Chương 6

     ặc dầu có những biến chuyển xảy ra vừa rồi, ba cậu vẫn ăn uống ngon lành và chuyện trò không ngớt.
Bà Ngọc Sương đã nằm nghỉ sau khi uống một viên thuốc an thần. Các gia nhân đều được lệnh xuống nhà dưới và không được hở ra đến ngoài câu chuyện vừa rồi. Nhưng sự vâng lời của họ không có gì bảo đảm lắm.
Ông Thuận trở lại phòng ăn, vẻ mặt bối rối.
- Thưa ông - Phúc hỏi - Ông có trông thấy bóng ma vừa rồi không ạ?
Ông Thuận lắc đầu:
- Tôi đã đưa cô Ngọc Sương tới cửa phòng. Cầu thang không có đèn nên trên lầu tối. Cô vào phòng một mình. Tôi vừa quay xuống thì nghe thấy cô kêu. Lộn lại, tôi thấy cửa phòng hé mở và ánh đèn bật lên. Tôi đoán rằng ngón tay cô đã để trên hãm đèn và khi cô nom thấy hiện tượng đó thì cô bật đèn lên. Dĩ nhiên, dưới ánh đèn thì không còn trông thấy bóng ma nữa.
Lúc đó cô Sương hoảng hốt quá, tôi vội chạy tới thì cô ngất đi và tôi chỉ kịp đỡ cô khỏi ngã.
Ông Thuận lấy tay quệt mồ hôi trên trán rồi tiếp:
- Thế nào bọn gia nhân cũng sẽ tiết lộ tin này, khó thể ngăn cản được. Mai thì cả vùng này đều biết là có hồn ma hiện lên trong đồn điền.
- Thưa ông, có ngại báo chí sẽ đăng tin vụ này không? - Cảnh hỏi.
- Báo chí à? Thì họ đã làm mình điêu đứng mấy ngày nay rồi đó. Tôi lo là lo công nhân của đồn điền kia. Cô Sương đã nói với các cậu trong điện thoại rằng cô có nom thấy bóng ma trong phòng đêm trước phải không?
Cảnh và Phúc gật đầu.
- Không phải một mình cô, mà còn hai chị gia nhân cũng thấy bóng ma ở vườn cảnh. Tôi đã cố thuyết phục để họ tin là một chuyện ảo giác nhưng hôm nay thì cả thung lũng chỉ bàn tán về chuyện bóng ma từ Phú Lâm lên đây để quấy nhiễu đồn điền này.
- Thưa chú, chắc chú e ngại rằng các công nhân sẽ không chịu làm cho đồn điền có ma? - Châu hỏi.
- Đúng, cháu ạ, bóng ma này sẽ làm cho chúng ta phá sản mất.
Trở lại bình tĩnh hơn, ông Thuận nói tiếp:
- Nhưng, chúng ta chẳng nên làm phiền các vị khách đây với khía cạnh của vấn đề. Bây giờ các cậu có muốn xem kỹ lại chuỗi ngọc đã tìm thấy bữa qua không?
- Dạ có. - Cảnh và Phúc đáp với vẻ háo hức.
Luật sư Thuận bèn dẫn ba cậu qua phòng làm việc, có kê một bàn giấy, mấy ngăn tủ hồ sơ và một tủ sắt đựng bạc.
Ông Thuận ngồi xuống trước tủ sắt, xoay chữ, mở tủ rồi thò tay lôi ra một chiếc hộp giấy. Ông lấy chuỗi ngọc ra đặt trên tờ giấy thấm xanh đậm, chuỗi ngọc nổi bật lên với tất cả vẻ đẹp riêng của nó.
Cảnh và Phúc cúi xuống để ngắm nghía, Châu cũng làm theo.
Những viên ngọc tuy lớn nhưng không tròn đều, và mang một mầu sắc xám mờ rất kỳ lạ. Nó không giống như những viên ngọc tròn đều, sáng bóng, hồng hồng như má cậu Cảnh thường vẫn đeo.
- Ngọc gì mà mầu sắc lạ vậy? Phúc hỏi.
- Lạ thật đó! - Ông Thuận đáp - Loại ngọc này đã tìm được ở một vùng nhỏ thuộc Ấn Độ Dương và bây giờ thì cũng hết rồi, nên nó thành vô giá. Người Á Đông chúng ta chuộng những viên ngọc có hình dáng và mầu sắc như thế này, tôi cũng không hiểu sao. Bây giờ chuỗi ngọc này cũng đáng giá hàng nửa tỷ bạc.
- Vậy thưa chú - Châu nói - bà Ngọc Sương sẽ có thể trả hết nợ nần và giữ lại cái đồn điền này ạ?
- Điều đó chưa lấy gì làm chắc. Bởi vì cụ Trịnh Thường đã tặng chuỗi ngọc này cho cụ bà. Vậy người thừa kế chuỗi ngọc phải là thân nhân gần nhất của cụ ông.
- Nhưng, thưa chú, cụ bà đã bị gia đình từ bỏ rồi kia mà? Vả lại, tất cả những nhà quý tộc Trung Hoa đã bị sát hại hết trong cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) tại Trung Quốc.
- Có thể còn một số nào đó đã trốn được ra ngoại quốc. Dù sao, chú mới nhận được của một đồng nghiệp trạng sư ở Sàigòn một văn thư cho biết ông có thân chủ là thân nhân của cụ bà Trịnh Thường muốn đòi lấy chuỗi ngọc. Như vậy ngoài. Bây giờ ta xét thử coi.
- Một căn phòng bí mật? Nhưng xưa nay, chẳng một ai trong gia đình chúng tôi nói tới một căn phòng bí mật trong nhà này cả.
Ngay lúc đó, hai cảnh sát viên vừa tới, mang theo một cái búa và một cái cuốc. Ba cậu học sinh không giữ nổi sự xúc động.
- Các chú, phá bức tường này cho tôi - Ông thanh tra ra lệnh - Ông đồng ý chứ, ông Thuận?
- Dạ, đồng ý, vì ngôi nhà này phải dỡ đi.
Hai cảnh sát viên bèn xáng mấy nhát búa, đập toang ra một lỗ hổng thì thấy đằng sau hiện ra một căn phòng. Khi lỗ hổng đã được phá thêm cho đủ rộng để người chui vừa, ông Thanh Tra bước vào trước, rồi đến ông Thuận, ông Hồng Phong và ba cậu học sinh.
Mọi người đã đứng trong một căn phòng nhỏ, rộng lối hai thước và dài lối ba thước. Một tia sáng nhỏ, chiếu từ một lỗ trên cao xuống.
Giữa phòng có kê hai chiếc mẻ bằng gỗ đánh bóng, bên trên có đặt một cỗ quan tài sơn son thếp vàng lộng lẫy.
Quan tài mở nắp.
Ba cậu học sinh vội len vào nhìn và thấy như tắc thở.
Một bộ hài cốt nằm dài trong quan tài, trên phủ một bộ áo đã mục nát một nửa nhưng người ta còn đoán được vẻ lộng lẫy xa xưa của nó. Mọi người im lặng. Trên đầu quan tài, có đặt một chiếc bài vị bằng bạc khắc chữ đen. Ông Thuận đọc:
“Hiền Thê LÝ-TUYẾT-HOA Linh vị”
- Đây là người đàn bà Trung Hoa - Ông Duy Đức lẩm bẩm.
- Thế mà người ta cứ tưởng là bà ta đã trốn sau khi ông Trịnh Thường chết.
- Đúng là bà ta - Ông Thuận nói - Nhưng xin quí ông coi: Đây là một kỷ vật mà tôi cần phải giữ cho gia đình thân chủ tôi.
Nói dứt lời, ông thò tay vào trong quan tài tìm kiếm và lôi ra một chuỗi hạt ngọc màu xám mờ, trông rất lạ lùng.
- Có lẽ đây là chuỗi ngọc huyền diệu mà, theo lời truyền tụng lại, ông Trịnh Thường đã đánh cắp của một nhà quí tộc Trung Hoa - Ông Thuận giải thích - Chính vì chuỗi ngọc này mà ông phải rời bỏ đất Tầu để về sống ẩn dật ở đây. Chuỗi ngọc này vô giá. Chúng tôi cứ tưởng là nó bị mất hẳn do bà cụ mang đi.