Dịch giả: Vũ Công Hoan
Chương 45

     ống Cương tiếp tục lang thang trong mùa thu ở đảo Hải Nam, xách kiện hàng kem phồng vú mác Cưỡi Sóng sáng đi tối về. Không có Chu Du bên cạnh, Tống Cương lúng túng không biết làm thế nào. Anh không có dũng khí cởi áo sơ mi để lộ cặp vú giả bên trong. Anh đứng bên cạnh đường phố ánh mắt đờ đẫn, y như một cây gỗ im lặng. Kem phồng vú mác Cưỡi Sóng của anh xếp ngay ngắn trên hộp giấy. Đàn ông đàn bà qua lại ngạc nhiên nhìn anh, nhìn người đàn ông ngực cao vống lên, đứng hết giờ này sang giờ khác, hầu như không nhúc nhích. Một vài chị em khi đi qua cúi xuống, hết nhìn kem phồng vú xếp ngay ngắn trên hộp giấy lại cầm lên xem kỹ lưỡng. Nhìn cặp vú ngồn ngộn trong làn áo sơ mi của Tống Cương, chị em nào cũng che miệng cười. Họ xấu hổ không dám hỏi về ngực Tống Cương, họ hết nhìn hộp kem lại nhìn bộ ngực ngồn ngộn của Tống Cương, thử tìm mối quan hệ giữa hai thứ. Họ giơ kem phồng vú, thận trọng hỏi Tống Cương:
- Anh đã dùng kem này chưa?
Tống Cương lúc này mặt đỏ bừng, theo thói quen quay sang tìm Chu Du, nhưng chung quanh toàn là những khuôn mặt không quen biết, đáng lẽ phải là Chu Du trả lời câu hỏi thay anh, anh phải tự đứng ra trả lời. Anh lo lắng gật gật đầu, mồm khẽ đáp:
- Vâng!
Những chị em này chỉ vào ngực Tống Cương, lại chỉ vào kem phồng vú trên tay mình, hỏi tiếp:
- Cái kia của anh bôi kem này to ra phải không?
Tống Cương xấu hổ cúi đầu, tiếp tục trả lời:
- Vâng!
Bằng dáng vẻ xấu hổ của mình, Tống Cương đã cảm hoá được nhiều chị em. Họ cảm thấy người đàn ông này trông có vẻ thật thà, đáng tin cậy. Thế là sau khi không có những lời khôn khéo ngọt xớt của Chu Du, kem phồng vú mác Cưỡi Sóng của Tống Cương vẫn bán hết lọ này đến lọ khác. Những người đàn ông qua đường, không nói năng hàm súc tế nhị như đàn bà. Trông thấy bộ ngực phốp pháp của Tống Cương, anh nào anh ấy cứ như ăn phải chất kích thích, ghé sát mắt vào tận ngực Tống Cương như dí sát vào kính hiển vi. Sau khi ngẩng lên họ giơ hai ngón tay chỉ vào ngực Tống Cương, hỏi:
- Hai cái của anh là ngực hay là vú?
Theo thói quen, Tống Cương lại quay sang tìm Chu Du. Chu Du lúc này đã về ngủ trên giường Tô Muội, bắt đầu cuộc sống vợ chồng chính thức với Tô Muội. Tống cương một mình lẻ loi đứng ở nơi chân trời góc bể, mặt đỏ tía tai, nghe những người đàn ông nơi đất khách quê người xôn xao bàn tán. Anh không biết trả lời câu hỏi ngực và vú như thế nào, may mà có người tự cho là thông minh trả lời giúp.
- Có phải thế này không - Ngươi đó giơ kem phồng vú trong tay hỏi Tống Cương - hai cái của anh trước kia là ngực, sau khi bôi kem phồng vú mác Cưỡi Sóng vào, đã trở thành vú?
Trong tiếng cười rộ lên, Tống Cương tiếp tục thẹn thùng xấu hổ. Anh khẽ gật đầu, trả lời:
- Vâng!
Sau khi Chu Du đột ngột bỏ đi, Tống Cương tiếp tục phiêu bạt ở đảo Hải Nam hơn một tháng. Hai vú giả ở ngực anh hình thành màng xenlulô bắt đầu cứng lại. Tống Cương không biết nguyên nhân tại sao, anh chỉ cảm thấy vú mình dần dần cứng như đá. Cùng lúc đó, bệnh phổi của anh lại tái phát. Anh vốn đã không ho, sau khi ngừng thuốc, cộng thêm nỗi mệt mỏi do bôn ba lâu dài, Tống Cương thường cảm thấy tức ngực phát hoảng, nửa đêm đang ngủ, thường hay bị cơn ho làm thức giấc. Tống Cương không lo thân thể mình, mà lo cuộc sống sau này. Thấy kem phồng vú trong hộp càng ngày càng ít ỏi, cuối cùng chỉ còn năm lọ, Tống Cương rầu rĩ trong lòng, không biết bán hết kem phồng vú, còn có thể bán gì. Không có Chu Du, Tống Cương rong ruổi giang hồ không có phương hướng, giống như sau khi rụng khỏi cây, chiếc lá đành phải bay theo gió. Tống Cương lúc này biết thế nào là trơ trọi một mình. Lâm Hồng trên tấm ảnh chụp là kỷ niệm duy nhất làm bạn với anh. Anh không dám lấy tấm ảnh ra. Anh muốn về nhà quá, nhưng số tiền kiếm được còn ít lắm, vẫn không thể làm cho Lâm Hồng hết âu lo cho cuộc sống sau này. Anh đành phải tiếp tục phiêu bạt, như chiếc lá cô đơn.
Tống Cương lúc này đứng trên quảng trường của một thành phố nhỏ nào đó, quảng cáo bán năm lọ kem phồng vú cuối cùng. Một người đàn ông hơn năm mươi tuổi cất giọng khẳn đặc đang rao bán dao. Người đàn ông xếp một hàng trên đất hơn mười loại dụng cụ, có dao bài, dao rựa, dao gọt hoa quả, dao gọt bút chì, còn có cả lưỡi lê, dao găm, dao phóng. Người đàn ông giơ con dao rựa trong tay nói to:
- Dao này đúc bằng thép vônphơram, chặt được thép các bon, thép không rỉ, thép làm khuôn, thép đúc và hợp kim titan, sắc như nước, không bị mẻ...
Nói rồi, ông ta ngồi xuống biểu diễn, chặt một nhát đứt đôi sợi dây thép to, sau đó đứng dậy, giơ dao rựa đi một vòng, hỏi người xem kiểm tra lưỡi dao có bị mẻ hay không? Sau khi những người vây xem nhao nhao nói không bị mẻ, ông ta lại ngồi xuống, xắn quần lên, cầm dao rựa cạo lông chân mình như cạo râu, rồi đứng lên, cầm một nhúm lông chân trong tay, đi một vòng để người xem nhìn cho rõ.
- Nhìn thấy chưa? - Ông ta nói - Đây là dao quý trong truyền thuyết thời xưa, gọt sắt như gọt đất, thổi một sợi lông đứt ngay...
Sau đó ông ta bắt đầu giải thích:
- Thế nào là thép vonphơram? Đó là một thứ kim loại cứng nhất, quý nhất thế giới, không chỉ dùng làm dao, mà còn dùng để chế tạo đồng hồ nổi tiếng. Đồng hồ thép vonphơram còn quý trọng hơn đồng hồ vàng. Đồng hồ Y Ba của Trung Quốc và "hai ni" của Thụy Sĩ đều là đồng hồ thép vonphơram...
Những người vây xem thắc mắc, hỏi:
- Thế nào là "hai ni" của Thụy Sĩ và Y Ba của Trung Quốc?
- "Hai ni" của Thụy Sĩ là đồng hồ đeo tay Jacniht và đồng hồ Rossini, đều là đồng hồ nổi tiếng thế giới - Người đàn ông lau nước dãi trên mép, nói tiếp - Còn đồng hồ Y Ba là đồng hồ nổi tiếng của Trung Quốc.
Chiều hôm ấy, Tống Cương bán được ba lọ kem phồng vú. Đứng ở chỗ xa quảng trường, Tống Cương không nhìn rõ khuôn mặt người đàn ông bán dao, chỉ nghe thấy ông gào khản cổ suốt ba tiếng đồng hồ. Tống
Cương đoán ông bán được năm sáu con dao là cùng. Ông bỏ dao chưa bán vào một túi vải bạt, khoác trên vai kêu leng ka leng keng bước tới. Khi đi qua bên cạnh Tống Cương, ông bị cặp vú phồng to của Tống Cương cuốn hút. Ông ghé đến xem, lại ngẩng lên nhìn Tống Cương, tỏ vẻ hết sức ngạc nhiên, ông hỏi:
- Anh rành rành là một người đàn ông...
. Tống Cương đã quen với lối bàn luận như thế. Anh mỉm cười nhìn ông, quay đầu nhìn ra xa, trong giây lát, Tống Cương đột nhiên cảm thấy khuôn mặt ông rất quen, khi quay đầu lại, ông cười hì hì bước đi. Con người mà Tống Cương cảm thấy quen mặt đi khoảng mười mét đứng lại, quay người nhìn kỹ Tống Cương, thận trọng hỏi một tiếng;
- Tống Cương phải không?
Tống Cương đã nghĩ ra ông là ai, gọi thất thanh:
- Ông là Tiểu Quan mài kéo phải không?
Hai người của thị trấn Lưu chúng tôi lưu lạc nơi chân trời góc bể đã gặp nhau. Tiểu Quan mài kéo đi đến trước mặt Tống Cương, ngắm nghía Tống Cương y như nhìn lưỡi dao, hết nhìn mặt Tống Cương, lại nhìn cặp vú giả trên ngực anh. Khi nhìn cặp vú giả, ông định nói lại thôi, ông nhìn lên mặt Tống Cương bảo:
- Tống Cương, anh già đi.
- Ông cũng già đi - Tống Cương đáp.
- Hơn mười năm rồi - Tiểu Quan cười, đầy vẻ từng trải bể dâu - Hơn mười năm nay tôi không gặp người của thị trấn Lưu, không ngờ hôm nay được gặp anh. Anh ra đi đã bao lâu?
- Hơn một năm - Giọng Tống Cương đầy vẻ thương cảm.
- Tại sao anh phải ra đi? - Tiểu Quan lắc đầu hỏi - Ra đi làm gì?
- Bán sản phẩm bảo vệ sức khỏe - Tống Cương ấp a ấp úng trả lời. Ông Tiểu Quan cầm xem hai lọ kem cuối cùng trên hộp giấy, không nhịn nổi, lại nhìn vú giả trên ngực Tống Cương. Tống Cương đỏ mặt, khẽ bảo Tiểu Quan:
- Vú giả đấy.
Ông Tiểu Quan gật đầu tỏ vẻ thông cảm, kéo cánh tay Tống Cương, mời đến nhà ông thuê tạm ngồi nói chuyện. Tống Cương đút vào túi quần hai lọ kem còn lại, đi theo Tiểu Quan một chặng rất dài, lúc chiều tối đến một nơi đầy người làm thuê ở ngoài thành phố. Tiểu Quan dẫn Tống Cương đi trên con đường đất đầy ổ gà. hai bên đều là những căn nhà nhỏ sơ sài, trong nhà treo đầy quần áo. Một vài người đàn bà đang nấu cơm trong nhà. Một vài người đàn ông đứng đó hút thuốc lá, uể oải nói chuyện. Con cái họ chạy nhảy lung tung, trông đứa nào cũng bẩn thỉu nhếch nhác. Tiểu Quan bảo Tống Cương, gần như mỗi tháng, ông lại thay chỗ ở một lần, nếu không sẽ không bán được dao. Ông bảo ngày mai lại đi chỗ khác. Tiểu Quan dẫn Tống Cương đến trước một căn nhà nhỏ giản dị. Một người đàn bà hơn bốn mươi tuổi da ngăm ngăm đen đang phơi quần áo trước cửa. Tiểu Quan nói với vợ.
- Ngày mai đi rồi, giặt quần áo làm gì?
Người đàn bà quay lại nói với Tiểu Quan:
- Chính vì ngày mai đi, hôm nay mới giặt quần áo.
Tiểu Quan gắtrc;ng thấy Tống Cương, dựng lại tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi:
- Tống Cương phải không? Anh về rồi à?
Tống Cương thẫn thờ gật gật đầu. Anh nhìn thấy những khuôn mặt quen thuộc, nhưng trong đầu anh toàn là dáng dấp Lâm Hồng, ngay tức khắc không nhớ ra tên mấy người đó. Tống Cương đứng hơn một tiếng đồng hồ ở cửa nhà mình. Quay sang nhìn cửa hàng điểm tâm bên kia phố, anh ngạc nhiên trông thấy dưới hộp đèn nê ông sáng trắng tên cửa hàng đã thay đổi, không phải là "Cửa hàng điểm tâm Tô Ký", mà đổi thành "Cửa hàng điểm tâm Chu Bất Du". Sau đó anh trông thấy mặt Chu Du lấp ló trong cửa hàng. Tống Cương bước qua lòng đường, đi sang cửa hàng điểm tâm.
Tống Cương nhìn thấy Tô Muội ngồi sau quầy thu tiền, Chu Du đang nói chuyện với mấy khách ăn điểm tâm. Tống Cương mỉm cười gật đầu chào Tô Muội. Khi nhìn thấy Tống Cương đeo khẩu trang, Tô Muội ngẩn người, trong chốc lát chưa kịp phản ứng. Quay sang tên lừa đảo giang hồ, Tống Cương gọi một tiếng:
- Chu Du.
Cũng như Tô Muội, Chu Du ngớ người, rồi nhận ra. Chu Du sốt sắng reo lên:
- Ô kìa, Tống Cương, anh đã về rồi à?
Khi đi đến trước mặt Tống Cương, Chu Du chợt nghĩ ra điều gì, liền cải chính:
- Hiện giờ tôi đã đổi tên là Chu Bất Du.
Tống Cương nghĩ đến tên cửa hàng đèn nê ông ở ngoài. Anh cười. Anh nhìn thấy một bé gái ngồi trong ghế nôi, hỏi Chu Du - Bây giờ gọi là Chu Bất Du:
- Đây là Tô Chu phải không?
Chu Bất Du vui vẻ xua tay, cải chính một lần nữa:
- Cháu tên là Chu Tô.
Tô Muội cũng bước đến, nhìn Tống Cương đang ho rũ rượi, chị quan tâm hỏi:
- Anh Tống Cương, anh vừa về đấy à? Anh ăn cơm tối chưa?
Y như một ông chủ, Chu Bất Du lập tức bảo cô phục vụ:
- Cầm bảng kê món ăn đến đây.
Cô phục vụ cầm bảng kê món ăn đến, Chu Bất Du hất hàm bảo cô đưa cho Tống Cương, rồi nói với anh:
- Tống Cương, bánh điểm tâm ở đây anh ăn được bao nhiêu cứ việc ăn, không lấy tiền.
Tống Cương ho sù sụ, xua tay trả lời:
- Tôi không ăn ở đây, tôi chờ Lâm Hồng về nhà cùng ăn một thể.
- Lâm Hồng ư? - Chu Bất Du tỏ vẻ lạ lùng - Anh khỏi phải chờ làm gì, Lâm Hồng đã theo Lý Trọc đi Thượng Hải.
Nghe nói vậy Tống Cương chột dạ. Tô Muội lo lắng gàn Chu Bất Du:
- Anh không nên ăn nói lung tung.
- Ai ăn nói lung tung? - Chu Bất Du cãi lý - Hàng bao nhiêu người đã nhìn thấy tận mắt.
Thấy Tô Muội cứ nháy mắt tơi tới với mình, Chu Bất Du không nói tiếp, nhìn ngực Tống Cương, tỏ ra quan tâm, anh ta cười một cách thần bí, khẽ hỏi:
- Anh bỏ đi rồi h?
Tống Cương mơ màng gật gật đầu. Lời nói của Chu Bất Du vừa rồi khiến anh hoang mang. Chu Bất Du kéo Tống Cương ngồi xuống ghế. Ngồi vắt chân chữ ngũ, anh ta hết sức nghênh ngang đắc ý nói:
- Sau khi để lại sự nghiệp kinh doanh sản phẩm bảo vệ sức khỏe cho anh, tôi đã quan tâm đến nghề ăn uống. Tôi sắp sửa mở hai "Cửa hàng điểm tâm Chu Bất Du" ở thị trấn Lưu. Trong ba năm tới, tôi chuẩn bị mở một trăm cửa hàng liên hoàn toàn Trung Quốc...
Ngồi bên cạnh, Tô Muội ngắt lời chồng:
- Hai cửa hàng ở thị trấn Lưu còn chưa mở nữa là.
Chu Bất Du lườm vợ một cát, tỉnh bơ, tiếp tục nói với Tống Cương:
- Anh biết ai là đối thủ của tôi không? Không phải Lý Trọc, Lý Trọc nhỏ tí tẹo, là Mardonan. Tôi sẽ làm cho nhãn mác hàng ăn uống của Chu Bất Du đánh bại hoàn toàn Mardonan trên địa bàn Trung Quốc, làm cho thị trường cổ phiếu của Mardonan sụt giá năm mươi phần trăm.
Tô Muội nói một cách bất mãn:
- Em nghe thẹn đỏ mặt.
Chu Bất Du lại lườm vợ lần nữa, sau đó cúi nhìn đồng hồ đeo tay, sốt ruột đứng dậy, bảo Tống Cương:
- Tống Cương, hôm khác chúng ta bàn tiếp, bây giờ tôi phải về nhà xem phim Hàn Quốc.
Sau khi Chu Bất Du ra về, Tống Cương quay người đi khỏi cửa hàng điểm tâm, trở về ngôi nhà trống không của anh. Anh bật sáng tất cả các bóng điện, tháo khẩu trang đứng trong buồng ngủ một lúc, lại vào nhà bếp đứng một lúc, đứng trong buồng vệ sinh một lúc, sau đó ra đứng giữa phòng khách, bắt đầu lên cơn ho rũ rượi, dưới nách đau nhức từng cơn, hình như vết thương khâu chỉ rạn nứt. Tống Cương đau đớn đến nỗi chảy cả nước mắt nước mũi, còng lưng cúi đầu ngồi xuống ghế, hai tay ôm ngực, chờ cơn ho đỡ dần, chỗ vết thương cũng giảm nhức nhối. Khi ngẩng lên, thấy hai mắt mờ nhoà, không biết tại sao, anh chớp chớp mấy cái, vẫn không nhìn thấy gì hết. Một lúc sau mới phát hiện nước mắt của những cơn đau làm ướt sũng mắt kính. Anh bỏ kính lấy vạt áo lau mắt kính, sau khi đeo lên, mọi thứ lại rõ nét.
Tống Cương đeo khẩu trang, đứng dậy lại đi ra ngoài sân. Anh vẫn nuôi ảo tưởng Lâm Hồng từ xa xa đi tới. Anh nhìn dòng người mờ mịt trên đường phố. Đèn đường và đèn nê ông đan xen nhấp nháy làm cho phố lớn thị trấn Lưu chúng tôi trở nên kỳ quái sặc sỡ. Lúc này nhà thơ Triệu đi đến. Khi đến bên Tống Cương, nhà thơ Triệu ngắm nghía chiếc khẩu trang của Tống Cương, lùi lại gọi một tiếng:
- Tống Cương.
Tống Cương khẽ trả lời, ánh mắt đang nhìn dòng người chuyển sang nhìn nhà thơ Triệu. Một lúc sau anh mới nhận ra. Nhà thơ Triệu cười hì hì, nói:
- Không cần nhìn mặt anh, cứ nhìn khẩu trang của anh, tôi cũng biết anh là Tống Cương.
Tống Cương gật gật đầu, ho mấy tiếng, cơn đau khiến anh bất giác đưa hai tay ôm hai bên nách. Nhìn Tống Cương một cách thông cảm, nhà thơ Triệu hỏi:
- Anh đang chờ Lâm Hồng phải không?
Tống Cương gật gật đầu, rồi lắc lắc đầu, ánh mắt hỗn độn của anh lại lướt sang dòng người mờ mịt. Nhà thơ Triệu khẽ vỗ vai Tống Cương, nói như khuyên nhủ, an ủi:
- Đợi làm gì nữa, Lâm Hồng đã đi với Lý Trọc.
Toàn thân Tống Cương run run, nhìn nhà thơ Triệu có vẻ xét nét. Nhà thơ Triệu cười một cách bí hiểm, lại vỗ vai Tống Cương một lần nữa, nói:
- Rồi đây anh sẽ biết.
Nhà thơ Triệu cười một cách thần bí bước lên cầu thang, về nhà mình. Tống Cương vẫn đứng ở cửa. Trong lòng anh rối như tơ vò, không nghĩ ra điều gì. Hai mắt anh thẫn thờ không nhìn rõ gì hết. Mồm anh ho rũ rượi. Nhưng anh không cảm thấy đau đớn ở dưới nách. Tống Cương đứng trơ như phỗng bên phố lớn thị trấn Lưu chúng tôi, mãi cho đến lúc người qua lại bắt đầu thưa dần, đèn nê ông lần lượt tắt, chung quanh vắng lặng, anh mới run rẩy như một ông già, quay người, cúi đầu đi vào nhà mình - một ngôi nhà không có Lâm Hồng.
Tống Cương đã sống qua một đêm gian nan. Anh nằm một mình trên chiếc giường đã từng là của hai người, cảm thấy thân thể mình lạnh giá trong chăn, thậm chí cả căn nhà đều giá lạnh. Đầu anh rối mù, lời nói của Chu Bất Du và nhà thơ Triệu khiến anh cảm thấy đã xảy ra chuyện gì, một người là anh em của mình đã từng sống nương tựa vào nhau, một người là vợ anh yêu chân tình suốt đời. Anh không dám nghĩ tiếp, bởi vì anh sợ, anh đã trải qua một đêm mất ngủ, ngủ mà không phải ngủ.
Buổi sáng hôm sau, trong lòng trống rỗng, Tống Cương đeo khẩu trang đi trên phố lớn thị trấn Lưu chúng tôi. Trong lòng, anh không biết mình sẽ đi đâu, nhưng chân anh biết. Bước chân đã dẫn anh đi đến cổng lớn của Công ty Lý Trọc. Khi bước chân dừng lại, anh hoàn toàn không biết nên làm gì. Lúc này anh trông thấy ông Vương bán kem từ phòng thường trực xồng xộc chạy ra, sốt sắng gọi:
- Tống Cương, Tống Cương, anh đã về.
Sau khi ông Vương bán kem trở thành phú ông của thị trấn Lưu chúng tôi, suốt ngày lông bông trên phố lớn như một kẻ vô công rồi nghề, mấy năm nay ông đã chán ghét cảnh sống du thủ du thực, bắt đầu đến ngồi ở phòng làm việc Công ty như một phó Tổng giám đốc. Người ta ai cũng bận túi bụi, còn ông chỉ ngồi chơi xơi nước. Một năm trôi qua ông cũng chán ghét cảnh ngồi chơi xơi nước ở phòng làm việc. Ông hăng hái tự nhận làm người gác cổng ở phòng thường trực của Công ty. Như vậy, ít nhất cũng có một số người ra vào nói chuyện với ông. Ông Vương bán kem là cổ đông thứ ba của công ty. Phó Lưu không dám chậm trễ, ra lệnh tháo dỡ phòng thường trực cũ xây dựng một phòng thường trực hết sức oai vệ, gồm một nhà khách lớn, một buồng ngủ lớn, một nhà bếp lớn, một nhà vệ sinh lớn, trang trí hào hoa sang trọng theo tiêu chuẩn khách sạn năm sao, mùa hè có điều hoà nhiệt độ cỡ trung ương, mùa đông có lò sưởi nhiệt, ghế xô pha nhập khẩu Italia, giường đôi nhập khẩu của Đức, tủ nhập khẩu của Pháp, bàn viết lớn, ghế ông chủ, cần thứ gì có thứ nấy. Sau khi vào ở phòng thường trực cấp năm sao, ông Vương bán kem mừng lắm, từ đó trở đi không về nhà. Ông Vương khen Phó Lưu rối rít. Lần nào gặp mặt, ông Vương cũng ca ngợi công đức của Phó Lưu. Phó Lưu nghe vậy hí hửng, nở ruột nở gan. Ông Vương hài lòng nhất là bô đại tiện TOTO, đại tiện xong không phải chùi đít, một dòng nước tự xối rửa sạch trơn, hơn nữa còn sấy khô hậu môn. Phó Lưu còn lắp cho ông Vương năm chảo lớn nhận tín hiệu vô tuyến ở nóc nhà Phòng thường trực Phó Lưu bảo ông Vương, một khi lắp xong năm chảo lớn, xem được tất cả ti vi của các nước giầu hơn Trung Quốc, xem được tất cả ti vi của các nước giầu như Trung Quốc, cũng xem được một số kênh ti vi của những nước nghèo hơn Trung Quốc. Thế là Phòng thường trực của ông Vương bán kem suốt ngày truyền ra các thứ tiếng trên thế giới, y như Liên hợp quốc họp đại hội.
Trong lúc này, ông Dư nhổ răng, người bạn chiến đấu gần gũi nhất của ông Vương bán kem, cũng nâng cấp các cuộc du lịch thế giới. Đối với ông Dư, đi theo đoàn du lịch và du lịch tự bỏ tiền đã trở thành chuyện cũ rích. Mỗi khi đến một nơi, ông đều thuê một nữ phiên dịch, ông cũng đã ngán ngẩm cảnh núi non, mọi quan tâm của ông dồn cả sang biểu tình thị uy. Ông đã từng tham gia biểu tình thị uy ở mấy chục thành phố của âu Mỹ. Ông không phân biệt xanh đỏ trắng vàng, biểu tình gì, thị uy gì, chỉ cần gặp là lập tức hăng hái gia nhập. Khi gặp biểu tình của hai phái đối lập, ông gia nhập phái nào người đông thế mạnh. Ông Dư nhổ răng đã biết hô khẩu hiệu biểu tình của mười thứ tiếng. Ông thường xuyên gọi điện cho ông Vương bán kem. Trong lúc ông nói chuyện bất giác cũng xen vào một vài khẩu hiệu nước ngoài.
Đối với các cuộc biểu tình thị uy ở khắp nơi của ông Dư nhổ răng, ông Vương bán kem lại hiểu thành đại cách mạng văn hoá. Lần nào sau khi ông Dư nói với ông Vương trong điện thoại lại biểu tình thị uy ở thành phố nào đó, ông Vương lập tức gọi điện thoại cho Phó Lưu tín nhiệm nhất của mình báo tin, thành phố nào đó ở nước ngoài đang có cuộc đại cách mạng văn hoá. Ông Dư nhổ răng không hài lòng với lối hiểu này của ông Vương bán kem. Trong điện thoại đường dài, ông Dư mắng ông Vương:
- Anh bạn quê mùa ơi, anh đếch hiểu gì cả, đây là chính trị.
Trong điện thoại, ông Dư giải thích tại sao mình say sưa với chính trị như vậy, ông nói với ông Vương:
- Đây gọi là no cơm ấm cật dậm dật trong lòng, giầu sang phú quí quay sang yêu chính trị...
Lúc đầu ông Vương không phục. Một hôm đột nhiên ông Vương nhìn thấy ông Dư trong một bản tin vô tuyến truyền hình nước ngoài, mà bên trái của ông Dư chợt hiện lên trong đội ngũ biểu tình, ông Vương ngạc nhiên cứ há hốc mồm. Từ đó trở đi ông Vương vô cùng sùng kính ông Dư. Khi ông Dư gọi điện về, ông Vương bảo trông thấy ông Vương trong ti vi, ông Vương xúc động nói cứ lắp ba lắp bắp. Ở đầu dây bên kia, ông Dư cũng ngạc nhiên nói lắp ba lắp bắp, kêu lên khá nhiều tiếng như động vật, sau đó lập tức hỏi ông Vương, có ghi lại hình ảnh của ông không? Ông Vương bảo không có máy camêra. Ông Dư đã chửi om sòm trong điện thoại, mắng ông Vương té tát, văng ra liền một lúc bốn thứ đồ, đồ ngu, đồ ngốc, đồ ngố, đồ khốn nạn! Sau đó nói một cách đau lòng, bạn thân nhất cuộc đời ông lại không ghi lại những pha hoành tráng của đời ông. Ông Vương hết sức xấu hổ, cứ leo lẻo thề thốt, từ nay về sau hễ gặp những pha như thế nhất định ông sẽ ghi lại. Thế là từ đấy, kênh truyền hình của ông Vương bán kem luôn luôn bám sát vết chân của ông Dư nhổ răng. Ông Dư đến nước nào, ông Vương khoá luôn kênh truyền hình của nước đó, chăm chú tận tụy tìm những pha quay cảnh tượng biểu tình thị uy, tìm được rồi, lập tức như mèo rình chuột, mắt cứ chăm chắm nhìn vào màn hình không chớp, máy điều khiển từ xa cứ lăm lăm trong tay, chỉ cần thấy ông Dư xuất hiện liền ghi lại.
Khi ông Vương bán kem trông thấy Tống Cương đứng ngoài cửa, cũng là lúc ông Dư nhổ răng từ Madrid đáp máy bay đến Tôrôntô, ông Vương tạm thời không theo dõi ti vi. Đã lâu lắm ông Dư không nhìn thấy Tống Cương, ông Vương xông luôn ra kéo Tống Cương vào, bảo Tống Cương ngồi xuống ghế xô pha Italia, bắt đầu thao thao bất tuyệt kể lại những chuyện hiếm người biết đến về ông Dư nhổ răng. Sau đó ông than vãn:
- Anh bạn Dư của mình lấy đâu ra lòng can đảm lớn thế, một câu tiếng nước ngoài không biết, cũng dám đi bất cứ nước nào.
Tống Cương lúc này đang chìm đắm trong một mớ hỗn độn, vết thương ở dưới nách cứ đau ê ẩm, cặp mắt trên khẩu trang của anh cứ lưa đi lưa lại trên người ông Vương bán kem, anh không nghe ông Vương nói câu nào. Tống Cương biết Lý Trọc không ở đây. Lâm Hồng cũng không ở đây. Anh không biết vì sao mình lại đến đây. Anh ngồi ba mươi phút không nói một câu, lại im lặng đứng dậy, đi ra khỏi phòng thường trực sang trọng của ông Vương bán kem. Ông Vương đi sau cứ nói leo lẻo. Ra đến cổng ông Vương đứng lại, tiếp tục nói gì đó, Tống Cương không nghe gì hết. Mắt trống rỗng, anh nhìn phố lớn thị trấn Lưu chúng tôi, chân nặng trịch, lê từng bước về nhà.

--!!tach_noi_dung!! sau, chị mua về mười cái bánh bao to hơi nóng đang bốc lên nghi ngút. Khi Tiểu Quan và Tống Cương ăn bánh bao, chị thu quần áo đã phơi khô ở ngoài cửa, trải ra giường, thoăn thoắt gấp lại tử tế bỏ vào chiếc va ly to. Cầm một chiếc bánh bao, chị vừa ăn, vừa kiểm tra xem còn quên thứ gì trong nhà chưa mang theo. Ông Tiểu Quan ăn một hơi bốn chiếc bánh bao. Tống Cương chỉ ăn một cái, rồi bảo không ăn được nữa. Vợ Tiểu Quan bỏ bốn chiếc bánh bao còn lại vào túi, lại cẩn thận cho vào một chiếc túi du lịch to đùng. Sau đó chị đeo lên lưng một chiếc ba lô to, tay phải xách chiếc túi du lịch to, tay trái xách chiếc va ly to đi ta, đứng ở ngoài cửa chờ Tiểu Quan. Ông Tiểu Quan đeo túi dao lên người, tay phải kéo một chiếc va ly khác cũng đi ra. Tiểu Quan giơ tay trái vỗ mạnh vai Tống Cương, bảo:
- Tống Cương, về đi! Anh hãy nghe tôi, trở về thị trấn Lưu, kéo dài vài năm nữa sẽ không về nổi đâu.
Tống Cương gật gật đầu, cũng vỗ vai Tiểu Quan nói:
- Tôi biết rồi.
Vợ Tiểu Quan mỉm cười chào Tống Cương. Tống Cương cũng mỉm cười chào lại. Tống Cương đứng nhìn hai vợ chồng hoạn nạn đi về hướng mặt trời mọc. Sau khi vợ Tiểu Quan đeo chiếc ba lô to trên lưng, Tống Cương không còn trông thấy bóng chị, chỉ nhìn thấy tay trái chị kéo chiếc va ly to, tay phải xách chiếc túi du lịch to. Khi hai vợ chồng đi, lại to tiếng cãi nhau. Ông Tiểu Quan đeo túi dao, tay trái kéo một chiếc va ly nhỏ hơn nhiều. Ông định tranh chiếc túi du lịch to đùng trên tay phải vợ, chị cứ nhất quyết không buông. Ông lại giằng chiếc va ly to ở tay trái vợ, chị cũng không chịu. Hai vợ chồng cứ hục hà hục hặc. Ông Tiểu Quan phải gắt lên:
- Mẹ kiếp, tôi vẫn còn một tay không đây này.
- Tay ông ư? Hừ - Chị nói the thé - Vừa bệnh phong thấp, vừa viêm quanh vai.
- Mẹ kiếp - Ông Tiểu Quan tiếp tục mắng - Đúng là tôi mù mắt lấy phải bà.
- Có mà tôi mù mắt mới lấy ông - Chị vợ mắng trả.