Dịch giả: Lê Khánh Trường
Chương 33
ĐUỔI KHỎI THIÊN ĐƯỜNG

     rong khi một vài nhân vật này của cuốn tiểu thuyết tin rằng có thể chờ đợi ít lâu, thì một số nhân vật khác thì lại cho rằng phải hành động ngay lập tức, rằng thời gian không chờ đợi ai. Tiếp sau tháng năm bụi bặm ở Mátxcơva là tháng sáu bụi bặm. Ở thị trấn N, chiếc xe Nhà nước No1 bị hỏng vì sa ổ gà, đã đứng chết dí hai tuần nay ở góc quảng trường Staropan và đường phố mang tên đồng chí tỉnh trưởng. Nó đứng đây và chỉ thỉnh thoảng lại xịt khói mù mịt ra xung quanh. Từ trại giam Stargorot, các hội viên “Lưỡi kiếm và lưỡi cày” rụt rè bước ra đường từng người một, sau khi đã viết giấy cam đoan không rời khỏi thành phố. Chị gái góa Gritsasueva (người phụ nữ hăng hái, niềm mơ ước của thi nhân) đã trở về với hiệu tạp hóa của mình, bị phạt mười lăm rúp về tội không treo bảng giá (xà bông, ớt, bột màu và các mặt hàng không có thể nhìn rõ) – đấy là cái tính hay quên của một người đàn bà có trái tim lớn mà ta có thể bỏ qua cho họ.

 

– Đây rồi! – Ostap nói, giọng khản đi – Này, cầm lấy!
Ippolit Matveevich đưa hai bàn tay run run đỡ lấy một cái hộp gỗ nhỏ nhẵn nhụi. Ostap tiếp tục thọc tay vào ruột ghế trong bóng tối. Cây đèn chỉ đường trên bờ sông nhấp nháy. Một dải ánh sáng màu vàng in xuống mặt nước và chạy theo con tàu.
– Quái nhỉ! Tại sao chẳng có gì nữa? – Ostap nói.
– Khô-ông thể như vậy được! – Ippolit lắp bắp.
– Thì ông thử tìm xem!
Ippolit nín thở, quỳ hai gối xuống và thọc một tay sâu đến tận khuỷu vào ruột ghế. Ngón tay ông ta đã sục tận gốc lò so. Không thấy vật gì cưng cứng cả. Từ ruột ghế chỉ xộc ra mùi bụi khô hăng hắc.
– Có không? – Ostap hỏi.
– Không.
Ostap bèn bưng cái ghế lên và ném thật mạnh xuống sông. Một tiếng “tùm” nặng nề. Đoạn cả hai bán tín bán nghi quay về buồng của mình. Ostap nói:
– Nào, thử xem ta tìm thấy cái gì nào?
Ippolit lấy cái hộp gỗ ở trong túi ra và nhìn nó một cách thờ ơ.
– Mở ra, mở ra xem nào! Sao ông cứ giương mắt ếch lên thế!
Cái hộp nhỏ được mở ra. Dưới đáy hộp đặt một miếng đồng đã rỉ xanh, với mấy dòng chữ khắc như sau:

CHIẾC GHẾ NÀY

MỞ ĐẦU LOẠT GHẾ MỚI

CỦA THỢ CẢ

HAMBX

Năm 1865. Saint Peterbourg

Ostap đọc thành tiếng mấy dòng chữ ấy.
– Thế kim cương và ngọc đâu nhỉ? – Ippolit hỏi.
– Ông sáng trí thật đấy, ông thợ săn ghế ạ! Làm gì có kim cương và ngọc!
Ippolit lúc này trông thật thảm hại. Bộ ria mới mọc khẽ ngọ nguậy, mắt kính kẹp mũi mờ mờ. Có cảm giác trong lúc tuyệt vọng ông ta sắp cụp vành tai vào má.
Giọng nói lạnh lùng, hợp lý của vua mánh lại phát huy ma lực quen thuộc của nó. Ippolit đặt nghiêm hai tay ở đường chỉ quần và im lặng nghe.
– Không việc gì phải buồn, nghe chưa, Kisa! Rồi sẽ đến lúc chúng mình cười nhạo chiếc ghế thứ tám, bên trong chứa một hộp gỗ ngớ ngẩn. Hãy vững vàng lên. Ở đây còn ba cái ghế nữa – chín mươi chín khả năng thành công trong số một trăm!
Sau một đêm, trên má của nhà quý tộc tuyệt vọng mọc bao nhiêu là mụn trứng cá. Mọi nỗi đau khổ, mọi thất bại, toàn bộ nỗi gian truân của cuộc săn vàng tìm ngọc tựa hồ vào các thứ mụn nhọt ấy, làm cho cái thì đo đỏ, cái thì tim tím, cái thì đen đen.
– Ông cố ý tạo ra mụn nhọt đấy à? – Ostap hỏi.
Ippolit thở dài não ruột, rồi còng còng lưng như một cái cần câu, đi lấy thuốc vẽ. Việc chuẩn bị băng biểu ngữ chạy bắt đầu. Hai họa sĩ làm việc trên boong thượng.
Ngày thứ ba trên tàu thủy cũng bắt đầu.
Nó bắt đầu từ sự va chạm giữa dàn nhạc khí và tốp nhạc công của đoàn kịch để tranh nhau chỗ diễn tập.
Sau khi ăn sáng, các tay lực sĩ thổi kèn đồng và tốp nhạc công gầy còm chuyên sử dụng ly Esmarkh điện lĩnh tiền được kia – Ostap nói.
– Vậy thì lúc ấy ta sẽ nói chuyện với nhau – lão thợ điện ngang bướng kết luận – còn bây giờ thì tạm biệt hai vị, moa đi đây, cái máy ép của moa luôn đòi hỏi người trông nom. Simbievich nó gớm lắm. Sức moa đã yếu, mà chỉ uống nước suối không thì sống sao được?
Và Mechnikov bỏ đi trong ánh nắng ban mai rọi vào người lão ta.
Ostap nghiêm nghị nhìn Ippolit, nói:
– Thời gian mà chúng ta đang có chính là khoản tiền mà chúng ta không có. Ta phải hành động thôi. Trước mắt ta là một trăm năm mươi ngàn rúp không hào không xu. Chỉ cần có hai mươi rúp là đống tiền kia vào tay chúng ta. Giờ thì phương tiện gì cũng đều là tốt. Được ăn cả, ngã về không.
Ostap trầm ngâm đi quanh Ippolit một vòng.
– Ông hãy cởi áo vét ra, lẹ lên – đột nhiên hắn nói.
Cầm lấy cái áo trước con mắt ngạc nhiên của Ippolit, hắn ném ngay xuống đất và dùng gót giày bẩn thỉu chà đạp lên.
– Anh làm gì thế? – Ippolit cao giọng – Cái áo này tôi mặc đã mười lăm năm nay mà vẫn mới nguyên.
– Đừng lo! Nó sắp sửa hết mới rồi! Đưa mũ đây! Bây giờ ông hãy vẩy nước vào quần và trát bụi đất vào đó! Nhanh lên!
Mấy phút sau, Ippolit trở thành một kẻ lem luốc dễ sợ.
– Bây giờ thì ông đã có đầy đủ khả năng để kiếm tiền bằng lao động chân chính.
– Tôi phải làm gì đây? – Ippolit dở khóc dở mếu, hỏi.
– Tôi hy vọng ông biết tiếng Pháp chứ?
– Hỏng quá, chỉ trong chương trình trung học ngày xưa.
– H... ừm! Thì sử dụng vốn liếng ấy cũng được. Liệu ông có thể nói nổi bằng tiếng Pháp câu sau đây không: “Các ngài ơi, đã sáu ngày nay con không được ăn miếng gì...”?
– Mơxiơ... – Ippolit ấp a ấp úng – mơxiơ, hưm, hưm, giơ nơ, hình như giơ nơ măng-giơ pa... sáu, gì nhỉ, oong, đơ, troa, cát, xanh,... sít... sít giua. Nghĩa là giơ nơ măng-giơ pa sít giua.
– Phát âm của ông chán mớ đời! Nhưng cũng chả đòi hỏi gì hơn ở kẻ ăn mày được nữa! Đương nhiên kẻ ăn xin ở nước Nga châu Âu phải nói tiếng Pháp tồi hơn Milleran. Này, thế ông biết tiếng Đức đến trình độ nào, Kisa?
– Tôi cần tất cả các trò này để làm gì? – Ippolit ngơ ngác.
– Để – Ostap nói cứng rắn – bây giờ ông đến Vườn Hoa, đứng dưới bóng cây và dùng tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga mà xin ăn, viện cớ ông nguyên là ủy viên Đuma thuộc phái Kađét. Toàn bộ số tiền xin được sẽ nộp cho lão thợ điện Mechnikov. Ông hiểu chưa?
Ippolit thay đổi hẳn. Ngực ông ta ưỡn thẳng như cây cầu Đvorsovưi ở Leningrat, mắt tóe lửa, còn hai lỗ mũi thì Ostap thấy hình như đang xả khói. Bộ tia từ từ ngọ ngoạy.
– Ái chà chà – vua mánh không chút sợ hãi, nói – nhìn ông ta kìa. Không phải là người nữa, mà y như một chú ngựa non.
Ippolit nói không mấp máy môi:
– Không đời nào, không đời nào thằng Ippolit thuộc dòng họ Vorobjaninov này chịu ngửa tay ăn xin.
– Thì chết thẳng cẳng, đồ con lừa! – Ostap rít lên – Ông chưa bao giờ ngửa tay ăn xin thật chứ?
– Chưa bao giờ.
– Giỏi quá nhỉ! Ba tháng nay hắn ăn bám vào tôi. Ba tháng nay tôi cho hắn ăn uống, dạy dỗ hắn, bây giờ cái giống ký sinh trùng ấy còn mở miệng tuyên bố rằng hắn... Được lắm, ông bạn ạ, thế là đủ rồi! Cho phép ông lựa chọn: hoặc ngay bây giờ ông phải đến Vườn Hoa và tối nay mang mười rúp về đây, hoặc tôi sẽ gạch tên ông ra khỏi danh sách cổ đông tham gia hợp đồng. Tôi sẽ đếm đến năm. Có chịu hay không? Một...
– Chịu – Ippolit lắp bắp.
– Thế thì nhắc lại câu ăn xin đi.
– Mơxiơ, giơ nơ măng-giơ pa sít giua. Heben di mia bit te ết vat côpếch a-úp đem stus brot. Xin các ông các bà bố thí đôi chút cho kẻ nguyên nghị viên viện Đuma này.
– Nhắc lại! Nói cho thảm thiết hơn!
Ippolit nhắc lại.
– Được đấy. Ông có tài bẩm sinh đi ăn mày đó. Giờ thì đi đi. Hẹn nửa đêm gặp nhau ở đây. Và nhớ rằng không phải hò hẹn để tình tự đâu nhé, vì ăn xin buổi tối dễ được người ta bố thí hơn.
– Còn anh đi đâu? – Ippolit hỏi.
– Ông khỏi lo. Bao giờ tôi cũng nhận hành động ở nơi gay go nhất.
Đôi bên chia tay nhau.
Ostap chạy đến ki-ốt bán giấy, dùng đồng mười côpếch cuối cùng mua một cuốn hóa đơn, rồi ngồi trên ghế đá gần một giờ để đánh số thứ tự và ký tên trên từng'>
Đứng trên bờ, hai thành viên hợp đồng nhìn xuống dưới. Tấm băng transparant sáng rực giữa khoảng trời tối sẫm.
– Ừ – Ostap nói – trình bày hơi xí. Không đạt thật.
Con la bướng bỉnh dùng đuôi vẽ tranh mà đem so với bức vẽ của Ostap, vẫn còn ăn đứt. Thay vì vẽ người tung các phiếu công trái ra xung quanh, Ostap lại vẽ một con vật cụt đuôi, chân tay loằng ngoằng chả ra hình thù gì cả.
Đằng sau hai thành viên hợp đồng là ánh sáng, là con tàu xập xình tiếng nhạc, còn trước mặt, trên bờ sông cao, là bóng tối, là tiếng chó sủa và tiếng đàn ắc-cóoc-đê-ông xa xa.
– Xin tổng kết tình hình như sau – Ostap nói với vẻ lạc quan yêu đời – Chỗ yếu: không một xu dính túi, ba cái ghế vuột mất khỏi tay, chẳng có nơi ngả lưng. Chỗ mạnh: một tài liệu địa phương chí về sông Volga xuất bản năm một ngàn chín trăm hai mươi sáu (tạm mượn ở buồng ngài Simbievich trên tàu thủy). Thật khó lên bảng cân đối thu chi. Ta đành ngủ đêm ở bến tàu vậy.
Hai người bước vào một cái quán bỏ không. Dưới ánh sáng vàng ệch của cây đèn đường thắp bằng dầu hỏa, Ostap đọc một trang trong cuốn tài liệu địa phương chí:
“Trên bờ phải sông Volga là thành phố Vasiuki. Từ đây người ta chở đi các loại gỗ, nhựa thông, sợi vỏ cây, vải gai, và chở đến đây các mặt hàng tiêu dùng, phục vụ cho một vùng cách xa tuyến đường sắt 50 kilômét.
Thành phố có 8000 dân, một nhà máy làm bìa các-tông có 320 công nhân, một xưởng đúc gang, một nhà máy bia và một xí nghiệp thuộc da. Ngoài các trường phổ thông, có một trường trung cấp nông nghiệp”.
– Tình hình nghiêm trọng hơn tôi dự kiến – Ostap nhận xét – Kiếm tiền của dân chúng Vasiuki còn là vấn đề tôi chưa biết giải quyết ra sao. Mà chúng mình cần có ít ra ba chục rúp. Thứ nhất là để ăn uống, thứ hai là để đuổi theo con tàu quay số, đón nhà hát Kolumbo ở thành phố Stalingrat khi họ biểu diễn tại đó.
Ippolit co tròn người lại như con mèo già sau cuộc đối đầu với một con chuột cống khổng lồ, chủ nhân của các thứ cống rãnh và xó xỉnh.
Ostap vừa đi dọc dãy quán chợ, vừa suy nghĩ phương án hành động. Đến nửa đêm thì kế hoạch đã phác xong. Vua mánh nằm xuống cạnh Ippolit và ngủ thiếp đi.

Truyện Mười Hai Chiếc Ghế LỜI TỰA PHẦN THỨ NHẤT - SƯ TỬ STARGOROT
Chương 1
Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 ịch sự chia tay với mọi người, hẹn gặp lại, rồi hắn đến câu lạc bộ “Công nhân các-tông” để gặp Ippolit.
– Đói quá – Ippolit thều thào.
Ông ta đã ngồi sau cửa bán vé, nhưng chưa thu được một xu nào nên cũng chưa có gì cho vào bụng. Trước mặt ông ta đặt một cái đĩa đan bằng mây để đựng tiền. Ở các gia đình đủ ăn, người ta thường dùng loại đĩa ấy để đựng dao, dĩa, phuốc sét.
Ostap nói:
– Này ông bán vé, hãy tạm đóng cửa bán vé chừng một tiếng rưỡi để đi ăn đã! Dọc đường tôi sẽ tóm tắt tình hình cho mà nghe. Mà ông cũng phải cạo râu, rửa mặt mũi cho ra hồn người một chút. Trông ông như thằng ăn mày ấy. Đại kiện tướng không thể giao du với những phần tử đáng ngờ như vậy được.
– Chả bán được cái vé nào – Ippolit báo tin.
– Không sao. Gần tối sẽ đông. Thành phố đã đóng góp cho tôi hai chục rúp để tổ chức cuộc đấu cờ quốc tế rồi đây.
– Thế thì còn tổ chức đấu cờ tối nay làm quái gì? – Phụ trách quản trị nói – Khéo không họ lại nện cho mình một trận thì khốn. Với hai chục rúp, ta có thể đáp tàu thủy đi luôn – Chiếc tàu khách “Karl Lipnekht” vừa vặn sắp khởi hành. Ta đến thẳng Stalingrat và cứ yên chí chờ nhà hát ở đó. Tìm ra mấy cái ghế thì giàu to còn gì nữa.
– Đừng có nói những lời ngu ngốc với cái dạ dày lép kẹp. Cái đó ảnh hưởng xấu đến não. Với hai chục rúp ta có thể đến được Stalingrat, đúng... Thế còn tiền ăn? Đồng chí đô thống thân mến ơi, vitamin không tự dưng chạy vào bụng ai đâu. Trong khi còn có thể lột được của bọn bành trướng Vasiuki vài chục rúp nữa về khoản thuyết trình và biểu diễn đấu cờ.
– Họ nện ta mất! – Ippolit cay đắng nói.
– Đương nhiên là hơi liều. Có thể ăn đòn thật đấy. Nhưng tôi đã nghĩ cách bảo đảm an toàn cho ông rồi. Mà chuyện đó nói sau. Bây giờ ta phải tìm nơi thưởng thức các đặc sản của địa phương đã.
Khoảng sáu giờ tối, đại kiện tướng no nê, mày râu nhẵn nhụi, nước hoa thơm phức, bước vào quầy bán vé của câu lạc bộ “Công nhân các-tông”.
Ippolit cũng đã no nê và cạo râu nhẵn nhụi, đang túi bụi bán vé.
– Thế nào? – Đại kiện tướng hỏi nhỏ.
– Bán được ba chục vé chơi cờ và hai chục vé vào xem – Phụ trách quản trị đáp.
– Mười sáu rúp. Yếu, yếu quá!
– Đồng chí Benđer, đồng chí thử nhìn xem, họ xếp hàng đông quá! Thể nào họ cũng cho ta ăn đòn mất thôi.
– Đừng nghĩ chuyện ấy. Bao giờ họ nện hãy khóc, còn bây giờ thì bán vé đi! Cố bán cho nhiều vào!
Một giờ sau đã thu được ba mươi lăm rúp. Cử tọa trong phòng xôn xao.
– Đóng cửa bán vé lại đi thôi! Đưa tiền đây cho tôi! – Ostap nói – Bây giờ thế này nhé. Ông cầm năm rúp ra bến tàu, thuê một chiếc thuyền trong vòng hai giờ và đưa thuyền chờ tôi ở ven bờ, bên dưới dãy kho ấy. Tối nay tôi sẽ cho ông đi chơi thuyền trên sông. Đừng lo gì về tôi cả. Đâu vào đấy cả.
Đại kiện tướng bước vào phòng lớn. Hắn cảm thấy sảng khoái và biết chắc rằng nước đi đầu tiên e2 – e4 sẽ không gây điều gì rắc rối cho hắn. Những nước đi sau, quả thật hắn mù tịt, nhưng cái đó chẳng khiến vua mánh bối rối chút nào. Hắn đã chuẩn bị lối thoát hoàn toàn bất ngờ để cứu vãn bất cứ ván cờ tuyệt vọng nào.
Tiếng vỗ tay rộ lên đón đại kiện tướng. Căn phòng câu lạc bộ treo nhiều lá cờ nhỏ đủ màu sắc.
Một tuần trước ở đây có dạ hội “Hội cứu đuối”. Khẩu hiệu ở trên tường chứng tỏ điều đó:
CỨU ĐUỐI LÀ VIỆC
CỦA CHÍNH NHỮNG NGƯỜI SẮP
CHẾT ĐUỐI.
Ostap cúi chào, giơ hai tay ra phía trước như muốn gạt đi những tràng vỗ tay mà hắn không đáng được hưởng và bước lên bục.
– Thưa các đồng chí! – Hắn nói, giọng sang sảng – Thưa các đồng chí, các kỳ hữu. Đề tài buổi thuyết trình của tôi hôm nay là điều tôi đã giảng – và phải nói là rất thành công – ở Nizhni Novgorot một tuần trước đây. Đề tài buổi thuyết trình của tôi là “Tư tưởng đấu cờ độc đáo”. Thưa các đồng chí, thế nào là đấu cờ và thế nào là tư tưởng? Đấu cờ, thưa các kỳ hữu, đó là “Quasi una fantasia”. Còn tư tưởng, thưa các đồng chí, là cái gì? Tư tưởng? Thưa các đồng chí, đó là tư tưởng của con người được hiện thân thành hình thức lôgic của cờ. Ngay cả khi lực rất yếu vẫn có thể làm chủ cả bàn cờ. Tất cả đều phụ thuộc vào cá nhân riêng lẻ. Chẳng hạn anh bạn tóc vàng ngồi ở dãy thứ ba kia. Giả sử anh ta chơi giỏi...
Anh bạn tóc vàng ở dãy thứ ba cựa quậy.
– Còn anh bạn tóc đen này giả sử chơi kém hơn...
Mọi người đều quay nhìn anh bạn tóc đen.
– Chúng ta thấy gì nào, thưa các đồng chí? Chúng ta thấy rằng anh bạn tóc vàng chơi khá, còn anh tóc đen chơi kém. Và không một bài thuyết giảng nào có thể thay đổi cái tương quan lực lượng ấy, nếu mỗi cá nhân riêng lẻ không thường xuyên rèn luyện, nghĩa là chơi cờ... Còn bây giờ, thưa các đồng chí, tôi xin kể các đồng chí nghe mấy bài học rút ta từ thực tế của các kỳ thủ siêu mô-đéc đáng kính của chúng ta: Kapablanka, Lasker và bác sĩ Grigorev.
Ostap kể mấy giai thoại cũ rích mà hắn đọc từ hồi còn bé từ quyển “Tạp chí xanh” và kết thúc buổi thuyết trình ở đó.
Thính giả hơi kinh ngạc về cái sự ngắn ngủi của bài thuyết trình. Còn ông chột thì không rời con mắt độc nhất của mình khỏi đôi giày của đại kiện tướng.
Tuy nhiên, buổi biểu diễn chơi cờ cùng một lúc với nhiều đối thủ đã bắt đầu, tạm ngăn sự nghi ngờ ngày càng tăng của ông chột. Cùng với mọi người, ông im lặng bày quân cờ ra các bàn. Tổng cộng chỉ có ba chục người dám đấu với đại kiện tướng. Nhiều người trong số họ hết sức lúng túng, cứ chốc chốc lại giở sách giáo khoa về cờ ra xem, để ôn lại những thế cờ phức tạp khả dĩ có thể giúp họ chọi lại đại kiện tướng đến nước thứ hai mươi hai rồi có thua mới chịu.
Ostap lướt mắt nhìn các hàng quân “đen” đang bao quanh hắn tứ phía, hắn nhìn cánh cửa ra vào đóng kín và dũng cảm bắt tay vào công việc. Hắn bước lại chỗ ông chột ngồi sau bàn cờ đầu tiên và đi quân tốt hoàng hậu từ ô e2 sang ô e4.
Ông chột lập tức dùng hai tay chộp lấy cả hai tai và căng trán suy nghĩ. Tiếng xì xào lan nhanh qua các kỳ thủ nghiệp dư:
– Đại kiện tướng đi nước e2 – e4.
Ostap không chiều theo ý muốn của các đối thủ bởi các nước cờ khác nhau. Trên hai mươi chín bàn cờ còn lại, hắn chỉ đi mỗi một nước là nhấc con tốt hoàng hậu từ E2 sang vị trí E4. Các kỳ thủ lần lượt theo nhau vò đầu bứt tóc, chìm trong suy nghĩ căng thẳng. Những người không chơi cờ thì đưa mắt theo dõi đại kiện tướng. Anh thợ ảnh nghiệp dư duy nhất của thành phố đã leo lên ghế và chuẩn bị bật đèn bấm máy, thì Ostap giận dữ xua tay, đang đi giữa hai dãy bàn cờ liền đứng lại, quát to:
– Cất máy ảnh đi! Nó cản trở tư tưởng cờ của tôi!
“Chả nên để lại ảnh của mình ở cái thị trấn đáng thương này. Mình không thích dính dáng với mấy ông công an” – Vua mánh thầm nghĩ.
Tiếng hầm hừ giận dữ của đám kỳ thủ buộc tay thợ ảnh phải từ bỏ ý định của mình. Mọi người bực bội đến nước tay phó nháy bị đuổi hẳn ra ngoài. Đến nước thứ ba mới vỡ lẽ rằng đại kiện tướng chơi mười tám ván theo kiểu Tây Ban Nha. Ở mười hai bàn cờ còn lại, quân đen áp dụng lối thủ tuy hơi cổ, nhưng khá chắc chắn của Filiđor. Giá như Ostap biết rằng hắn đang chơi những ván cờ có bài bản hay ho như vậy và bắt gặp sự thủ thế đáng kính như vậy, hẳn hắn sẽ rất ngạc nhiên. Bởi một lẽ giản dị: đây là lần thứ hai trong đời, vua mánh chơi cờ.
Lúc đầu các kỳ thủ, mà trước hết là ông chột, rất hoảng. Sự quỷ quyệt của đại kiện tướng thật quá hiển nhiên.
Đại kiện tướng hẳn có mưu mô thâm hiểm gì đây với các kỳ thủ chậm tiến của thành phố Vasiuki nên mới dễ dàng thí bỏ những con tốt, những quân cờ quan trọng và ít quan trọng ở hai bên như vậy. Với anh bạn tóc đen bị lấy làm ví dụ chơi kém trong buổi thuyết trình, đại kiện tướng thậm chí còn thí cả hoàng hậu. Anh ta đã hoảng sợ, định xin hàng luôn, nhưng phải dùng nỗ lực, ý chí ghê gớm lắm mới buộc mình chơi tiếp.
Tiếng sấm giữa lúc trời xanh trong nổ ra vào phút thứ năm.
– Chiếu tướng! – Anh bạn tóc đen run rẩy nói – Chiếu tướng hết, thưa đồng chí kiện tướng!
Ostap phân tích tình thế và ngạo nghễ chúc mừng anh bạn tóc đen thắng cuộc. Tiếng ồn ào nổi lên khắp các dãy bàn.
“Đến lúc chuồn rồi” – Ostap nghĩ bụng trong lúc thản nhiên đi dọc các dãy bàn cờ và đặt quân cờ vô tội vạ.
– Đồng chí đại kiện tướng đi sai con mã rồi – Ông chột ấp úng – Con mã không đi như vậy.
– Pardon, pardon, xin lỗi – đại kiện tướng trả lời – sau buổi thuyết trình tôi hơi mệt.
Trong vòng mười phút tiếp theo, đại kiện tướng thua luôn mười ván nữa.
Những tiếng kêu kinh ngạc vang lên trong phòng. Cuộc xung đột đã chín muồi. Ostap thua liền mười lăm ván, rồi ba ván nữa. Chỉ còn mỗi mình ông chột. Ban đầu ông sợ quá nên đi vô số nước sai, bây giờ phải vất vả khôi phục lại thế cờ mới dẫn tới chiến thắng. Thừa lúc mọi người không để ý, Ostap thó luôn con tháp đen trên bàn cờ và giấu vào túi.
Đám đông xúm quanh hai kỳ thủ cuối cùng.
– Con tháp của tôi vừa đứng đây! – Ông chột nhìn quanh, hét to – mà bây giờ biến đâu mất tăm!
– Không có trên bàn tức là bị ăn rồi! – Ostap nói.
– Bị ăn là thế nào? Tôi nhớ kỹ lắm!
– Bị ăn là bị ăn!
– Nó đâu? Anh ăn nó à?
– Tôi ăn.
– Ăn bao giờ? Nước thứ mấy?
– Sao ông cứ làm đầu óc tôi mụ mẫm đi vì con tháp của ông như vậy? Chịu thua đi, rồi muốn nói sao hãy nói.
– Xin lỗi, các đồng chí, mọi nước đi của tôi đều được ghi chép hẳn hoi.
– Ghi chép cũng bỏ! – Ostap nói.
– Không được! – Ông chột dằn giọng – Anh hãy trả tôi quân tháp.
– Chịu thua đi, chịu thua đi đã!
– Trả ngay quân tháp cho tôi!
Đại kiện tướng hiểu rằng chậm trễ lúc này là chết, bèn vớ lấy một vốc quân cờ trên bàn và ném thẳng vào mặt đối thủ một mắt.
– Các đồng chí ơi – Ông chột rú lên – Người ta đánh kỳ thủ kìa!
Các kỳ thủ của thành phố Vasiuki sững sờ.
Không để phí một giây phút quý báu, Ostap văng cả bàn cờ vào bóng đèn và trong bóng tối vừa ập xuống, hắn đấm lung tung vào quai hàm, vào trán ai đó, rồi chạy thẳng ra đường. Các kỳ thủ Vasiuki ngã dúi dụi vào nhau, hò la đuổi theo.
Tối nay có trăng, Ostap chạy vùn vụt trên con đường chan hòa ánh trăng, nhẹ nhàng như thiên thần sắp từ giã mặt đất tội lỗi. Vì Vasiuki chưa biến thành trung tâm của vũ trụ nên phải chạy qua những ngôi nhà gỗ nhỏ, cửa sổ mở rộng, chứ không phải chạy giữa các lâu đài tráng lệ.
Các kỳ thủ đuổi sát sau lưng.
– Bắt lấy thằng đại kiện tướng! – Ông chột thét lớn.
– Tên bịp bợm! – Mọi người hòa theo.
– Bọn công tử bột! – Đại kiện tướng tăng tốc độ và nhiếc lại.
– Báo động! – Các kỳ thủ tự ái gầm lên.
Ostap chạy xuống con đường bậc thang dẫn xuống bến tàu. Phải chạy qua bốn trăm bậc. Ở bậc dừng nghỉ thứ sáu, có hai kỳ thủ chạy đường tắt đã chờ hắn sẵn ở đó. Ostap ngoảnh lại, từ phía trên cả một bầy kỳ thủ theo trường phái Filiđor đang ào xuống như một đàn chó hung dữ. Hết đường thoái lui. Bởi vậy, Ostap chỉ còn cách chạy tiếp.
– Quân chó má, ta sẽ cho chúng mày biết tay! – Hắn quát to với hai tay trinh sát dũng cảm và lao từ bậc dừng nghỉ thứ năm xuống bậc thứ sáu.
Hai trinh sát viên rú lên, leo qua tay vịn chạy biến vào bóng tối. Đường đã mở.
– Bắt lấy đại kiện tướng! – Tiếng vang từ phía trên tràn xuống.
Tới bờ sông, Ostap lánh sang bên phải và đưa mắt tìm con thuyền với người cộng sự trung thành của hắn.
Ippolit đang ngồi nhởn nhơ trên thuyền. Ostap nhảy xuống thuyền và vội vàng bơi ra xa. Một phút sau, những hòn đá ném tới tấp về phía con thuyền. Một hòn rơi trúng Ippolit. Phía trên đám mụn đỏ xuất hiện một cục sưng vù màu tím. Ippolit so vai rụt cổ, rên rỉ.
– Rên rên rỉ rỉ cái gì! Suýt nữa tôi mất đầu mà tôi vẫn tỉnh táo và vui tươi. Nếu tính khoản lãi ròng năm chục rúp, thì ông có bị một hòn sưng đầu, cũng chẳng có gì đáng phàn nàn. Ta vẫn lãi to.
Trong khi ấy, những người đuổi theo mãi bây giờ mới hiểu rằng kế hoạch biến Vasiuki thành Niu-Mátxcơva đã sụp đổ, rằng đại kiện tướng cướp trắng năm chục rúp mồ hôi nước mắt của dân chúng Vasiuki, liền xuống một chiếc thuyền lớn và hò nhau chèo ra giữa sông. Trên thuyền có khoảng ba chục người. Ai cũng muốn tham gia thanh toán món nợ với đại kiện tướng. Chỉ huy là ông chột. Trong đêm tối, con mắt độc nhất của ông long lanh sáng như ngọn hải đăng.
– Bắt lấy đại kiện tướng – Mọi người trên thuyền gào to.
– Chèo mạnh vào, Kisa! – Ostap giục – Nếu họ đuổi kịp, tôi không thể bảo đảm được kính của ông nguyên lành đâu đấy.
Cả hai con thuyền đều trôi xuôi dòng. Khoảng cách giữa hai bên ngắn dần. Ostap gần kiệt sức.
– Đừng hòng trốn thoát, quân chó má! – Đám đông trên thuyền gầm lên.
Ostap không trả miếng vì chả có thì giờ. Mái chèo văng nước từng đám vào thuyền hắn.
– Cố lên! – Ostap tự nhủ mình.
Ippolit lNKOV- " href="index.php?tuaid=15878&chuongid=24">Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 PHẦN THỨ BA - KHO BÁU CỦA MAĐAM PETUKHOVA
Chương 31
Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39