Dịch giả: Lê Khánh Trường
Chương 30
NHÀ HÁT KOLUMBO

     ppolit Matveevich dần dần trở thành kẻ xu nịnh. Khi ông ta nhìn Ostap, cặp mắt ông ta đượm sắc thái màu xanh sen đầm.
Trong phòng của Ivanopulo nóng đến nỗi mấy chiếc ghế của Ippolit nứt tanh tách như củi khô trong lò sưởi. Vua mánh đang nằm nghỉ, đầu gối lên chiếc áo gi lê xanh da trời.
Ippolit nhìn ra cửa sổ. Ngoài kia, trên các đường phố cong cong, có một chiếc xe ngựa choáng lộn chạy qua mấy vườn hoa nhỏ của Mátxcơva. Nước sơn đen bóng của xe lần lượt in bóng của khách bộ hành: một cựu sĩ quan kỵ binh đầu bạc, các bà các cô và những đám mây trắng xốp. Hai con ngựa kéo xe gõ móng cồm cộp xuống mặt đường nhựa, ngang qua chỗ Ippolit Matveevich. Ông ta buồn bã ngoảnh đi chỗ khác.
Chiếc xe chở trên mình nó huy hiệu của công ty vệ sinh Mátxcơva. Nó là xe chở rác, và cái thành xe bằng gỗ của nó chẳng in bóng cái gì cả.
Người đánh xe là một ông già tóc bạc đẹp lão. Ví thử Ippolit biết rằng người đánh xe không phải ai khác, mà chính là bá tước Alếchxây Buđanốp, cựu kỵ sĩ – thầy tu khổ hạnh, thì hẳn là Ippolit đã gọi ông già dừng lại để cùng hàn huyên về quá khứ huy hoàng ngày trước.
Bá tước Alếchxây Buđanốp đang bận tâm lo lắng. Vừa quất roi ngựa, lão vừa buồn rầu nghĩ đến căn bệnh quan liêu đang gặm nhấm công ty rác, vì căn bệnh ấy mà đã nửa năm nay người ta không chịu phát cho ông cái tạp dề theo như quy định trong bản hợp đồng.
– Này ông – đột nhiên vua mánh hỏi – tên ông hồi bé là gì?
– Anh biết làm chi?
– Để biết thôi! Tôi chưa nghĩ ra cách gọi ông thế nào cho đúng. Gọi là Vorobjaninov thì chán ngấy, mà gọi là Ippolit Matveevich nghe chua loét. Thế hồi bé tên ông là gì? Ipa chăng?
– Kisa – Ippolit Matveevich cười đáp.
– Được đấy. Này Kisa, ông hãy xem hộ cái lưng tôi một chút. Nó cứ đau đau giữa hai xương đòn gánh.
Ostap kéo chiếc áo “cao bồi” lên đầu. Trước mắt Kisa Vorobjanop hiện ra tấm lưng phán cảnh (cánh phản) đen hết ý, nhưng hơi bẩn.
– Ô hô – Ippolit Matveevich nói – đỏ bầm lên này.
Giữa hai bả vai của vua mánh có những vệt đỏ bầm hình thù kỳ lạ.
– Đúng là con số tám, thật đấy! – Ippolit thốt lên – Lần đầu tiên tôi trông thấy vật tím thế này.
– Còn chữ số nào không? – Ostap thản nhiên hỏi.
– Gần như chữ P.
– Không còn câu hỏi nào nữa. Tất cả đã rõ. Cái bút chết tiệt! Ông thấy chưa, Kisa, tôi đau đớn và gặp nguy hiểm như thế nào vì mấy cái ghế của ông. Chính cái bút cắm ngòi số tám mươi sáu to tổ bố đã đổ xuống lưng tôi. Nên nhớ rằng cái bút chết tiệt ấy đột nhiên đổ xuống chỗ tôi đúng vào lúc tôi đang thọc cả hai tay vào ruột ghế. Còn ông thì chẳng làm nên trò trống gì. Đứa nào gây rắc rối với chiếc ghế ở nhà Iznurenkov, để sau đó tôi phải vất vả? Đấy là chưa nói đến chuyện bán đấu giá đó! Tìm đúng lúc để đi chơi gái! Ở tuổi ông mà chơi gái thì hại lắm đấy! Hãy giữ gìn sức khỏe cho cẩn thận! Mọi việc dồn vào một tay tôi hết! Nào chiếc ghế ở nhà mụ gái góa. Nào hai chiếc ở gia đình Sukin. Cái ở nhà Iznurenkov rốt cuộc cũng đến tay tôi! Lọt vào phòng Liapis ở tòa soạn cũng tôi nốt! Chỉ có mỗi một chiếc ghế độc nhất được ông moi ra, song lại là nhờ kẻ thù thiêng liêng của chúng ta là đức cha trợ giúp.
Vừa đi đi lại lại chân không giày trong phòng, giám đốc kỹ thuật vừa lên lớp cho cậu học trò Kisa ngoan ngoãn.
Chiếc ghế biến mất ở bãi để hàng của ga Oktibrơ vẫn tiếp tục là vết đen trên cái kế hoạch sáng ngời của hai thành viên hợp đồng. Bốn cái ghế ở nhà hát Kolumbo coi như chắc ăn. Nhưng nhà hát sẽ theo chiếc tàu thủy quay xổ số “Skriabin” đi biểu diễn dọc triền sông Vônga, và tối nay sẽ công diễn ra mắt vở “Cuộc hôn nhân” (1) là buổi diễn cuối cùng của mùa này. Cần phải quyết định ở lại Mátxcơva để tìm chiếc ghế lạc mất tại nhà ga hay cùng theo chân nhà hát lên đường đi các địa phương. Ostap nghiêng sang phương án thứ hai.
– Hay là ta chia thành hai nhóm? – Ostap hỏi – Tôi sẽ đi theo nhà hát, còn ông hãy ở lại đây bám sát dấu vết chiếc ghế ngoài bãi để hàng của nhà ga?
Nhưng Kisa sợ sệt chớp chớp hai hàng lông mi trắng nhiều đến nỗi Ostap không nói tiếp ý đó nữa.
– Có hai con thỏ, người ta sẽ chọn con nào béo hơn – Hắn nói – Ta sẽ cùng đi với nhau, nhưng phí tổn sẽ rất lớn. Sẽ cần phải có tiền. Tôi còn sáu chục rúp. Ông còn bao nhiêu? À mà tôi quên mất! Ở lứa tuổi ông, tình yêu của phụ nữ tốn kém thế đấy! Tôi quyết định: tối hôm nay chúng mình sẽ đi xem vở “Cuộc hôn nhân”. Đừng quên mặc áo phơ-rắc. Nếu mấy cái ghế còn ở đấy và chưa bị bán đi để trả nợ khoản bảo hiểm xã hội, thì ngay ngày mai ta sẽ lên đường. Ông hãy nhớ đấy, ông Vorobjaninov, đã tới hồi cuối cùng của vở hài kịch “Kho báu của bà nhạc tôi”. Sắp đến Finita la komeđia rồi, ông Vorobjaninov! Đừng thở, ông bạn già của tôi! Ra phía trước sân khấu đi! Ôi, tuổi trẻ của ta! Ôi! Mùi cánh gà! Biết bao nhiêu là ký ức! Biết bao nhiêu âm mưu! Ta đã thể hiện bao nhiêu tài năng trong vai Hămlét ngày trước! Tóm lại, phiên họp tiếp tục!
Để tiết kiệm, họ đi bộ tới rạp. Trời còn rất sáng, nhưng các ngọn đèn đường đã sáng rực màu vàng chanh. Mùa xuân đang chết trước mắt tất cả mọi người. Bụi đuổi nó khỏi các quảng trường, gió nóng đẩy nó vào hẻm nhỏ. Ở đấy các cụ bà ve vuốt các nàng tiên mùa xuân và cùng uống trà với nàng ở các sân nhà, bên những cái bàn tròn. Nhưng sức sống của nàng đã cạn, người ta không cho nàng đến chỗ đông đúc. Mà nàng chỉ muốn bay đến chân đài kỷ niệm Puskin, nơi các chàng trai trẻ đang dạo chơi, đầu họ đội những chiếc mũ cát két đủ màu, cổ thắt cà vạt nhãn hiệu “Niềm vui chú khuyển”, họ mặc kiểu quần ống sạo và đi giày “jimmi”.
Các cô gái đi thành từng đám màu tím, nhởn nhơ ở khoảng giữa câu lạc bộ Hội tiêu dùng Mátxcơva và hợp tác xã “Communar” (nằm giữa đại lộ Fillpop và đại lộ Eliseep). Các cô cãi nhau ầm ĩ. Vào giờ này những người bộ hành đi chậm hẳn lại, nhưng không phải vì đại lộ Tverskaia trở nên chật chội. Lũ ngựa ở Mátxcơva chẳng khá gì hơn bầy ngựa ở Stargorot: chúng cũng cố tình gõ móng cồm cộp xuống mặt đường. Những tốp xe đạp lao vun vút từ phía sân vận động “Đội viên thiếu niên trẻ tuổi”, từ cuộc thi đấu quốc tế lớn đầu tiên ra. Một gã bán kem chở hòm kem màu xanh, mắt liếc về phía anh công an, nhưng anh công an còn bận với cột đèn tín hiệu điều khiển giao thông đường phố, chẳng có gì đáng ngại.
Hai nhân vật của chúng ta đang đi giữa khung cảnh nhộn nhịp ấy. Những thứ hấp dẫn hiện ta khắp nơi. Ngay trên hè phố, các quán ăn quạt chả, rán nem thơm lừng. Khói mỡ bốc thẳng lên trời xanh. Từ các quán bia, tiệm nhậu và rạp chiếu bóng“Người câm vĩ đại” vẳng ra tiếng nhạc xập xình. Cái loa ở bến xe điện nói oang oang.
Phải rảo chân lên. Hai người bạn bước vào tiền sảnh ồn ào của rạp Korumbo.
Ippolit chạy đến chỗ bán vé xem bảng giá.
– Đắt quá – Ông nói – Dãy thứ mười sáu mà những ba đồng một vé.
– Sao mà tôi ghét những thằng cha tỉnh lẻ ngây ngô thế không biết! – Ostap nhận xét – Ông không thấy đấy là chỗ bán vé hay sao mà lao đầu vào đó?
– Không thì đâu đây? Không mua vé ai cho vào xem?
– Này Kisa, ông là đồ ngu. Mỗi rạp hát sang trọng đều có hai cửa bán vé. Một cửa dành để bán vé cho những người đang yêu và những kẻ thừa kế giàu sụ. Các vị còn lại (ông thấy chưa, họ là đại đa số) thì trực tiếp liên hệ với cửa thứ hai, cửa phát vé mời.
Quả vậy, trước cửa thứ nhất có khoảng năm người ăn mặc rất giản dị. Hẳn đấy là những kẻ thừa kế giàu sụ hoặc những người đang yêu. Còn bên cửa thứ hai thì cảnh tượng thật sôi động, người ta xếp một hàng dài với y phục đủ màu. Những tay thanh niên thắng những bộ complê hợp mốt, may bằng loại vải đắt tiền mà dân tỉnh lẻ có nằm mơ cũng không thấy, đang tự tin huơ huơ những mẩu thư tay các người họ quen trong số các diễn viên, đạo diễn, chủ bút, chuyên viên hóa trang sân khấu, trưởng công an quận và trong số những nhân vật có quan hệ mật thiết với ngành sân khấu như: hội viên hội phê bình sân khấu, hội phê bình điện ảnh, hội “Nước mắt các bà mẹ nghèo”, ban bảo trợ “Thí điểm xiếc học đường” và cái hội gì đó viết tắt không ai hiểu – “FortinbrasUmslopogas”. Có đến bảy tám người cầm thư của một vị tên là EsperEklerovich.
Ostap chen vào đám thanh niên xếp hàng ấy, miệng nói to: “Tôi chỉ hỏi thăm một tý thôi, các vị không thấy là tôi chả cầm giấy gì hay sao?”. Và hắn lách tới sát cửa phát vé để nhòm vào bên trong.
Người quản lý rạp lao động như một công nhân bốc vác. Những giọt mồ hôi trong như ngọc tưới mát bộ mặt béo tốt của ông ta. Chuông điện thoại chốc chốc lại đổ từng hồi và giục giã ông ta nhấc ống nghe lên dưới sự kiên nhẫn của tiếng chuông tàu điện khi chạy qua chợ trời Smolen.
– Nào, anh đưa xem giấy giới thiệu nhanh lên – Ông ta giục Ostap.
– Hai vé – Ostap nói nhỏ – ở tầng dưới nhé.
– Cho ai?
– Cho mình!
– Thế anh là ai mà tôi phải phát vé cho anh?
– Mình cứ tưởng cậu nhớ mình kia đấy.
– Tôi không nhớ.
Nhưng cái nhìn của Ostap trong sáng và rõ ràng tới mức bàn tay của viên quản lý tự nó xé hai vé ở dãy thứ mười một trao cho Ostap.
– Ai cũng đến đây – Viên quản lý nhún vai tự nhủ – bố ai nhớ được hết: Hình như cậu ta ở Bộ Dân ủy công nghiệp thì phải? Mình đã gặp cậu ta ở bộ ấy, hay là ở đâu nhỉ?
Và trong lúc phát vé như máy cho những nhà phê bình sân khấu và phê bình điện ảnh may mắn, viên quản lý Iacôp Menelaevich tiếp tục lục lọi ký ức xem đã nhìn thấy đôi mắt trong veo ấy ở đâu.
Khi mọi vé mời đã phát xong và đèn ở phôiê đã tắt bớt, Iacôp Menelaevich đã nhớ ra: Lão đã nhìn thấy đôi mắt trong veo ấy, cái nhìn tự tin ấy ở nhà tù Tagan năm 1922, khi chính lão cũng bị giam ở đó vì một chuyện vặt vãnh.
Từ dãy thứ mười một, nơi hai thành viên hợp đồng đang ngồi, nổi lên tiếng cười. Ostap thích thú khúc nhạc dạo đầu được trình diễn bằng các thứ chai, ly, kèn saxôphôn và trống lớn. Tiếng sáo vút lên và tấm màn được kéo sang hai bên tạo ra cảm giác mát mẻ.
Ippolit Matveevich đã quen với lối diễn cổ điển vở kịch “Cuộc hôn nhân”, rất ngạc nhiên vì không thấy Pođkolesin trên sân khấu. Đưa mắt tìm kiếm, Ippolit nhìn thấy mấy tấm ván hình vuông treo lơ lửng, được sơn những màu sắc chính của quang phổ mặt trời. Chả thấy cái cửa ra vào hoặc cửa sổ màu xanh nào cả. Bên dưới mấy cái hình vuông đa màu ấy, các bà các cô đội những cái mũ to làm bằng các-tông đen, đang nhảy múa. Tiếng rên rỉ của chai lọ gọi Pođkolesin ra sân khấu. Pođkolesin cưỡi trên lưng Xtêpan xộc vào đám đông các bà các cô. Ông ta mặc áo quan thị vệ. Sau khi đuổi các bà các cô đi bằng câu nói không có trong vở kịch, Pođkolesin hét to:
– Xtêpan!
Vừa hét, ông vừa nhảy sang một bên và đứng sững trong một tư thế rất khó. Những cái ly của dàn nhạc khua rầm lên.
– Xtêpa-a-an! Pođkolesin lại gọi và nhảy một bước mới.
Nhưng vì Xtêpan đứng ngay bên cạnh và mặc bộ da báo, không đáp lời, nên Pođkolesin bèn hỏi bằng giọng bi thảm:
– Sao nhà ngươi cứ im như Hội Quốc liên thế?
– Hẳn là vì tôi sợ Sămbéclanh – Xtêpan vừa chải bộ da báo vừa trả lời.
 Có cảm tưởng Xtêpan sắp gạt Pođkolesin ra và trở thành nhân vật chính của vở kịch được hiện đại hóa này.
– Sao, tên thợ may đã may áo lễ chưa?
Một cú nhảy. Dàn nhạc gõ ly ầm ĩ. Xtêpan cố làm động tác đứng trên hai tay và đáp:
– Đang may ạ!
Dàn nhạc chơi một giai điệu trong bản “Chio-chio-San”. Suốt thời gian ấy Xtêpan vẫn đứng trên hai tay. Mặt anh ta đỏ gay.
Pođkolesin hỏi:
– Thế tên thợ may có hỏi, ngài thượng quan cần loại da tốt đến như vậy để làm gì không?
Xtêpan lúc đó đã ngồi ở chỗ dàn nhạc và đang ôm nhạc trưởng, trả lời:
– Không ạ, nó không hỏi. Nó đâu có phải là nghị sĩ quốc hội Anh.
– Thế tên thợ may có hỏi, chẳng hạn quan lớn có thích lấy vợ không hả?
– Tên thợ may chỉ hỏi, quan lớn có muốn trả tiền trợ cấp hay không thôi.
Sau câu nói ấy, ánh đèn tắt phụt, khán giả giậm chân ầm ĩ. Họ giậm chân cho đến khi từ sân khấu vọng xuống tiếng Pođkolesin:
– Xin bà con đừng sợ! Đèn tắt là có dụng ý, theo đúng kịch bản đấy. Phải tắt đèn để trang trí cho tiện.
Khán giả quy thuận. Cho đến hết hồi kịch ấy đèn mới bật sáng. Trong bóng tối đen ngòm, mấy cái trống khua lung bung. Một tốp quân nhân mặc quần áo như kiểu nhân viên gác cửa khách sạn, xách đèn diễu qua. Sau đó rõ ràng là Kochkarep cưỡi lạc đà đến. Có thể biết tất cả những điều đó qua đoạn đối thoại dưới đây:
– Hừ, mi làm ta sợ hết hồn! Lại còn cưỡi lạc đà đến nữa chứ!
– Chà, ngươi vẫn nh& Họ ghê tởm nhìn những cái kèn sắc-xô, plếc-xô, những cái chai bia và những cái ly Esmarkh được trang bị để thực hiện phần nhạc đệm.
Những bánh xe quay số được chở đến trên một chiếc xe Ford nhỏ. Đấy là một thiết bị phức tạp, gồm sáu cái hình trụ quay, lấp loáng ánh đồng và kính. Việc bố trí nó ở boong dưới chiếm khá nhiều thời gian.
Tiếng rậm rịch và cãi cọ lẫn nhau kéo dài mãi đến khuya.
Ở phòng quay xổ số người ta bố trí một cái bục sân khấu, dán các biểu ngữ và khẩu hiệu trên tường, kê những cái ghế dài cho khán giả và nối dây điện vào các bánh xe quay số. Mấy cái bàn viết được kê ở đằng đuôi tàu. Từ buồng đánh máy, tiếng gõ máy chữ xen lẫn tiếng cười rúc rích vọng ra. Vị công dân râu tím đi khắp tàu thủy và treo các tấm biển sắt tráng men của mình lên các cửa phòng tương ứng:
BAN THANH QUYẾT TOÁN
BAN NHÂN SỰ
BAN PHỤ TRÁCH CHUNG
PHÒNG MÁY
Cạnh các tấm biển to, ông râu tím gắn thêm những cái biển nhỏ hơn.
KHÔNG PHẬN SỰ MIỄN VÀO
KHÔNG TIẾP KHÁCH
CẤM NGƯỜI LẠ VÀO
AI HỎI GÌ XIN SANG PHÒNG ĐĂNG LỤC
Gian hành khách hạng nhất được dùng để triển lãm các loại tiền giấy và công trái. Điều này khiến cho Galkin, Palkin, Malkin, Chalkin và Zalkinđ nổi xung lên:
– Chúng tôi biết ăn ở đâu? Nếu trời mưa thì sao?
– Ôi – Nik. Sestrin bảo trợ lý của mình – như thế không ổn đâu!... Cậu nghĩ sao, Xécgây, thiếu ban nhạc thì kịch cọt gì nữa?
– Khỏi lo, đồng chí Nicôlai Sestrin! Các diễn viên đã thuộc nhịp lắm rồi.
Lại một chuyện ồn ào nổi lên. Năm nhạc công đánh hơi thấy tác giả kịch bản đã bê cả bốn chiếc ghế về buồng riêng của mình.
– Thế đấy, hay ho chưa! – Tốp nhạc công nói giọng châm biếm – Vậy mà bọn này sẽ ngồi trên giường để tập, còn bốn chiếc ghế dành cả cho ông Nicôlai Sestrin và bà vợ Gustaia của ông ta ngồi hết ư? Mà bà ấy có quan hệ quái gì với đoàn kịch đâu kia chứ! Hay là bọn này muốn đem vợ đi chơi thì cứ việc đem?
Từ trên bờ, vua mánh cau có nhìn con tàu quay xổ số.
Người tiếng nói oang oang vọng đến tai hai thành viên hợp đồng.
– Tại sao ông không báo sớm hơn cho chúng tôi biết? – Một vị ủy viên hội đồng xổ số nói lớn.
– Làm sao tôi biết anh ta ốm?
– Khỉ thật! Nếu vậy ông hãy tới phòng thông tin bảo họ cử ngay cho ta một họa sĩ đi theo đoàn.
– Bây giờ đã sáu giờ tối còn đi đâu được nữa? Phòng thông tin đóng cửa từ đời nào rồi. Mà nửa tiếng nữa tàu thủy đã nhổ neo.
– Thế thì ông phải tự vẽ lấy. Nếu ông đã nhận trách nhiệm trang trí con tàu, thì xin ông muốn làm sao tùy ý.
Ostap chạy vội lên cầu thang lên tàu, vừa chạy vừa dùng cùi tay gạt mấy tay thợ cẩu hàng, đám phụ nữ và những người tò mò đứng xem ra. Sắp bước lên bong thì hắn bị giữ lại.
– Giấy đâu?
– Đồng chí gì ơi! – Ostap gọi to – Này, đồng chí beo béo ơi! Đồng chí cần họa sĩ ơi!
Năm phút sau Ostap đã ngồi trong buồng tàu trắng tinh của ông béo phụ trách quản trị của con tàu xổ số để thỏa thuận về điều kiện công tác. Ông béo nói:
– Nghĩa là chúng tôi đề nghị đồng chí lo trình bày các biểu ngữ nghệ thuật, kẻ chữ và hoàn thành các băng khẩu hiệu. Họa sĩ của chúng tôi đang làm dở thì ốm. Chúng tôi phải để anh ta nằm lại bệnh viện ở đây. Vâng, dĩ nhiên là đồng chí lo cho khoản trang trí nghệ thuật. Đồng chí có nhận việc ấy được không? Cũng xin báo trước là bận lắm đấy.
– Được, tôi có thể nhận việc ấy. Tôi vẫn thường phụ trách công tác trang trí mà.
– Và đồng chí có thể đi ngay bây giờ với chúng tôi chứ?
– Cái này hơi khó đây, nhưng tôi sẽ cố gắng.
Ông trưởng ban quản trị như trút được một gánh nặng ghê gớm. Cảm thấy nhẹ cả người, ông béo nhìn họa sĩ mới bằng đôi mắt long lanh sáng.
– Thù lao ra sao đã chứ? – Ostap nghiêm mặt – Xin nhớ tôi không phải ở công ty mai táng.
– Trả công khoán. Theo giá biểu của phòng thông tin.
Ostap nhăn mặt (phải vất vả lắm hắn mới làm được cử chỉ ấy).
– Nhưng ngoài ra đồng chí còn khỏi trả tiền ăn – ông béo vội bổ sung – và được ở một buồng riêng.
– Thôi được – Ostap thở dài – tôi đồng ý. Nhưng tôi pe;i ly bị bể!
– Bây giờ khó kiếm loại ly ngoại của hãng Esmarkh lắm chứ cô tưởng. – Galvin nói.
– Cứ thử đến công ty y dược quốc gia mà xem. Nói gì đến loại ly Esmarkh, ngay cái nhiệt kế muốn mua cũng chẳng xong! – Palkin đế theo.
– Chả lẽ các anh dùng cả nhiệt kế làm nhạc cụ ư? – Agafia hốt hoảng.
– Bọn này không chơi nhạc bằng nhiệt kế – Zalkin nói – nhưng vì mấy cái ly đáng nguyền rủa ấy dễ phát sốt lên mất. Mà đã sốt thì phải đo nhiệt độ.
Tác giả kịch bản kiêm đạo diễn chính Nik. Sestrin đang đi dạo với vợ trên sân ga. Pođkolesin cùng Kochkarev cụng ly với nhau uống cạn ba lần và tranh nhau tán tỉnh Jorzetta Tiraspolskikh. Hai thành viên hợp đồng đến sớm hai tiếng đồng hồ trước giờ tàu chạy, đã đi vòng tới lần thứ năm quanh vườn hoa phía trước nhà ga.
Ippolit Matveevich thấy chóng mặt. Cuộc săn đuổi những chiếc ghế đã bước vào giai đoạn quyết định. Những cái bóng ngả dài trên mặt đường trải nhựa nóng hực. Bụi bám vào những bộ mặt nhớp nháp mồ hôi. Xe ngựa chạy qua chạy lại. Mấy chiếc ô tô chở thuê đổ khách xuống đường. Mùi xăng lan tỏa, những người vác hành lý thuê nhào về phía xe, chộp lấy va ly xách đi, bất kể chủ của chúng có muốn thuê xách hay không. Chất thơ của những chuyến đi xa dâng lên nghẹn cổ mọi người.
– Nào, ta cũng đi thôi – Ostap nói.
Ippolit ngoan ngoãn tán thành. Lát sau ông ta đụng ngay phải ngực của lão thợ đóng áo quan Bejentruc.
– Ơ kìa! – Ippolit vô cùng ngạc nhiên – Sao lão lại đến đây, Bejentruc?
Bejentruc bỏ mũ ra và sững người mừng rỡ.
– Ngài Vorobjaninov đấy ư? – lão ta nói to – Kính chào vị khách quý!
– Hồi này lão làm ăn ra sao?
– Kém lắm – lão thợ áo quan trả lời.
– Sao lại kém?
– Tôi đang tìm khách hàng đây. Không có khách hàng.
– Hãng “Nimfa” giành mất hết ư?
– Nó là cái thá gì, lẽ nào nó có thể cạnh tranh được với tôi, thưa ngài. Hiếm người dùng quá. Sau bà nhạc của ngài, chỉ có mỗi mình ông chủ hiệu thuốc “Pier và Kôntăngtin” sang thế giới bên kia thôi.
– Lão nói gì vậy? Lẽ nào anh ta chết?
– Sang thế giới bên kia rồi, thưa ngài. Đang cắt thuốc cho thằng con tôi thì gục xuống. Người ta bảo bị vỡ cái gì ở bên trong ngực ấy, nhưng tôi nghĩ rằng ông dược sĩ hít nhiều hơi thuốc độc quá mà chết.
– Ái – Ái – Ái! – Ippolit lẩm bẩm– Ái – Ái – Ái! Vậy là chính lão đã chôn anh ta hả?
– Vâng, chính tôi. Còn ai vào đấy nữa ạ. Áo quan của bọn “Nimfa” địch sao nổi tôi kia chứ?
– Nghĩa là lão thắng họ?
– Vâng. Nhưng sau đó bị chúng nó đánh trộm. Không có công an gỡ ra thì chúng nó móc mất tim tôi rồi. Tôi phải bóp rượu và nằm liệt hai ngày.
– Thế lão lên đây làm gì?
– Tôi chở hàng.
– Chở hàng gì?
– Hàng của tôi. Một nhân viên coi toa quen với tôi đã nhận quà và giúp tôi chở hàng ở toa bưu kiện. Nhất thân nhì quen mà lại.
Đến lúc này Ippolit mới để ý thấy rằng gần chỗ Bejentruc đứng có một chồng áo quan, cái được trang trí họa tiết, cái không. Ippolit nhận ra rất nhanh một cỗ áo quan. Đó là cỗ bằng gỗ sồi khá to mà Bejentruc vẫn trưng bày sau cửa kính.
– Tám cỗ – Bejentruc tự mãn nói – cỗ nào cũng đẹp ra trò.
– Ai ở đây cần hàng của lão? Lão tưởng ở đây ít thợ làm áo quan lắm hả?
– Thế còn củm?
– Củm là cái gì?
– Là dịch bệnh ấy mà. Prusis bảo tôi rằng ở Mátxcơva củm đang hoành hành, chẳng có gì để chôn người chết cả. Bao nhiêu gỗ làm áo quan hết rồi mà vẫn không đủ. Thế là tôi quyết định đi một chuyến gỡ gạc.
Ostap từ nãy tò mò nghe toàn bộ câu chuyện bèn chen vào:
– Bố già lẩm cẩm ơi, bệnh cúm đang hoành hành ở Pari cơ.
– Ở Pari?
– Vâng. Bố hãy đi Pari mà kiếm ăn! Tha hồ nhiều tiền. Tuy lo khoản thị thực xuất cảnh hơi khó đấy, nhưng bố già đừng nản chí. Nếu Brian mà mê bác, thì bác sẽ sướng đấy: bác sẽ được làm thợ siêu săng ở tòa thị chính Pari. Còn ở đây khối thợ áo quan ra rồi.
Bejentruc ngơ ngác nhìn quanh. Quả vậy, trên quảng trường, trái với lời quả quyết của Prusis, không hề thấy xác chết ngổn ngang, mọi người vẫn đứng vững trên hai chân, một số còn cười đùa là đằng khác.
Đoàn tàu chở hai thành viên hợp đồng, nhà hát Kolumbo và nhiều hành khách khác đã rời ga từ lâu, mà Bejentruc vẫn ngẩn ngơ bên đống áo quan của mình. Trong bóng tối đang xuống cặp mắt lão cháy mãi lên ánh lửa màu vàng.
Chú thích:
(1) Tên một vở kịch của Gôgôn. (1804 – 1852).
(2) Tiếng Nga có nghĩa là món trứng tráng.