz? Ông nghe đây, Kisa. Bọn họ mới trúng số năm chục ngàn rúp đấy! Ông đã thấy họ vui sướng và thực hiện cơ giới hóa sinh hoạt thế chưa! Bao giờ chúng mình nhận được số tiền của chúng mình, ta sẽ chi tiêu hợp lý hơn nhiều. Đúng thế không ông?
Và hai người bạn rời khỏi Passanaur, vừa đi vừa mơ ước sẽ mua những gì khi trở nên giàu có. Ippolit tưởng tượng sẽ mua ngay đôi bít tất mới và sẽ đi ra ngoại quốc. Mơ ước của Ostap rộng lớn hơn. Dự án của hắn mang tầm cỡ quốc tế: nào xây đập chắn ngang dòng sông Nil, nào xây biệt thự ăn chơi ở Riga và mở sòng bạc ở nhiều nơi khác.
Ngày thứ ba, trước bữa ăn trưa, sau khi đi qua mấy địa danh buồn tẻ và bụi bặm: Anapur, Đuchet và Silkam, hai người đã tới Mekhet là kinh đô cũ của Grudia. Ở đây họ quẹo về phía Tiflis.
Tối hôm đó họ đi qua nhà máy thủy điện Zemo Avechal. Kính, nước và điện nhấp nháy các ánh lửa khác nhau, in bóng lung linh xuống dòng sông Kura chảy xiết. Tại đây họ làm quen với một bác nông dân và được bác cho đi nhờ xe ngựa đến Tiflis vào hồi mười một giờ đêm, đúng vào cái giờ mà sự mát mẻ quyến rũ người dân thủ đô Grudia đổ ra đường sau một ngày oi nồng mệt mỏi.
– Thành phố này khá đây – Ostap nhận xét khi bước ra đại lộ Sot Rustaveli – Ông biết không, Kisa...
Bỗng Ostap ngừng bặt, chạy đuổi theo một người nào đó, sau mười bước đã đuổi kịp và bắt đầu hăng hái nói chuyện với người ấy.
Loáng một cái vua mánh đã quay lại và khẽ thọc ngón tay vào sườn Ippolit.
– Ông biết ai đấy không? – Hắn thì thầm rất nhanh – Đấy là “Xưởng bánh mì Odessa – bánh mì vòng Mátxcơva”, ngài Kisliarski. Bây giờ ông hãy sắm vai nhà tư tưởng khổng lồ và người cha của nền dân chủ Nga, dù điều đó quá ư ngược đời. Đừng có quên phồng má và ngọ nguậy ria đấy nhé. Ria ông khá dài rồi đó. Thật là một sự tình cờ thú vị! Nếu bây giờ tôi không lột được của nó năm trăm rúp thì ông cứ nhổ vào mặt tôi! Nào, ta đi! Lẹ lên!
Quả vậy, cách chỗ hai người một quãng chính là Kisliarski mặc bộ đồ tuýtxo, mặt trắng bệch vì sợ hãi.
– Hai vị hình như đã quen biết nhau – Ostap nói nhỏ – Đây là người thân cận của Sa hoàng, nhà tư tưởng khổng lồ, cha đẻ của nền dân chủ Nga. Xin đừng để ý tới bộ quần áo của người. Phải ăn vận như thế để giữ bí mật. Ông Kisliarski hãy chở hai chúng tôi tới một chỗ nào đó. Chúng ta cần nói chuyện với nhau một lát.
Kisliarski đến Kapkaz nghỉ ít ngày sau các sự kiện động trời ở Stargorot, lúc này hết cả hồn vía. Miệng lẩm bẩm phàn nàn mấy câu vớ vẩn về tình hình làm ăn thua lỗ ở xưởng bánh vòng, ông ta gọi một cái xe ngựa choáng lộn đưa hai người quen đáng sợ tới núi Đaviđ. Họ theo đường cáp treo lên trên tiệm ăn đặt ở đỉnh núi. Thành phố Tiflis với hàng ngàn ngọn điện đã tụt hẳn xuống bên dưới. Ba thành viên hội kín dường như có thể với tay tới các vì sao.
Các bàn ăn bày ngay trên cỏ. Dàn nhạc Kavkaz chơi một bài nhè nhẹ, một cô bé đang uốn éo nhảy điệu Lezginka giữa các bàn ăn trước cặp mắt sung sướng của cha mẹ cô.
– Ông hãy gọi vài món ăn đi – Ostap sai bảo.
Vốn sành ăn, Kisliarski gọi món rượu vang, xà lách và phó mát chua của vùng Kavkaz.
– Gọi vài món ăn nữa chứ – Ostap nói – Giá ông Kisliarski thân mến biết tôi và ngài Ippolit đây, đã phải chịu đựng cảnh thiếu thốn như thế nào, hẳn ông sẽ phải kinh ngạc về lòng quả cảm của hai chúng tôi.
Kisliarski nghĩ thầm: “Mình lại bắt đầu khổ sở rồi đây! Tại sao mình không đi Krưm cơ chứ? Mình đã định đi nghỉ ở Krưm kia mà! Và Henrietta cũng khuyên mình đến đó!”
Nhưng ông ta vẫn ngoan ngoãn gọi hai xuất thịt nướng đoạn quay khuôn mặt sẵn sàng phục vụ về phía Ostap.
Vua mánh đưa mắt nhìn xung quanh, thấp giọng:
– Xin nói tóm tắt. Chúng tôi bị theo dõi suốt hai tháng nay, rất có thể ngày mai căn phòng bí mật của chúng tôi sẽ bị phục kích. Đành phải nã súng đánh trả kẻ thù.
Mặt Kisliarski tái xám đi.
– Chúng tôi rất mừng – Ostap tiếp – được gặp một chiến hữu trung thành với Tổ quốc trong giờ phút nghiêm trọng này.
– V... â-âng! – Ippolit hậm hừ trong cổ họng và nhớ lại lúc ông trong phải nhảy điệu Lezginka ở làng Sioni trong lúc bụng đói meo như thế nào.
– Chúng tôi hy vọng với sự giúp đỡ của ông, có thể đập tan kẻ thù – Ostap nói – Tôi sẽ trao cho ông một khẩu Parabenlum.
– Ấy chớ – Kisliarski cương quyết đáp.
Một phút sau mới vỡ lẽ rằng ngài giám đốc sở lao động không có khả năng tham gia trận đánh ngày mai. Ông ta rất lấy làm tiếc, nhưng chả biết làm thế nào khác được. Ông không biết bắn. Chính vì vậy người ta mới cử ông vào chức giám đốc sở lao động. Ông rầu lòng lắm, nhưng để cứu sinh mạng cha đẻ của nền dân chủ Nga (thì chính ông từng theo phái Tháng Mười), ông sẵn sàng đóng góp về mặt tài chính.
– Ông quả là người bạn trung thành của Tổ quốc! – Ostap đắc thắng vừa nói vừa nhấm nháp món thịt nướng thơm phức, ngọt thắm – Năm trăm rúp có thể cứu sống nhà tư tưởng khổng lồ.
Kisliarski hỏi bằng giọng khổ sở:
– Liệu hai trăm rúp có thể cứu sống nhà tư tưởng khổng lồ không ạ?
Ostap không dừng được, bèn dùng chân đá nhẹ vào cẳng Ippolit ở dưới gầm bàn.
Ippolit lên tiếng.
– Ta cho rằng đây không phải là chuyện mặc cả mua bán.
Lập tức Ippolit nhận được một cái dúi khẽ vào sườn, có nghĩa:
“Khá lắm, Kisa, khá lắm, trường học là thế đó!”
Lần đầu tiên trong đời Kisliarski nghe thấy tiếng nói của nhà tư tưởng khổng lồ. Ông ta kinh ngạc vì chuyện đó tới mức trao ngay cho Ostap năm trăm rúp. Sau đó ông trả tiền và để hai người bạn ngồi lại ăn tiếp, ông xin phép cáo lui vì bị đau đầu. Nửa giờ sau ông điện về cho vợ ở Stargorot:
ANH ĐI KRƯM THEO EM KHUYÊN
CHUẨN BỊ SẴN KHĂN GÓI CHO VÀO LẴNG
Sự thiếu thốn lâu ngày mà Ostap Benđer phải chịu đựng đòi được đền bù ngay lập tức. Bởi vậy, cũng đêm đó, vua mánh uống rượu trên núi say đến mức suýt nữa thì lúc ngồi trong toa goòng xuống núi bị ngã ra ngoài. Sáng hôm sau, hắn thực hiện mơ ước từ lâu của hắn: mua một bộ complê màu xám. Mặc bộ này tuy nực, nhưng hắn cứ mặc kệ cho mồ hôi đổ ròng ròng. Ippolit thì mua ở cửa hàng quần áo may sẵn của Hợp tác xã tiêu thụ Tiflis một bộ đồ trắng và chiếc mũ thủy thủ đính huy hiệu màu vàng của một câu lạc bộ thuyền buồm vô danh. Mặc bộ đồ ấy, Ippolit giống như một đô đốc thương thuyền nghiệp dư. Lưng ông thẳng lại. Dáng đi chững chạc hơn.
– Cha cha! – Ostap nói – hết sảy! Giá tôi là cô bán hàng, tôi sẽ giảm giá tám phần trăm cho một trang nam nhi điển trai và dũng cảm như ông. Chao! Chao! Điệu này chúng mình có thể múa được đấy! Ông biết nhảy chứ, Kisa?
– Đồng chí Benđer – Ippolit nghiêm trang – Còn cái ghế kia mà?! Phải hỏi xem nhà hát Kolumbo đâu rồi.
– Ô hô! – Ostap nhảy vòng quanh chiếc ghế trong phòng thuê ở khách sạn “Orient”. – Đừng dạy tôi cách sống. Ta đang bực đây. Ta có tiền. Nhưng ta cao thượng lắm. Ta cho ngươi hai chục rúp cùng ba ngày đi cướp phá thành phố! Ta là tướng Xuvôrốp!... Hãy cướp phá thành phố thoải mái, Kisa! Cho ngươi ăn chơi thoải mái đấy!
Và Ostap ngoáy đùi, hát thật nhanh:
Âm thanh đêm trường, âm thanh đêm trường
Gợi bao suy tưởng, gợi nhiều suy tưởng.
Hai người bạn say sưa rượu chè suốt một tuần liền. Bộ đồ trắng của Ippolit và bộ đồ xám của Ostap nhem nhuốc đầy vết rượu táo và các vết bẩn khác. Buổi sáng ngày thứ tám, Ostap tỉnh rượu, nảy ra ý đọc tờ báo “Bình minh phương Đông”, hắn nói:
– A, đây rồi, ông bạn rượu Kisa ơi, thử nghe những nhà thông thái viết cái gì ở đây nào. Nghe này!
TIN SÂN KHẤU
Hôm qua, ngày 3 tháng 9, sau khi biểu diễn ở Tiflis, nhà hát Kolumbo Mátxcơva đã lên đường đi Alta. Nhà hát dự định sẽ biểu diễn ở Krưm cho đến đầu mùa đông mới trở về Mátxcơva.
– Thấy chưa, tôi đã bảo anh mà! – Ippolit nói.
– Ông bảo tôi cái đếch gì! – Ostap càu nhàu.
Nhưng hắn cảm thấy bối rối. Hắn khó chịu về sai lầm vừa qua. Đáng lẽ nên kết thúc cuộc săn tìm kho báu ở Tiflis, bây giờ lại phải đi đến bán đảo Krưm. Vua mánh lập tức hành động. Hắn mua vé đi Batum, rồi đặt trước vé hạng hai trên chuyến tàu thủy “Pestel” sẽ khởi hành từ Batum đi Odessa vào hồi 23 giờ ngày 7 tháng 9 theo giờ Mátxcơva.
Đêm ngày 10 rạng ngày 11 tháng chín, khi chiếc tàu “Pestel”, không ghé cảng Anapa vì bão biển, quay mũi ra khơi thẳng tiến về Ialta, thì Ippolit nằm mơ.
Ông ta mơ thấy mình mặc bộ đồ đô đốc hải quân đứng trên ban công tòa biệt thự của mình ở Stargorot và biết rằng đám đông ở bên dưới đang chờ ông nói điều gì đây. Một cái cần trục lớn cẩu một con lợn lấm chấm điểm đen đặt vào bên chân ông.
Lão quét sân Tikhôn mặc bộ đồ tử tế chạy lại, tóm lấy hai chân sau của con lợn và nói:
– Ôi, quỷ tha ma bắt chúng nó đi. Hãng “Nimfa” làm sao nó có được loại áo quan như của tôi!
Trong tay Ippolit có một con dao găm. Ông thọc dao vào sườn con lợn. Và từ cái vết thương toang hoác ấy, các viên kim cương lăn cồng cộc ra nền xi măng. Chúng nhảy lóc cóc. Lóc cóc. Tiếng lóc cóc cuối cùng trở nên đáng sợ tới mức không chịu đựng nổi.
Ippolit choàng dậy vì tiếng sóng đập mạnh vào cửa kính của tàu.
Tàu cập bến Ialta trong cảnh sóng yên biển lặng, vào một buổi sáng đầy nắng, uể oải. Vị đô thống đã bớt say sóng đường hoàng đứng ở mũi tàu, cạnh chiếc chuông có đề chữ đúc bay bướm kiểu Slavơ cổ. Thành phố Ialta vui vẻ trưng ra dọc bờ biển từng dãy quán hàng và tiệm ăn nổi. Trên bến tàu có những chiếc xe ngựa chờ khách, xe có đệm nhung, có vải che đầu lịch sự. Ngoài ra có nhiều xe buýt của quốc doanh và hợp tác xã. Các cô gái mảnh dẻ cầm ô hoặc khăn vẫy vẫy chào.
Hai người thuộc loại khách đầu tiên bước xuống bến tàu nóng nực. Trông thấy hai nhân vật của chúng ta, từ trong đám đông những người ra đón hoặc tò mò đứng xem, có một vị mặc bộ đồ tuýtxo vội chuồn về phía cửa ra khỏi cảng. Nhưng đã muộn. Con mắt thợ săn của Ostap đã nhanh chóng nhận ra vị đó.
– Chờ tôi một chút, Kisa nhé! – Ostap dặn.
Và vua mánh lao nhanh tới nỗi đuổi kịp người nọ ở cách lối ra chừng mươi bước. Loáng một cái hắn đã quay lại với một trăm rúp.
– Nó chỉ đưa ngần ấy. Vả lại tôi cũng không làm căng quá. Cũng phải để cho nó đủ tiền đi đường về nhà nữa chứ.
Quả vậy, Kisliarski lập tức đáp ô tô chuồn thẳng đi Sevastopol, rồi từ đó lấy vé hạng ba về thành phố Stargorot.
Suốt ngày hai người bạn ở lỳ trong khách sạn, cởi trần ngồi dưới đất và chốc chốc lại chạy vào trong buồng tắm. Nhưng nước cũng nóng như đun vậy. Trời nóng như thiêu như đốt. Tưởng chừng Ialta sắp tan thành nước và trôi ra biển.
Khoảng tám giờ tối, vừa lẩm bẩm nguyền rủa mọi thứ ghế trên đời, hai thành viên hợp đồng ăn món shtiblet và lên đường tới nhà hát.
Người ta đang diễn vở “Cuộc hôn nhân”. Stêpan làm động tác đứng trên hai tay, suýt ngã nhào vì nóng. Agafia Tikhônôpna chạy trên dây, hai tay ướt đẫm cầm chiếc ô có dòng chữ “Em thích Pođkolesin”. Lúc này, cũng như suốt cả ngày nay, cô chỉ thích có một thứ thôi, đó là món nước đá. Khán giả cũng khát nước. Bởi vậy, và có lẽ vì vậy mà cảnh Stêpan nhồm nhoàm ăn món trứng tráng bỏng lưỡi khiến mọi người kinh tởm và vở kịch không làm vừa lòng khán giả.
Hai thành viên hợp đồng rất hài lòng vì chiếc ghế của mình vẫn còn đó, bên cạnh ba chiếc ghế mới tinh kiểu roksko.
Lánh vào một lô, hai người bạn kiên nhẫn chờ lúc chấm dứt vở kịch quá dài. Cuối cùng khán giả giải tán, các diễn viên chạy tìm chỗ thoáng mát. Trong rạp chả còn ai, trừ hai nhân vật của chúng ta. Mọi sinh vật đều đã chạy ra đường đón cơn mưa mát rượi vừa ập xuống.
– Kisa, theo tôi – Ostap ra lệnh – Có chuyện gì thì bảo chúng mình là dân tỉnh lẻ tới đây, chưa tìm được lối ra khỏi rạp nhé.
Họ mò lên sân khấu, bật diêm soi (song vẫn vấp phải cái máy ép thủy lực) để khảo sát toàn bộ đồ vật.
Vua mánh theo cầu thang chạy lên chỗ sân khấu giả.
– Lên đây, Kisa! – Hắn gọi.
Ippolit leo lên.
– Thấy chưa? – Ostap bật diêm, hỏi.
Trong bóng tối hiện ra một góc chiếc ghế kiểu Hambx và một phần cái ô có chữ “... thích…”.
– Đấy! Tương lai, hiện tại và quá khứ của chúng mình đây rồi. Đốt diêm đi, Kisa. Để tôi móc ruột nó ra.
Và Ostap thò tay vào túi lấy dụng cụ.
– Nào – Hắn giơ tay, giục – bật que khác đi, ngài đô thống.
Ánh lửa lóe lên và lạ thay, chiếc ghế tự nó nhảy sang bên cạnh rồi trước con mắt sửng sốt của hai người, nó tụt đánh hẫng qua bàn.
– Cha mẹ ơi! – Ippolit vừa bay vào tường (mặc dù ông ta không hề cử động chân tay) vừa rú lên.
Kính cửa vỡ loảng xoảng, chiếc ô với dòng chữ “Em thích Pođkolesin” bị bốc cuốn bay qua cửa sổ ra biển. Ostap nằm trên sàn bị mấy tấm ván mỏng đè lên.
Lúc ấy là mười hai giờ bốn mươi phút. Đó là cú giật đầu tiên của vụ động đất mạnh ở Krưm năm 1927.
Cơn động đất mạnh chín độ gây bao thiệt hại ghê gớm cho toàn bán đảo Krưm đã giằng kho báu ra khỏi tay hai kẻ săn tìm.
– Đồng chí Benđer ơi, cái gì thế nhỉ? – Ippolit thất kinh gọi to.
Ostap lúng túng: trận động đất đang cản trở bước tiến của hắn. Đây là trường hợp duy nhất trong thực tiễn hoạt động phong phú của hắn.
– Cái gì thế nhỉ? – Ippolit rú lên.
Từ ngoài đường vọng vào tiếng kêu thét, tiếng rên la và tiếng bước chân chạy rầm rập.
– Chúng mình chuồn ngay ra ngoài đường trong khi chưa bị tường đổ vùi lấp. Lẹ lên! Lẹ lên! Đưa tay đây, đồ ngu!
Và hai người lao ra cửa rạp. Kỳ lạ thay, ngay cạnh lối đi từ sân khấu ra phố, chiếc ghế kiểu Hambx của họ vẫn nguyên vẹn, nằm chỏng trơ ở đấy. Miệng rú lên như chó hú, Ippolit choàng hai tay hai chân quắp chặt lấy nó.
– Đưa tôi cái kìm đi! – Ông ta bảo Ostap.
– Đồ con lừa! – Ostap quát – Trần nhà ụp xuống đầu bây giờ, thế mà nó lại giở chứng điên kia chứ! Chạy ra ngoài kia đã!
– Kìm! Kìm đâu? – Ippolit hét lên như kẻ mất trí.
– Thì mặc xác cho mày chết! Cứ ngồi đấy mà ôm chiếc ghế! Tao quý mạng sống của tao hơn!
Vừa nói, Ostap vừa lao ra ngoài. Ippolit sủa một tiếng, chộp chiếc ghế chạy theo Ostap.
Họ ra tới giữa đường, thì đất chao đảo như đưa vòng dưới chân, ngói trên mái rạp bay xuống tới tấp, và ở chỗ hai người bạn vừa bỏ chạy, các mảnh vỡ của chiếc máy ép thủy lực rơi xuống ình ịch.
– Nào, giờ thì đưa cái ghế đây – Ostap lạnh lùng nói – Tôi thấy ông cầm nó mỏi tay rồi đấy.
– Tôi không đưa! – Ippolit gầm gừ.
– Gì thế này? Nổi loạn trên tàu hả? Đưa đây, nghe chưa?
– Nó là ghế của tôi! – Ippolit quát to, át cả tiếng rên la, than khóc và tiếng gãy vỡ răng rắc vọng lên tứ phía.
– Nếu vậy thì hãy nhận lấy phần thù lao này, đồ chó đẻ!
Và Ostap giơ bàn tay cứng như đồng chặt vào cổ Ippolit.
Đúng lúc ấy, có một chiếc xe ngựa cứu hỏa cầm đuốc chạy qua, và dưới ánh đuốc chập chờn Ippolit nhìn rõ vẻ mặt đáng sợ của Ostap, đành khuất phục và trao chiếc ghế cho hắn.
– Vậy là tốt – Ostap nói, thở hổn hển – cuộc bạo loạn đã bị đập tan. Còn bây giờ thì ông hãy bưng cái ghế đi theo tôi. Ông phải chịu trách nhiệm về sự toàn vẹn của nó. Dù động đất có giật mạnh đến năm chục độ, vẫn phải giữ chặt chiếc ghế! Hiểu chưa?
– Hiểu rồi ạ.
Suốt đêm hai người dò dẫm cùng với các tốp dân chúng kinh hoàng và, cũng như tất cả mọi người, không dám bước vào trong nhà, nơm nớp chờ những cơn động đất mới.
Rạng sáng, khi nỗi kinh sợ đã giảm bớt, Ostap chọn một chỗ gần đó không có bức tường nào có thể đổ sụp hoặc không ai có thể cản trở, và hắn bắt tay vào việc phanh phui ruột cái ghế.
Kết quả khiến cả hai rất đỗi ngạc nhiên. Trong ruột ghế chẳng có gì. Ippolit không chịu nổi mọi sự chấn động hồi đêm, cười lên hí hí như chuột.
Liền sau đó là cơn giật thứ ba, đất nứt ra và nuốt chửng chiếc ghế kiểu Hambx mà cơn giật thứ nhất còn thương tình chưa động đến và đã bị con người phanh phui ruột gan. Những bông hoa của lớp vải bọc còn cố cười mỉm với vầng thái dương vừa ló lên trong đám mây bụi.
Ippolit Matveevich bò lồm cồm bằng cả tứ chi, mặt hướng về phía vầng thái dương đỏ như máu và rú lên. Nghe tiếng rú ấy, vua mánh ngã bổ chửng và ngất đi. Lúc hắn tỉnh lại, hắn nhìn thấy cạnh mình cái cằm lún phún râu màu tím của Ippolit: ông ta nằm ngất xỉu. Ostap nói bằng giọng của một bệnh nhân vừa trải qua đợt ốm thương hàn:
– Rốt cuộc thì bây giờ chúng mình còn xác xuất thành công một trăm phần trăm. Chiếc ghế cuối cùng (nghe tiếng “ghế”, Ippolit bừng tỉnh dậy) mất hút ở bãi gửi hàng của nhà ga Oktiabrơ, nhưng hoàn toàn không phải là nó độn thổ. Không sao. Công việc vẫn tiếp tục.
Đâu đó có tiếng gạch đổ ầm ầm. Một hồi còi tàu thủy kéo rền rĩ.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Huy Nguyên
Nguồn: bacgiangonline.net & Huy Nguyên
Nhà xuất bản Văn nghệ Thành Phố HCM 1984
VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 22 tháng 2 năm 2016

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--