Dịch giả: Lê Khánh Trường
Chương 21
NHỤC THỂ

     uộc bán đấu giá bắt đầu từ lúc năm giờ. Cửa mở cho khách vào xem các đồ vật thì bắt đầu từ bốn giờ. Hai nhân vật của chúng ta có mặt ở đó lúc ba giờ và dành cả một tiếng đồng hồ để xem cuộc triển lãm cơ khí bố trí ở ngay bên cạnh.
Ostap nói:
– Có lẽ ngay ngày mai chúng ta đã có thể mua cái đầu máy xe lửa nhỏ này nếu ta muốn. Tiếc rằng không thấy đề giá. Dầu sao có một cái đầu máy xe lửa của riêng mình thì cũng thú.
Ippolit nóng ruột, bồn chồn. Chỉ những cái ghế mới có thể an ủi ông.
Ông chỉ rời khỏi chỗ kê bộ ghế khi người phụ trách bán đấu giá leo lên bục. Ông ta mặc một chiếc quần kẻ ô cổ lỗ sĩ, chòm râu dài đến ngực, giọng nói tiếng Nga trọ trẹ.
Ippolit và Ostap chiếm vị trí ở hàng thứ tư bên phải. Ippolit bắt đầu hồi hộp tợn. Ông có cảm tưởng rằng mấy chiếc ghế sẽ được bán ngay bây giờ. Nhưng số thứ tự của chúng những thứ bốn mươi ba kia, và mặt hàng được bán đầu tiên là mấy thứ hàng đấu giá vớ vẩn: những bộ đồ ăn lẫn lộn, cả khay chén bằng bạc, tranh phong cảnh của họa sĩ Pêtunin, ví hạt cườm, bộ bấc đèn dầu hỏa hoàn toàn mới, tượng bán thân Napoléon, coócsê bằng vải gai, tấm thảm treo “Thợ săn bắn vịt trời” và một số đồ vật ba lăng nhăng khác.
Đành phải kiên nhẫn chờ đợi. Chờ đợi thật là khó: cả mười chiếc ghế đều ở ngay trước mặt, mục tiêu mới gần làm sao, chỉ với tay là tới.
Ostap nhìn đám đông, nghĩ thầm “Ví thử mọi người biết có vật báu gì nằm trong bộ ghế kia, có lẽ nơi này sẽ trở thành bãi chiến trường mất”.
– Bức tượng thần công lý! – Người bán đấu giá nói to – bằng đồng đen. Chưa bị sứt sẹo gì. Năm rúp. Ai trả hơn không? Sáu rúp rưỡi, dãy bên phải, bảy rúp – ở dãy cuối. Tám rúp – dãy thứ nhất, trước mặt. Lần thứ hai, tám rúp, trước mặt. Lần thứ ba, dãy thứ nhất, trước mặt.
Ngay sau đó, một cô gái cầm hóa đơn thu tiền bay đến chỗ vị công dân ở dãy thứ nhất.
Chiếc búa nhỏ của người bán đấu giá đã gõ xuống. Người ta bán mấy cái gạt tàn thuốc của lâu đài, đồ pha lê Bakhar, cái hộp đựng phấn bôi mặt bằng sứ.
Thời gian trôi đi quá chậm.
– Tượng bán thân bằng đồng đen của Alếchxăngđr Đệ tam. Có thể dùng làm cái chặn giấy, chứ không thể làm gì khác. Tượng Alếchxăngđr Đệ tam được bán với giá định sẵn.
Công chúng cười ồ.
– Mua đi, ngài đô thống, – Ostap nói, – hình như ông thích nó thì phải.
Ippolit không rời mắt khỏi bộ ghế, im lặng.
– Không ai mua ư? Thôi bán đấu giá tượng bán thân Alếchxăngđr Đệ tam. Bây giờ đến bức tượng thần công lý. Hình như cùng cặp với cái tượng đã bán lúc nãy. Vaxili, hãy giơ lên cho bà con nhìn rõ “Thần công lý”. Năm rúp. Ai trả hơn?
Dãy thứ nhất, trước mặt, có tiếng hậm hực. Rõ ràng ông khách ấy muốn đủ bộ “Thần công lý”.
– “Thần công lý” bằng đồng đen – năm rúp!
– Sáu! – Ông khách dãy thứ nhất nói to.
– Sáu rúp ở trước mặt. Bảy. Chín rúp ở dãy cuối, bàn phải.
– Chín rúp rưỡi – Ông khách thích “Thần công lý” giơ tay ns nhỏ.
– Chín rúp rưỡi, trước mặt. Lần thứ hai, chín rúp rưỡi. Lần thứ ba chín rúp rưỡi trước mặt.
Chiếc búa gõ xuống. Cô tiểu thư chạy đến chỗ ông khách ở dãy thứ nhất.
Ông ta trả tiền rồi đi sang phòng bên nhận bức tượng của mình.
– Mười chiếc ghế của lâu đài! – Người bán đấu giá chợ hô to.
– Sao lại của lâu đài? – Ippolit khẽ thốt lên.
Ostap nổi giận:
– Cút mẹ ông đi! Đứng im đấy mà nghe!
– Mười chiếc ghế của lâu đài. Bằng gỗ hồ đào. Thời Alếchxăngđr Đệ nhị. Còn tốt nguyên. Mặt hàng của xưởng gỗ Hambx. Vaxili, hãy giơ một chiếc ra trước đèn chiếu.
Vaxili kéo chiếc ghế xềnh xệch khiến Ippolit nhổm hẳn người dậy.
– Ngồi xuống, đồ ngu. Thật khổ cái thân tôi! – Ostap rít lên. – Đã bảo ông ngồi xuống kia mà!
Hàm dưới của Ippolit trẹo hẳn đi. Ostap ngồi nghiêm. Mắt hắn sáng lên.
– Mười chiếc ghế hồ đào. Tám chục rúp.
Công chúng sôi nổi hẳn lên. Người ta đang bán một thứ đồ dùng cần thiết trong gia đình. Những cánh tay thi nhau giơ lên. Ostap vẫn bình thản.
– Sao anh không mặc cả đi? – Ippolit công kích hắn.
– Cút! – Ostap nghiến răng đáp.
– Một trăm hai mươi rúp, phía sau. Một trăm ba mươi lăm rúp, cũng phía sau. Một trăm bốn mươi.
Ostap thản nhiên quay lưng lại phía bục rao và mỉa mai nhìn những đối thủ cạnh tranh của mình.
Phòng bán đấu giá lúc này chật ních người. Không còn một chỗ trống. Ngay dãy thứ năm cạnh Ostap, một bà trao đổi với chồng mấy lời nức nở khen bộ ghế (“Kém gì ghế bành đâu! Đóng khéo thật! Alếchxăngđr, mua đi! Ghế lâu đài kia đấy!”) và bà ta giơ tay lên.
– Một trăm bốn mươi lăm, dãy thứ năm bên phải. Lần thứ nhất.
Công chúng im phăng phắc. Đắt quá.
– Một trăm bốn mươi lăm. Lần thứ hai.
Ostap thản nhiên nhìn thành tường đắp nổi. Ippolit ngồi gục đầu, người run bắn.
– Một trăm bốn mươi lăm. Lần thứ ba.
Nhưng trước khi cái búa nhỏ đánh xi đen bóng kịp gõ xuống bục gỗ, Ostap quay lại, vung cánh tay và nói không to:
– Hai trăm.
Mọi cái đầu đều ngoảnh về phía hắn. Những cái khăn, chiếc mũ đủ kiểu xê dịch. Nhân viên bán đấu giá ngẩng mặt lên nhìn Ostap.
– Hai trăm lần thứ nhất. – Ông ta nói – Hai trăm dãy thứ tư bên phải, lần thứ hai. Có ai muốn mặc cả không nào? Hai trăm rúp, bộ ghế bằng gỗ hồ đào của lâu đài gồm mười chiếc. Hai trăm rúp, lần thứ ba, dãy thứ tư bên phải.
Cánh tay cầm búa lơ lửng trên bục.
– Mẹ ơi! – Ippolit kêu to.
Ostap, hồng hào và thản nhiên, mỉm cười. Chiếc búa gõ xuống, phát ra một âm thanh thiêng liêng.
– Đứng giá rồi, – Nhân viên bán đấu giá nói. – Tiểu thư! Dãy thứ tư, bên phải.
– Thế nào ông chủ nhiệm, épphê chưa? – Ostap hỏi. – Liệu không có giám đốc kỹ thuật, ông sẽ làm ăn như thế nào nhỉ?
Ippolit sung sướng thở phào. Cô gái chạy lon ton lại chỗ hai người.
– Hai ông mua ghế phải không ạ?
– Vâng, chính chúng tôi! – Ippolit thét lên sau cả một thời gian dài nín nhịn. Chúng tôi, chính chúng tôi. Bao giờ có thể nhận ghế?
– Bao giờ ông muốn. Ngay bây giờ cũng được!
“Giai điệu các anh cứ đi, lang thang, lang thang nơi này chốn nọ” bỗng dâng lên trong óc Ippolit. “Ghế của ta đây, ta đây, ta đây!” – Cả cơ thể ông như muốn thét lên mấy câu ấy. “Của ta đây” – lá gan nói. “Của ta đây” – khúc ruột thừa kêu.
Ông mừng rỡ đến nỗi mạch đập loạn xạ ở những chỗ bất ngờ nhất. Tất cả chao đảo, đung đưa, rạn nứt dưới sức ép của niềm hạnh phúc chưa từng thấy. Kìa đang hiện ra chuyến tàu chạy đến gần Xanh-Gotard. Ippolit đứng ở bậc toa sau cùng, trong bộ y phục trắng toát, miệng ngậm xì gà. Những bông tuyết lặng lẽ rơi xuống mái đầu đã được nhuộm lại màu nhôm trắng của ông. Ông đang đáp tàu đi Eđem.
– Tại sao hai trăm ba, chứ không phải hai trăm? – Ippolit nghe rõ câu hỏi.
Đó là câu hỏi của Ostap, hắn đang xoay xoay tờ hóa đơn trong tay.
– Vì tính thêm mười lăm phần trăm hoa hồng, – cô tiểu thư trả lời.
– Thôi cũng đành! Trả thì trả!
Ostap rút ví, đếm hai trăm rúp và quay sang vị chủ nhiệm hợp đồng:
– Xì ba mươi rúp ra đi, nhanh lên, ông không thấy tiểu thư đang đợi sao. Nào?
Ippolit không tỏ dấu hiệu nào là định lấy tiền ra.
– Nào? Sao ông cứ nhìn tôi như lính thấy rệp thế? Sướng qua mụ người rồi hả?
– Tôi không có tiền, – Cuối cùng Ippolit lắp bắp.
– Ai không có tiền? – Ostap hỏi rất nhỏ.
– Tôi.
– Thế hai trăm rúp đâu?
– Tôi... đ... đ... đánh mất rồi.
Ostap nhìn Ippolit, đánh giá rất nhanh vẻ mặt thiểu não, màu tái xanh của gò má và quầng mắt sâu thẳm của ông ta.
– Bỏ tiền ra! – Hắn căm giận rít khẽ. – Đồ con lợn!
– Hai ông có trả tiền không nào? – Cô tiểu thư hỏi.
– Chờ một chút! – Ostap mỉm cười thật tươi, – xin cô em chờ một chút xíu thôi.
Còn đôi chút hy vọng. Có thể thuyết phục họ cho mình trả chậm lại chăng.
Thì ra Bruns đã chuyển công tác từ Stargorot đến Khác-cốp từ năm 1923. Anh dò hỏi ông già lao công và được biết rằng viên kỹ sư đã mang toàn bộ số ghế ấy đi theo, rằng anh ta hết sức giữ gìn số ghế đó. Người ta bảo Bruns là con người mực thước.
Lúc này anh đang ngồi ở nhà ga thành phố Khác-cốp viết thư này cho em để nói mấy điều như sau. Thứ nhất, anh rất yêu em, rất nhớ em. Thứ hai, kỹ sư Bruns đã không còn ở đây nữa. Nhưng em đừng thất vọng. Hiện giờ Bruns đang công tác ở Rostôp, ở “Công ty xi măng mới”, theo như anh được biết. Tiền ăn đường anh còn quá ít. Một giờ nữa anh phải đáp tàu hàng. Em yêu quý, em hãy đến nhà thằng con rể lấy năm chục rúp (nó nợ anh và đã hứa trả), rồi gửi đến Rostôp cho anh theo địa chỉ sau: Bưu điện trung tâm, hòm thư lưu. Fêđor Ioannôvich Vostricôp. Gửi bằng đường thư thì cước phí rẻ thôi, chỉ độ ba mươi cô-pếch, tiết kiệm được chút nào hay chút ấy, em ạ.
Ở thị trấn ta có nghe gì không? Có chuyện gì mới không?
Kônđrachevna có hay đến chơi với em không? Em bảo cha Kirill rằng anh sắp về nhé, rằng anh đi Vôrônesh thăm bà nhạc đang hấp hối. Em cố gắng ăn tiêu dè sẻn. Evstigneev vẫn ăn trưa ở nhà ta chứ? Em bảo anh gửi lời thăm ông ta và nói rằng anh đi thăm người cô ruột.
Thời tiết ra sao? Ở đây, Khác-cốp đang là mùa hè. Thành phố ồn ào lắm, và đây là trung tâm của nước cộng hòa Ukraina. Ở tỉnh lẻ đến đây cứ có cảm tưởng mình ra ngoại quốc vậy.
Em hãy làm mấy việc:
1-  Đem chiếc áo thụng mùa hè của anh đi giặt và sửa lại (tốn 3 rúp còn hơn may cái mới).
2- Giữ gìn sức khỏe.
3- Nếu viết thư cho Gulenca, em cứ làm như vô tình nói rằng anh đến thăm nhà bà cô ruột ở Vôrônesh.
Cho anh gởi lời thăm tất cả mọi người và bảo rằng anh sắp về.
Ôm hôn em và ban phước cho em.
Feđia chồng em.
Nôtabene (1): Hiện nay thằng cha Ippolit đang lùng sục ở đâu đó thì phải.
Tình yêu làm cho con người khô héo. Con bò đực hậm hực vì thèm khát. Con gà trống đứng ngồi không yên. Ngài đô thống quí tộc thì ăn mất ngon.
Bỏ Ostap và tay sinh viên Ivanôpulo ở quán rượu, Ippolit Matveevich lặn mò về ngôi nhà tập thể màu hồng và chiếm lĩnh vị trí bên cạnh cái két sắt. Ông nghe rõ tiếng xình xịch của những chuyến tàu chạy đi Kastilia và tiếng chân vịt quay nước của những chiếc tàu thủy nhổ neo.
Những miền đất vàng tươi
Xứ Alpukhara xa xôi héo hắt.
Con tim đung đưa như quả lắc. Nghe trong tai điểm từng tiếng tích tắc, tích tắc.
Hỡi em yêu
Có nghe chăng tiếng đàn réo rắt
Tiếng gọi của ghita.
Nỗi lo buồn lan khắp hành lang. Không có gì có thể sưởi ấm cái lạnh giá của chiếc két sắt.
Từ Sevilia đến Grênađa
Trong bóng đêm yên hòa...
Tiếng đĩa hát rên rỉ trong mấy căn phòng-hộp bút. Và những bếp đèn dầu reo o o như tổ ong.
Vang vang khúc dạ ca
Hòa trong tiếng gươm khua...
Tóm lại, Ippolit Matveevich đã mê nàng Lida Kalachôva như điếu đổ.
Nhiều người đi qua hành lang, qua chỗ Ippolit đứng, nhưng từ họ phả ra mùi thuốc lá, hoặc mùi rượu vốt-ca, hoặc mùi thuốc trị bênh, hoặc mùi canh suông. Trong bóng tối của hành lang, chỉ có thể nhận biết mọi người theo mùi hoặc theo tiếng bước chân nặng nhẹ. Chưa thấy Lida đi qua, Ippolit tin chắc như vậy. Nàng không hút thuốc, không uống rượu vốt-ca và không đi ủng đóng cá sắt. Từ người nàng không thể tỏa ra mùi I-ốt hoặc mùi đầu cá chiên. Thân hình nàng chỉ có thể phảng phất mùi thơm dịu của món cháo lúa mạch hoặc mùi cỏ non mà phu nhân Norđman Sererova đã dùng làm thức ăn cho họa sĩ lừng danh Ilia Rêpin trong một thời gian dài.
Nhưng kìa đã thoáng thấy tiếng bước chân nhè nhẹ, rụt rè. Có ai đó đi dọc hành lang, chạm vào các bức tường đàn hồi của nó, miệng người ấy khẽ lẩm nhẩm:
– Lida đấy phải không? – Ippolit hỏi khẽ như tiếng gió thoảng.
Một giọng trầm đáp lại.
– Làm ơn cho biết gia đình Pfeferkora sống ở phòng nào ạ? Tốiá coi như bị xóa bỏ.
Hai anh bạn của chúng ta ngồi bất động vì sững sờ.
– Mời hai ông! – nhân viên bán đấu giá nói trọ trẹ, épphê thật là mạnh. Công chúng cười rộ lên. Ostap vẫn chưa đứng dậy. Đã lâu lắm hắn không bị những cú đòn như thế này.
– Mo-ơ-ời hai ông ra ngay! – lão nhân viên bán đấu giá hát bằng một giọng không cho phép ai phản đối.
Tiếng cười trong phòng càng to hơn.
Hai nhân vật đành đi ra. Ít ai rời khỏi phòng đấu giá với cảm giác cay đắng như họ. Ippolit đi trước. Ông xo ro đôi vai gầy và xuôi, với chiếc áo vét ngắn củn, đôi ủng tã, ông bước như một con sếu và cảm thấy sau lưng cái nhìn thân ái, ấm áp của tay vua mánh.
Hai người dừng lại ở phòng bên cạnh. Bấy giờ họ chỉ có thể xem cảnh bán đấu giá qua cửa kính. Đường sang bên ấy đã bị cắt đứt. Ostap im lặng thân ái.
– Chẳng còn ra cái trật tự gì, – Ippolit lẩm bẩm với thái độ sợ sệt, – thật là tùy tiện! Phải đi báo công an đến phạt chúng nó mới được.
Ostap làm thinh.
– Đúng là quỷ sứ mới biết được! – Ippolit tiếp tục bực bội – Chúng nó bóc lột người lao động bằng giá bán đắt gấp mấy lần. Lạy chúa... Có mười cái ghế long chân mà chúng nó chém những hai trăm ba mươi rúp. Phát điên lên được.
– Ừ, – Ostap lạnh như tiền.
– Đúng thế không? – Ippolit hỏi lại – Phát điên lên được đấy nhỉ?
– Có thể lắm.
Ostap bước sát tới chỗ Ippolit, nhìn quanh, rồi kín đáo thụi mạnh vào mạng mỡ vị đô thống.
&ndasirc; gái như Lida sửng sốt.
– Ta đi xem hát nhé, – Ippolit đề xuất.
– Xem phim hay hơn, – Lida nói, – đỡ tốn kém nữa.
– Ồ, nghĩ đến chuyện tiền nong làm gì, cô em. Đêm nay đẹp thế này, ai lại nhắc đến tốn kém.
Con quỷ nổi hứng không cần mặc cả, đưa luôn cặp trai gái lên xe ngựa đến rạp chiếu bóng “Ars”. Ippolit tỏ ra hào phóng. Ông mua loại vé đắt tiền nhất. Phải nói thêm rằng họ không xem hết buổi, vì Lida đã quen ngồi ở hàng ghế rẻ tiền, gần màn ảnh; lần này từ dãy ghế thứ ba mươi tư đắt tiền, cô nhìn không được rõ.
Trong túi Ippolit có cả một nửa số tiền mà hai thành viên hợp đồng quyên góp được của hội kín Stargorot. Đấy là một khoản tiền lớn so với Ippolit, người đã quen thói xa xỉ ngày xưa. Hôm nay, phấn chấn vì khả năng dễ dàng chinh phục tình yêu, ông muốn ăn tiêu hào phóng cho Lida lóa mắt. Để làm việc ấy, ông cho là mình đã được chuẩn bị chu đáo. Ông kiêu hãnh nhớ lại mình đã từng chinh phục trái tim nàng Êlêna Bour kiều diễm dễ dàng như thế nào. Thói quen tiêu tiền hoang phí, thoải mái vốn là bản tính của ông. Ở Stargorot ông từng nổi danh là một người bặt thiệp và biết trò chuyện với bất kỳ phụ nữ nào. Ông thấy nực cười, nếu phải vận dụng toàn bộ sự lão luyện ngày xưa của mình vào việc chinh phục một cô bé Xô viết hoàn toàn non nớt, ngây thơ.
Sau nhiều lời năn nỉ, Ippolit chở Lida đến cửa hàng “Praha” là tiệm ăn mẫu mực của Hội tiêu dùng Mátxcơva, “chỗ ăn ngon nhất” ở Mátxcơva theo lời Ostap nói với ông.
“Praha” làm cho Lida kinh ngạc vì ở đây có rất nhiều gương ánh sáng và chậu hoa. Lida thấy mình đến đây là vô tội, vì cô chưa bao giờ tới thăm các tiệm ăn lớn mẫu mực. Nhưng phòng ăn đầy những gương là gương làm cho cả Ippolit cũng sững sờ. Ông lạc hậu mất rồi, đã quên mất phong thái ở tiệm ăn rồi. Giờ đây ông thấy xấu hổ về đôi ủng mũi vuông của mình, về cái quần dài may từ trước chiến tranh và cái áo gi-lê lỗi thời.
Cả hai người đều lúng túng và đứng sững trước đám khách ăn đông đúc, ăn mặc khá chải chuốt, sặc sỡ.
– Ta đi lại góc đằng kia nhé, – Ippolit đề nghị, mặc dù ngay cạnh chỗ dàn nhạc đang dạo một khúc hổ lốn trích từ bản “Baiađerka” có mấy bàn trống.
<ần nhau và bàn chuyện hợp tác làm ăn với đám trẻ lang thang.
Như đã hứa trước, dăm phút sau Ostap đã quay trở lại chỗ Ippolit. Tốp trẻ lang thang đã đứng chực sẵn sàng ở cửa phòng bán đấu giá.
– Họ đang bán, đang bán. – Ippolit nói nhỏ. – Đã bán xong hai đợt, một đợt bốn cái, một đợt hai cái rồi.
– Thì ông đã hỗ trợ cho họ mà, – Ostap nói. – Sướng chưa. Tất cả đã ở trong tay, ông hiểu chứ, ở trong tay ta, thế mà... Ông sáng mắt ra chưa?
Trong phòng âm vang giọng nói mà trời chỉ phú cho những người bán đấu giá, bọn hồ lì và thợ kính:
– Thêm nửa rúp, bên trái. Ba. Một chiếc ghế lâu đài nữa, gỗ hồ đào. Còn tốt nguyên. Thêm nửa rúp, trước mặt. Lần thứ nhất, thêm nửa rúp, trước mặt.
Ba chiếc ghế được bán riêng từng chiếc. Lão phụ trách bán đấu giá tuyên bố chiếc ghế cuối cùng.
Cơn giận sôi sục trong ngực Ostap. Hắn lại nhiếc móc Ippolit, lời lẽ của hắn đầy vẻ cay đắng. Không biết những câu trào phúng của Ostap sẽ đi xa đến đâu, nếu như chúng không bị cắt đứt bởi một người đàn ông mặc bộ com-lê màu nâu. Ông ta bước nhanh lại chỗ Ostap, hai tay vung vẩy, người nhún nhảy như đang chơi ten-nít, cúi đầu hỏi Ostap liến thoắng:
– Anh bạn ơi, có đúng là ở đây đang bán đấu giá không? Đúng không? Bán đấu giá ấy mà? Có đúng ở đây người ta bán nhiều đồ dùng không? Tuyệt!
Người lạ mặt quay gót nhảy đi, và mặt ông ta sáng lên vô số nụ cười.
– Ở đây đang bán các thứ đồ dùng thật ư? Đúng là có thể mua với giá rẻ chứ? Nhất hạng! Tuyệt! Tuyệt! Ái chà! Chao! Chao!
Người lạ mặt nhún nhẩy cặp đùi núng nính, chạy vút sang phòng bên trước con mặt ngạc nhiên của hai thành viên hợp đồng và mua chiếc ghế cuối cùng nhanh đến nỗi Ippolit chỉ thốt được mỗi một tiếng “Ơ”. Ông ta cầm tờ hóa đơn chạy đến chỗ nhận hàng.
– Xin lỗi, có thể lấy ghế ở đây phải không? Tuyệt! Tuyệt! Ái chà chà! Chao! Chao!
Miệng liếng thoắng, hai chân lúc nào cũng nhún nhẩy, người lạ mặt gọi xe ngựa, đặt chiếc ghế lên và phóng ngay đi. Một chú bé lang thang chạy theo vết xe.
Dần dần tất cả những người chủ mới của các chiếc ghế đều đã ra về. Bám sát theo họ là các trinh sát viên nhỏ tuổi của Ostap. Chính hắn cũng đi về nhà. Ippolit sợ sệt len lén theo đằng sau. Ông cảm thấy ngày hôm nay là một giấc mơ. Mọi việc xảy ra rất nhanh và hoàn toàn không như sự mong đợi.
Ở phố Sivtsev Vrazhek, những chiếc dương cầm, măngđôlin và đàn gió đang chào đón mùa xuân. Các cửa sổ mở toang, trên bậu cửa kê đầy các chậu hoa. Một người to béo, phanh bộ ngực lông lá, đứng bên cửa sổ và say sưa hát. Hai cái dây đeo quần của ông căng ra. Một con mèo chậm chạp bò men bờ tường. Các quầy bán hoa quả đều đã đốt đèn dầu, vì trời đã chạng vạng tối.
Kolia đang đi đi lại lại bên ngôi nhà nhỏ màu hồng. Trông thấy Ostap, anh ta lịch sự cúi chào rồi tiến sát tới chỗ Ippolit ở phía sau. Ippolit niềm nở chào anh ta. Nhưng Kolia không muốn mất thời gian.
– Chào ông! – Kolia nói và không nhịn thêm được nữa, anh ta đấm thẳng vào tai Ippolit.
Vừa đấm, Kolia vừa nói một câu mà Ostap đứng ngoài quan sát cảnh tượng ấy cho là hơi đểu:
– Đây sẽ là bài học, – Kolia nói bằng giọng trẻ con, – cho tất cả những đứa nào dám sờ vào...
Dám sờ vào cái gì thì Kolia không nói nốt. Anh ta đang mải nhón chân, nhắm mắt, tát lia lịa vào mặt Ippolit.
Ippolit chỉ giơ khuỷu tay lên che mặt chứ không dám ho he một tiếng.
– Đúng lắm, – Ostap nói, – còn bây giờ thì đập vào cổ. Hai cái. Thế. Biết làm sao được. Đôi khi trứng đành dạy khôn cho vịt mới nở... Giáng cho hắn một cú nữa đi... Thế. Đừng ngại. Đừng đánh vào đầu hắn. Đấy là chỗ yếu nhất của hắn đấy.
Ví thử các thành viên hội kín ở Stargorot nhìn thấy nhà tư tưởng khổng lồ và cha đẻ của nền dân chủ Nga vào giây phút tai hại đối với ông ta lúc này, thì hẳn là liên minh “Lưỡi kiếm và lưỡi cày” đến phải ngừng tồn tại.
– Thôi, hình như đủ rồi, – Kolia nói và đút tay vào túi.
– Thì cứ thêm một đòn nữa đi, – Ostap năn nỉ.
– Tha cho nó. Lần sau còn thế thì biết tay tao!
Kolia bỏ đi. Ostap đi lên phòng Ippolit và nhìn xuống dưới đường. Ippolit đứng gục mặt vào hàng rào sắt của sứ quán nước nọ.
– Ông Mikhelson! – Ostap gọi – Konđrat Karlovich! Vào nhà đi! Tôi cho phép đấy!
Ippolit bước vào phòng, vẻ mặt đã tươi hơn đôi chút.
– Quân càn dở! – Ippolit tức giận nói. – Tôi phải cố nén lòng nhường nhịn nó.
– Ây – ây – ây, – Ostap tỏ vẻ thông cảm – Bọn trẻ bây giờ quá quắt lắm! Bọn nó tệ lắm! Ai đời cứ đeo đuổi vợ người khác! Rồi vung phí tiền của người khác nữa chứ. Đúng là một lũ đồi bại, À này, khi bị đánh vào đầu, ông có thấy đau thật không?
– Tôi sẽ thách nó phải đấu súng với tôi!
– Hay nhỉ! Tôi có thể giới thiệu với ông một người quen của tôi để hướng dẫn cho ông. Anh ta thuộc làu bộ luật đấu súng và có hai cái chổi hoàn toàn tiện lợi cho một cuộc đấu sống mái. Còn người làm chứng thì có thể lấy Ivanopulo và tay láng giềng ở bên phải. Cậu ta vốn là công dân danh dự của thành phố Kologriv và hiện giờ vẫn còn núp dưới danh hiệu ấy. Mà cũng có thể tổ chức quyết đấu bằng cối xay thịt – như vậy lịch sự hơn. Mỗi vết thương dĩ nhiên là nặng. Đối thủ gục ngã sẽ lập tức biến thành món thịt xay. Cái đó khiến ngài vừa lòng chứ, ngài đô thống?
Lúc ấy từ ngoài phố vọng vào tiếng huýt sáo, và Ostap bèn bước ra nhận các tin tình báo do tốp trẻ lang thang đem về.
Bọn trẻ đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh được giao. Bốn chiếc ghế chở về nhà hát Kolumbơ. Một chú bé kể tỉ mỉ từ lúc người ta chất ghế lên xe, chở đi, rồi khiêng vào nhà hát qua cổng dành cho diễn viên như thế nào. Đặc điểm nhà hát Ostap đã biết rõ.
Theo lời một trinh sát viên nhỏ tuổi khác, thì “một phu nhân kỳ quặc” thuê xe ngựa chở hai chiếc ghế đến phố Varsonofiev. Chú bé này không thuộc loại thông minh cho lắm. Chú chỉ nhớ số phòng, mà quên biến mất số nhà của “phu nhân kỳ quặc” kia.
– Tại cháu chạy vội quá nên quên biến mất số nhà, – chú bé nói.
– Thì khỏi nhận tiền thưởng. – Ostap tuyên bố.
– Chú ơi!... Cháu sẽ chỉ chỗ ấy cho chú mà.
– Được thì lát nữa ta cùng đi.
Người mua chiếc ghế cuối cùng ở phố Sađovaia Spaaskaia. Ostap ghi rõ địa chỉ của ông ta vào sổ tay.
Một chiếc ghế các chở về Nhà hữu nghị các dân tộc. Chú bé theo dõi chiếc này tỏ ra rất láu lỉnh. Chú đã vượt qua tất cả các hàng rào ngăn cách (ý nói các nhân viên quản trị, thường trực) để lọt vào bên trong và xác định chắc chắn rằng người mua chiếc ghế ấy là trưởng phòng quản trị tòa soạn báo “Máy cái”.
Còn hai cậu bé nữa chưa về. Lát sau cả hai cùng chạy đến một lúc, hơi thở hổn hển.
– Phố Kazarma, cạnh hồ Chistoe.
– Số nhà?
– Chín. Phòng cũng số chín. Có một tốp người Tata sống cạnh đó, ngay dưới sân. Cháu đã bê hộ chiếc ghế cho ông ta. Ông ta đi bộ chứ không thuê xe.
Cậu bé cuối cùng đem về một tin buồn. Lúc đầu mọi chuyện đều thuận lợi, nhưng sau đó hỏng bét cả. Người mua xách chiếc ghế vào bãi hàng của ga Oktiabrơ, cậu bé không tài nào lẻn vào theo bởi vì cửa ga có rất nhiều công an của Bộ giao thông đứng gác.
– Có lẽ ông ta đáp tàu đi mất rồi, – cậu bé kết thúc bản báo của mình.
Tin này khiến Ostap rất lo ngại. Sau khi thưởng công hậu hĩnh cho bọn trẻ, mỗi đứa một rúp, trừ chú bé quên số nhà ở phố Varsonofiev (Ostap dặn nó sáng mai phải đến gặp hắn thật sớm), vị giám đốc kỹ thuật quay vào nhà, không buồn trả lời đủ thứ câu hỏi của vị chủ nhiệm hợp đồng mới bị nhục thể. Hắn đang mải suy tính.
– Chưa mất gì cả. Có địa chỉ đây rồi. Muốn chiếm được ghế có nhiều thủ pháp cũ đã trải qua thử thách. 1- làm quen với thân chủ; 2- bày trò yêu đương; 3- đến thăm bằng cách trèo tường bẻ khóa; 4- trao đổi và 5- bỏ tiền ra mua. Thủ pháp thứ năm là chắc ăn nhất. Nhưng tiền còn ít quá.
Ostap giễu cợt nhìn Ippolit Matveevich. Lối tư duy sáng suốt và tâm trạng thư thái đã trở lại với ông vua mánh. Gì chứ khoản tiền thì có thể xoay ra thôi. Dự trữ của hắn còn mấy thứ sau đây: bức tranh “Những người bôn-sê-vích viết thư cho Sămbéclanh, cái lọc bã trà và khả năng vô tận về mặt sắm vai chú rể.
Chiếc ghế thứ mười khiến Ostap lo lắng. Dấu vết thì có đấy, nhưng nó mới mờ mịt, xa xôi làm sao!
– Thôi được! – Ostap nói to – Còn nhiều hy vọng có thể nắm bắt. Xác xuất chín chọi một. Phiên họp tiếp tục. Các ngài nghe rõ chưa, thưa các ngài bồi thẩm?