Dịch giả: Trường Giang Mạnh Vũ
QUYỂN HAI - Hồi 18
Tìm Dấu Kẻ Thù, Song Hiệp Một Phen Ra Quan Ngoại
Dò Đường Thảo Khấu, Càn Long Đại Phá Núi Hổ Đầu

     ói về Song Hiệp Lã Mai Nương, Cam Tử Long khi rời khỏi Tần gia trang ra khỏi đất Lạc Dương, bèn qua Bảo Định, Thiên Tân vào Bắc Kinh du ngoạn theo lời Thiên Bôi Tử Ngũ Bạch Đường hỏi thăm đến Thủy Tiên Lầu, nơi mà trước đây bằng hữu của họ Ngũ là Lý Phúc Vĩnh gặp Tăng Tòng Hổ qua lại chè chén.
Thủy Tiên Lầu là một trong những đại tửu lầu ở khu doanh thương thành Bắc Kinh, nên tuy chốn kinh kỳ rộng lớn, người ta chỉ Song Hiệp đến Huy Quang lộ. Tới đây, Thủy Tiên Lầu sừng sững đồ sộ với ba tầng lầu, choán cả một khu rộng lớn ngay đầu lộ.
Lã Mai Nương hỏi Cam Tử Long:
- Vào đây trọ chớ, sư huynh?
- Trọ đây may ra lân la thăm dò được hành tung Tăng tặc đồ thì hay quá. Từ ngày hạ sơn tới nay thấm thoát đã năm rưỡi trời rồi, mất bao công trình phiêu bạt mà kẻ thù đã bặt dạng. Nhiều lúc, ngu huynh tưởng như nó đã chết mất xác đâu rồi.
- Trung Quốc đất rộng người nhiều, chúng ta tìm họ Tăng quả là một việc rất khó khăn, nhứt là sau trên mười năm trời đằng đẵng. Hiện thời biết rằng trước kia y qua lại nơi đây kể cũng là may mắn lắm rồi. Chỉ rối, gỡ lần lần vậy.
Song Hiệp xuống ngựa vào tửu lầu, lựa một thồi trong góc kín đáo ngồi.
Lần đầu tiên Mai Nương, Tử Long đặt chân tới một đại đô mà người qua kẻ lại, y phục sang trọng, dáng dấp phong nhã hào hoa.
Mai Nương nói:
- Lạc Dương thành đã đẹp và rộng lớn nhưng so với đất Kinh kỳ quả còn kém xa.
Tử Long gật đầu mỉm cười:
- Chúng ta là dân sơn cước lạc lõng tới Bồng Lai hạ giới, đất gái lịch trai thanh, y phục lụa là sang trọng.
- Không cứ, sư huynh coi kìa, ngoài người Hán, còn có người Mãn, Mông qua lại, y phục gọn ghẽ, đeo võ khí kè kè bên mình. Hình như họ cùng là những kẻ từ xa qua đây như chúng ta, vậy anh em ta đây cũng đâu phải là khách tha phương cô độc?
Tửu bảo đến lãnh món ăn, Tử Long nhường Mai Nương gọi món... thứ ghi trong thư... kiểu Bắc Kinh và hồ rượu ngon. Thấy tửu bảo diện mạo sáng sủa hiền lành, Tử Long mỉm cười lấy cảm tình:
- Này, tôi còn trọ đây mấy ngày, đại ca cho biết tên để tiện nói chuyện?
Tửu bảo thấy khách hàng bình dân, dễ dãi khác hẳn với những vị đại quan, đại thương gia thường qua lại Thủy Tiên lầu, bèn lễ phép trả lời.
- Thưa thiếu gia, con là Trương Thành, làm việc nguyên trên lầu này được mười năm rồi. Thiếu gia cần gì cứ gọi A Lục thì ai cũng biết. Con là thứ sáu trong nhà.
- Được lắm, cần gì tôi sẽ gọi A Lục nhé. Giờ đây, cho ăn đi, đói bụng quá rồi.
Chờ A Lục đi khỏi, Mai Nương nói:
- A Lục ở đây mười năm rồi, tất phải quên nhiều khách hàng. May ra hỏi thăm được.
- Chính vì thấy y đứng tuổi nên ngu huynh mới làm quen, chẳng ngoài mục đích thăm dò.
Lát sau A Lục đem rượu và món ăn lên bày ra thồi, Cam Tử Long cầm hồ rượu mở nắp ngửi. A Lục vội nói:
- Thưa thiếu gia, thứ Hồng đào tửu này nổi tiếng nhứt Bắc Kinh và chỉ riêng bổn lầu mới có thứ thiệt của dòng họ Lý gia cất lâu năm. Bởi lẽ ấy, khách hàng qua lại nơi bổn lầu, vị nào cũng đòi uống nguyên thứ bảo tửu này.
Tử Long gật gù đưa hồ rượu cho Mai Nương:
- Phải rồi, đích thứ Hồng đào tửu này, ông bạn đứng tuổi của chúng ta thường ca tụng được uống luôn tại Thủy Tiên lầu. Hương đượm ngọt giọng tệ!
A Lục thấy Tử Long nói vậy liền hỏi:
- Thưa thiếu gia, trừ các quý khách thường qua lại lầu Nhĩ hay dưới nhà, còn vị nào đã qua lầu ba thì con nhớ và biết tên hầu hết. Chẳng hay người quen biết của thiếu gia hình dáng thế nào?
Tử Long nói:
- Lực lưỡng, trạc ngoại tứ tuần, da đen sần sùi, râu quai nón, dáng điệu võ biền.
A Lục rót rượu mời hai người, nét mặt dáng suy nghĩ, đứng hầu kế bên. Tử Long mời Mai Nương nhấp ly rượu, khà một tiếng khen ngon rồi hỏi A Lục:
- Đại ca có nhớ người đó không?
- Thưa, vị quí khách ấy họ gì ạ?
Tử Long không muốn nói hẳn tên:
- Người ấy họ Tăng.
A Lục nghĩ thầm:
"Gớm, hai vị quí khách trang nhã thế này mà sao quen với ông bạn diện mạo xấu xí đến như vậy!
Nghĩ đoạn, A Lục nói:
- Con nhớ một vị khách quan diện mạo đúng như vậy, cách đây năm sáu năm, thường ngày tới lầu này uống rượu với các bạn, nhưng không phải họ Tăng.
Tử Long mừng thầm hỏi dựa:
- Phải rồi, bằng hữu của tôi trong thời gian đó thường qua lại Bắc Kinh.
A Lục lắc đầu:
- Nếu qua lại thì chắc không phải rồi, người này thường ngày cùng các bạn đến đây uống rượu suốt trong một năm như vậy tức là phải ở hẳn Bắc Kinh.
Tử Long nhìn A Lục:
- Có lẽ y ở hẳn Bắc Kinh vì tôi không nhớ rõ năm hay sáu năm.
- Thưa thiếu gia, nếu là người ấy thì đúng sáu năm, con nhớ rõ ràng. Suốt trên một năm trời, vị ấy đến bổn lầu uống Hồng đào mỹ tửu nhưng không bao giờ đi một mình.
Tử Long làm ra dáng thạo và tự nhiên đoán già đoán non:
- Ông bạn tôi hay đi với các vị hảo hán võ dõng.
A Lục lắc đầu:
- Thưa không. Chắc lại lầm rồi, vị đại hán ấy trang phục rất sang trọng, cùng đi với các bạn cũng hết sức cao sang, đúng thời trang. Về phương diện võ dòng thì không biết được vì người nào trông cũng mạnh khỏe.
- Phải người ấy họ Tăng không?
- Con không bao giờ được nghe các vị khách quan ấy nói chuyện. Mỗi khi gọi thực vật cần dùng xong, các vị ấy bảo con ra khỏi phòng, chừng nào cần mới gọi vào, khi con vào họ im lặng. Những việc tương tự xảy ra rất thường nên con không hề để ý.
- Những năm về sau nầy, người ấy có trở lại Thủy Tiên lầu nữa không?
Suy nghĩ giây lát, A Lục đáp:
- Bẵng hẳn đi một năm không thấy gì, về sau người ấy có trở lại đây với một vài người bạn luôn trong vài ba ngày rồi lại bẵng đi có khi nửa năm, hơn nửa năm, hoặc mươi tháng mới lại xuất hiện.
- Cho đến bây giờ cũng vẫn vậy ư?
- Dạ. Nhưng hai năm về sau nầy không hiểu vì lẽ gì vị ấy cạo bộ râu quai nón sùm sòe đi rồi. Để râu mặt đã dữ, bỏ râu còn dữ hơn. Tuy vậy, tâm tánh hào sảng lắm, không đến nỗi nào.
Muốn tránh cho A Lục khỏi bép xép, Tử Long nói:
- Lầm rồi, không phải người đó. Ông bạn tôi để râu như thường. À, đại ca có biết người nào tên Lý Phúc Vĩnh không?
A Lục không do dự:
- Thưa có, Lý Phúc Vĩnh là một trong những tiêu sư có phiêu cuộc trong thành Bắc Kinh.
- Y ở đâu?
- Phiêu cuộc hình như ở... Bích Cung Cái. Trước kia Lý tiêu sư cũng hay lại Thủy Tiên Lầu uống rượu. Từ ngày mở thêm hai chi nhánh ở đâu đó thì chỉ khi nào có dịp qua Bắc Kinh mới đến bổn lầu thôi. Cách đây độ chừng hai tháng, Tiêu sư có về Bắc Kinh.
- Bích Cung Cái có gần đây không?
- Thưa ở lối Bình Tây Môn, nhưng đường sá Bắc Kinh như mắc cửi, Nhĩ vị muốn đến đó nên đi kiệu sẽ khỏi mất công tìm đường.
Ăn xong, Song Hiệp ngồi chơi uống trà ngắm cảnh Bắc Kinh chi dạ hồi lâu mới về phòng.
Tử Long hỏi Mai Nương:
- Sư muội suy luận về các tin tức của A Lục vừa nói thế nào?
- Chắc là Tăng Tòng Hổ. Có lẽ y kiếm ăn vùng này nên thỉnh thoảng ghé Bắc Kinh cùng đồng bọn ăn xài rồi lại đi. Việc chúng trang phục không đáng kể, vì chúng phải hóa trang để che đậy bộ mặt cường đạo đi chớ. Sư huynh có nhớ Ngũ Bạch Đường hôm ăn khánh hỉ ở Tần gia trang đã nói về sào huyệt của Tăng tặc không?
- Có chớ. Theo lời quái khách họ Ngũ thì tám năm về trước y lập căn cứ ở Hổ Đầu Sơn thuộc Phong Linh huyện, tỉnh Nhiệt Hà, ngoài cửa Quan.
- Từ Bắc Kinh lên Quan ngoại không bao xa, biết đâu Tăng tặc đạo không trở lại quán trú tại Hổ Đầu Sơn hành động trong hai vùng Quan nội và Quan ngoại? Có thế y mới qua lại Bắc Kinh dễ dàng. Sư huynh nghĩ phải không?
Cam Tử Long gật đầu:
- Hỏi sư muội xem có hợp ý không đó thôi, ngu huynh cũng nghĩ như vậy.
Quái khách Ngũ Bạch Đường đã giới thiệu Lý Phúc Vĩnh, chúng ta thử tìm gặp y xem có biết được tin tức gì mới hơn không, rồi sẽ liệu sau.
Lã Mai Nương khen phải.
Hôm sau, Mai Nương và Tử Long gọi hai cỗ kiệu ngã giá đến Bình Tây Môn tìm phiêu cuộc Lý Phúc Vĩnh. Đến nơi Tử Long xưng danh hỏi thăm Lý tiêu sư.
Viên tài phú tưởng khách hạng sang trọng, xoắn suýt mời chào khiến Tử Long phì cười giải thích:
- Tôi là bạn của Thiên Bôi Tử Ngũ Bạc Đường, muốn gặp Lý tiêu sư có chút việc riêng. Chẳng hay tiêu sư có nhà không?
Lúc bấy giờ tài phú mới nghe ra, nhìn lại thấy Tử Long đeo kè kè thanh trường kiếm bên mình, dáng điệu kiêu hùng bèn đáp:
- Xin lỗi thiếu gia, tôi tưởng thiếu gia và nương tử cần tiêu sư hộ vệ. Mấy năm nay chủ nhân tôi mở thêm chi nhánh ở Trương Gia Khẩu và ở luôn trên đó điều khiển, một năm về vài ba lần thôi và hiện thời không có ở nhà.
- Phiêu cuộc trên Trương Gia Khẩu tên gì, ở đường nào?
Viên tài phú chỉ tấm biển treo dọc trên mé tường gần đường:
- Thưa, cùng một tên "Lý Gia Phiêu Cuộc" ở ngay khúc giữa Sơn Thần lộ.
Cam, Lã cám ơn, rồi thuê xe ra ngã Bắc Môn để luôn tiện thăm các ngôi cổ mộ Minh Trào. Khu lăng tẩm này là cả một công trình kiến trúc mỹ thuật. Lã Mai Nương được Tử Long giảng giải sơ lược công nghiệp của hai mươi mốt đời Minh đế gồm hai trăm chín mươi sáu năm kể từ Thái Tổ Hồng Võ lập quốc đến Sùng Trinh. Song Hiệp la cà xem tỉ mỉ đã mắt hiếu kỳ rồi mới thong thả trở ra, cùng vào Tiêu Tương Điếm ăn uống.
Mấy hôm sau, Cam, Lã rời Bắc Kinh, ra lối Trấn Biên Môn đi Trương Gia Khẩu.
Trương Gia Khẩu giáp với Vạn Lý Trường Thành là một trong những cửa ải địa đầu thành cao, hào sâu kiên cố bội phần. Nơi đây, dân chúng trà trộn ba giống người Hán, Mãn, Mông. Những đoàn khách thương Mông Cổ đầu đội mũ lông, áo da, ủng da, đoản đao gài đai lưng, tải hàng hóa buôn từ Trương Gia Khẩu ra khỏi cổng thành. Họ không dùng ngựa thồ như người Hán, Mãn mà dùng toàn giống lạc đà một bướu cao lênh khênh. Lúc đó một đoàn người ngựa thồ hàng đi tới.
Song Hiệp gò ngựa đứng sang bên, nhường lối cho đoàn khách thương đi qua. Mai Nương đếm đúng bảy mươi hai thồ hàng. Bốn vị tiêu sư, hai Hán, hai Mông. Họ cưỡi bốn con tuấn mã cực kiêu hùng. Thấy đôi nam nữ thanh niên gò ngựa đứng nhìn, bốn vị tiêu sư dùng tiếng Mông Cổ xì xồ nói với nhau những gì không hiểu và đăm đăm ngó hai người.
Mai Nương bảo Tử Long:
- Vào thành đi sư huynh. Bốn tiêu sư có lẽ nghi ngờ chúng ta là bọn Hướng Mã.
Lục lâm cường đạo thường phải đồng bọn cải trang, trà trộn với dân chúng để dò thám ngày giờ, đường lối tải hàng và tên Bảo tiêu cuộc, số tiêu sư áp tải, để dự bị đón đường chận đánh cướp hàng cho dễ dàng. Bọn dò đường không cần phải là đồng bọn với lục lâm. Họ có tổ chức riêng, giao dịch với các sơn trại trong vùng và phi báo cho các Đại vương chặn đường cướp thồ hàng ngoài vùng sơn trại sào huyệt của chúng.
Lối tổ chức này có từ đời Bắc Tông và chỉ riêng trong địa hạt Sơn Đông, do những tay giang hồ hắc đạo người Sơn Đông đảm nhiệm. Bởi vậy mới thành tên "SƠN ĐÔNG HƯỚNG MÃ". Sau đó, các Hướng Mã lan tràn ra hai tỉnh Trực Lệ và Hà Bắc. Bọn Hướng Mã lúc đó không hẳn phải là người Sơn Đông, nhưng thiên hạ quen miệng gọi luôn những tay chỉ điểm cho lục lâm cường đạo là Sơn Đông Hướng Mã.
Không phải bất cứ người nào cũng hành nổi nghề Hướng Mã. Họ phải giỏi võ nghệ, tinh tường, giao dịch rộng với mọi người và nhứt là trong giới giang hồ hắc đạo, thông thạo đủ các thứ tiếng lóng mà giới này thường dùng khi "làm việc".
Nhiều khi họ bày mưu lập kế cho bọn lục lâm hành động nữa. Họ đánh giá đoàn thồ hàng để ăn bách phần, thường lấy từ mười đến hai chục phần trăm và lấy tiền trước. Họ "hướng" Đại vương sơn trại đến địa điểm tốt, núp trong rừng hay sau các mô đá trong khe núi, chờ phục kích. Viên chỉ huy ước lượng các thồ hàng như tay Hướng Mã đã phi báo.
Theo lệ, viên chỉ huy trả tiền ngay tại chỗ cho y. Tới đây, nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ điểm của Hướng Mã đã xong. Y đi thẳng không cần ngó lại xem trận phục kích có đem lại kết quả hay không. Mặc hai bên giao chiến, mạnh ai nấy được. Nhưng không phải vụ nào cũng xong xuôi dễ như thế đâu. Bọn lục lâm nghe danh tiêu sư mới dám nhận lời đánh hay không đánh. Nếu gặp phải tay Bảo tiêu kiệt hiệt, danh tiếng lẫy lừng thì dù món hàng trị giá "ngon" biết mấy, chúng cũng từ chối như thường, mời Hướng Mã đi "ăn khách" khác.
Biết vậy, Hướng Mã tính toán hẳn hoi chứ không hướng dẫn liều, mất công.
Họ biết tài nghệ, biết lực lượng của từng người, từng toán lục lâm một mới dẫn hàng. Nhiều khi có những đoàn thồ hàng cực giá trị, có bách phần lên cao, nhưng Hướng Mã đành khoanh tay nhìn với cặp mắt của khách bàng quan, chỉ vì Tiêu sư áp tải chuyến thồ ấy là một tay công phu điêu luyện, võ công tuyệt vời, danh trấn nội vùng, không một toán lục lâm đại đạo nào dám trêu chọc. Khốn nỗi, không phải Tiêu sư nào cũng vậy. Thực tài hiếm là hư danh rất nhiều. Đó là thói thường của đời người bất cứ cổ, kim.
Mai Nương, Tử Long vào thành, trời còn sớm, bèn hỏi thăm đến Sơn Thần lộ tìm "Phúc Vĩnh Phiêu Cục".
Chủ phiêu cuộc là Lý Phúc Vĩnh đã được Thiên Bôi Tử Bạch Ngũ Đường giới thiệu Cam, Lã đến đây và cũng đã từng nghe danh đôi danh tài Nam Nữ này nên tiếp đãi rất niềm nở. Lý Phúc Vĩnh liền giới thiệu hai vị tiêu sư của mình là Hứa Chuẩn, Tưởng Nguyên Sơn cùng Mai Nương và Tử Long.
Qua câu chuyện hỏi chào, Tử Long thăm dò tin tức của Tăng Tòng Hổ.
Lý Phúc Vĩnh ngạc nhiên, suy nghĩ muốn tìm trong trí nhớ xem gã ấy là ai, rồi hỏi lại:
- Cam hiệp có biết tên y không? Vì nghề nghiệp tôi có biết một số khá đông nhân vật hắc đạo ấy, nhưng không nhớ hẳn tên chung.
- Trước đây năm, sáu năm gì đó, tiên sinh cùng Ngũ anh hùng uống rượu tại Thủy Tiên Lầu ở Bắc Kinh, đã từng gặp gã. Tiên sinh nhớ ra chưa?
Lý Phúc Vĩnh vỗ trán, gật đầu:
- A! Nhớ ra rồi. Hồi đó tôi chưa lập phiêu cuộc ở đây. Phải, Ngũ đại ca chỉ mặt y cho tôi, trái lại tôi biết tên và hành động của y trong khu vực bảo phiêu của tôi, Tăng Tòng Hổ, phải không?
- Chính phải.
- Thời gian ấy, họ Tăng có đi lại trong khu vực Bắc Hà, nhưng thật ra y hoạt động ở ngoài cửa Quan và vùng căn cứ của bọn tặc đạo lục lâm chiếm cứ Hổ Đầu Sơn, một nơi thiên hiểm. Thấy Tòng Hổ qua lại đất Bắc Hà, tôi đã tưởng y ngấm ngầm nhúng tay vào các vụ cướp hàng hóa có bảo tiêu trong Quan nội.
Thật ra không phải thế. Tôi gặp y tới bốn, năm lần uống rượu ở Thủy Tiên Lầu cùng mấy bằng hữu y phục chỉnh tề, sang trọng. Nếu không biết rõ như tôi, tất không một ai có thể ngờ được rằng gã là một tên đại đạo nghiễm nhiên ăn uống tại nơi kinh kỳ, chuyện trò nhàn nhã như một phú gia hay một quan nhân vậy.
Lã Mai Nương hỏi:
- Trong thời gian ấy, tại Bắc Kinh có xảy ra vụ sát nhơn đoạt của nào lớn không?
Lý Phúc Vĩnh suy nghĩ giây lát:
- Không. Chắc chắn không. Tôi cũng đã yên trí thế nào Tăng Tòng Hổ cũng âm mưu hành động "làm một chuyến" lớn. Nhưng trái lại, tuyệt nhiên không xảy ra vụ án nào cả.
- Thưa tiên sinh, mấy năm sau này thì sao?
- Từ ngày lập chi nhánh phiêu cuộc tại đây, tôi bận điều khiển công việc bảo tiêu tại Trương Gia Khẩu thỉnh thoảng mới về Bắc Kinh và cũng không bao giờ gặp tên tặc đạo ấy nữa. Y đã hoàn lương chăng? Hay đi nơi khác? Tôi không dám nói chắc.
Cam Tử Long hỏi:
- Theo ý tiên sinh, muốn kiếm gã bây giờ cần hành động thế nào?
- Bọn lục lâm Hổ Đầu Sơn hãy còn tại chỗ, không gì hơn là Nhĩ vị nên đến đó một phen cho đích xác rồi sẽ hay sau. Hiềm vì Hổ Đầu Sơn là nơi thiên hiểm, bọn đại đạo ở đó khá mạnh mẽ. Quan quân đã kéo tới tiễu trừ hai ba lần đều bị thất bại. Nhĩ vị nên chuẩn bị cẩn thận trước khi hành động.
Cam Tử Long gật đầu, mỉm cười:
- Dạ, dĩ nhiên phải chuẩn bị trước khi vào miệng cọp. Vị trí Hổ Đầu Sơn thế nào?
Lý Phúc Vĩnh lấy giấy, bút họa mấy đường chỉ dẫn cho Song Hiệp:
- Núi Hổ Đầu thuộc Phong Linh huyện, ở phía Tây Bắc hình như cách huyện đó chừng hai trăm dặm, giáp giới hai tỉnh Nhiệt Hà, Sát Cáp Nhĩ, giữa quãng rừng núi chập chùng.
- Hiểm tuấn quá như vậy, bọn giặc Hổ Đầu sống bằng cách nào?
- Người ta nói rằng có hai con đường độc đạo chạy vắt qua mặt tiền và mặt hậu Hổ Đầu Sơn. Sự thông thương giữa hai tỉnh Nhiệt Hà, Sát Cáp Nhĩ đều do hai đại lộ ấy. Như vậy, Hổ Đầu Sơn thiên hiểm và lợi thế nên bọn lục lâm mới lấy đó làm căn cứ địa.
- Từ Vạn Lý Trường Thành ra Phong Linh huyện, lối nào tiện hơn?
- Có hai lối đi bằng nhau. Từ Sơn Hải Quan theo ngả tay tả. Từ Trương Gia Khẩu theo ngả tay hữu. Dĩ nhiên Nhĩ vị hiện thời ở đây, đi lối Trương Gia gần hơn.
Nhĩ vị có gấp không?
Cam Tử Long nói:
- Sớm ngày nào hay ngày ấy.
Lý Phúc Vĩnh hỏi Hứa Chuẩn:
- Bốc Đề Nhĩ theo đoàn áp tải đi Đại Đồng được mấy bữa rồi nhỉ?
Họ Hứa đáp:
- Năm hôm rồi, có lẽ chỉ một hai ngày nữa sẽ về tới đây.
Lý Phúc Vĩnh nói với Cam, Lã:
- Nếu Nhĩ vị chờ được, tôi sẽ cho Bốc Đề Nhĩ, một thủ hả người Mãn khỏe mạnh, lanh lẹ. Y rất thuộc vùng Hổ Đầu, Nhĩ vị sẽ đỡ mất công dò hỏi.
Cam Tử Long cả mừng:
- Ơn ấy chúng tôi không bao giờ quên.
- Anh em hồ hải chúng tôi giúp nhau được phần nào hay phần nấy, Cam hiệp cứ tự nhiên. Nhĩ vị có nói được tiếng Mãn tộc không?
!!!15810_17.htm!!! Đã xem 36400 lần.

Dịch giả: Trường Giang Mạnh Vũ
Hồi 16
Quyền Đả Quảng Đông Toàn Tỉnh, Gây Phẫn Nộ Anh Hùng Tứ Xứ
Cước Kích Tô Hàng Nhị Châu, Làm Tức Bực Tiều Khách Phương Xa